ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TIẾN VIỆT
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ
QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ
THỐNG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TIẾN VIỆT
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ
QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ
THỐNG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. GVC. LÊ VĂN BÍNH
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn này chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu nghiên cứu, ví dụ, trích
dẫn, diễn giải trong Luận văn này được đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Tôi cũng xin cam đoan đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Tôi viết Lời Cam Đoan này và kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
bảo vệ luận văn theo kế hoạch.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Tiến Việt
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG
RỬA TIỀN
1.1
Vấn đề cơ bản về rửa tiền
7
1.1.1.
Khái niệm rửa tiền
7
1.1.2
Các hình thức rửa tiền
11
1.1.3.
Chu trình rửa tiền
16
1.2.
Ảnh hƣởng tiêu cực của rửa tiền
17
1.2.1
Rửa tiền ảnh hƣởng tiêu cực đối với hệ thống tài chính, tiền tệ
và toàn bộ kinh tế
17
1.2.2
Rửa tiền là nguyên nhân làm gia tăng tội phạm và gây ra
những bất ổn về kinh tế, xã hội
19
1.3.
Hoạt động phòng chống rửa tiền trên thế giới
19
1.3.1
Các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực tham gia hoạt
động phòng chống rửa tiền
19
1.3.1.1. Liên Hợp Quốc
19
1.3.1.2. Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF
22
1.3.1.3. Các tổ chức khu vực FSRBs
23
1.3.1.4 Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng
25
1.3.1.5. Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế
26
1.3.2
Thực tiễn hoạt động phòng chống rửa tiền trên thế giới
26
Chƣơng 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ,
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT
NAM VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ
THỐNG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
2.1.
Pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về phòng chống rửa tiền
32
2.1.1
Pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế
32
2.1.2
Pháp luật của một số quốc gia về phòng chống rửa tiền
35
2.1.2.1 Luật phòng, chống rửa tiền tại Mỹ
35
2.1.2.2 Luật phòng, chống rửa tiền tại Anh
39
2.1.2.3 Luật phòng, chống rửa tiền tại Singapore
41
2.1.2.4 Pháp luật của các nước khác trong khu vực
44
2.1.3
Pháp luật về phòng, chống rửa tiển của Việt nam
44
2.1.3.1 Văn bản pháp luật liên quan đến PCRT của Việt Nam
44
2.1.3.2 Nội dung các quy định pháp luật liên quan trực tiếp hoạt động
45
PCRT của Việt Nam
2.2.
Quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền liên quan đến
hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt nam
52
2.3
Nhận biết rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm
55
2.3.1.
Các dấu hiệu nhận biết rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp
bảo hiểm
55
2.3.2.
Những yêu cầu cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với các
doanh nghiệp bảo hiểm
58
2.4.
Thực tiễn công tác phòng chống rửa tiền của các doanh
nghiệp bảo hiểm
59
2.4.1.
Đối với việc xây dựng sản phẩm
60
2.4.2.
Đối với công tác thẩm định, phát hành hợp đồng
61
2.4.3.
Đối với hoạt động phân phối bảo hiểm
63
2.4.4
Đối với hoạt động chi trả quyền lợi bảo hiểm
64
2.4.5
Tuân thủ quy định kiểm tra, báo cáo PCRT theo quy định của
pháp luật Việt Nam
64
2.4.6.
Áp dụng hệ thống kiểm tra, báo cáo về PCRT theo tiêu chuẩn
quốc tế
Chƣơng 3. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ
66
XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
3.1.
Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động PCRT của
các doanh nghiệp bảo hiểm
69
3.2.
Giải pháp về phía Nhà nƣớc
74
3.3.
Các giải pháp về phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên
ngành
75
3.4.
Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm
76
KẾT LUẬN CHUNG
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC VÀ BIỂU MẪU
90
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
APG
Nhóm Châu Á/Thái Bình Dƣơng về chống rửa tiền
FATF
Lực lƣợng đặc nhiệm Tài chính quốc tế
INTERPOL
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
IAIS
Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế
NHNN
Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
PCRT
Phòng chống rửa tiền
TTKB
Tài trợ khủng bố
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU MẪU
Trang
Bảng
2.1. Bảng thống kê văn bản pháp luật liên quan đến
phòng, chống rửa tiền của Việt Nam
90
Biểu mẫu 2.2. Mẫu Giấy Yêu Cầu Bảo Hiểm của Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ Aviva Việt Nam
95
Biểu mẫu 2.3. Mẫu Giấy Yêu Cầu Bảo Hiểm của Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ FWD
96
Biểu mẫu 2.4. Mẫu Giấy Yêu Cầu Bảo Hiểm của Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ PREVOIR
97
Biểu mẫu 2.5 Mẫu Bản Kế Hoạch Tài Chính của Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ Aviva Việt Nam
98
Biểu mẫu 2.6. Mẫu Phiếu Yêu Cầu Giải Quyết Quyền Lợi Bảo hiểm
của Công ty BHNT Aviva Việt Nam
99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc nhu cầu và sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng tài chính, có
nhiều lĩnh vực hoạt động tài chính, đầu tƣ đặc thù mà hệ thống ngân hàng
không thể bao quát hết, do đó cần phải có các tổ chức tài chính phi ngân hàng
khác nhƣ các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán và các
quỹ đầu tƣ thực hiện. Với đặc thù của mình, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần làm đa
dạng hóa các dịch vụ tài chính, phân tán rủi ro, thúc đẩy cạnh tranh và huy
động các nguồn vốn, các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ để đầu tƣ lại nền kinh tế.
Tại Việt Nam, so với hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh bảo
hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ tuy còn khá mới nhƣng đã có bƣớc phát
triển rất nhanh chóng. Cho đến thời điểm tháng 06 năm 2017, toàn thị trƣờng
có 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 18 công ty bảo hiểm nhân thọ đang
hoạt động (trong đó có 17 công ty bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài với hơn 480 ngàn đại lý đang phục vụ gần 7 triệu hợp đồng bảo hiểm,
tổng số vốn mà các công ty bảo hiểm đầu tƣ lại nền kinh tế là hơn 162,672 tỷ
đồng) [30]. Hiện tại các công ty bảo hiểm nhân thọ đang cung cấp cho thị
trƣờng hơn 400 loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau, chủ yếu là các sản phẩm
tích lũy đầu tƣ, sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm hƣu trí. Tính đa dạng, linh
hoạt của các sản phẩm, dịch vụ của các công ty bảo hiểm là một lợi thế kinh
doanh, tuy nhiên đây cũng là đích nhắm và có thể là phƣơng tiện trung gian
cho hoạt động rửa tiền. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã phát
triển rất nhanh trong những năm qua, tuy nhiên hệ thống pháp luật, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, kỹ năng quản lý về phòng chống rửa tiền mới đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện. Do vậy, rủi ro bị tội phạm lợi dụng rửa tiền qua
hệ thống các doanh nghiệp này là hiện hữu.
1
Hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố đã và đang có những chiều hƣớng
gia tăng làm ảnh hƣởng tiêu cực đến danh tiếng, sự an toàn của hệ thống tài
chính của mỗi quốc gia, là nguyên nhân làm gia tăng tội phạm và có thể gây
mất ổn định về kinh tế - chính trị cho mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Với mong muốn đóng góp ý kiến vào công tác phòng chống rửa tiền nói
chung và công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm
tại Việt Nam nói riêng, đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc
gia về phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm” đƣợc
tác giả chọn để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có các đề tài nghiên cứu về PCRT nói
chung hoặc trong các lĩnh vực cụ thể nhƣ:
+ “So sánh quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và quy định của
Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về tội rửa tiền” - Luận văn
Thạc sĩ luật học của tác giả Giang Thị Thảo đƣợc bảo vệ tại Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016;
+ “Lý luận và thực tiễn về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực hải
quan” - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Linh đƣợc
bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015;
+ “Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự Việt nam
trên cơ sở kinh nghiệm Quốc tế” - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả
Trần Văn Tuân đƣợc bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2013.
Ngoài ra, đã có những chuyên đề phân tích, hƣớng dẫn các biện pháp
phòng, chống rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng và tổ chức tài chính phi
ngân hàng nhƣ:
2
+ “Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố”
của tác giả Paul Allan Schott đƣợc nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà
Nội xuất bản năm 2007;
+ Sổ tay hƣớng dẫn phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng
bố dành cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng do Ngân hàng Phát triển
Châu á (ADB) đã ban hành năm 2016 (tên tiếng Anh là The Hanbook on
Anti-Money Laundering and Combating the financing of terrorism for
nonbank financial institutions);
+ “Những thủ đoạn và phương thức rửa tiền chủ yếu” của tác giả
Trịnh Thanh Huyền và Nguyễn Thị Mai - Viện Đào tạo quốc tế, Học
viện Tài chính đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 23/04/2015;
+ "Khung pháp luật về phòng, chống rửa tiền và những vấn đề đặt
ra” của PV.Tạp chí Tài chính đăng trên Tạp chí Tài chính ngày
17/10/2016; và các bài viết đăng trên các tạp chí, tạp chí điện tử khác mà
tác giả xin đƣợc trình bày cụ thể hơn trong các chƣơng tiếp sau của luận
văn này.
Các công trình nghiên cứu trong từng lĩnh vực nêu trên ở mức độ khác
nhau đã nghiên cứu đƣợc tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
về hoạt động PCRT. Các nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc đánh giá về sự phát triển
tích cực, cũng nhƣ những bất cập, tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam
về hoạt động PCRT và đã đƣa ra các kiến nghị để tháo gỡ vƣớng mắc, bất cập
và tồn tại đó.
Tuy nhiên, hiện chƣa tìm thấy một đề tài nào nghiên cứu độc lập về pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống
doanh nghiệp bảo hiểm.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về PCRT
nhằm hệ thống lại những lý luận cơ bản, nguyên tắc và yêu cầu có liên quan
đến hoạt động PCRT.
Đánh giá tổng quan về thực trạng, những khó khăn, bất cập và những ƣu
điểm của pháp luật quốc tế, của Việt Nam về PCRT đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm.
Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cƣờng thực
thi pháp luật và cơ chế hợp tác PCRT qua hệ thống các doanh nghiệp bảo
hiểm tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc
gia và hệ thống pháp luật của Việt Nam về hoạt động phòng chống rửa tiền qua
hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là xem xét hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam về phòng chống rửa tiền qua hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm
tại Việt Nam với khung thời gian thu thập số liệu, tài liệu để nghiên cứu bắt
đầu từ 2000 (Luật kinh doanh bảo hiểm đƣợc ban hành) cho đến tháng 6 năm
2017.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật cũng nhƣ hoạt động PCRT ở Việt Nam nói chung và hoạt
động PCRT trong hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể nhƣ tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, đối chiếu.
4
Thêm vào đó, tác giả cũng phối hợp sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể khác nhƣ tham khảo, tham vấn, khảo sát hoạt động phòng, chống
rửa tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để có đƣợc kết quả nghiên cứu đầy
đủ, tin cậy và có tính áp dụng trong thực tiễn.
6. Những điểm mới của đề tài
Rửa tiền, phòng chống rửa tiền không còn là khái niệm mới đối với các
tổ chức ngân hàng tại Việt nam. Tuy nhiên, đối với các tổ chức tài chính phi
ngân hàng khác nhƣ công ty bảo hiểm; công ty tài chính; công ty chứng
khoán và các quỹ đầu tƣ, ... thì việc áp dụng và thực thi pháp luật về PCRT
vẫn còn hạn chế, vƣớng mắc, đặc biệt là đối với các tổ chức có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài nhƣ các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Trên thực tế
cần có sự hợp tác và có cơ chế thực thi, giám sát đồng bộ, có tính chất toàn
cầu về phòng, chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ hệ
thống ngân hàng (Ngân hàng Thế giới - WB, Ngân hàng phát triển Châu Á –
ADB, và các ngân hàng khu vực khác..). Do vậy, trong đề tài nghiên cứu
này, ngoài việc hệ thống lại các vấn đề chung về PCRT, tác giả sẽ kiến nghị
các giải pháp về cơ chế hợp tác quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về
PCRT qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ. Đây là một vấn đề mà hiện chƣa tìm thấy trong một đề tài nào
nghiên cứu độc lập nào.
7. Kết quả nghiên cứu của đề tài
Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ chuyên sâu và
tƣơng đối toàn diện về pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về hoạt
động PCRT qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm.
Luận văn sẽ đánh giá đƣợc tình hình thực hiện, những khác biệt trong hệ
thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về PCRT. Luận văn cũng sẽ
5
đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cƣờng hiệu quả
thực thi pháp luật và cơ chế hợp tác phòng chống rửa tiền nói chung và phòng
chống rửa tiền qua hệ thống các doanh nghiệp bảo tại Việt Nam nói riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu thành 3 Chƣơng:
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về phòng chống rửa tiền.
Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế, của một số quốc gia và pháp
luật của Việt Nam về phòng chống rửa tiền qua hệ thống
doanh nghiệp bảo hiểm.
Chương 3: Những khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh
nghiệp bảo hiểm.
6
CHƢƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN
1.1. Vấn đề cơ bản về rửa tiền
1.1.1. Khái niệm rửa tiền
Rửa tiền theo cách hiểu chung nhất và đƣợc thừa nhận rộng rãi đó là
“Hành vi che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do tội phạm mà
có, nhằm hợp pháp hóa tiền, tài sản đó”. Tuy các tổ chức quốc tế và các
quốc gia có những cách định nghĩa khác nhau về tội rửa tiền, nhƣng có thể
thấy sự khác nhau này chủ yếu trên cơ sở mức độ mở rộng tội phạm nguồn
của tội rửa tiền.
Theo Công ƣớc của Liên Hợp quốc về chống buôn lậu ma túy tổng hợp
và các chất hƣớng thần năm 1988 (sau đây viết tắt là “Công ƣớc Viên 1988”)
[32, Điều 3, khoản b], hoạt động rửa tiền bao gồm các hành vi sau:
“b) (i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó
thu đƣợc từ bất kỳ hành vi phạm tội từ việc buôn bán ma túy bất
hợp pháp; hoặc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích
che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản; hoặc
giúp bất kỳ ngƣời nào có dính líu vào hành vi phạm tội nhƣ vậy
trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó; hoặc
(ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm,
chuyển nhƣợng, chuyển quyền sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó
thu đƣợc từ hoạt động phạm tội từ việc buôn bán ma túy bất hợp
pháp nhƣ nêu trên”.
Định nghĩa về tội rửa tiền và hành vi rửa tiền nêu trên đƣợc hầu hết các
tổ chức quốc tế và các quốc gia tán thành, áp dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi
của mình, Công ƣớc Viên 1988 chỉ quy định, điều chỉnh các tội phạm liên
quan đến việc buôn bán bất hợp pháp ma túy, nhƣng trên thực tế tội phạm
7
nguồn của tội rửa tiền thì rất đa dạng nhƣ: bắt cóc tống tiền, tham nhũng, trốn
thuế, buôn bán vũ khí trái phép,…
Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia (sau đây viết tắt là “Công ƣớc Palermo 2000”) quy định hành vi rửa tiền
tƣơng tự nhƣ Công ƣớc Viên 1998 nhƣng đã theo hƣớng mở rộng tội phạm
nguồn đối với tội rửa tiền, theo đó “bất kỳ một hành vi phạm tội nào dẫn đến
việc làm phát sinh những tài sản có thể trở thành đối tượng của hành vi phạm
tội hợp pháp hoá tài sản do phạm tội mà có” sẽ thuộc tội phạm nguồn của tội
rửa tiền [33, Điều 6, khoản 1].
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (tên tiếng Anh: International
Criminal Police Organization, viết tắt là INTERPOL), một tổ chức liên chính
phủ đƣợc thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1923 tại Viên có định nghĩa về rửa
tiền đó là “bất kỳ hành động hoặc hành động cố gắng nào để che giấu hoặc
ngụy trang danh tính của khoản thu nhập bất hợp pháp để chúng dường như
xuất phát từ nguồn hợp pháp” [53].
Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính quốc tế (tên tiếng Anh: Financial
Action Task Force, viết tắt là “FATF”), một tổ chức liên chính phủ đƣợc
thành lập bởi Bộ trƣởng của các nƣớc thành viên tại Hội nghị thƣợng đỉnh G7
tổ chức tại Paris năm 1989, có đƣa ra định nghĩa về rửa tiền nhƣ sau: “...Rửa
tiền là việc xử lý những khoản tiền để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của
nó.” [54]
Quỹ tiền tệ Quốc tế (tên tiếng Anh: International Moneytary Fund, viết tắt
là “IMF”), đƣợc biết đến nhƣ một quỹ đƣợc hình thành tại một hội nghị của Liên
hợp quốc tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1944. Tại
hội nghị đó, 44 quốc gia đã cố gắng xây dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế để
tránh lặp lại việc cạnh tranh dẫn đến sự phá giá đã góp phần vào cuộc đại suy
thoái những năm 1930. Hiện nay IMF gồm 189 quốc gia thành viên (Chính
8
quyền Sài gòn gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Năm 1976, nƣớc CHXHCN
Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt Nam cho tới nay). Mục
tiêu của IMF là nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, đảm bảo ổn định tài
chính, tạo thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng trƣởng
kinh tế bền vững và giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng là một trong
những tổ chức đi đầu trong hoạt động PCRT và chống TTKB. IMF định nghĩa về
rửa tiền nhƣ sau:“Rửa tiền là việc xử lý tài sản được tạo ra bởi hoạt động tội
phạm để che giấu mối liên hệ giữa quỹ và nguồn gốc bất hợp pháp của nó”. [55]
Ở Việt Nam, khái niệm rửa tiền đƣợc quy định tại Luật phòng, chống rửa
tiền số 07/2012/QH13 (sau đây gọi tắt là “Luật PCRT”); Thông tƣ liên tịch số
09/2011/TTLT-BCA-BQP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011
của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nƣớc, Viện kiểm sát Nhân
dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có và tội rửa tiền, sau đây gọi tắt là “Thông
tƣ liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC”;
và Luật hình sự sửa đổi số 12/2017/QH14, sửa đổi bổ sung một số điều của luật
hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây viết tắt là “Bộ luật hình sự 2017”). Cụ thể:
Luật PCRT [14, Điều 4, khoản 1] quy định: “1. Rửa tiền là hành vi của
tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà
có, bao gồm:
a) Hành vi đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm
trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc
tài sản do phạm tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản
đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”
9
Bộ luật hình sự 2017 [24, Điều 324, khoản 1] quy định các hành vi của
tội rửa tiền bao gồm:
“a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân
hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp
của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để
biết là do ngƣời khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ
sở để biết là do ngƣời khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào
việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá
trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình
phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do ngƣời khác
phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm nêu trên
đối với tiền, tài sản biết là có đƣợc từ việc chuyển dịch, chuyển
nhƣợng, chuyển đổi tiền, tài sản do ngƣời khác thực hiện hành vi
phạm tội mà có”.
Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQPNHNNVN-VKSNDTC-TANDTC [10, Điều 1, khoản 1, khoản 2] thì:
“1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do ngƣời
phạm tội có đƣợc trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví
dụ: tài sản chiếm đoạt đƣợc, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do ngƣời
phạm tội có đƣợc từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có đƣợc
trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy, ô tô,
nhà đất có đƣợc từ việc dùng tiền tham ô để mua).
2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ
chứng minh biết đƣợc tài sản có đƣợc trực tiếp từ ngƣời thực hiện
10
hành vi phạm tội hoặc có đƣợc từ việc mua bán, đổi chác bằng tài
sản có đƣợc trực tiếp từ ngƣời thực hiện hành vi phạm tội”.
Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQPNHNNVN-VKSNDTC-TANDTC [10, Điều 3, khoản 1] thì hành vi của tội
rửa tiền:
“1. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính,
ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản nhằm
che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản là việc thực hiện,
hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua ngƣời khác để thực hiện, hỗ trợ
thực hiện một trong các hành vi dƣới đây nhằm che giấu nguồn gốc
bất hợp pháp của tiền, tài sản đó:
a) Gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng;
m) Tiến hành các hoạt động bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm
liên quan đến các khoản đầu tƣ khác;
n) Những hoạt động nhằm tạo sự chuyển đổi, chuyển dịch
hoặc thay đổi quyền sở hữu đối với tiền, tài sản của cá nhân, cơ
quan, tổ chức”
Nhƣ vậy có thể thấy khái niệm rửa tiền dù có sự khác nhau nhƣng vẫn
xoay quanh bản chất của hoạt động rửa tiền đó là các hành vi nhằm che đậy
nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do tội phạm mà có và nhằm hợp
pháp hóa tiền, tài sản đó.
1.1.2. Các hình thức rửa tiền
Cùng với sự phát triển đa dạng của hoạt động kinh tế và mức độ toàn cầu
hóa trong các hoạt động giao dịch, thƣơng mại thì các hình thức, thủ đoạn rửa
tiền cũng ngày càng biến đổi đa dạng, tinh vi và phức tạp. Các hình thức, thủ
đoạn rửa tiền chủ yếu thƣờng đƣợc tội phạm sử dụng và thực hiện gồm:
11
- Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt hoặc chuyển đổi sang các công
cụ thanh toán khác, hoặc vận chuyển tiền qua biên giới: Đây là phƣơng thức
rửa tiền truyền thống và chủ yếu của tội phạm. Tội phạm rửa tiền nộp tiền mặt
vào ngân hàng và đề nghị mua các công cụ tiền tệ có thể chuyển nhƣợng
đƣợc, hoặc đổi từ đồng tiền nƣớc này sang đồng tiền của nƣớc khác. Ví dụ:
mua séc, mua thẻ tín dụng không ghi danh, đổi từ đồng tiền của các quốc gia
nơi tội phạm có đƣợc tiền sang các đồng tiền giá có trị sử dụng rộng rãi nhƣ
đồng bảng Anh, đô la Mỹ, đô la Úc,.. và ngƣợc lại.
Đây là phƣơng pháp phổ biến, dễ thực hiện, tuy nhiên phƣơng pháp này
cũng có những hạn chế đó là số lƣợng không lớn và dễ bị phát hiện.
- Rửa tiền thông qua việc mua các tài sản có giá trị và có tính thanh
khoản cao như vàng, bạc, kim cương, đá quý: Đây là những tài sản nhỏ gọn,
có giá trị lớn, dễ mua bán, dễ vận chuyển, tuy nhiên cũng chung hạn chế với
phƣơng pháp nêu trên là về số lƣợng và dễ bị phát hiện.
- Rửa tiền thông qua các hoạt động vui chơi giải trí có thưởng
(Casino): Tội phạm rửa tiền sử dụng tiền mặt để mua, đổi sang các thẻ (chip,
sèng) để chơi hoặc sử dụng các máy chơi cho phép sử dụng tiền mặt. Sau đó
họ có thể chuyển đổi điểm hoặc sèng, chíp thành các công cụ thanh toán khác
nhƣ séc, tiền mặt hoặc tiền quy đổi đƣợc chuyển vào tài khoản ngân hàng hợp
pháp. Do hiện nay các sòng bạc (Casino) cũng phải thực hiện nghiêm ngặt
các biện pháp PCRT nhƣ yêu cầu khách hàng kê khai nguồn gốc, xây dựng
hạn mức và chỉ cho phép những đối tƣợng nhất định tham gia nên hình thức
rửa tiền này cũng không dễ dàng để thực hiện. Ví dụ:
Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/1/2017 về kinh doanh casino quy
định:
“Điều 11. Đối tượng được phép chơi tại Điểm kinh doanh casino:
12
1. Người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có
hộ chiếu nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài cấp,
giấy thông hành còn giá trị và nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
2. Các đối tƣợng quy định tại khoản 1 Điều này phải là ngƣời có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt
Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi, nội quy Điểm kinh
doanh casino của doanh nghiệp và các quy định tại Nghị định này”.
- Rửa tiền thông qua các giao dịch thương mại: Hình thức này thƣờng có
sự cấu kết, thông đồng với các cá nhân, doanh nghiệp tại quốc gia mà tội phạm
rửa tiền nhắm tới bằng cách sử dụng các hợp đồng thƣơng mại, dịch vụ để che
đậy các giao dịch giả tạo; hoặc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn với giá trị thấp
hơn hay cao hơn giá trị thực của hàng hóa; hoặc đƣa hàng hóa qua nhiều quốc
gia, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau để che giấu nguồn gốc của tài sản và giao
dịch.
- Rửa tiền thông qua hệ thống tổ chức tín dụng “đen”: Đây là hệ thống
“ngân hàng ngầm” đƣợc xây dựng bởi các tổ chức có quy mô, mạng lƣới rộng
lớn khắp thế giới. Tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố rất ƣa thích hình thức
này vì tính nhanh, gọn về thủ tục, chi phí hợp lý và khó phát hiện bởi kỷ luật
khắt khe của tổ chức tội phạm. Không chỉ ở các nƣớc đang phát triển mà ngay
tại các quốc gia, các khu vực phát triển trên thế giới cũng phải đối mặt với sự
phát triển bất hợp pháp của hệ thống tín dụng “đen” này.
Theo bài viết trên báo điện tử Anh Ninh Thủ Đô“Rủi ro từ ngân hàng
ngầm” đăng ngày 03/10/2014: “Trong báo cáo công bố ngày 1-10 tại trụ sở ở
New York (Mỹ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lo ngại cho rằng “ngân hàng
ngầm” (Shadow banking hay còn gọi là “tín dụng đen”) đang bùng phát
mạnh trong hệ thống tài chính toàn cầu và sự thiếu vắng cơ chế quản lý phù
13
hợp đang tạo ra mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính.
Theo IMF, hiện có hơn 70.000 tỷ USD trên thế giới đang được điều khiển bởi
các “ngân hàng ngầm”, tăng khá mạnh so với con số khoảng 67.000 tỷ USD
mà Ủy ban Ổn định tài chính của Anh đưa ra cách đây 2 năm...
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới song Mỹ cũng là nước có hệ thống
“ngân hàng ngầm” lớn nhất toàn cầu với tổng giá trị vào khoảng 15.00025.000 tỷ USD, gấp đôi khối lượng tài sản của các ngân hàng chính thống.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đứng thứ hai với 13.500-22.500
tỷ USD, tương đương khoảng 60% tổng tài sản của các ngân hàng thông
thường; Nhật Bản đứng thứ ba với 2.500-6.000 tỷ USD; các thị trường mới
nổi khoảng 7.000 tỷ USD...” [52].
- Rửa tiền thông qua việc mua chuộc hối lộ quan chức: Đây là cách rửa
tiền gián tiếp để đổi lấy mối quan hệ, thông tin, các dự án ƣu tiên, các ƣu đãi
đầu tƣ và các nguồn tài nguyên của quốc gia (đất đai, du lịch, dự trữ khoáng
sản, kim loại quý ..), từ đó hợp pháp hóa thu nhập có đƣợc từ việc khai thác
các nguồn tài nguyên đó, hoặc mua chuộc, hối lộ trực tiếp để hợp thức hóa
tiền có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích, mất
đi một phần số tiền để phần còn lại đƣợc hợp pháp hóa.
- Rửa tiền thông qua các hoạt động đầu tư: Hình thức này có thể đơn
giản là gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, hoặc phức tạp hơn là mua
bán bất động sản, hoặc thành lập các doanh nghiệp đầu tƣ tài chính, sản xuất,
hoặc mua cổ phẩn, cổ phiếu của các doanh nghiệp.
Hình thức này thƣờng nhắm đến các thị trƣờng của các nƣớc đang phát
triển, ƣu tiên thu hút vốn đầu tƣ lớn nhƣng hệ thống quản lý về tài chính, ngân
hàng và pháp luật vẫn còn yếu kém.
- Rửa tiền thông qua việc thành lập hoặc sử dụng các Công ty cung cấp
các dịch vụ tư vấn: Đây là hình thức rửa tiền khá tinh vi vì đƣợc hỗ trợ và
14
thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, thuế và pháp luật. Rửa tiền đƣợc thực hiện thông qua việc
sử dụng các hợp đồng dịch vụ tƣ vấn thuế, tƣ vấn pháp luật, tƣ vấn giải pháp
nhân sự, quản trị doanh nghiệp,… thƣờng các hợp đồng này có giá trị rất lớn
nhƣng thực tế không có hoạt động tƣ vấn nào đƣợc thực hiện. Hình thức này
thƣờng đƣợc thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ mà các dịch vụ nêu
trên đƣợc ƣu đãi hoặc miễn thuế thu nhập hay còn đƣợc nhắc đến với cụm từ
“thiên đƣờng thuế”.
- Rửa tiền thông qua việc lập các quỹ từ thiện: Mục đích của hình thức
này là tránh sự theo dõi, kiểm soát của cơ quan quản lý về nguồn gốc tài sản
bởi trên thực tế các nhà tài trợ có thể đóng góp dƣới hình thức “ẩn danh” và
nhỏ lẻ. Thông qua hình thức này những khoản tiền rải rác đến từ các nguồn
khác nhau sẽ đƣợc tập hợp, hợp pháp hóa và chuyển đến các địa chỉ mà tội
phạm mong muốn.
- Rửa tiền thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm: Hình thức này đƣợc
thực hiện thông qua việc mua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị tích
lũy, giá trị đầu tƣ và những sản phẩm đóng tiền bảo hiểm một lần có giá trị
lớn sau đó hủy hợp đồng để nhận lại các giá trị hợp đồng bảo hiểm đó qua tài
khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền cho bên thứ ba. (Phần này xin đƣợc trình
bày chi tiết hơn ở chƣơng 2 luận văn).
Trên đây chỉ là các hình thức rửa tiền điển hình, thƣờng gặp chứ không
bao gồm tất cả các hình thức mà tội phạm rửa tiền thực hiện. Tuy vậy, một
cách tổng quan có thể thấy các hình thức rửa tiền đều có những điểm chung là
tội phạm tận dụng những thiếu hụt, yếu kém trong hệ thống pháp luật; những
yếu kém trong quản lý của hệ thống tài chính, ngân hàng và mức độ quan
tâm, cơ chế đấu tranh với hoạt động rửa tiền của mỗi quốc gia và các quốc gia
trong từng khu vực cũng nhƣ trên toàn thế giới.
15
1.1.3. Chu trình rửa tiền
Mục đích của hoạt động rửa tiền là che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của
tiền “bẩn” có đƣợc từ các “tội phạm nguồn” nhƣ bắt cóc tống tiền, tham
nhũng, trốn thuế, buôn bán trái phép ma túy, vũ khí,… Để đạt đƣợc mục đích
đó, tội phạm rửa tiền thƣờng thực hiện các hình thức rửa tiền (nhƣ đã nêu tại
mục 1.1.2) qua một chu trình rửa tiền gồm ba giai đoạn gồm: (i) Sắp đặt, chạy
chỗ (viết tiếng Anh là “Placement”); (ii) Sắp lớp, phân tán (viết tiếng Anh là
“Layering”); và (iii) Hòa nhập, quy tụ (viết tiếng Anh là “Integration”) để
biến tiền, tài sản bất hợp pháp thành những đồng tiền hoặc tài sản có vẻ bề
ngoài hợp pháp.
(i)
Giai đoạn sắp đặt, chạy chỗ: đây là giai đoạn đầu tiên của chu
trình rửa tiền, ở giai đoạn này tội phạm rửa tiền tìm cách đƣa các khoản tiền,
tài sản có nguồn gốc tội phạm vào hệ thống tài chính hợp pháp để chuẩn bị
thực hiện bƣớc tiếp theo. Tội phạm có thể chia các khoản tiền lớn thành các
khoản tiền nhỏ và gửi vào các tài khoản khác nhau tại một ngân hàng, hoặc
nhiều tài khoản của các ngân hàng khác nhau. Tội phạm cũng có thể thực hiện
việc đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác hoặc mua bán các công cụ
thanh toán khác nhƣ mua chứng khoán, đổi séc, trái phiếu vô danh.
(ii) Giai đoạn sắp lớp, phân tán: đây là giai đoạn thứ hai của chu trình
rửa tiền, ở giai đoạn này các khoản tiền đã đƣợc đƣa vào hệ thống tài chính
hợp pháp sẽ đƣợc chia nhỏ, dịch chuyển qua lại giữa các ngân hàng, giữa các
quốc gia nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền, tài sản
đó. Tội phạm có thể sử dụng những khoản tiền đó để mua lại chứng khoán,
đổi séc mua hợp đồng bảo hiểm, chuyển tiền điện tử đến các ngân hàng khác,
hoặc chuyển tiền đến các quỹ từ thiện trá hình, hoặc thanh toán tiền cho hàng
hóa, dịch vụ cho các công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ giả tạo.
16