Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vu Thi HuongDHTHBK4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.91 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ĐỀ BÀI : TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG MỚI TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Giáo viên :Th.s Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên : Vũ Thị Hương Lớp: Đại học tiểu học B – k4 MSSV : 1141070105. Năm học : 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lời mở đầu Trong bốn tuần kiến tập vừa qua, em đã học hỏi và trải ngiệm được rất nhiều cái mới, được tham dự những tiết dự giờ , được làm quen với cách giảng dạy cũng như cách đứng lớp , xử lí các tình huống xảy ra trên lớp.Cùng với sự lỗ lực chính bản thân và không thể thiếu đó là sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của ban giám hiệu cũng như các thầy cô trong trường tiểu học Nguyễn An Ninh đã giúp em hoàn thành được đợt kiến tập này một cách tốt đẹp . Qua những tiết dự giờ của các thầy cô em đã học tập, rút ra nhiều kinh nghiệm qua đó biết được sự thiếu sót của mình để có thể lên một tiết dạy hoàn chỉnh hơn. Mỗi thầy cô có một cách dạy khác nhau, cách tổ chức bài khác nhau, phân chia lớp khác nhau nhưng đều có chung một mục đích đó là giúp cho học sinh nắm bắt, tiếp thu kiến thức trong bài một cách nhanh và hiệu quả nhất . Dưới đây là ý tưởng tổ chức một bài dạy của em trong môn hoc vần lớp 1 bài : ăng – âng ( tiết 1 ). Nội dung ý tưởng : I/ Mục tiêu : -HS đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. -Đọc được từ ứng dụng: rặng dừa, vầng trăng, phẳng lặng, nâng niu II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên: -power point -Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt. -Tranh và các từ ứng dụng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Học sinh: -Sách tiếng việt, bảng, vở tập viết,bộ đồ dùng tiếng việt III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Ôn lại kiến thức cũ :Trò chơi ‘mèo uống sữa’ - Có 12 chén sữa chứa các từ đã học trong tiết trước và 4 con mèo , chia lớp thành 2 đội mỗi đội có 6 chén sữa và 2 con mèo ( 2 con mèo chứa 2 vần đã học ) ,lần lượt 4 bạn của 2 đội lên gắn các chén sữa vào con mèo có vần tương ứng , đội nào gắn nhanh và đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. - Dưới lớp nhận xét , tìm những từ ứng dụng đã học trong bài trước, mở rộng tìm những từ khác với những từ của cô, cho học sinh đọc lại các từ vừa tìm được. - GV nhận xét , tuyên dương. = > Giúp cho học sinh nhận diện cũng như biết thêm được những từ khác ngoài những từ ứng dụng có trong sgk, phát triển tính tư duy, phân tích, suy nghĩ của các em, giúp tiết học diễn ra thêm sinh động , vui tươi, HS tiếp thu bài dễ hơn. 2/ Bài mới : - Giới thiệu bài : ăng – âng, ghi tựa. 1) Dạy vần ăng. - Vần ăng do mấy âm ghép lại, âm nào đứng trước, âm nào đứg sau ? – vần ăng do 2 âm ghép lại, âm ă đứng trước, âm ng đứng sau. – cá nhân. - So sánh ong/ăng. - Giống : cùng kết thúc bằng âm ng, khác : vần ăng bắt đầu bằng âm ă. - học sinh cài vần ăng, giáo viên cùng cài. - Luyện đánh vần vần ăng – cá nhân, đồng thanh. - Đọc trơn vần ăng – cá nhân, đồng thanh. - Có vần ăng rồi muốn ghép được tiếng măng thì phải làm sao ? – thêm âm m đứng trước vần ăng. - Học sinh cài tiếng măng, giáo viên cùng cài. - Luyện đánh vần tiếng măng – cá nhân, đồng thanh. - Đánh vần m-ăng-măng đọc thành tiếng gì ? - măng - Đọc trơn tiếng măng – cá nhân, đồng thanh. - Xem măng tre thật, đặt câu hỏi : đây là gì ? – măng tre. – chốt : qua đây cô có từ măng tre..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giảng từ măng tre là chồi non của cây tre. - Luyện đọc măng tre. – cá nhân, đồng thanh. - Đọc trơn lại cột vần ăng – cá nhân, đồng thanh. 2) Dạy vần âng. - Khai thác tranh nhà tầng, đặt câu hỏi tranh vẽ gì ? – nhà tầng - giảng từ: nhà tầng là toàn nhà cao có nhiều tầng. – Chốt nhà tầng – viết bảng. - Đọc trơn nhà tầng. – đồng thanh. - Đặt câu hỏi. - nhà tầng có mấy tiếng, đó là những tiếng nào ? – có 2 tiếng, tiếng nhà đứng trước và tiếng tầng đứng sau. - Tiếng nào các em đã học rồi ? – tiếng nhà. - Trong tiếng tầng có âm và dấu nào em đã học rồi – âm T và dấu huyền. - Chốt : Vậy cô sẽ dạy các em vần âng. - Đặt câu hỏi : vần âng do mấy âm ghép lại ? âm nào đứng trước âm nào đứng sau ? – vần âng do 2 âm ghép lại, âm â đứng trước, âm ng đứng sau. - So sánh vần âng – ăng. – Giống: đều kết thúc bằng âm ng. khác: vần âng bắt đầu bằng âm â. - học sinh cài vần âng – Giáo viên cùng cài. - Luyện đánh vần vần âng – cá nhân, đồng thanh. - Đọc trơn vần âng – cá nhân, đồng thanh. - Có vần âng muốn cài tiếng tầng làm như thế nào ? – Thêm âm T trước vần âng, dấu huyền trên âm â. - Cài tiếng tầng – Giáo viên cùng cài. - Luyện đánh vần tiếng tầng – cá nhân, đồng thanh. - T-âng-tâng-huyền-tầng đọc thành tiếng gì ? – tầng. - Đọc trơn tiếng tầng.- cá nhân, đồng thanh. - Đọc từ nhà tầng. – cá nhân, đông thanh. - Đọc lại cột vần âng. – cá nhân, đồng thanh. - Đọc lại 2 cột vần. – cá nhân, đồng thanh. - => Sử dụng nhiều dụng cụ học tập sẽ làm cho học sinh thêm phần hứng thú, tránh trường hợp HS cảm thấy nhàm chán không muốn học , có thể sử dụng kỹ năng sống vào những bức hình để học sinh có thể hiểu hơn về đời sống, cách đi ngược sẽ làm cho HS tang hứng thú với bài học tránh bị dập khuôn nhàm chán - Giải lao : hát bài hát ‘ lớp chúng ta đoàn kết ’.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Luyện viết bảng con: hướng dẫn học sinh cách nối nét, độ cao, điểm đặt bút dừng bút, yêu cầu viết đúng vần, từ: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Viết vần ăng: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 một chút, viết con chữ a cao 2 ô li, điểm dừng bút của a cũng là điểm bắt đầu của chữ n, viết liền nét chữ n độ cao 2 ô li, nối nét viết chữ g cao 5 ô li, dừng bút ở đường kẻ thứ 2, nhấc bút viết dấu mũ ngược trên chữ a. – nhận xét 1 bảng – xoay bảng đọc. - Viết từ măng tre: + Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ m, nối nét viết con chữ a, liền nét viết con chữ n, nối nét viết con chữ g, dừng bút ở đường kẻ thứ 2, nhấc bút đặt dấu mũ ngược trên con chữ a, khoảng cách 1 con chữ o, đặt bút viết con chữ t, liền nét viết con chữ r, liền nét viết con chữ e, dừng bút ở dưới đường kẻ thứ 2. – nhận xét 1 bảng. – xoay bảng đọc. + Trong từ măng tre con chữ nào cao 5 ô li, con chữ nào cao 3 ô li, con chữ nào cao hơn 2 ô li ? – chốt. - Viết vần âng: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 một chút, viết con chữ a, liền nét viết con chữ n, nối nét viết con chữ g, dừng bút ở đường kẻ thứ 2, nhấc bút viết dấu mũ trên chữ a. – nhận xét 1 bảng – xoay bảng đọc. - Viết từ nhà tầng: + Đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ n, liền nét viết con chữ h, nối nét viết con chữ a, dừng bút ở đường kẻ thứ 2, nhấc bút viết dấu huyền trên con chữ a, khoảng cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ thứ 2 viết con chữ t, nối nét viết con chữ a, liền nét vét con chữ n, nối nét viết con chữ g, dừng bút ở đường kẻ thứ 2, nhấc bút đặt dấu phụ từ trái sang phải, dấu gạch ngang chữ t, dấu mũ trên con chữ a và dấu huyền. – nhận xét 1 bảng. – xoay bảng đọc. + Đặt câu hỏi: trong chữ nhà tầng có những con chữ nào cao 5 ô li, con chữ nào cao 3 ô li, những con chữ còn lại cao bao nhiêu ô li ? Hoạt động 4 : Đọc từ ứng dụng - Trò chơi : ‘ Lợp mái cho nhà ’.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cách chơi : GV treo 6 bức tranh tương ứng với 6 ngôi nhà lên bảng, truyền xuống cho học sinh 6 thẻ từ tương ứng với 6 mái nhà của 6 bức tranh trên bảng , khi đó GV sẽ bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài hát , HS vừa hát vừa chuyển thẻ từ . khi kết thúc bài hát bạn nào cầm thẻ từ lên lợp mái cho nhà ( lưu ý mỗi 1 HS chỉ cầm 1 thẻ từ , 6 thẻ từ tương ứng với 6 bạn ) - GV nhận xét, tuyên dương. -HS nêu 4 từ ứng dụng có trong bài. -HS gạch chân những tiếng chứa vần ăng – âng vừa mới học - Hs đọc lại các từ ứng dụng vừa được chơi. => Qua trò chơi không chỉ giúp cho học sinh nhận biết được những từ ứng dụng có trong bài mà biết thêm được những từ khác ngoài sgk , phát triển tính tư duy , phân tích, tập trung suy nghĩ một cách hiệu quả,. 3/ Củng cố -Dặn dò : - Chơi trò chơi nhìn tranh đoán vật . + Gv đưa ra 8 ô số từ 1 đến 8 tương ứng với 8 bức hình và từng yêu cầu trong mỗi bức hình ( điền vần, điền tiếng , điền từ ). + HS chọn số theo ý thích và trả lời yêu cầu đươc đặt ra trong ô số. + GV nhận xét , tuyện dương, phát quà - Đọc lại bài vừa học. - Về nhà tìm nhựng từ có chứa vần ăng – âng. - Xem trước bài mới.  Thay vì cho HS đọc lại bài sẽ dẫn tới nhiều HS không chú ý, không nhớ bài được lâu , GV cho học sinh chơi trò chơi để có thể vừa kết hợp nhắc lại bài học tạo cho HS cảm giác không chán nản, mệt mỏi sau 1 tiết học,.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> tạo không khí vui vẻ sau khi kết thúc tiết học, làm cho các em có hứng thú với những tiết học tiếp theo. => Trong tiết học cần tạo không khí vừa học vừa chơi ,việc chơi đan xen viêc học sẽ giúp cho cả giáo viên lẫn học sinh đều có cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ, tiết học diễn ra một cách thoải mái , không bị áp đặt gò bó. Giáo viên dễ truyền đạt kiến thức , học sinh có thể tiếp thu được kiến thức một cách tích cực và hiệu quả nhất. Mặt khác giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, hòa đồng hơn. Nhất là đối với lứa tuổi tiểu học khi mà tính tập trung tư duy , suy nghĩ chưa được cao thì cách dạy vừa học vừa chơi là lựa chọn hiệu quả cho giáo viên.. Trên đây là ý tưởng bài dạy của cá nhân em sau bốn tuần đi kiến tập thu lượm đươc . Có gì sai sót mong thầy chỉ bảo nhiều hơn cho em . Em xin cảm ơn ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×