Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Những cản trở trong việc học tập của bạn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.59 KB, 2 trang )

Những cản trở trong việc học tập của bạn
Nguồn: kynangsong.xitrum.net

Thông thường không ai muốn chịu sự gò bó phải không các bạn? Vì lẽ đó cái bệnh
chung của các bạn học sinh thường là ít muốn chịu khép mình, ít chịu nỗ lực trong
việc học. Tôi không muốn nói tất cả. Bởi trong số những người học dưới hình thức
cầu may thì cũng có số người biết chăm lo, có tính tự quản và tinh thần hiếu học.
Những bạn trẻ đó thật đáng hoan nghênh.

Chương này tôi viết lên không phải là vô ích. Bởi bên cạnh những học sinh chuyên lo
chăm học, thì cũng có những bạn sa đà, cho việc học là một chuyện bình thường như
muôn chuyện khác, hàng ngày. Sách cắp sách đến trường cho có mặt. Trưa về, thậm
chí còn đi chơi cho lâu dài. Ở lớp, nếu thầy cô gọi trả bài thì đứng như phỗng đá. Rồi
nhiều lần thành "chai mặt". Lâu dần trở thành chứng bệnh khó chữa và có khi là vô
phương cứu chữa. Người học sinh đó đã mất căn bản tất cả các môn, khiến họ sợ học
bài và sợ bị gọi trả bài. Do vậy họ tìm đủ cách để lẩn tránh.

Ở gia đình cha mẹ thì tưởng con đi học nhưng "môi trường học" của con là sân bóng
đá, quán cà phê, thậm chí còn là sòng bài bạc. Cũng có thể gia nhập vào băng nhóm
nào đó để làm chuyện phi pháp cũng nên. Có ai biết được những kẻ không biết khép
mình trong một khuôn khổ nhất định để rèn luyện thì không đi vào con đường thẳng,
con đường quang minh chính đại, tất nhiên họ sẽ có ngã rẽ của con đường quanh co.
Nhiều cha mẹ khổ đau phải rơi nước mắt, một khi biết được con mình sa đà vào con
đường ăn chơi hư hỏng.

Tại sao họ lại mắc những chứng tật ấy. Nguyên nhân nào phát sinh ra những vấn đề
đó.

1. Tính lười biếng

Ðây là căn nguyên phát sinh ra các sai phạm khác. Biếng lười là một căn bệnh. Ðặc


tính chung của sự lười biếng là thích ăn không, ngồi rồi, ngại khó, không muốn làm
việc gì, ngay cả đến việc bổn phận mình phải làm. Kẻ lười biếng thường thờ ơ, trễ
nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc. Hoặc có làm thì chỉ làm cẩu thả
làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng.

Lười biếng là tính rất tai hại chẳng những cho cuộc đời học sinh của bạn hiện tại, mà
cả về sau, nếu mầm móng ấy không sớm dập tắt ngay từ bây giờ. Bởi làm việc là con
đừơng dẫn đến thành công.

Cũng như chim có cánh để bay, người có tay để làm, có khối óc để suy nghĩ và nhận
định. Có hoạt động thì các tài năng của bạn mới được phát huy. Có học tập tốt các
nhu cầu học tập của bạn mới được thỏa mãn.

Nếu ngay bây giờ bạn không học thì lớn lên bạn sẽ ra sao? Tin rằng với cái tính biếng
lười của bạn nhất định bạn sẽ thất bại trong cuộc sống. Bạn đã biết "Nhàn cư vi bất
thiện". Kẻ lười biếng còn mắc bao nhiêu là tính xấu. Họ rất có thể sống liều, sa vào
vòng tội lỗi chỉ vì tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ.

Muốn sửa tính lười biếng, bạn phải làm sao?

Bạn hãy tôn trọng việc làm và cố gắng làm tất cả những việc mà bổn phận của bạn
phải thực hiện. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ lại xem rằng việc học phải là một nghĩa vụ,
một trách nhiệm của tuổi trẻ của bạn không?

Rồi bạn soát xét phần nào mà kiến thức đã mất căn bản. Môn nào bạn còn yếu kém
để bạn bắt đầu làm lại và phải học thật sự. Học ở thầy cô học ở bạn bè.

Nếu như bạn mất căn bản nhiều môn quan trọng như Toán - Lý - Hóa, thì bạn trình
bày với thầy cô ba mẹ bạn biết. Bạn phải tỏ ra can đảm nhận khuyết điểm và hứa
quyết tâm khắc phục. Xin ba mẹ cho mời thầy dạy kèm cặp riêng cho bạn một thời

gian. Kèm cặp các phần, các môn bài mà bạn trót lỡ làm mất căn bản. Nếu bạn tự tin
và quyết tâm học thì chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ lấy lại thế quân bình trong việc
học tập. Rồi dần dà bạn sẽ có đà tiến lên.

Bạn hãy tin tôi đi. Muốn chữa được "bệnh" lười biếng này phải đòi hỏi nhiều can đảm
lắm. Và tôi tin bạn sẽ can đảm và làm được. Thực ra việc học tập cũng thật sự có
khó nhọc, nhưng trong sự khó nhọc ấy, bao giờ cũng đem lại cho bạn nguồn an ủi và
thành công. Và đến một lúc nào đó bạn sẽ say mê học tập hơn tất cả một khi bạn
tìm, thấy điều lý thú trong học tập.

2. Tính hay khất lần

Lần lựa và "tiến thoái lưỡng nan" là một hình thức làm nhược ý chí. Tính khất lần
cũng là tính xấu không kém tính lười biếng kề trên. Nó làm tiêu hao nghị lực, làm
suy nhược tinh thần phấn đấu của bạn. Tính khất lần này rất nguy hại khi đã thành
cố tật. Quả thế tính khất lần không có chỉ hiển hiện rõ rệt, "nó" được che giấu khuất
lấp nên khó mà chữa trị.

Tôi nói tính "khất lần" làm ý chí càng suy nhược là vì nay "nó" hẹn việc này, mai "nó"
lại hẹn việc khác. Ðể lại đó đã! Ngày mai học vẫn chưa muộn?

Thế rồi mọi sự đều trôi qua luôn, ý chí bạn không còn làm chủ bạn được nữa, không
còn muốn cố gắng phấn đấu và cứ thế ngày ngày cái tính xấu khác thi nhau mọc lên
rồi "dìm" bạn lúc nào không hay. Những cái "ngày mai" ấy sẽ đi qua rồi lại đến, một
ngày mai khác và rõ ràng việc học của họ vẫn chưa bao giờ thực hiện được.

Số phận của kẻ lần lựa quả là bi đát như số phận của quả bóng rơi xuống vực thắm
của hố sâu. Vậy bạn cần phải tiêu diệt ngay tính xấu này. Thực hiện nghiêm túc giờ
nào việc đó "thời gian biểu" mà bạn đã lập. Bạn phải áp dụng phương châm này một
cách triệt để: "Việc hôm nay, chớ để ngày mai".


×