Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Giai quyet to cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.81 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TS. Phạm Ngọc Trúc Học viện Quản lý giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CÁC TỐ CÁO THƯỜNG GẶP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 1. Tố cáo gian lận bằng cấp. 2. Tố cáo gian lận trong làm luận văn, luận án. 3. Tố cáo gian lận trong thi cử, tuyển sinh. 4. Tố cáo vi phạm quy chế, quy định chuyên môn… 5. Tố cáo tham nhũng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> QUY ĐỊNH CHUNG - Quy trình giải quyết tố cáo được quy định tại Luật tố cáo 2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ và quy định cụ thể tại Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/11/2013). -. - Giải quyết tố cáo phải theo đúng thẩm quyền, đúng. nội dung, đúng quy trình pháp luật quy định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Quy trình gồm các công đoạn: - Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; - Xác minh nội dung tố cáo; - Kết luận nội dung tố cáo; - Xử lý tố cáo và công khai kết quả giải quyết tố; cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN TỐ CÁO Các công việc cần tiến hành: - Tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo; - Ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo; - Thông báo việc thụ lý tố cáo; - Xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TIẾP NHẬN, KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ -. Hình thức tố cáo có thể bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp.. Trường hợp tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận cần yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, kiểm tra giấy tờ tùy thân và lập biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp (mẫu 01-TC ). - Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo . - Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu (mẫu 02-TC)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỤ LÝ (Khoản 2, Điều 20, Luật tố cáo) - Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết đúng pháp luật mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới. - Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật. - Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> QUYẾT ĐỊNH THỤ LÝ TỐ CÁO - Trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh: quyết định thụ lý phải có nội dung thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (mẫu 05-TC). - Trường hợp người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị khác tiến hành xác minh: quyết định thụ lý phải ghi rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh; họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo, nội dung cần xác minh, thời hạn xác minh (mẫu 06-TC).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> LẬP KẾ HOẠCH XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO - Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh. - Mục đích, yêu cầu của việc xác minh. - Nội dung xác minh. - Các cơ quan, đơn vị, cá nhân cần phải làm việc. - Điều kiện, phương tiện phục vụ việc xác minh - Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO Các công việc cần tiến hành: - Thông báo Quyết định Thành lập tổ xác minh tố cáo cho người bị tố cáo; - Làm việc trực tiếp với người tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo (nếu cần thiết); - Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, yêu cầu họ giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo; - Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; - Xác minh thực tế; - Trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến tư vấn chuyên gia (nếu cần); - Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN, TÀI LIỆU, BẰNG CHỨNG - Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan. -. đến nội dung tố cáo. Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng phải lập giấy biên nhận (mẫu số 11-TC). - Các thông tin, tài liệu, bằng chứng được sử dụng làm chứng cứ để kết luận nội dung tố cáo thì phải rõ nguồn gốc, có tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. - Kiểm tra tính xác thực và căn cứ các quy định pháp luật để đánh giá, nhận định về giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được; sử dụng những thông tin, tài liệu, bằng chứng đó để kết luận nội dung tố cáo..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC MINH NỘI DUNG TỐ CÁO - Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo bằng văn bản kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh (mẫu 14-TC). - Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo (mẫu 15-TC)..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> THÔNG BÁO DỰ THẢO KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO - Thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo là thủ tục bắt buộc. - Hình thức thông báo: trực tiếp hoặc bằng văn bản để người bị tố cáo biết và tiếp tục giải trình (nếu có). - Việc thông báo trực tiếp cho người bị tố cáo phải lập thành biên bản..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO Kết luận nội dung tố cáo theo mẫu số 16-TC : - Nội dung tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo; - Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; - Kết luận từng nội dung tố cáo, trong đó nêu rõ nội dung tố cáo nào là đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có); - Kết luận về hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; - Kết luận về thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra, đối tượng bị thiệt hại; - Các biện pháp được người giải quyết tố cáo áp dụng để trực tiếp xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; - Nội dung chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra;.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> XỬ LÝ TỐ CÁO CỦA NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO - Ban hành quyết định xử lý hoặc chỉ đạo xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả những vi phạm thuộc phạm vi quản lý của người giải quyết tố cáo. - Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra nếu có dấu hiệu tội phạm (mẫu 17-TC) và lập biên bản bàn giao (mẫu 18-TC). - Xử lý tố cáo sai sự thật nếu có..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ TỐ CÁO Chọn một trong các hình thức công khai: - Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; - Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết; - Thông báo trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử thi phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Mở hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo, gồm: - Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo; - Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo; - Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; - Văn bản giải trình của người bị tố cáo; - Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh; - Kết luận nội dung tố cáo; - Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có); - Các tài liệu khác có liên quan..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TÓM TẮT SƠ ĐỒ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO Tiếp nhận xử lý thông tin tố cáo. . Thuộc thẩm quyền. Không thuộc thẩm quyền 05 ngày. Chuyển cơ quan có thẩm quyền. 10 ngày. Tố cáo VPPL trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Tố cáo VPPL về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ, nội dung tố cáo Quyết định thụ lý. Thông báo thụ lý. Thông báo không thụ lý (Nếu người tố cáo có yêu cầu) 60 - 90 ngày. Tiến hành xác minh. Kết luận nội dung tố cáo. Xử lý tố cáo và công khai kết quả.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 1. Ủy ban nhân dân huyện C nhận được đơn tố cáo của công dân đối với trường tiểu học A với những nội dung sau: - Hiệu trưởng tổ chức sinh nhật để nhận quà của giáo viên và cha mẹ học sinh; - Nhà trường tự ý đặt ra một số khoản thu không có trong quy định; - Lãnh đạo nhà trường thường xuyên đi muộn, về sớm, quản lý nhân viên lỏng lẻo… Anh (chị) hãy đề xuất hướng xử lý đơn trên?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CÂU HỎI THẢO LUẬN 1.Câu 2. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A nhận được đơn của công dân tố cáo trường trung học cơ sở B tiếp nhận một học sinh có kết quả học tập lớp 6 không đủ điều kiện lên lớp 7. Tuy nhiên, không rõ vì sao học sinh trên vẫn được học lớp 7. Dẫn đến cuối năm lớp 9, sau khi kiểm tra hồ sơ, em không đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở. Anh (chị) hãy phân tích tình huống trên và đề xuất hướng xử lý?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> CÂU HỎI THẢO LUẬN Câu 3. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A nhận được đơn của công dân tố cáo Hiệu trưởng trường trung học phổ thông B cho phép học sinh Lê văn P nghỉ học trên 45 ngày trong năm nhưng đã chỉ đạo không ghi vào sổ điểm danh. Lý do là vì học sinh P đã lọt vào vòng chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia nên cần có thời gian tập trung ôn luyện. Anh (chị) hãy phân tích tình huống trên và đề xuất hướng xử lý?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN Câu 1. - Thẩm quyền giải quyết: tố cáo Hiệu trưởng thì thẩm quyền giải quyết thuộc người bổ nhiệm Hiệu trưởng. - Hướng xử lý: theo quy trình giải quyết tố cáo + Làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo và các cá nhân, đơn vị có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu … + Đối chiếu quy định pháp luật để nhận xét tố cáo là đúng, đúng một phần hay tố cáo sai sự thật… + Kết luận nội dung tố cáo: Nếu tố cáo là sai thì phải minh oan cho người bị tố cáo và yêu cầu chấm dứt tố cáo sai sự thật. Nếu tố cáo là đúng cần có biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có sai phạm….

<span class='text_page_counter'>(23)</span> HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN (tiếp) Câu 2. - Thẩm quyền giải quyết: tố cáo vụ việc xảy ra ở trường trung học cơ sở thì thẩm quyền giải quyết thuộc Hiệu trưởng nhà trường. - Hướng xử lý: theo quy trình giải quyết tố cáo + Làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo và các cá nhân, đơn vị có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu … + Đối chiếu quy định pháp luật để nhận xét tố cáo là đúng, đúng một phần hay tố cáo sai sự thật… + Kết luận nội dung tố cáo: Nếu tố cáo là sai thì phải minh oan cho người bị tố cáo. Nếu tố cáo đúng cần xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm; có biện pháp khắc phục đối với học sinh ….

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN (tiếp) Câu 3. - Thẩm quyền giải quyết: tố cáo Hiệu trưởng trường THPT thì thẩm quyền giải quyết thuộc Giám đốc sở GD&ĐT. - Hướng xử lý: theo quy trình giải quyết tố cáo + Làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo và các cá nhân, đơn vị có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu … + Đối chiếu quy định pháp luật để nhận xét tố cáo là đúng, đúng một phần hay tố cáo sai sự thật… + Kết luận nội dung tố cáo: Nếu tố cáo là sai thì phải minh oan cho người bị tố cáo. Nếu tố cáo đúng cần xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm; có biện pháp khắc phục đối với học sinh ….

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TRÂN TRỌNG CẢM ƠN.

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×