Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giải quyết tố cáo hành chính của công dân từ thực tiễn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.01 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ANH DŨNG

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN
TỪ THỰC TIẾN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ THƢ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN ANH DŨNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT
TỐ CÁO HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN ........................................................ 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết tố cáo hành chính ................. 7
1.2. Nội dung cơ bản của giải quyết tố cáo hành chính ..................................... 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tố cáo hành chính ........... 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH CỦA
CÔNG DÂN Ở HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 34

2.1.

ặc điểm của hoạt động giải quyết tố cáo hành chính của công dân ở

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................ 34
2.2. Thực tiễn giải quyết tố cáo hành chính của công dân ở huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2016............................................ 35
2.3.

ánh giá hoạt động giải quyết tố cáo hành chính của công dân ở huyện

Chương Mỹ, thành phố Hà Nội........................................................................... 49
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN ............................... 59

3.1. Nhu cầu tăng cường hiệu quả giải quyết tố cáo hành chính của công dân .. 59
3.2. Quan điểm tăng cường hiệu quả giải quyết tố cáo hành chính của công
dân ....................................................................................................................... 62
3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết tố cáo hành chính của công dân 65
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 76


DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 2.1: Kết quả giải quyết tố cáo hành chính của công dân thuộc thẩm
quyền cấp Huyện từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................. 44
2. Bảng 2.2: Kết quả giải quyết tố cáo hành chính của công dân thuộc thẩm
quyền cấp Xã từ năm 2012 đến năm 2016 .................................................. 44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ở Việt Nam, quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản, quyền tự
do dân chủ quan trọng của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp, văn
bản quy phạm pháp luật và bảo đảm thực hiện. Việc ghi nhận quyền tố cáo
của công dân thể hiện chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam, thực hiện xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của mình, công dân phát hiện ra
những vi phạm, những hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân nào thì đều có quyền báo cho cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm đó, để có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khắc
phục hậu quả xảy ra.
Việc ghi nhận quyền tố cáo của công dân là góp phần đặc biệt quan
trọng trong xây dựng tổ chức đảng, bộ máy chính quyền các cấp trong sạch,
vững mạnh, góp phần ngăn ngừa và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng,

lãng phí có hiệu quả. Dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, hoạt động của
các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước phải tuân theo pháp luật, do đó
hạn chế và đẩy lùi nguy cơ sai phạm, lạm quyền của cán bộ, công chức.
Những năm qua, công tác giải quyết tố cáo của cơ quan nhà nước đạt
được nhiều kết quả quan trọng, thông qua giải quyết tố cáo của công dân, các
cơ quan nhà nước đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại
trong hoạt động quản lý nhà nước; nhiều văn bản pháp luật, chính sách, chế
độ đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội

1


trong thời kỳ mới; đã khuyến khích người dân tích cực tham gia giám sát,
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan nhà nước trong giải quyết tố cáo…
Song bên cạnh đó, tình hình giải quyết tố cáo của công dân vẫn còn có
hạn chế: Số lượng tố cáo qua các năm vẫn nhiều, tình hình tố cáo gay gắt
thường xảy ra tại các thời điểm trước bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân, đại hội

ảng các cấp hoặc liên quan đến việc quản lý đất đai,

tài chính, bổ nhiệm cán bộ cấp cơ sở; việc xử lý một số hành vi vi phạm pháp
luật bị phát hiện qua tố cáo chưa nghiêm túc, chưa dứt điểm, chưa tương xứng
với hành vi vi phạm…
Cũng nằm trong tình hình chung kể trên, những năm gần đây, công tác
tiếp công dân, giải quyết đơn thư trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy những kết quả đã đạt được
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một trong những nguyên nhân của
hạn chế đó là chưa có phương hướng, giải pháp tốt, cụ thể để nâng cao chất

lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính của
công dân. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, đặc biệt là đơn thư
tố cáo là cần thiết. ây cũng chính là lý do Học viên chọn đề tài: “Giải quyết
tố cáo hành chính của công dân từ thực tiễn huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội” làm Luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết tố cáo hành chính là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong
quản lý nhà nước. Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu ở các
mức độ khác nhau liên quan đến đề tài góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo. Học
viên xin nêu một số công trình nghiên cứu sau:

2


ề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật
về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra
Chính phủ” (ThS. Văn Tiến Mai – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra
Chính phủ);
ề tài: “Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện hệ thống quy định nghiệp
vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo” (ThS. Nguyễn Huy Hoàng - Trưởng khoa
nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, Trường Cán bộ Thanh tra Chính phủ);
ề tài: “Khiếu nại, tố cáo hành chính - Cơ sở lý luận, thực trạng và
giải pháp” (TS. Lê Tiến Hảo – Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ);
ể tài: “Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện hệ thống các quy định
nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại tố cáo” (Viện Khoa học Thanh tra);
ề tài: “Trách nhiệm pháp lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng” (ThS. Nguyễn Tuấn Khanh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh

tra, Thanh tra Chính phủ);
ề tài: “Xử lý các hành vi vi phạm Luật Khiếu nại, tố cáo – Những vấn
đề lý luận và thực tiến” (ThS. Nguyễn Văn Kim – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, Thanh tra Chính phủ)…v.v.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã tạo những cơ sở lý luận và thực
tiễn cho Học viên nghiên cứu đề tài này.
Qua nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực tiễn giải quyết tố cáo
hành chính ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Luận văn sẽ góp phần
làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết tố cáo ở một địa phương,
để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác này ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu đề tài Luận văn là: Trên cơ sở nhận thức lý
luận về giải quyết tố cáo hành chính, thực tiễn giải quyết tố cáo hành chính
3


của công dân ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các
phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết tố cáo
hành chính.
Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài gồm:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tố cáo nói chung và tố cáo hành
chính nói riêng.
- Khái quát hóa pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính ở
nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của các ưu điểm hạn chế đó.
- Từ đó Luận văn đề xuất các phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới
việc giải quyết tố cáo hành chính ở nước ta nói chung và ở huyện Chương

Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giải
quyết tố cáo hành chính ở địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn: là hoạt động thực tiễn giải
quyết tố cáo hành chính của công dân.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
Về mặt không gian: đề tài Luận văn nghiên cứu thực trạng giải quyết tố
cáo hành chính trên địa bàn huyện Chương Mỹ - một huyện ngoại thành của
thành phố Hà Nội đang trên đà phát triển đô thị hóa.
Về mặt thời gian: đề tài Luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết tố
cáo hành chính trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội từ năm
2012 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
ề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối, chủ trương, chính
4


sách của

ảng, pháp luật của Nhà nước về các quyền cơ bản của công dân,

trong đó có quyền tố cáo, về cải cách hành chính...
Phương pháp nghiên cứu: được sử dụng trong luận văn chủ yếu là:
phương pháp tổng hợp, quy nạp, thống kê, phân tích, so sánh.
Chương 1, nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tố
cáo hành chính của công dân. Chương này chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận, các quy
định của pháp luật về giải quyết tố cáo.
Chương 2, nghiên cứu thực trạng giải quyết tố cáo hành chính trên địa

bàn huyện Chương Mỹ, phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là: tổng
hợp, thống kê nhằm khái quát chung về huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội, thực trạng hoạt động giải quyết tố cáo trên địa bàn huyện; phân tích, so
sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật để làm rõ các ưu điểm, tồn tại, hạn
chế của công tác này, rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết
tố cáo trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 3, đưa ra các quan điểm, giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt
động giải quyết tố cáo hành chính của công dân. Chương này sử dụng phương
pháp nghiên cứu cụ thể là tổng hợp, quy nạp, phân tích nhằm xác định các
giải pháp được đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giải
quyết tố cáo hành chính của công dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn những khía cạnh lý
luận, thực tiễn và pháp lý còn chưa sáng tỏ về tố cáo, qua đó cung cấp luận cứ
cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, vận dụng để hoàn thiện
chính sách, pháp luật về tố cáo nói chung, về giải quyết tố cáo hành chính nói
riêng ở nước ta trong thời gian tới.
Về mặt thực tiễn: Luận văn có phần nghiên cứu thực tiễn công tác giải
quyết tố cáo hành chính ở cơ sở, đưa ra các bài học kinh nghiệm và phương
5


hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác này. Do đó,
các cán bộ, công chức, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp cơ sở có thể
tham khảo, sử dụng, vận dụng vào hoạt động giải quyết tố cáo.
Với ý nghĩa lý luận, thực tiễn như vậy, Luận văn có thể được sử dụng
là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu các môn khoa
học và chuyên ngành pháp luật có liên quan tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu
về pháp luật liên quan đến tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính của công
dân.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm ba Chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tố cáo hành
chính của công dân.
Chƣơng 2: Thực trạng giải quyết tố cáo hành chính của công dân ở
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết tố
cáo hành chính của công dân.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết tố cáo hành chính
1.1.1. Khái niệm tố cáo, giải quyết tố cáo hành chính
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục pháp luật quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Giải quyết tố cáo hành chính được hiểu là việc cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, thụ lý tố cáo của công dân; tiến
hành thẩm tra, xác minh, ra kết luận giải quyết tố cáo; tổ chức thi hành kết
luận giải quyết tố cáo theo thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính
Nhà nước.
Tố cáo, giải quyết tố cáo hành chính phải tiến hành theo thủ tục nhất
định. Về mặt lý luận, các thủ tục này là bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện
quyền tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính. Nếu thiếu thủ tục này, dễ dẫn

đến việc lạm quyền, vi phạm thời hạn giải quyết… của cơ quan nhà nước
trong giải quyết tố cáo hành chính.
Tố cáo hành chính là hiện tượng pháp lý riêng do đó, nó có những khác
biệt với một số hiện tượng pháp lý khác.
Trước hết, tố cáo khác với tin báo, tố giác về tội phạm. Theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự, “tố giác về tội phạm là những thông tin về hành
vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho
cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết” “Tin báo về tội phạm
là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên các phương tiện thông
tin đại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có
7


trách nhiệm tiếp nhận giải quyết”. Như vậy, theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự đối với tin báo, tố giác về tội phạm, chủ thể có thể xác định hoặc
không xác định, có thể là cá nhân, có thể là cơ quan, tổ chức. Chủ thể của tố
cáo là đối tượng được xác định cụ thể đó là cá nhân và khi tố cáo, họ phải
chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp đối với hành vi vi phạm pháp
luật của người bị tố cáo.

ối tượng tố cáo là mọi hành vi vi phạm pháp luật,

có thể là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức
trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc cũng có thể là tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, còn tố giác và tin báo về tội
phạm thì đối tượng chỉ bao gồm tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có tính
nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong Bộ Luật hình sự.
Như vậy, đối với tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy
định của Bộ Luật tố tụng hình sự; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong quá trình tiến hành tố tụng hình

sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tố cáo về
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (không
phải là hành vi tố tụng) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố
cáo; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung, bao gồm: vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được thực hiện theo
quy định của pháp luật tố cáo; tố cáo đối với hành vi vi phạm điều lệ của các
thành viên tổ chức thì được thực hiện theo quy định của

iều lệ tổ chức đó.

[26, tr. 8]
Tố cáo cũng khác với khiếu nại hành chính. Tố cáo là hành động
nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật
không chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác. Những hành vi vi phạm pháp luật thường bị công dân phát hiện và
8


báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi
vi phạm pháp luật và xử lý người có hành vi vi phạm.
Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục lại các quyền hoặc
lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan nhà nước xâm hại, do đó nếu các quyền này bị xâm hại
hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại. Chính vì khiếu nại và tố cáo
không giống nhau cho nên Luật Tố cáo hiện hành đã quy định thẩm quyền,
trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại. Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại và tố cáo là:
Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật Tố

cáo chỉ là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công
dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ
quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố
cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về đối tượng: đối tượng của khiếu nại gồm quyết định hành chính,
hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức nhà nước xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của
người khiếu nại, còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức. Bao gồm hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Về Mục đích: cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, trong khi đó
khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người

9


khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền của
chính bản thân người tố cáo.[28, tr. 7]
Tố cáo hành chính, Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất,
được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm
các cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ
quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong Bộ máy nhà nước được
thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực Nhà nước, ở
Trung ương là Chính phủ, ở địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp, có chức
năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội. Pháp luật về tố cáo hiện hành của nước ta quy định đối với tố cáo hành vi
vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì do cơ quan tiến hành tố tụng giải
quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. ối với hành vi vi phạm
của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và
đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội… trong đó, các tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành
chính nhà nước là tố cáo hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tố cáo hành chính
Một là, giải quyết tố cáo hành chính khác với giải quyết tố cáo tư pháp,
nó được thực hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Ở nước ta, tố
cáo và giải quyết tố cáo tư pháp thông thường được pháp luật quy định tại
phần cuối của các luật về tố tụng như: tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính, tố tụng lao động…v.v. Trong tố cáo, giải quyết tố cáo hành chính
được quy định trong Luật Tố cáo.
Hai là, thủ tục giải quyết tố cáo hành chính cũng như tố cáo tư pháp
nhìn về hình thức thì đều đơn giản bao gồm các bước sau: (1) Khởi xướng
(thụ lý) tố cáo; (2) Xem xét và ra quyết định giải quyết tố cáo; (3) Giải quyết
10


tố cáo lần tiếp theo; (4) Thi hành quyết định giải quyết tố cáo. Tuy nhiên giải
quyết tố cáo tư pháp bao giờ cũng phức tạp hơn.
Ba là, tố cáo hành chính thực hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước đa dạng, do đó các cơ quan giải quyết tố cáo cũng do nhiều cơ quan
nhà nước khác thực hiện. cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo hành chính
là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc
lĩnh vực nào thì có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan
đó. Khác với giải quyết tố cáo theo thủ tục tư pháp, được thực hiện trong lĩnh

vực tư pháp và do cơ quan tư pháp thực hiện như: Tòa án, Viện kiểm sát, Thi
hành án ...
Bốn là, Vụ việc giải quyết tố cáo hành chính nói chung có tính chất,
mức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tố cáo tư pháp.
Năm là, việc giải quyết tố cáo hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc
luật định: kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục
và thời hạn theo quy định của Luật Tố cáo; bảo đảm an toàn cho người tố cáo;
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết
tố cáo.
1.1.3. Vai trò của giải quyết tố cáo hành chính
Một là, giải quyết tố cáo hành chính góp phần phát hiện, ngăn chặn, kịp
thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích của người tố
cáo, lợi ích của Nhà nước, xã hội, của tập thể và của cá nhân khác; xử lý kịp
thời những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập
thể, của cá nhân; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn kỷ cương hành
chính nói chung, trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
Hai là, Bảo đảm quyền tố cáo của công dân, vì đây là quyền hiến định,
phản ánh tính tích cực của công dân trong xã hội hiện đại, cần phải được Nhà
nước coi trọng và bảo đảm thực hiện.

11


Ba là, giải quyết tố cáo hành chính đáp ứng đòi hỏi của công dân, xã
hội về sự nghiêm minh của pháp luật. Nếu tố cáo là quyền của công dân nhằm
đòi hỏi sự nghiêm minh của pháp luật, một trật tự pháp luật mà mọi hành vi vi
phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý kịp thời, thì việc giải quyết tố cáo
hành chính là đáp ứng đòi hỏi đó của công dân và xã hội.
1.2. Nội dung cơ bản của giải quyết tố cáo hành chính
Giải quyết tố cáo hành chính là hiện tượng pháp lý có tính đa diện với

các nội dung cơ bản thể hiện trên ba phương diện: quy định pháp luật, tổ chức
thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
1.2.1. Nội dung pháp lý về giải quyết tố cáo hành chính
1.2.1.1. Đối tượng tố cáo hành chính
Tại

iều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân

theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của của cơ quan, tổ chức, của chính mình hoặc
của người khác. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp
hành quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
1.2.1.2. Các nguyên tắc giải quyết tố cáo hành chính
Nguyên tắc giải quyết tố cáo là toàn bộ các quy tắc cơ bản mà người
giải quyết tố cáo phải tuân theo trong quá trình giải quyết tố cáo. Nguyên tắc
giải quyết tố cáo được quy định tại

iều 4 Luật Tố cáo và trong các văn bản

pháp luật hiện hành, cụ thể:
12



Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm
quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an
toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo
trong quá trình giải quyết tố cáo.
Từ quy định của pháp luật trên, trong quá trình giải quyết tố cáo hành
chính, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành chính phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo kịp thời, chính xác đúng
pháp luật nghĩa là: phải tiếp nhận, thụ lý, giải quyết và xử lý tố cáo của công
dân một cách kịp thời, chính xác, đúng thời hạn quy định. Giải quyết tố cáo
phải căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định tính chất, mức độ của
hành vi bị tố cáo; đúng pháp luật trong quá trình đánh giá thông tin, tài liệu để
xác định sự thật khách quan về nội dung tố cáo.
Thứ hai, Bảo đảm tính khách quan trong giải quyết tố cáo nghĩa là: khi
xem xét, đánh giá và kết luận sự việc khách quan, chính xác, không phụ thuộc
vào ý chí chủ quan, phiến diện của một người, phản ánh sự việc phải đúng với
bản chất vốn có của nó. Pháp luật về tố cáo hiện hành đã quy định những
hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình giải quyết tố cáo nhằm đảm bảo tính
khách quan như: cấm gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố
cáo của công dân; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo; làm sai lệch
hồ sơ vụ việc; không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái
pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo; cản trở, can thiệp trái
pháp luật vào việc giải quyết tố cáo… [31, tr. 255]
Thứ ba, việc giải quyết tố cáo hành chính phải đúng thẩm quyền và thủ
tục luật định: pháp luật về tố cáo hiện nay đã quy định rất cụ thể về nguyên
tắc xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết
tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo mà các cơ quan liên quan, người giải
13



quyết tố cáo, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ tiếp
nhận thông tin, người được giao xác minh nội dung tố cáo, quyền giải trình
của người bị tố cáo đều phải tuân thủ nghiêm minh, để đảm bảo việc xác
minh, kết luận nội dung tố cáo được chính xác, đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người bị tố cáo: trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải
quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh
nội dung tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay
cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ
người tố cáo, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trả thù người tố
cáo; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi có kết luận tố
cáo sai, không có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.

ây là một trong

những nguyên tắc nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.2.1.3. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tố cáo hành chính
Về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo: Quyền và nghĩa vụ của người
tố cáo được quy định tại

iều 9 Luật Tố cáo năm 2011 gồm: quyền được giữ

bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình; yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải
quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền
giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho
rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải

quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa,
trả thù, trù dập; được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc thực hiện các quy định về quyền của mình thì người tố
cáo cũng có nghĩa vụ phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung
thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố
14


cáo mà mình có hoặc biết được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
tố cáo của mình và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai
sự thật của mình gây ra.
Người tố cáo có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ
dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo;
mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe dọa, trả thù, xúc phạm người
giải quyết tố cáo; lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền, chống Nhà nước, xâm
phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công
cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; đưa tin sai sự
thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo hoặc vi phạm các quy định khác của
pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc quy định trách nhiệm của người tố cáo thể hiện được tính công
bằng của pháp luật. Quy định này nhằm tránh xảy ra tình trạng tố cáo tràn lan,
không có đủ thông tin chính xác hoặc do trình độ hạn chế của người tố cáo đã
nhận thức không đúng về bản chất sự việc đã tố cáo sai sự thật hoặc lợi dụng
quyền tố cáo để phục vụ cho lợi ích bản thân hoặc để trả thù người khác vì lý
do cá nhân.[8, tr. 40]
Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo: Người bị tố cáo có quyền
được thông báo về nội dung tố cáo; đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung
tố cáo là không đúng sự thật; nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo; yêu

cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự
thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; được khôi phục quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường
thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
Người bị tố cáo cũng có nghĩa vụ giải trình bằng văn bản về hành vi bị
tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo khi cơ quan,
15


tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu, chấp hành nghêm chỉnh quyết định
xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; bồi thường, bồi hoàn thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Trong trường hợp người bị tố cáo phải chấp hành quyết định xử lý hành
vi vi phạm bị tố cáo mà không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật…
Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo: Việc giải quyết tố cáo
có vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với

ảng

và Nhà nước, tránh gây tình trạng bức xúc, mất niềm tin của nhân dân. Do đó,
để bảo đảm việc giải quyết tố cáo được kịp thời, chính xác,

iều 11 Luật Tố

cáo năm 2011 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo.
Quyền và nghĩ vụ của người giải quyết tố cáo chỉ áp dụng trong quá trình giải
quyết tố cáo.
Người giải quyết tố cáo có các quyền: Yêu cầu người tố cáo cung cấp

thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải
trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải
quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm
quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; kết luận về nội
dung tố cáo; quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết tố cáo có nghĩa vụ: Bảo đảm khách quan, trung thực,
đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các biện pháp cần thiết
theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để
bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông
tin có liên quan đến việc tố cáo; không tiết lộ thông tin bất lợi cho người bị tố
16


cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật
về việc giải quyết tố cáo; bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết
tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
1.2.1.4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành chính
Nguyên tắc xác định thẩm quyền
Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi
phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ,
công vụ được quy định tại iều 12 Luật Tố cáo năm 2011 như sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải

quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ
quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,
công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành
tố tụng giải quyết theo trình tự, quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan hành chính
nhà nước.
ối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước có hành
vi vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ bị tố cáo thì thẩm quyền
giải quyết tố cáo được quy định tại iều 13 Luật Tố cáo năm 2011:
17


Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và

cán bộ công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản
lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương; cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của

18


người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng,
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Hiện nay, tại các cơ quan nhà nước, ngoài cán bộ, công chức, viên
chức còn có người khác cũng được giao thực hiện một số nhiệm vụ, công vụ
có tính chất tương tự như cán bộ, công chức.

ể tránh tình trạng không xác


định được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không
phải là cán bộ, công chức, iều 17 Luật Tố cáo quy định người đứng đầu, cơ
quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ
mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Hành vi vi phạm trong các lĩnh vực bao gồm tất cả các hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong xã hội, kể cả vi phạm
của cán bộ, công chức, viên chức ngoài phạm vi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
và vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nhằm giúp người
tố cáo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tới đúng cơ quan, người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo, hạn chế trường hợp đơn thư tố cáo lòng vòng, hiệu
quả giải quyết thấp,

iều 31 Luật Tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết tố

cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo
đó, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nào thì có thẩm quyền giải quyết
19


tố cáo đối với nội dung tố cáo có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước của cơ quan đó.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp nội dung tố cáo liên quan đến chức năng quản lý nhà
nước của nhiều cơ quan, thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định
thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết
định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; nội dung tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền
giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin, tài liệu
có liên quan đến việc tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông
tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thời
hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp,
cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2.1.5. Thủ tục giải quyết tố cáo hành chính
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ công vụ trong các
cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng được
quy định cụ thể từ

iều 18 đến

iều 30 Luật Tố cáo. Trình tự, thủ tục giải

quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực được quy định cụ thể từ iều 31 đến iều 33 Luật Tố cáo.
Quy trình giải quyết tố cáo, trong đó có tố cáo hành chính được quy
định cụ thể tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra
Chính phủ. Việc giải quyết tố cáo hành chính được thực hiện theo các giai
đoạn sau: (1) Khởi xướng (thụ lý) tố cáo; (2) xem xét và ra quyết định giải

20



quyết tố cáo; (3) Giải quyết tố cáo lần tiếp theo; (4)thi hành quyết định giải
quyết tố cáo.
Giải quyết tố cáo hành chính là một thủ tục hành chính và được thực
hiện các giai đoạn như sau:
a) Khởi xướng (thụ lý) tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
Người có quyền tố cáo có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo quy định tại Khoản 2

iều 19 Luật Tố cáo: đơn tố cáo phải do

người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng
đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký
hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những
người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng
dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng
văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn
người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của
cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
iều 20 Luật Tố cáo quy định cụ thể về việc tiếp nhận và xử lý thông
tin tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức, viên chức
trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thời hạn thụ lý giải quyết tố cáo: 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố
cáo, người giải quyết tố cáo phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người
tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý. Trường hợp phải kiểm tra,

xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá
15 ngày.
21


×