Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Luat quoc phong NVQS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.13 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC PHÒNG, LUẬT NVQS,</b>


<b>LUẬT DQTV, PHÁP LỆNH VỀ LỰC LƯỢNG DBĐV, PHÁP LỆNH BẢO VỆ</b>
<b>CƠNG TRÌNH QUỐC PHỊNG VÀ KHU QN SỰ</b>


Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt
Nam đã được khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991, trong các Nghị quyết đại hội Đảng, Nghị
quyết 8 của ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới và được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 cũng như trong toàn bộ hệ thống pháp luật của Nhà nước.


Nội dung chuyên đề này giới thiệu tóm tắt 5 văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh
vực quốc phòng, quân sự: Luật quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự
vệ, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, Pháp lệnh bảo vệ cơng trình quốc phịng
và khu qn sự.


<b>I. TĨM TẮT LUẬT QUỐC PHỊNG</b>
<b>1. Những vấn đề chung:</b>


<i>- Tên gọi của Luật: Luật quốc phòng.</i>


<i>- Năm ban hành: 2005 (Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7</i>
thơng qua ngày 14/6/2005), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2006.


<i>- Giải thích từ ngữ:</i>


Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1- Quốc phịng là cơng cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của tồn dân
tộc, trong đó sức mạnh qn sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nịng


cốt.


2- Nền quốc phịng tồn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây
dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất tồn dân, toàn diện, độc
lập, tự chủ, tự cường.


3- Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy
động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.


4- Khu vực phòng thủ là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa
giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

6- Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống
chiến tranh xâm lược.


7- Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số
địa phương để phục vụ nhiệm vụ quốc phịng.


8- Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có
nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo
lọan nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.


9- Thiết quân lực là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân
đội thực hiện.


10- Giới nhiệm là biện pháp cấm người, phương tiện đi lại và hoạt động vào
những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy
định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.



<i>- Kết cấu của Luật: Gồm 9 chương, 51 điều.</i>


<b>2. Những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng</b>


<b>* Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 11)</b>


Chương này quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; xác định chính
sách quốc phịng, quy định ngun tắc hoạt động quốc phịng, quyền và nghĩa vụ của
cơng dân về quốc phòng, nội dung xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng khu
vực phịng thủ, động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng, kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phịng.


<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>
<b>Điều 4: Chính sách quốc phịng</b>


1- Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam củng cố và tăng cường quốc
phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


2- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời, sử
dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm
mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

4- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận cơng lao và khen
thưởng thích đáng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp củng
cố, tăng cường quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.


Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam


xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.


<b>Điều 5. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng:</b>


1. Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất
của Nhà nước.


2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc của toàn dân tộc và của cả hệ
thống chính trị, trong đó LLVT nhân dân làm nòng cốt.


3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng,
giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.


4. Xây dựng nền kinh tế quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân
gắn với thế trận an ninh nhân dân.


5. Kết hợp với hoạt động an ninh và hoạt động đối ngoại.
<b>Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của cơng dân và quốc phịng.</b>


1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo
dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự,
chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất
nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phịng theo quy định
của Luật này và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.


3. Cơng dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động
làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng nếu bị
thương, tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được


hưởng chế độ chính sách theo quy định của Pháp luật.


<b>Điều 8. Nội dung xây dựng nền quốc phịng tồn dân:</b>


1. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước, xây
dựng thực lực và tiềm lực quốc phịng vững mạnh tồn diện, xây dựng khối đại đồn
kết tồn dân và hệ thống chính trị vững mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3. Thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với công
dân.


4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền quốc phịng tồn dân,
nghiên cứu hồn thiện chiến lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam; phát triển cơng
nghiệp quốc phịng, khoa học, cơng nghệ qn sự; huy động tiềm lực khoa học, công
nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng, đồng thời ứng dụng thành tựu
khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước.


5. Chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng và các điều kiện cần thiết bảo đảm
thực hành động viên quốc phịng trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng
khẩn cấp về quốc phịng.


Nội dung chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phịng do Chính phủ quy định.
6. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh về mọi mặt, tăng cường tiềm lực
QP-AN ở địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo.


7. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với điều
kiện, tính chất hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, các chính sách đối với gia
đình của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.


8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong


phạm vi cả nước.


9. Quản lý Nhà nước về quốc phịng, xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp
luật về bảo vệ Tổ quốc.


<b>Chương II: Lực lượng vũ trang nhân dân (từ Điều 12 đến Điều 18).</b>


Chương này quy định thành phần, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và sử dụng
lực lượng vũ trang, tổ chức và nhiệm vụ của quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, Công
an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.


<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 12: Lực lượng vũ trang nhân dân</b>


1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm quân đội nhân dân, công an nhân dân và
dân quân tự vệ.


2. Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân
dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất
nước.


3. Nghiêm cấm việc thành lập đơn vị vũ trang trái pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1. Lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.


2. Việc sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân và áp dụng biện pháp quân sự


trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo
lệnh của Chủ tịch nước.


3. Trong trường hợp xảy ra thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra,
dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật
tự an tồn xã hội thì việc điều động, sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được thực
hiện theo quy định của Pháp luật về tình trạng khẩn cấp.


4. Khi chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy các đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân không được tự ý điều động, sử dụng người, trang bị, vũ khí của đơn
vị mình để tiến hành các hoạt động vũ trang khơng có trong kế hoạch huấn luyện,
diễn tập sẵn sàng chiến đấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


<b>Điều 14. Quân đội nhân dân</b>


1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng bao gồm : Lực lượng thường trực và lực lượng
dự bị động viên. Lực lượng thường trực của quân đội nhân dân có bộ đội chủ lực và
bộ đội địa phương. Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội
nhân dân, ngày hội quốc phịng tồn dân.


2. Tổ chức phục vụ và chế độ phục vụ của quân đội nhân dân do pháp luật quy
định.


<b>Điều 15. Dân quân tự vệ.</b>


1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng khơng thốt ly sản xuất,
cơng tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa
phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và các
lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng


khu vực phịng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ Đảng,
chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa
phương, cơ sở.


2. Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ phục vụ của dân quân tự vệ do Pháp lệnh Dân
quân tự vệ quy định.


<b>Điều 16. Chỉ huy quân đội nhân dân và dân quân tự vệ</b>


1. Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo
quy định của pháp luật.


2. Bộ trưởng Bộ quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong quân đội nhân dân
và dân quân tự vệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, có trách nhiệm phối hợp với quân đội nhân dân
và dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ quốc phịng.


2. Việc phối hợp giữa cơng an nhân dân với quân đội nhân dân và dân quân tự
vệ btrong thực hiện nhiệm vụ quốc phịng do Chính phủ quy định.


<b>Chương III: Giáo dục quốc phòng (từ Điều 19 đến Điều 21)</b>


Chương này quy định phạm vi, đối tượng, nội dung và trách nhiệm tổ chức
thực hiện giáo dục quốc phòng.


<i><b>Điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 20: Nội dung giáo dục quốc phòng.</b>



1. Giáo dục quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, truyền thống đấu tranh chống
ngoại xâm của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức cảnh
giác trước âm mưu, thủ đọan của các thế lực thù địch chống phá chế độ xã hội chủ
nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và kỹ năng quân sự cần thiết, rèn
luyện thể lực để công dân sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.


3. Bồi dưỡng cho cán bộ công chức và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức
những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự và công tác quản lý nhà nước về quốc
phịng.


<b>Chương IV: Cơng nghiệp quốc phòng (từ Điều 22 đến Điều 25)</b>


Chương này quy định vị trí, nhiệm vụ, nội dung và trách nhiệm quản lý cơng
nghiệp quốc phịng.


<b>Chương V: Phịng thủ dân sự (từ Điều 26 đến Điều 28)</b>


Chương này quy định vị trí, các biện pháp và trách nhiệm tổ chức, quản lý cơng
tác phịng thủ dân sự.


<b>Chương VI. Tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phịng (từ</b>
Điều 29 đến Điều 36)


Chương này quy định về việc tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên,
động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phịng, thiết quân luật, giới
nghiêm và việc bãi bỏ các lệnh nêu trên, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Quốc


phòng an ninh và của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng trong tình trạng chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp về quốc phịng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Chương này quy định nội dung và các biện pháp chủ yếu bảo đảm cho quốc
phịng gồm: Nguồn nhân lực, tài chính, tài sản, thơng tin liên lạc, tun truyền, y tế,
cơng trình quốc phịng và khu qn sự, giao thơng phục vụ quốc phòng.


<b>Chương VIII: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về quốc phòng</b>
(từ Điều 44 đến Điều 49).


Chương này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, bộ
và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân
dân các cấp, trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về
quốc phòng.


<b>Chương IX: Điều khỏan thi hành (Điều 50, Điều 51)</b>


Chương này quy định hiệu lực thi hành Luật kể từ ngày 01/01/2006, Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.


<b>II. TÓM TẮT LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ</b>
<b>1. Những vấn đề chung:</b>


<i>* Tên gọi của Luật: Luật Nghĩa vụ quân sự.</i>


<i>* Năm ban hành: 1981 (ngày 15/4/1960, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ</i>
Cộng hịa thơng qua Luật Nghĩa vụ quân sự; được sửa đổi bổ sung tháng 10-1962 và
tháng 4-1965. Trải qua 16 năm thi hành, ngày 30/12/1981 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội
khóa VII đã thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự mới, được công bố theo Lệnh số
6-LCT/HĐNN ngày 10-1-1982 của Hội đồng Nhà nước.



Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 được sửa đổi, bổ sung 10 Điều ngày
21/12/1990 (Điều 14, 21, 29, 32, 38, 39, 53, 54, 55 và Điều 69 thay Điều 70, 71).
Ngày 21/6/1994 Quốc hội tiếp tục sửa đổi, bổ sung 19 Điều (Điều 10, 14, 17, 19, 21,
23, 24, 25, 26, 29, 40, 42, 51, 52, 53, 55, 56, 61, 64).


Từ ngày 17 đến ngày 25/5/2005 tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa XI đã thơng qua
Luật NVQS với 11 chương, 71 điều. Luật mới sửa đổi 10 điều về nội dung: Điều 12,
16, 14, 22, 24, 29, 37, 39, 52, 53, 23, điều về từ ngữ: Điều 3, 6, 7, 13, 17, 19, 20, 23,
26, 27, 28, 31, 32, 33, 36, 38, 54, 58, 59, 60, 61, 62, 64.


<i>* Kết cấu của Luật: gồm 11 chương 71 điều. </i>


<b>2. Những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.</b>
<b>Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 11).</b>
<i><b>Điều luật cần chú ý là: </b></i>


<b>Điều 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

1. Bỏ từ “giới” trong cụm từ “nam giới” tại các Điều 3, 13, 17, 19, 20, 38; bỏ từ
“giới” trong cụm từ “nữ giới” tại Điều 38.


2. Thay cụm từ “phụ nữ” tại Điều 4 bằng cụm từ “công dân nữ”; thay từ
“người” tại các Điều 20, 26, 31, 58, 59, 60, 62 bằng cụm từ “công dân”; thay từ
“người” trong cụm từ “người sẵn sàng nhập ngũ” tại Điều 61 bằng cụm từ “công dân”


3. Bỏ từ “về” trong cụm từ “Luật về sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam” tại
Điều 6 và Điều 7.


4. Bổ sung cụm từ “( sau đây gọi là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã)” vào sau


cụm từ “Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” tại Điều 17; thay cụm từ
“Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” tại Điều 19 và Điều 61 bằng cụm từ
“Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã”.


5. Thay cụm từ “UBND xã, phường, thị trấn” tại các Điều 23, 36, 54, và 64
bằng cụm từ “UBND cấp xã”.


6. Bổ sung cụm từ “(sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp huyện)” vào sau
cụm từ “ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thuộc tỉnh” tại Điều 19, thay cụm từ “ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” tại các Điều 27, 31, và 32
bằng cụm từ “ủy ban nhân dân cấp huyện”


7. Thay cụm từ “ở điểm 2 và điểm 3 điều luật 29 này” tại Điều 33 bằng cụm từ
“tại điểm b khoản 1, các điểm a, b, c khoản 2 Điều 29 của Luật này”.


<b>Điều 3: </b>


Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này.
<b>Điều 5: Những người không được làm nghĩa vụ quân sự.</b>


1. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước quyền phục
vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân.


2. Người đang bị giam giữ.


<b>Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của HSQ – BS (từ Điều 12 đến Điều 16).</b>
<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 12: Tuổi nhập ngũ </b>



Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ thời bình từ
đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.


<b>Điều 14: Thời gian phục vụ tại ngũ của HSQ – BS</b>


Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của HSQ – BS là 18 tháng


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Điều 16: Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của</b>
HSQ – BS do Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quy định.


Thời gian đào ngũ khơng được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ.


<b>Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ (từ Điều 17 đến</b>
Điều 20)


<i><b>Điều luật cần chú ý là: </b></i>


<b>Điều 19: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách</b>
nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phụ vụ tại ngũ và gọi công dân nhập ngũ.


Tháng 1 hàng năm Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, hiệu trưởng các trường
dạy nghề, các trường trung học, thủ trưởng các cơ quan, người phụ trách các tổ chức
kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải báo cáo danh sách công dân
nam giới đủ 17 tuổi trong năm đó cho Ban CHQS huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.


<b>Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ (từ Điều 21 đến Điều 36).</b>
<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 22: Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm</b>


ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng khơng thể đến đúng thời gian và địa
điểm thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.


<b>Điều 24: </b>


1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự ở cấp mình để
giúp ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự ở địa phương.


2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp được quy định như sau:
a. Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Chủ tịch là Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch
là Chỉ huy trưởng QS, các ủy viên là người phụ trách các ngành, công an, tư pháp, kế
hoạch, lao động – TB&XH, y tế, giáo dục, văn hóa thơng tin, tài chính và đại diện Ủy
ban mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ,
Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.


b. Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, phường, thị trấn gồm Chủ tịch là Chủ tịch
UBND, phó chủ tịch là xã hội trưởng, các ủy viên là người phụ trách các ngành: cơng
an, tư pháp, y tế, tài chính, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh và một số thành viên khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp
quuyết định.


3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể: nghị quyết của
Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng nghị quyết tán thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

1. Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh thi hành NVQS.
2. Đôn đốc kiểm tra công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe,
khám sức khỏe.


3. Đề nghị danh sách cơng dân được gọi nhập ngũ, được tạm hỗn, miễn gọi


nhập ngũ trong thời bình, được miễn làm nghĩa vụ quân sự.


4. Đôn đốc kiểm tra công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn
luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.


5. Đôn đốc kiểm tra các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc chấp hành
chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện làm nghĩa vụ quân sự
ở địa phương.


<b>Điều 29.</b>


1. Những cơng dân sau đây được tạm hỗn gọi nhập ngũ trong thời bình:


a. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức
khỏe.


b. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình khơng
cịn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động


c. Có anh chị em ruột là HSQ – BS đang phục vụ tại ngũ.


d. Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ cơng chức, viên chức
được điều động đến làm việc ở những vùng nói trên.


đ. Đang nghiên cứu cơng trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.


e. Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên
nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định.



g. Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu.


Hàng năm những cơng dân trong diện tạm hỗn gọi nhập ngũ quy định tại
khoản này phải được kiểm tra, nếu khơng cịn lý do tạm hỗn thì được gọi nhập ngũ.


2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ thời bình:
a. Con liệt sỹ, thương binh hạng 1, con bệnh binh hạng 1.
b. Một người anh hoặc em trai của liệt sỹ


c. Một con trai của thương binh hạng 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập
ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển
chọn gọi nhập ngũ.


4. Chính phủ quy định cụ thể vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo, vùng đặc
biệt khó khăn.


<b>Điều 30: Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo</b>
danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quy định thì
được miễn làm nghĩa vụ qn sự.


<b>Điều 36: Trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng</b>
các cơ quan, xí nghiệp . . . .đón quân nhân xuất ngũ trở về.


<b>Chương V: Việc phục vụ của HSQ – BS dự bị (từ Điều 37 đến Điều 44)</b>
<i><b>Điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 37: </b>



Hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị được chia thành quân nhân dự bị hạng 1 và quân
nhân dự bị hạng 2.


Quân nhân dự bị hạng 1 gồm 1 HSQ và binh sỹ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn
hoặc trên hạn định, HSQ-BS xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ trên 6
tháng, HSQ và binh sỹ đã trãi qua chiến đấu, nam quân nhân dự bị hạng 2 đã qua
huấn luyện tập trung đủ 6 tháng.


Quân nhân dự bị hạng 2 gồm HSQ và binh sỹ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã
phục vụ tại ngũ dưới 6 tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi trở lên
được chuyển sang ngạch dự bị, công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy
định tại Điều 4 của Luật này.


<b>Điều 38: Hạn tuổi phục vụ của HSQ và binh sỹ ở ngạch dự bị: Nam đến hết 45</b>
tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.


<b>Điều 39: </b>


Căn cứ vào độ tuổi, HSQ và binh sỹ dự bị ở mỗi hạn được chia thành 2 nhóm:
Nhóm A: Nam đến hết 35 tuổi, nữ đến hết 30 tuổi.


Nhóm B: Nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
<b>Chương VI: Việc phục vụ của QNCN (từ Điều 45 đến Điều 48)</b>
<i><b>Điều luật cần chú ý là:</b></i>


Điều 46: HSQ và binh sỹ hết hạn phục vụ tại ngũ hoặc ở ngạch dự bị, có trình
độ chun mơn kỹ thuật, nếu có thể được nhận làm quân nhân chuyên nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Những điều luật cần chú ý là: </b></i>



<b>Điều 52: Quân nhân chuyên nghiệp dự bị, HSQ-BS dự bị trong thời gian tập</b>
trung huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, bản thân và gia đình được
hưởng chế độ chính sách do Chính phủ quy định.


Khoản 3 Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:


“3. Từ tháng thứ 19 trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện
hưởng hàng tháng, từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm
hiện hưởng hàng tháng”


<b>Điều 54: Quyền lợi của gia đình HSQ và binh sỹ tại ngũ.</b>


1. Bố hoặc vợ được tạm miễn tham gia lao động cơng ích trong những trường
hợp gia đình thực sự khó khăn và được UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận.


2. Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính
sách chung của Nhà nước; được miễn viện phí khi khám bệnh và chữa bệnh tại các
Bệnh viện của Nhà nước.


3. Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà
nuo71c được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.


<b>Điều 56:</b>


1. Hạ sỹ quan và binh sỹ phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định, khi
xuất ngũ về địa phương được chính quyền các cấp giải quyết ưu tiên trong tuyể sinh,
tuyển dụng hoặc trong việc sắp xếp việc làm.


2. Hạ sỹ quan và binh sỹ trước lúc nhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế


nào thì khi xuất ngũ, cơ quan, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm tiếp nhận lại. Nếu cơ
quan, cơ sở cũ đã giải thể, bị đóng cửa hoặc phá sản thì cơ quan cấp trên trực tiếp có
trách nhiệm giải quyết việc làm.


Trường hợp cơ quan cấp trên cũng đã giải thể hoặc khơng có cơ quan cấp trên
trực tiếp thì cơ quan lao động – thương binh xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì
phối hợp với cơ quan nhà nước khác, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội để giải
quyết việc làm; thực hiện chế độ, chính sách cho HSQ-BS nói trên theo quy định của
pháp luật về lao động và các lĩnh vực khác có liên quan.


3. Hã sỹ quan và binh sỹ trước lúc nhập ngũ đã tốt nghiệp các trường dạy nghề,
trung học chuyên nghiệp hoặc cao đằng, đại học nhưng chưa được phân phối công tác
thì khi xuất ngũ được ưu tiên phân phối cơng tác và được miễn chế độ tập sự.


4. Hạ sỹ quan và binh sỹ trước lúc nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường
dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học thì khi xuất ngũ được vào
học ở các trường đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 58: Đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành</b>
tại nơi họ cư trú theo 2 cấp.


1. Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban CHQS xã, phường, thị trấn phụ trách
2. Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban CHQS huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.


<b>Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên</b>
<b>cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên (từ Điều 63 đến Điều 68)</b>



<b>Chương X: Việc xử lý các vi phạm (Điều 69)</b>
<b>Chương XI: Điều khoản cuối cùng (Điều 70, 71)</b>


<b>III. TÓM TẮT LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ</b>


Ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 12, đã thông qua Luật DQTV
số 43/2009/QH12 với số biểu quyết cao. Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 20/2009-CTN
ngày 04/12/2009 về việc cơng bố Luật DQTV. Để bảo đảm Luật có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2010, Ban soạn thảo đã chỉ đạo cơ quan thường trực soạn thảo các Nghị định
của Chính phủ, Thơng tư BQP, Thông tư liên bộ để triển khai, thực hiện Luật
DQTV.Toàn bộ Luật và văn bản dưới Luật gồm có: Luật số 43, 02 Nghị định của
Chính phủ, 26 Thơng tư của BQP và liên Bộ, 03 Quyết định của Chính phủ, BQP và Bộ
GD&ĐT.


Luật dân quân tự vệ gồm 9 Chương, 66 Điều., tên gọi “ Luật dân quân tự vệ”
- Tên gọi này được thể hiện trong Điều 46 Hiến pháp nước CHXHCNVN quy
định: “Nhà nước CHXHCNVN xây dựng QĐND chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, xây dựng lực lượng DBĐV, DQTV hùng hậu...”.


- Khoản 1 Điều 12 Luật Quốc phòng quy định: “ LLVT của nước CHXHCNVN
gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ”. Nghị định 29/HĐBT
<b>ngày 29/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ</b>
<b>DQTV, ngày 09/01/1996 ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa IX ban hành Pháp lệnh</b>
<b>về dân quân tự vệ , ngày 29 tháng 4 năm 2004 ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa</b>
<b>XI ban hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 đều đặt tên là</b>
Pháp lệnh Dân quân tự vệ.


<b>Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 16) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

ngày truyền thống của lực lượng DQTV. Trong Chương này Luật giao cho Bộ Quốc


phòng hướng dẫn 02 nội dung trong Điều 11 và 15.


1. “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Luật này quy định về nghĩa vụ tham gia DQTV; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của
DQTV; chế độ, chính sách đối với DQTVvà trách nhiệm quản lý nhà nước về DQTV


Điều 2. Đối tượng áp dụng


1. Công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức của Việt Nam.


2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hồ
XHCN VN có liên quan đến tổ chức và hoạt động của DQTV.”


<b>Điều 2. Thành phần của dân quân tự vệ </b>


1. Dân quân tự vệ gồm: DQTV nòng cốt và DQTV rộng rãi.
* Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:


a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ biển;


d) Dân qn tự vệ phịng khơng, pháo binh, cơng binh, trinh sát, thơng tin,
phịng hóa, y tế. (không gọi là DQTV binh chủng mà gọi trực tiếp…)


* DQTV rộng rãi : bao gồm công dân trong độ tuổi (Nam từ 18-45; Nữ từ 18-40)
chưa tham gia DQTV; DQTV nong cốt đã hoàn thành nghĩa vụ và DBĐV chưa biên
chế vào đơn vị DBĐV.



Điều 8. Nhiệm vụ của dân quân tự vệ


Luật DQTV quy định DQTV có 6 nhiệm vụ,( Pháp lệnh DQTV năm 1996 qui
định 4 nhiệm vụ ; pháp lệnh năm 2004 qui định 5 nhiệm vụ) Luật tăng 01 nhiệm vụ và
được quy định tại nhiệm vụ thứ 5 là : Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự
và diễn tập.


05 nhiệm vụ còn lại được quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn và sát với yêu cầu các
nhiệm vụ của dân quân tự vệ.


<b>Điều 9. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTVtrong thời bình</b>


Cơng dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết
40 tuổi có nghĩa vụ tham gia DQTV; nếu tình nguyện tham gia DQTV thì có thể đến
50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTVnòng cốt là 04 năm.


2. Căn cứ tình hình thực tế, tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực
hiện nghĩa vụ tham gia DQTVnịng cốt có thể được kéo dài; đối với dân quân không
quá 02 năm, đối với tự vệ và chỉ huy đơn vị DQTV có thể được kéo dài hơn nhưng
không quá độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật.( Tức là không quá 45 tuổi đối với
nam và không quá 40 tuổi đối với nữ)


3. CT UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài thời
hạn thực hiện nghĩa vụ DQTV nòng cốt quy định tại khoản 2 Điều này.”


<b>Điều 11. Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nịng cốt </b>


1. Cơng dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào DQTV


nòng cốt:


a) Lý lịch rõ ràng;


b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, PLuật của Nhà nước;
c) Đủ sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV.


2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định ở trên có khả năng hoạt động trên biển được
tuyển chọn vào DQTV biển.


<b>Điều 12. Tạm hỗn, miễn, thơi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia</b>
<b>DQTV nòng cốt trong thời bình .</b>


1. Tạm hỗn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV nòng cốt 05 trường hợp:
a) Phụ nữ có thai hoặc ni con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;


b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;


c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, QNCN-HSQCS đang phục vụ trong Quân đội nhân
dân hoặc Công an nhân dân;


d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;


đ) Người đang học ở trường phổ thông, TCCN, trung cấp nghề, cao đẳng, cao
đẳng nghề, đại học và học viện.


2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV nòng cốt cho 03 trường hợp:


a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một
hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/


dioxin khơng cịn khả năng lao động;


b) QNDB đã được xếp vào đơn vị DBĐV


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này,
nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt ( tức là người có
vợ hoặc chồng đang cơng tác trong Qn đội và Công An; hoặc lao động duy nhất...)


4. Thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong 02 trường hợp:


a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân
tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;


b) Hồn cảnh gia đình khó khăn đột xuất khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ
tham gia DQTV.


5. Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hỗn,
miễn và thơii trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV nòng cốt.”


<b>Điều 15. Ngày truyền thống của dân quân tự vệ</b>


1. Ngày 28 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của DQTV.


2. Bộ trưởng BQP hướng dẫn tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của DQTV
3. UBND các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kỷ niệm
ngày truyền thống của DQTV.


<b>Chương II</b>


<b>Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị, của DQTV nịng cốt ( gồm 15 điều, từ</b>


<b>Điều 17 đến Điều 31)</b>


Chương này quy định về: nguyên tắc tổ chức, biên chế, trang bị vũ khí; Quy mơ,
tổ chức DQTV, chức vụ chỉ huy, Ban CHQS các cấp; trang phục, sao mũ, phù hiệu,
giấy chứng nhận DQTV, nơi làm việc, con dấu của Ban CHQS thẩm quyền thành lập,
giải thể BanCHQS Bộ, ngành Trung ương, tổ chức CHQS cơ sở và đơn vị DQTV;
thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ Ban CHQS Bộ, ngành Trung ương; vũ khí,
cơng cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của DQTV. Trong chương này có 6 nội dung
Luật giao cho Chính phủ quy định và giao cho Bộ Quốc phòng hướng dẫn 4 nội dung.


<b>CHƯƠNG III</b>


<b> ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN CÁN BỘ VÀ HUẤN LUYỆN DQTV</b>
<b>NÒNG CỐT </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Luật quy định về đào tạo cán bộ Ban CHQS xã; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ; giáo
dục chính trị, pháp luật và huấn luyện DQTV. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và
huấn luyện DQTV trong tình trạng khẩn cấp về quốc phịng, tình trạng chiến tranh;
diễn tập, hội thi, hội thao lực lượng DQTV. Trong chương này Nghị định
58/2010/NĐ-CP gồm 5 điều Chính phủ hướng dẫn “các điều 26: Mục tiêu, yêu cầu,
hình thức cơ sở đào tạo”. “Điều 27: Bồi dưỡng cán bộ DQTV”. Điều 28: Tập huấn
cán bộ”, “Điều 29: Huấn luyện chiến sĩ DQTV”, “ Điều 30 : Đăm bảo vật chất huấn
luyện” , Luật này cũng giao cho BQP hướng dẫn 5 điều: 32, 33, 34,35,36.


<b>CHƯƠNG IV</b>


<b> HOẠT ĐỘNG CỦA DQTV NÒNG CỐT</b>
<b>(GỒM 8 ĐIỀU, TỪ ĐIỀU 37 ĐẾN ĐIỀU 44)</b>


Chương này luật giao chính phủ quy định hướng dẫn 3 điều 40, 41,42 và BQP


quy định hướng dẫn 2 điều 37,38


<b>CHƯƠNG V</b>


<b> CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DQTV</b>


<b> (gồm 9 điều, từ điều 43-51) Luật giao cho chính phủ quy định và hướng dẫn 4</b>
điều 45, 46, 48 và 51


<b>CHƯƠNG VI </b>
<b> KINH PHÍ BẢO ĐẢM</b>


<b>(gồm 5 điều, từ Điều 52 đến Điều 56) giao Chính phủ quy định hướng dẫn</b>
<b>chi tiết 1 điều 52</b>


Bao gồm: Nguồn kinh phí, nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phịng, nhiệm vụ chi của
địa phương, nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức; việc lập dự toán, chấp hành và quyết
toán ngân sách.


<b>CHƯƠNG VII</b>


<b>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ</b>
<b>(gồm 5 điều, từ Điều 57 đến Điều 61)</b>


Luật quy định các vấn đề: nội dung quản lý Nhà nước về DQTV; trách nhiệm
của Chính phủ, BQP, cơ quan quân sự các cấp; trách nhiệm của các bộ, ngành,
HĐND ,UBND các cấp; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.


<b>CHƯƠNG VIII</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Quy định về việc tổ chức phong trào thi đua, đối tượng được khen thưởng, trách
nhiệm của cơ quan quân sự các cấp; đối tượng phải xử lý vi phạm kỷ luật; hình thức kỷ
luật đối với cán bộ, chiến sỹ, tổ chức DQTV.


<b>Chương IX</b>


<b>Điều khoản thi hành (gồm 2 điều, từ Điều 65 đến Điều 66)</b>


Quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010 và pháp lệnh Dân quân tự
vệ số 19/2004/PL-UBBTVQH11 hết hiệu lực.


Giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.
<b>IV. TÓM TẮT PHÁP LỆNH VỀ LỰC LƯỢNG DBĐV</b>
<b>1. Những vấn đề chung:</b>


<i>* Tên gọi của Pháp lệnh: Pháp lệnh về lực lượng DBĐV</i>
<i>* Năm ban hành: 1996</i>


<i>* Kết cấu của Pháp lệnh: gồm 7 chương 37 điều</i>


<b>2. Những nội dung cơ bản của pháp lệnh về lực lượng DBĐV</b>
<b>Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6)</b>
<b>Chương này quy định: </b>


- Mục đích xây dựng lực lượng DBĐV: Để bổ sung tăng cường lực lượng
thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu (điều 1)


- Lực lượng DBĐV gồm:


+ Quân nhân dự bị: Gồm SQDB, QNCN dự bị và HSQ-BS dự bị



+ Phương tiện kỹ thuật: phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên
lạc, y tế và một số loại phương tiện khác (điều 2)


<b>Chương 2: Xây dựng lực lượng dự bị động viên (từ Điều 7 đến Điều 16).</b>
<b>Chương này quy định: </b>


- Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV và nhiệm vụ bảo đảm hậu
cần trang bị kỹ thuật tài chính trong việc xây dựng và huy động lực lượng DBĐV cho
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (điều 10).


- Việc xây dựng lực lượng DBĐV, đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, chế độ
thủ tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực
lượng thường trực của quân đội và chỉ tiêu xây dựng lực lượng DBĐV của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp (điều 7, 12)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Chương này quy định:</b>


- Những trường hợp lực lượng DBĐV được huy động:


+ Bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên
hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh.


+ Tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu
bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục
bộ.


- Thẩn quyền huy động lực lượng DBĐV khi có lệnh tổng động viên hoặc động
viên cục bộ và trong chiến tranh (Điều 19)



<b>Chương 4. Chế độ chính sách, kinh phí xây dựng và huy động lực lượng</b>
<b>DBĐV (từ Điều 24 đến Điều 27)</b>


Chương này quy định về chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị khi tham
gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra SSĐV, SSCĐ quy định về nguồn kinh phí xây dựng
và huy động lực lượng DBĐV.


<i><b>Điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 25: Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị DBĐV có quy mơ tổ</b>
chức từ tiểu đội hoặc tương đương trở lên, hàng quý được hưởng khoản phụ cấp trách
nhiệm quản lý đơn vị bằng hệ số so với lương tối thiểu như sau:


- Tiểu đội trưởng: 0,25
- Trung đội trưởng: 0,30
- Phó đại đội trưởng: 0,35
- Đại đội trưởng: 0,40
- Phó tiểu đồn trưởng: 0,45
- Tiểu đồn trưởng: 0,50
- Phó trung đoàn trưởng: 0,55
- Trung đoàn trưởng: 0,60


<b>Chương 5. Quản lý nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng DBĐV</b>
(từ Điều 28 đến Điều 32).


Chương này quy định nội dung trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
và cơ quan quân sự địa phương, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội về lực
lượng DBĐV, trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng và huy
động lực lượng DBĐV trong phạm vi cả nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Cá nhân, tổ chức có thành tích trong xây dựng và huy động lực lượng DBĐV
được khen thưởng theo chế độ của nhà nước (Điều 33)


- Người vi phạm gây thiệt hại trong xây dựng và huy động lực lượng DBĐV
tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật (Điều 35)


<b>Chương 7. Điều khoản thi hành (Điều 36, 37)</b>


Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày cơng bố (ngày 21/01/1996)


<b>V. PHÁP LỆNH BẢO VỆ CƠNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ.</b>
<b>1. Những vấn đề chung:</b>


<i>* Tên gọi của Pháp lệnh: Pháp lệnh bảo vệ cơng trình quốc phòng và khu quân</i>
sự


<i>* Năm ban hành: 1994</i>


<i>* Kết cấu: Gồm 5 chương, 20 điều</i>
<b>2. Những nội dung cơ bản.</b>


<b>Chương 1: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5)</b>


Chương này đề cập đến khái niệm cơng trình quốc phòng và khu quân sự, trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế và mọi công
dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ cơng trình quốc phòng
và khu quân sự.



<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>
<b>Điều 2.</b>


Cơng trình quốc phịng là các cơng trình được xây dựng, các địa hình và địa vật
tự nhiên được cải tạo và xác định nh8àm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ
quốc.


Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích
qn sự.


<b>Điều 4: Cơng trình và khu qn sự phải được quy hoạch và sử dụng một cách</b>
hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả.


Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng cơng trình kinh tế, dân sinh có ảnh hưởng
đến cơng trình quốc phịng và khu qn sự, thì phải có ý kiến của cơ quan quản lý
cơng trình quốc phịng, khu qn sự và được phép của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của Chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 6: Cơng trình quốc phịng và khu qn sự được cấp có thẩm quyền xác</b>
định địa giới. Tùy theo tính chất của cơng trình quốc phịng và khu qn sự mà cấp có
thẩm quyền quy định có khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn.


<b>Điều 7: căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng cơng trình quốc phịng và khu</b>
qn sự được phân loại và có quy chế bảo vệ chặt chẽ đối với từng loại. Việc bảo vệ
cơng trình quốc phịng và khu qn sự phải bảo đảm bí mật an tồn, cường độ và tuổi
thọ cho từng cơng trình; giữ gìn cơng trình theo u cầu thiết kế và luận chứng kinh tế
kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các thiết bị vật tư chuyên dùng của cơng trình quốc phịng


và khu qn sự.


<b>Điều 8: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hoặc phối hợp</b>
bảo vệ các cơng trình quốc phịng và khu qn sự trong địa phương mình theo quy
định của Chính phủ. Các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp bảo vệ các cơng
trình quốc phịng và khu qn sự do mình quản lý sử dụng.


Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải có kế
hoạch phối hợp bảo vệ thường xun các cơng trình quốc phịng và khu quân sự,
không để hư hỏng, xuống cấp hoặc sử dụng sai mục đích.


<b>Chương 3. Quản lý nhà nước bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu qn</b>
<b>sự (từ Điều 11 đến Điều 14)</b>


Chương này quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Quốc phịng, Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an), các bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
UBND các cấp về bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu qn sự.


<b>Chương 4: Khen thưởng và xử lý vi phạm (từ Điều 15 đến Điều 18).</b>


Chương này quy định việc khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích
trong việc quản lý bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu quân sự và xử lý kỷ luật phạt
hành chính hoặc sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vi phạm
pháp luật về quản lý bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu qn sự.


<i><b>Những điều luật cần chú ý là:</b></i>


<b>Điều 15: Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc quản lý bảo vệ cơng trình</b>
quốc phịng và khu qn sự thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.



Người tham gia quản lý bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu qn sự mà bị hy
sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tài sản thì được giải quyết
theo chính sách, chế độ của Nhà nước.


<b>Điều 16: Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ các cơng trình quốc</b>
phịng và khu qn sự thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×