Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BAO CAO Ve tinh hinh to chuc va quan ly hoat dong cua Trung tam TTVHTTHTCD nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.86 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND XÃ THẠNH HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTVH-TT&HTCĐ THẠNH HƯNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:. /BC-TTVH-TT&HTCĐ. Thạnh Hưng, ngày. tháng 11 năm 2016. BÁO CÁO Về tình hình tổ chức và quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập cộng đồng năm 2016 A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I. Thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: -Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập cộng đồng (VH-TT và HTCĐ) xã Thạnh Hưng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT và Phòng VHTT. Các ban ngành đoàn thể trong xã đã có sự phối hợp tốt trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ. Hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ từng bước đem lại hiệu quả thiết thực. -Nhận thức của cán bộ, Đảng viên và người dân về vai trò của Trung tâm VH-TT và HTCĐ đối với việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và người dân được nâng cao. -Hệ thống văn bản chỉ đạo từ trung ương đến tỉnh, huyện được thiết lập, chế độ chính sách cho người tham gia quản lý và hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ được quan tâm đã tạo động lực quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ. -6/6 ấp trong xã đều có nhà văn hoá. Trung tâm VH-TT và HTCĐ xã Thạnh Hưng được xây dựng khang trang đã tạo điều kiện quan trọng để Trung tâm VH-TT và HTCĐ mở các chuyên đề tới người dân. -Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển sâu rộng đem lại hiệu quả thiết thực. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể thực sự được quan tâm; cơ sở vật chất, bộ mặt trường lớp liên tục được đổi mới; bàn ghế, trang thiết bị dạỵ học từng bước được cải thiện. 3/3 trường học trong xã đều đạt chuẩn Quốc gia. -Xã Thạnh Hưng đã được UBND tỉnh Long An công nhận đạt các tiêu chí xã Văn hóa (năm 2013) và xã nông thôn mới (tháng 12/2015) tạo ra những thời cơ và thách thức mới trong các hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của nhân dân trong các lĩnh vực văn hóa – thể thao và nhu cầu học tập của cá nhân. b) Khó khăn: -Là xã thuần nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các khu vực xa trung tâm, trình độ dân trí nhìn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> chung còn thấp, một bộ phận người dân chưa thực sự có nhận thức sâu sắc về vai trò của Trung tâm VH-TT và HTCĐ nên chưa chủ động tham gia các hoạt động học tập. - Ban giám đốc Trung tâm VH-TT và HTCĐ kiêm nhiệm nhiều công việc, nên chưa dành nhiều thời gian đến công tác của Trung tâm. - Trung tâm VH-TT và HTCĐ còn thiếu phương tiện, đồ dùng và tài liệu học tập. Chưa huy động tốt nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ Trung tâm VH-TT và HTCĐ. Các điều kiện để mở các lớp học nghề tại địa phương gặp nhiều khó khăn. II. Về tổ chức : Trung tâm VH-TT và HTCĐ xã Thạnh Hưng gồm có 1 Giám đốc (do Phó CT.UBND kiêm nhiệm), 2 Phó giám đốc (1 Hiệu trưởng trường THCS, 1 công chức VHXH kiêm nhiệm), 1 kế toán, 1 thủ quỹ. 1 giáo viên biệt phái và 1 nhân viên quản lý trung tâm. III. Cơ sở vật chất : Trung tâm VH-TT và HTCĐ xã Thạnh Hưng có 1 hội trường bố trí được 100 chỗ ngồi (diện tích 200 m2), 1 phòng làm việc, 1 phòng phục vụ đọc sách báo và truy cập internet, 1 nhà kho và 1 nhà vệ sinh. Ngoài ra, Trung tâm VH-TT và HTCĐ còn được trang bị thiết bị âm thanh, ánh sáng, máy vi tính, máy in… phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm. B. KẾT QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VH-TT VÀ HTCĐ XÃ THẠNH HƯNG NĂM 2016 I. Mục tiêu chung: - Thông qua hoạt động của Trung tâm VH-TT và HTCĐ cung cấp cơ hội học tập cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định. Nhằm phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; Đồng thời cũng là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. - Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần đảm bảo sự phát triển giáo dục và xây dựng một xã hội học tập bền vững, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao, môi trường nông thôn được bảo vệ và phát triển tốt hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới. - Nâng cao nhận thức trong cộng đồng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. - Kiện toàn TTVH-TT và HTCĐ đảm bảo thiết thực, có hiệu quả, gắn với nhu cầu thực tế; duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm. II. Nội dung, biện pháp thực hiện: 1.Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” và Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT). Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”. 2.Tiếp tục tổ chức thực hiện xây dựng xã hội học tập (XHHT) nhằm tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhân dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời phù hợp với điều kiện, nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi cá nhân, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình nhằm góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo và chất lượng nguồn nhân lực. 3.Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc xây dựng XHHT, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của TTVH-TT và HTCĐ; chú trọng quảng bá các thành quả bằng hình ảnh, người thật, việc thật, kết quả thật đế tuyên truyền về lợi ích của học tập suốt đời. 4.Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng XHHT. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập đối với các lớp học theo chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX). Củng cố, phát triển mạng lưới liên kết, phối hợp giữa Trung tâm VH-TT và HTCĐ với các nguồn lực. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ngành, các tố chức, doanh nghiệp đối với học tập suốt đời và xây dựng XHHT. 5.Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển Trung tâm VH-TT và HTCĐ theo hướng bền vững, linh hoạt và hiệu quả; đảm bảo đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính, chế độ chính sách ... cho hoạt động của trung tâm. 6.Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng XHHT, Ban Giám đốc Trung tâm VH-TT và HTCĐ, thành lập các tiểu ban giúp việc cho Ban giám đốc Trung tâm. 7. Trung tâm VH-TT và HTCĐ tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả, linh hoạt các nguồn lực để mở các chuyên đề liên quan đến việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục - chống mù chữ đã đạt được, phục vụ nâng cao dân trí, phát triến kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quan tâm mở các lớp dạy nghề lao động nông thôn ... để góp phần hoàn thành tiến trình xây dựng nông thôn mới của thị xã, tỉnh. 8. Huy động cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, các nghệ nhân... tham gia vào ban quản lý hoặc báo cáo viên của Trung tâm VH-TT và HTCĐ, từng bước xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, hướng dẫn viên nòng cốt của Trung tâm. 9.Tăng cường sự phối hợp với Trung tâm GDTX&KTTH-HN và UBND xã, để tập trung và thống nhất trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối với Trung tâm VH-TT và HTCĐ. Huy động tốt các nguồn lực trong và ngoài xã để hỗ trợ hoạt động Trung tâm VH-TT và HTCĐ theo hướng phát triển bền vững. 10.Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định: sổ theo dõi xóa mù chữ; Phiếu điều tra chống mù chữ; Phiếu điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng; số kế hoạch; sổ biên bản họp; sổ nhật kí; sổ tài sản; sổ theo dõi mượn sách, báo, tài liệu, tài sản; sổ thu-chi; sổ theo dõi công văn đi và sổ theo dõi công văn đến. 11.Tham mưu UBND xã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm tổ chức các hoạt động. Thực hiện đúng quy định của Nhà nước về kiếm kê tài sản của Trung tâm đầu năm 2016; thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng tài sản của Trung tâm, hạn chế thất thoát và hư.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hỏng. 12.Triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tại Trung tâm VH-TT và HTCĐ. - Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. - Nghị quyết số 44/NQ-CP về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. - Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành. - Quyết định số 2653/ỌĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Kế hoạch hành động của ngành GD&ĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. - Chương trình số 37-CTr/TU ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An (Khóa IX) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. III. Kết quả cụ thể :. 1. Công tác chính trị, xã hội : a. Tuyên truyền giáo dục pháp luật: Tiểu ban chính trị-xã hội và giáo dục-tuyên truyền pháp luật kết hợp các trường học tổ chức tốt sinh hoạt “ngày pháp luật” theo kế hoạch đã đề ra. Tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật” cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường tham dự đầy đủ và đúng thời gian quy định.Thời gian sinh hoạt mỗi tháng 01 lần lồng ghép vào buổi họp hội đồng toàn trường. Chủ động lựa chọn nội dung sinh hoạt gồm các văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Các ấp tổ chức cho người dân nghe báo cáo thời sự, chính trị, trao đổi phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng , Pháp luật của Nhà nước … (lồng ghép vào các cuộc họp ở địa phương) Cụ thể, các trường học và các ấp đã triển khai : Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; Luật Tổ chức cơ quan điều tra Hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng. Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hộ tịch; Luật Hòa giải cơ sở. Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi); Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng; Luật Trưng cầu ý dân; Luật An toàn thông tin mạng; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường bộ. Luật Kế toán; Luật Thống kê; Luật Khí tượng thủy văn; Luật Phí và lệ phí; Luật Căn cước công dân; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Luật hàng hải Việt Nam. Số lượt người tham dự : 2550 lượt người.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Vân động CBCC và nhân dân tham gia cuộc thi tìm hiểu Luật bầu cử QH và HĐND trên địa bàn thị xã kiến Tường. Số bài dự thi : 253 bài b.Hoạt động tuyên truyền cổ động Hoạt động truyền thanh, tập tin thời sự của xã luôn được duy trì với nội dung phong phú. Thực hiện tốt việc tiếp âm các đài phát thanh thị xã, tỉnh và đài tiếng nói Việt Nam. Tập trung tuyên truyền các văn bản có liên quan về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Giới thiệu tóm tắt tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thông tin tuyên truyền về tình hình thời tiết, tình hình nước mặn để nhân dân biết mà gieo trồng theo khuyến cáo của cơ quan chức năng. Tuyên truyền, vận động gia đình, cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân tích cực hưởng ứng dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp học và tham gia chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi, đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ tránh bị muỗi đốt …. góp phần ngăn chặn vi rút Zika lây sang người và dịch sốt xuất huyết bùng phát. c. Công tác xã hội, từ thiện: - Trường Tiểu học và THCS phát động chương trình “Áo xuân tặng bạn”: vận động GV, HS đóng góp kinh phí mua áo đồng phục tặng cho HS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả có 750 HS và GV tham gia. Ủng hộ số tiền : 2.850.000 đồng. Tặng quà cho 25 HS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. - Nhân ngày 26/3 và 2/9/2016, Đoàn xã tổ chức cho 90 đoàn viên tham gia sửa chữa 500 mét đường hư hỏng khu vực ấp Bàu Vuông tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, trồng hoa tại Trung tâm xã Thạnh Hưng. - Vận động CBCC và nhân dân tham gia hiến máu nhân đạo tại Trung tâm Y tế thị xã 2 đợt (ngày 27/4 và 18/9/2016). Kết quả có 25 người tham gia. - Tiếp nhận quà của các tổ chức, cá nhân và các cơ sở tôn giáo “tiếp sức HS đến trường” nhân ngày khai giảng năm học mới, tết Trung thu và Quốc tế thiếu nhi 1/6. Tổng số HS nhận : 850. Tổng số tiền : 45.000.000 đ 2. Văn hóa, thể thao : a. Hoạt động xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa - Phong trào xây dựng xã hội học tập gắng với phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa xã hội, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong việc học tập và xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Vận động nhân dân thực hiện tốt việc tổ chức các đám cưới tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, chống các hình thức thương mại hoá trong việc cưới, không vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, khuyến khích phục hồi những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc. - Có 6/6 ấp đạt ấp văn hóa, xã được công nhận là xã văn hóa năm 2012. - Cuối năm 2015 xã Thạnh Hưng đạt được 19/19 tiêu chí về nông thôn mới. Được UBND tỉnh Long An công nhận xã nông thôn mới b. Hoạt động thư viện: - Thành lập được tủ sách dùng cho Trung tâm VH-TT và HTCĐ, giới thiệu được các tài liệu chủ điểm hoạt động, các chuyên đề về biến đổi khí hậu, khuyến nông, khoa học kĩ thuật,… để phục vụ nhân dân. Ngoài tủ sách của Trung tâm, xã.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thạnh Hưng còn có các tủ sách của Bưu điện Văn hóa xã, thư viện của 3 trường học MG, TH, THCS nhằm cho bạn đọc có nhiều cơ hội đọc sách. Số bản sách hiện có của trung tâm là : 247 bản. Số bản sách, báo, tạp chí do Thư viện thị xã luân chuyển : 150 bản. Số lượt bạn đọc : 270 lượt. Nhìn chung, số lượng sách báo của Trung tâm còn hạn chế, chưa có kinh phí bổ sung sách báo mới, số lượng bạn đọc còn rất ít. - Bố trí tủ sách pháp luật tại Trung tâm, UBND xã, thư viện của 3 trường học MG, TH, THCS nhằm thực hiện tốt việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với mọi người, mọi lứa tuổi. - Được sự hỗ trợ của Hội Khuyến học thị xã, Trung tâm VH-TT và HTCĐ bố trí 2 máy vi tính có kết nối internet và trang bị máy in nhằm phục vụ cho CB, nhân dân, học sinh truy cập internet miễn phí . Nhờ có máy tính có truy cập internet, nhiều người có thể tham gia học tập, tìm hiểu kiến thức về sức khỏe, sản xuất …. Nhanh chóng và thuận lợi, phát huy được vai trò của Trung tâm VH-TT và HTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập. Số lượt người truy cập trên internet tại Trung tâm 375 lượt c. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao : Thúc đẩy sinh hoạt cộng đồng, gia tăng hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giải trí, sinh hoạt văn hóa tâm linh và các hoạt động khác làm phong phú đời sống tinh thần của người dân bằng mọi hình thức vui chơi lành mạnh. + Hoạt động văn nghệ: - Tiểu ban Văn hóa - Thể thao phân công người tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn xiếc thú (ngày 2/1/2016) và Đoàn cải lương Long An (từ 4 đến 5/1/2016) đến phục vụ cho nhân dân trong xã. - Đội văn nghệ của xã Thạnh Hưng tập dợt các tiết mục để phục vụ cho lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới (ngày 26/1/2016) và các ngày lễ lớn trong năm ở địa phương. - Hội Khuyến học kết hợp với Đoàn xã và các trường học tổ chức tốt hội diễn văn nghệ nhằm vận động quỹ Khuyến học vào ngày 23/4/2016 tại Trung tâm VH-TT và HTCĐ Thạnh Hưng. Chương trình bao gồm 18 tiết mục văn nghệ : các bài hát về Bác Hồ, Đảng, Đoàn, Đội, về học sinh, trường lớp và các bài hát về quê hương đất nước. . . phù hợp với lứa tuổi. Số người tham gia biểu diễn là : 156 người. Số khán giả tham dự là : 320 người. Số tiền vận động được là : 62.436.000 đồng. - Trường MG Bình Minh tập dợt và tổ chức cho HS tham gia liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp thị xã. Số GV và HS tham dự là : 15 người. Kết quả : đạt giải khuyến khích. + Hoạt động Thể dục thể thao : - Duy trì tốt lớp dạy võ Taekwondo bằng hình thức xã hội hóa. Số học viên: 60 em. Số tiền 43.200.000 đồng. - Các trường học trong xã tổ chức tốt lễ hội mùa Xuân trước khi HS nghỉ tết Nguyên Đán 2016 bằng các hình thức phong phú: các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ, các gian hàng mua bán nhằm rèn luyện khả năng giao tiếp của HS … Kết quả có : 950 học sinh; 80 giáo viên và 150 cha mẹ HS tham gia. Tổng kinh phí : 6.800.000 đồng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các trường học trong xã tham dự Hội thi phụ nữ duyên dáng cấp thị xã (tổ chức ngày 4/3/2016). Các trường học và các ấp, phụ nữ xã tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Với các hình thức : thi đánh cầu lông, thi nấu ăn, trò chơi dân gian …..Có hơn 300 chị em tham gia, số tiền 15.000.000 đồng. - Trường TH và THCS tuyển chọn, luyện tập và tổ chức cho HS tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp thị xã (tổ chức 23/3/2016) Kết quả: Tiểu học đạt 5 giải : 2 giải nhất, 1 giải nhì; 2 giải ba. THCS Trần Văn Trà đạt 4 giải. - Đoàn TNCS HCM xã Thạnh Hưng tổ chức thi chạy ngắn, các trò chơi dân gian nhân ngày 26/3/2016. Có 100 đoàn viên thanh niên tham dự, kinh phí : 3.000.000 đồng. Tổ chức giải bóng đá chào mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam_2/9/1945-2/9/2016 : số người tham gia : 80. Kinh phí : 3.000.000 đ. 3. Giáo dục, bảo vệ sức khỏe : + Về chương trình tuyên truyền y tế và sức khỏe - Tiểu ban Y tế - Sức khỏe và kinh tế dạy nghề tổ chức cho người dân nghe thông tin tình hình về bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng; chăm sóc bà mẹ có thai và thai nhi trong bụng, phòng ngừa ngăn chặn trẻ lang thang, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ, kế hoạch hóa gia đình, phát động phong trào khuôn viên gia đình xanh-sạch đẹp, diệt trừ ruồi, muỗi …. - Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tổ chức nói chuyện các chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tai – chân – miệng, bệnh sởi ở trẻ em, sức khỏe sinh sản vị thành niên,… - Tổ chức tuyên truyền chiến dịch CSSK cho nhân dân như tiêm phòng vácxin, uống Vitamin A, - Tiểu ban y tế-sức khỏe và kinh tế dạy nghề lên kế hoạch vận động nhân dân, CMHS và HS tham gia bảo hiểm y tế. Kết quả: hiện nay toàn xã có 70% số người tham gia bảo hiểm y tế. Các trường học tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS, tổ chức cho HS uống thuốc tẩy giun 6 tháng/lần. - Triển khai thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika gây nên. Tổ chức tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 15/4 đến 15/5/2016) 4. Kinh tế và dạy nghề : 4.1. Khuyến nông trên cây lúa : a. Chương trình Khuyến nông cây lúa : - Hội Nông dân xã kết hợp với Trạm BVTV Kiến Tường tổ chức 6 cuộc tập huấn Kỹ thuật canh tác cây lúa trên địa bàn ấp Sồ Đô xã Thạnh Hưng. Có 136 nông dân tham dự. Hầu hết nông dân nắm được kiến thức và áp dụng vào thực tế sản xuất tại địa phương. b. Hội thảo kỹ thuật : - Hội Nông dân xã kết hợp với các Công ty Nông dược : Arista, Lộc Trời, Nông Dược 2 … tổ chức 6 cuộc hội thảo Nông dược Thuốc Bảo vệ thực vật tại các đại lý ở ấp Bàu Mua. Có 870 nông dân tham dự..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Hội Nông dân xã kết hợp với Công ty Arista tổ chức 4 cuộc hội thảo Nông dược Thuốc Bảo vệ thực vật tại các ấp tại ấp Bàu Vuông, Bàu Môn. Có 155 nông dân tham dự. - Hội Nông dân xã kết hợp với Công ty Giống Cây trồng Miền Nam tổ chức 1 cuộc hội thảo Giống lúa Đài Thơm 8 tại ấp Bàu Môn. Có 135 nông dân tham dự và đánh giá kết quả giống lúa vào danh mục lúa triển vọng. c. Mô hình trình diễn : - Hội Nông dân xã kết hợp với Trạm Khuyến Nông, Phòng Kinh tế thị xã Kiến Tường tổ chức thực hiện 01 mô hình sản xuất lúa cấp xác nhận với diện tích 5 ha tại ấp Bàu Vuông xã Thạnh Hưng. Mô hình này thực hiện 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2016. Mô hình được đánh giá kết quả tốt, kiểm định giống đạt theo yêu cầu của Trung tâm Khuyến nông Long An - Trạm BVTV thị xã Kiến Tường tổ chức thực hiện 02 mô hình trình diễn sản xuất lúa theo chương trình 1 phải 5 giảm với diện tích 44 ha tại ấp Sồ Đô xã Thạnh Hưng. Chương trình này thực hiện 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2016, với sự tham gia của 22 hộ gia đình. Tổng kết mô hình : kết quả đạt tốt. d. Chương trình dạy nghề : - CB Khuyến nông, Hội Nông dân xã kết hợp với Trạm BVTV thị xã Kiến Tường, Ban quản lý dự án VNSAT Long An tổ chức 4 lớp tập huấn chương trình 3 giảm 3 tăng về kỹ thuật canh tác cây lúa (thuộc dự án VNSAT_mỗi lớp tập huấn 6 lần) tại các ấp Sồ Đô, Bàu Mua, Cả Gừa và Bàu Chứa. Tổng số học viên tham gia là 159 học viên, kết thúc giai đoạn 1 còn 119 học viên đạt yêu cầu. 4.2. Khuyến nông trên cây cây rau màu, cây công nghiệp và cây ăn trái : - Hội Nông dân xã kết hợp với Tập đoàn DuPont Hoa Kỳ tập huấn 2 cuộc về kỹ thuật canh tác và phòng ngừa bệnh trên cây dưa hấu tại ấp Bàu Vuông xã Thạnh Hưng. Có 86 nông dân tham gia. 4.3. Chương trình khuyến nông trong chăn nuôi : - CB Khuyến nông, Hội Nông dân xã kết hợp với Trạm Khuyến nông thị xã Kiến Tường thực hiện 01 mô hình trình diễn kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá lóc (nuôi trong vèo) ấp Sồ Đô xã Thạnh Hưng. Chương trình bắt đầu thực hiện từ ngày 28/8/2016 do hộ ông Trần Văn Não thực nghiệm. Dự kiến mô hình trình diễn thực hiện trong 3 tháng và tổng kết vào cuối năm 2016. - Tuyên truyền qua hội họp và hệ thống phát thanh về một số biện pháp phòng bệnh gia súc gia cầm và phòng bệnh lở mồm long móng trong những tháng mùa mưa 5. Xây dựng xã hội học tập: 5.1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục: - Tiếp tục huy động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập ra học các lớp bổ túc THPT, góp phần củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS và phổ cập bậc trung học. ( Huy động PCGDTrHPT : 07 em (lớp 11) Hoàn thành chương trình : 05 em) - Điều tra cập nhật thống kê số liệu nắm bắt tỷ lệ các tiêu chuẩn đạt được để định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCGD bậc trung học..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Ban chỉ đạo PCGD-CMC được kiện toàn, phối hợp tốt các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là các tiểu ban chuyên môn trong Trung tâm VH-TT và HTCĐ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh trở lại lớp. Cuối năm 2016, xã Thạnh Hưng được UBND thị xã Kiến Tường kiểm tra công nhận đạt chuẩn Quốc gia về CMC mức độ 2, PCGDTH mức độ 3 và PCGDTHCS mức độ 2, PCGDTrHPT với số liệu cụ thể như sau : a. Về công tác chống mù chữ (CMC) : */ CMC mức độ 1 : Chia ra : + Tổng số người từ 15-25 tuổi trong diện : 704 Số người tứ 15-25 tuổi biết chữ mức độ 1 : 704 – Đạt tỷ lệ : 100% + Tổng số người từ 15-35 tuổi trong diện : 1763 Số người từ 15-35 tuổi biết chữ mức độ 1 : 1759 – Đạt tỷ lệ : 99,77% - Tổng số người từ 15 đến 60 tuổi trong diện : 3268 Số người từ 15 đền 60 tuổi biết chữ mức độ 1 : 3247 – Đạt tỷ lệ: 99,35% */ CMC mức độ 2 : Chia ra + Tổng số người từ 15 đến 35 tuổi trong diện : 1763 Sồ người từ 15 đền 35 tuổi biết chữ mức độ 2 : 1647 – Đạt tỷ lệ : 93,42% + Tông số người từ 15 đến 60 tuổi trong diện : 3268 Số người từ 15 đến 60 tuổi biết chữ mức độ 2 : 2949 – Đạt tỷ lệ : 90,24% b. Về công tác phổ cập giáo dục tiểu học: - Tổng số trẻ học lớp 5 : 59 - Số tốt nghiệp tiểu học : 59 – Đạt tỷ lệ : 100%. - Tổng số trẻ 6 – 14 tuổi : 674 - Số trẻ tốt nghiệp và đang học : 674 – Đạt tỷ lệ : 100% - Tổng số trẻ 14 tuổi : 73 - Trẻ 14 tuổi TNTH : 73 – Đạt tỷ lệ : 100% - Trẻ từ 11-14 tuổi : 279/280 – Tỷ lệ : 99,64% c. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:  Về việc huy động trẻ : - Huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 : 70/ 70 – Tỷ lệ = 100% - Trẻ em ở độ tuổi 11 (sinh năm 2005) tốt nghiệp tiểu học : 58/59em –Tỷ lệ: 98,31%.  Về đội ngũ giáo viên: - Tỷ lệ GV/ lớp : 27GV/15lớp – Tỷ lệ : 1,8. - Giáo viên đạt chuẩn : 27/27 – Tỷ lệ: 100 % - Giáo viên trên chuẩn : 26/27 – Tỷ lệ: 96,29 %  Cơ sở vật chất : Có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi, có đầy đủ phòng học và được sử dụng thường xuyên, có đủ các phòng chức năng hoạt động hiệu quả. d. Về công tác PCGD_THCS:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Tiêu chuẩn 1: – Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 : 70/ 70 – Tỷ lệ: 100 % – Tỷ lệ TNTH 11 – 14 tuổi : 279/280 – Tỷ lệ: 99,64 % – HSTNTH vào học lớp 6 : 59/59 – Tỷ lệ: 100 % + Tiêu chuẩn 2: – Tỷ lệ học sinh TN THCS(2 hệ) năm học qua là : 48/48 – Tỷ lệ: 100 % – Thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng TNTHCS cả 2 hệ : 164/ 176 – Tỷ lệ: 93,18% đ. Về công tác PCGD bậc trung học : - Tổng số học sinh lớp 12 năm học qua : 33 số tốt nghiệp THPT : 31 – Tỷ lệ : 93,94% - Tổng số đối tượng trong độ tuổi 18t – 21t : 152 - Số có bằng tốt nghiệp THPT , BTTHPT, THCN : 127 – Tỷ lệ: 83,55 % - Tổng số học sinh TNTHCS Năm học vừa qua : 48 - Số HS vào học lớp 10 THPT, BTTHPT, năm thứ nhất THCN, TDN : 46 – Tỷ lệ : 95,83% - Tổng số đối tượng 18 tuổi : 41 Tốt nghiệp THPT : 31 – Tỷ lệ : 75,61% 5.2. Công tác khuyến học, khuyến tài a. Công tác Khuyến học : - Hoạt động khuyến học, khuyến tài đã giúp đỡ và hỗ trợ học sinh nghèo đến trường, học bổng thắp sáng ước mơ, tuyên dương học sinh giỏi và HS đạt giải các cấp, tặng quà tết cho con em khó khăn nhân các dịp Quốc tế thiếu nhi, tết cổ truyền, … đã góp phần giảm được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. - Hội khuyến học trong năm vận động tặng 28 suất học bổng với số tiền mặt là 10.800.000 đồng cho HS vượt khó học tốt và học sinh đạt các giải thưởng học sinh giỏi cuối năm là 327 phần với số tiền mặt là 26.160.000 đồng . - Vận động quỹ khuyến học với số tiền mặt là 62.436.000 đồng.. - Trường TH và THCS tổ chức cho HS tham gia hội thi kể chuyện theo tấm gương Bác và tìm hiểu kiến thức lịch sử cấp thị xã (ngày 15/3/2016). Kết quả : Trường TH đạt 2 giải nhì. Trường THCS đạt 1 giải nhì. Hội thi nghi thức Đội và chỉ huy Đội giỏi cấp thị xã (ngày 7/4/2016). Kết quả : Trường TH đạt 2 giải nhì (tập thể và cá nhân). Trường THCS đạt 2 giải nhì (tập thể và cá nhân) - Tổ chức cho HS tham gia tốt các kỳ thi giải toán trên internet, tiếng anh trên internet, tin học trẻ. Kết quả : Trường TH đạt 2 giải khuyến khích cấp thi xã. Trường THCS đạt 1 giải b. Việc triển khai thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn xã Thạnh Hưng (theo Quyết định 281/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ) + Công tác triển khai quán triệt:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sau khi được Thị xã chọn Thạnh Hưng làm xã diện của Thị xã về thực hiện Quyết định: 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị đến năm 2020“, thực hiện kế hoạch số 1844-KH/UBND của UBND Tỉnh Long An, kế hoạch số 70/KH-KHLA của hội Khuyến học tỉnh Long An, văn bản chỉ đạo của Thị Ủy, UBND Thị xã Kiến Tường. Đảng ủy xã có Nghị quyết số 25 NQ/ĐU ngày 26 tháng 11 năm 2014; UBND xã có kế hoạch số : 287 ngày 20 tháng 09 năm 2014 UBND xã ban hành quyết định số: 62-QĐ/UBND xã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) đề án do đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Chủ tịch Hội khuyến học xã làm phó ban trực, cơ cấu Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể xã, Chi hội trưởng khuyến học các ấp, các trường là thành viên. BCĐ tổ chức xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách chi hội khuyến học các ấp, các trường, phụ trách từng tiêu chí. BCĐ xây dựng kế hoạch hoạt động theo đúng quy chế đề ra. Ban chỉ đạo đề án 281 xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung Quyết định 281 với 10 văn bản. Các chi hội ấp, trường học, cơ quan tiến hành thành lập và củng cố chi hội khuyến học ấp và cơ quan. Tổ chức phát động cho người dân đăng ký gia đình “Gia đình học tập“ các đơn vị đăng ký “Đơn vị học tập“. + Kết quả công tác triển khai: Sau khi tiếp thu tinh thần quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Đảng ủy, UBND xã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cho toàn thể cán bộ, đảng viên ban ngành đoàn thể ấp, bên cạnh đó Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn tổ chức triển khai đến đoàn viên, hội viên đơn vị mình phụ trách bằng nhiều hình thức như họp tổ, họp nhóm với với 36 cuộc, có 2.540 người dự. Ngoài ra trên trạm truyền thanh của xã xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về đề án 281 được 10 lần. Nhìn chung nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân được quán triệt các nội dung của nghị quyết và đăng ký thực hiện “Gia đình học tập“. +Kết quả thực hiện: Đi đôi với công tác tuyên truyền xây dựng xã hội học tập, các ấp tổ chức đăng ký hộ gia đình, dòng họ Võ ở ấp Bàu Môn đăng ký dòng họ Khuyến học, Hội khuyến học chọn Ấp Cả Gừa và Ấp Bàu Vuông làm thí điểm xây dựng phong trào học tập. Ấp điểm đầy đủ 3 mô hình ''Gia đình, dòng họ, cộng đồng''. Chọn Trường Tiểu học làm thí điểm Đơn vị học tập suốt đời. Các chi hội ấp, trường học ban khuyến học cơ quan thực hiện mô hình “Sổ tay khuyến học“ nên trong việc thực hiện đề án được thuận lợi, việc cập nhật hồ sơ sổ sách đảm bảo đầy đủ. Trung tâm VH-TT và HTCĐ của xã hoạt động có hiệu quả, tổ chức nhiều hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Trong đó có phối hợp với hội Nông dân xã thực hiện mô hình người dân học tập qua Internet. Lập website Trung tâm VH-TT và HTCĐ xã để người dân có thể cập nhật dễ dàng các kiến thức về y tế, giáo dục sức khỏe, bên cạnh đó là đăng tải các hoạt động của trung tâm và.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> hoạt động của các ngành đoàn thể... phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền đến người dân. Kết quả thực hiện năm 2016 có 1.328 hộ đăng ký đạt 100% so với số hộ toàn xã, qua khảo sát có 1.208 hộ đạt 4 tiêu chí chiếm 91% so với số hộ đăng ký; 119 hộ đạt 3 tiêu chí 8,9%; 01 hộ đạt 2 tiêu chí chiếm 0,1%. - Về dòng họ có 1dòng họ Võ ở ấp Bàu Môn đăng ký. Tuy nhiên bước đầu triển khai còn lúng túng, việc xây dựng dòng họ học tập chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch đề ra. - Về cộng đồng học tập, đầu năm có 6 ấp đăng ký. Qua kết quả kiểm tra bình xét có 6/6 ấp đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập“ Đơn vị học tập có 3 trường học, 1 đơn vị khối cơ quan xã, qua kết quả bình xét có 4 đơn vị đạt “Đơn vị học tập“. Kết quả cụ thể như sau: * Ấp Bàu Môn: có 188 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 179 hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 95,2%; có 9 hộ đạt 03 tiêu chí, tỷ lệ 4,8%; * Ấp Bàu Vuông: có 260 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 253 hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 97,3%; có 7 hộ đạt 03 tiêu chí, tỷ lệ 2,7%. * Ấp Bàu Chứa: có 270 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 205 hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 75,9%; có 60 hộ đạt 03 tiêu chí, tỷ lệ 24,1%. *Ấp Bàu Mua: có 231 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 217 hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 93,9%; có 14 hộ đạt 03 tiêu chí, tỷ lệ 6,1%. *Ấp Sồ Đô: có 200 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 181 hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 90,5%; có 18 hộ đạt 3 tiêu chí tỷ lệ 9%; có 1 hộ đạt 2 tiêu chí, tỷ lệ 0,5%. * Ấp Cả Gừa: có 179 hộ đăng ký gia đình học tập đạt 100%, qua kết quả bình xét có 175hộ đạt 04 tiêu chí, tỷ lệ 97,8%; có 4 hộ đạt 03 tiêu chí, tỷ lệ 2,2. - Đơn vị trường Mẫu Giáo : có 18 cán bộ giáo viên đăng ký. Trường đạt 5 năm liền lao động tiên tiến, cán bộ công nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Trường còn tồn quỹ khuyến học là 10.000.000 đồng. - Đơn vị Trường Tiểu học : có 32cán bộ giáo viên đăng ký. Trường đạt 5 năm liền lao động tiên tiến, cán bộ công nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Trường còn tồn quỹ khuyến học là 8.500.000 đồng. - Đơn vị Trường THCS : có 27 cán bộ giáo viên đăng ký. Trường đạt 5 năm liền lao động tiên tiến, cán bộ công nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Trường còn tồn quỹ khuyến học là 3.678.000 đồng. Tổng quỹ khuyến học của toàn xã trên 100.000.000đ 6. Nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm học tập cộng đồng - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; về vai trò của giáo dục thường xuyên trong việc nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. - Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động tại Trung tâm VH-TT và HTCĐ, chú trọng quảng bá các thành quả đạt được bằng người thật,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> việc thật, kết quả thật để tuyên truyền về lợi ích của học tập suốt đời. Có biện pháp khuyến khích mọi người trong cộng đồng chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học quý, giải quyết những băn khoăn, trăn trở, những vướng mắc, khó khăn trong đời sống... thông qua các lớp học, các buổi sinh hoạt, các hoạt động của CLB, nhóm. - Tổ chức các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho người dân có nhu cầu về pháp luật, sức khỏe, học tập, việc làm, hôn nhân – gia đình... qua hình thức xây dựng tủ sách, bản tin, nói chuyện chuyên đề… - Kiện toàn công tác tổ chức, củng cố lại hồ sơ sổ sách của Trung tâm VH-TT và HTCĐ năm 2016 -Xây dựng Website của Trung tâm VH-TT và HTCĐ ( nhằm hỗ trợ công tác thông tin truyên truyền, tạo một số tiện ích nhằm hỗ trợ việc học tập mọi lúc mọi nơi của người dân. IV. Kinh phí hoạt động Về kinh phí tổ chức hoạt động của trung tâm: chủ yếu là hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm theo quy định các hoạt động văn hóa, văn nghệ trung tâm... với tổng kinh phí 30.000.000đ, kinh phí xã hội hóa, kinh phí hoạt động phối kết hợp với các đoàn thể… Tổng thu kinh phí năm 2016 : 50.950.000 đ bao gồm : + Kinh phí chi trả phụ cấp kiêm nhiệm : 22.200.000 đ + Kinh phí chi cho các hoạt động TX của Trung tâm : 24.000.000 đ + Thu kinh phí cho thuê hội trường : 4.750.000 đ Tổng chi kinh phí năm 2016 : 46.871.960 đ, cụ thể gồm : + Chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ và hợp đồng lau công (12 tháng) là : 1.800.000đ X 12 = 21.600.000 đ + Chi các hoạt động thường xuyên của Trung tâm (11 tháng) : 20.721.960 đ + Chi khác : 4.550.000 đ Kinh phí còn lại : 4.078.040 đ. V. Những kinh nghiệm Để đạt được những kết quả trên, qua thực tế hoạt động trung tâm đã rút ra Những kinh nghiệm chủ yếu như sau: - Có sự quan tâm sâu sát, sự hướng dẫn của các cấp mà đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp Ủy, sự chỉ đạo của UBND và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong xã. - Xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch làm việc một cách cụ thể và triển khai, hướng dẫn cho các thành viên kịp thời. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về hoạt động của Trung tâm VHTT&HTCĐ cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu để từ đó nắm bắt được nhu cầu học tập của nhân dân. - Tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để duy trì và tổ chức thêm các mô hình tiên tiến mới cho địa phương. - Phải có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình. VI. Định hướng thời gian tới - Củng cố Ban giám đốc Trung tâm VH-TT&HTCĐ - Tiếp tục đề nghị cấp trên về hỗ trợ về bàn ghế của trung tâm. - Củng cố quy chế làm việc, bố trí lịch hoạt động phù hợp với thực tế địa phương. - Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về hoạt động của trung tâm đến mọi tầng lớp nhân dân. - Đối với hoạt động của trung tâm, tập trung vào các nội dung sau: + Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. + Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ, củng cố các đội văn nghệ để tham phong trào, xây dựng kế hoạch sinh hoạt luyện tập định kỳ. + Tiếp tục thực hiện các chương trình giáo dục như: công tác phổ cập, triển khai các chương trình khuyến nông, các đợt tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, các mô hình làm kinh tế giỏi,... + Xây dựng và phát triển phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, tăng số lượng người, gia đình tập luyện thể dục thể thao, xây dựng phong trào luyện tập TDTT buổi sáng và buổi chiều thường xuyên, củng cố đội dưỡng sinh ở các Hội người cao tuổi. + Xây dựng và phát triển các loại hình câu lạc bộ sở thích nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên + Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn hóa – xã hội ở địa phương; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống các tệ nạn xã hội. + Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, giữ vững xã văn hóa. + Củng cố lại tủ sách tại trung tâm để phục vụ bạn đọc + Tăng cường và phát huy hiệu quả của Website của Trung tâm VH-TT và HTCĐ ( nhằm hỗ trợ công tác thông tin truyên truyền và hỗ trợ tốt việc học tập mọi lúc mọi nơi của người dân. + Để duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn PCGD – CMC cho những năm tiếp theo, cần chú ý vận động các lực lượng xã hội, các ban ngành đoàn thể và nhân dân ở địa phương cùng tham gia vào công tác PCGD – XMC, đặc biệt là vận động và duy trì học sinh các lớp phổ cập và phổ thông. Tăng cường kiểm tra và vận động học sinh nghỉ học trở lại lớp kịp thời. Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo PCGD – CMC cần huy.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> động mở lớp phổ cập ngoài nhà trường cho 27 học viên (lớp 6 : 06 học viên; lớp 7 : 09 học viên; lớp 10 : 12 học viên) VII. Kiến nghị, đề xuất: - Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cán bộ quản lý trung tâm, Ban giám đốc trung tâm... - Trang bị bàn ghế trung tâm, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời của trung tâm. Trên đây là báo cáo kết quả hoạt động TTVH-TT&HTCĐ xã Thạnh Hưng năm 2016. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Phòng VHTT TX.Kiến Tường; - Phòng GD&ĐT TX.Kiến Tường; - Đảng ủy xã; - UBND xã; - Lưu: TTVH-TT&HTCĐ.. Nguyễn Thị Kim Dút. PHỤ LỤC 1. Kết quả các mặt hoạt động Nữ. Kinh phí. 103. Số lượt người 17.879. 9.012. 461.600.000. 33 10 60 0 1. 8.250 2.960 6.669 0 7. 4.500 1.700 2.812 0 2. 6.600.000 11.600.000 443.400.000 0 54.000.000. 23. 2.112. 942. 249.500.000. 6 6. 136 870. 65 380. 15.000.000 92.000.000. 4. 155. 68. 18.000.000. 1 1. 135 245. 55 112. 20.000.000 25.500.000. 2. 350. 165. 55.000.000. 2. 86. 35. 9.000.000. 1. 135. 62. 15.000.000. 4. 159. 68. 47.700.000. Nội dung. Số lớp. Tổng số Chia ra: - Hoạt động tuyên truyền cổ động - Hoạt động văn nghệ quần chúng - Hoạt động học tập cộng đồng: + XMC&GDTTSKBC + PCGD + Chuyên đề chuyển giao KHKT, khuyến nông, khuyến ngư, phát triển kinh tế… Tập huấn Kỹ thuật canh tác cây lúa Hội thảo Nông dược Thuốc Bảo vệ thực vật Hội thảo Nông dược Thuốc Bảo vệ thực vật tại các ấp tại ấp Hội thảo Giống lúa Đài Thơm 8 Mô hình sản xuất lúa cấp xác nhận Mô hình trình diễn sản xuất lúa theo chương trình 1 phải 5 giảm KT canh tác và phòng ngừa bệnh trên cây dưa hấu Mô hình trình diễn kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá lóc (nuôi trong vèo). + Dạy nghề.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tập huấn chương trình 3 giảm 3 tăng về kỹ thuật canh tác cây lúa. 4. 159. 68. 47.700.000. + Dạy ngoại ngữ, tin học + Các hoạt động HTCĐ khác - Hoạt động TDTT - Hoạt động CLB. 0 0 11 6 10 5. 0 0 938 1.360 1.250 843. 0 0 200 580 620 400. 0 0 16.150.000 53.200.000 18.650.000 4.200.000. - Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa - Các hoạt động văn hóa, thể thao khác 2. Dân số và người mù chữ. Tổng số người 2. 1. Dân số trong độ tuổi. Dân tộc TS Nữ. Nữ. 3578. 1684. - 15-25 tuổi. 704. 350. - 26-35 tuổi. 1059. 494. - 36-60 tuổi. 1505. 692. 310. 148. 3202. 1483. - 15-25 tuổi. 704. 350. 100 %. - 26-35 tuổi. 943. 444. 89.05 %. - 36-60 tuổi. 1302. 570. 86.51 %. - Trên 60 tuổi. 253. 119. 81.61 %. 2. 3. Người mù chữ trong độ tuổi. 376. 201. - 15-25 tuổi. 0. 0. 0%. - 26-35 tuổi. 116. 50. 10.95 %. - 36-60 tuổi. 203. 122. 13.49 %. 57. 29. 18,39 %. - Trên 60 tuổi 2. 2. Người biết chữ trong độ tuổi. - Trên 60 tuổi. Tỷ lệ %.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×