Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 72 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đánh giá theo Thông tư 22 Môn Toán Dương Minh Thành Trường Đại học Sư phạm TPHCM. TPHCM, 15/11/2016.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đánh giá học sinh tiểu học. Đánh giá Đánh giá là gì? Các phương pháp dùng để kiểm tra, chẩn đoán, thẩm định, kiểm chứng mức độ thu nhận, sự tiến bộ, hiệu suất học tập và rèn luyện của một học sinh (HS) hoặc một nhóm HS về nhiều khía cạnh: kiến thức, sự hiểu biết, kĩ năng, phẩm chất, thái độ, ý thức, tình cảm, … dựa trên nhiều nguồn chứng cứ được thu thập bằng những cách thức đánh giá khác nhau (theo TGAT)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đánh giá học sinh tiểu học. Điều 3. Mục đích đánh giá 1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ... 2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học ... 3. Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện ... 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ....
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đánh giá học sinh tiểu học. Điều 4. Yêu cầu đánh giá - vì sự tiến bộ của HS: đánh giá không phải để xếp hạng, để phân loại thành các nhóm HS riêng biệt; mà để có thông tin, từ đó có cách hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ HS. - coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng: mang lại điều tích cực tốt hơn sự tiêu cực..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đánh giá học sinh tiểu học. Điều 4. Yêu cầu đánh giá - giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng quan trọng là tạo cơ hội, tạo môi trường để giúp HS phát huy. - kịp thời, công bằng, khách quan sự công tâm từ GV..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đánh giá học sinh tiểu học. Điều 6. Đánh giá thường xuyên • Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện theo tiến trình nội dung các môn học. • Cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. • Đánh giá qua việc quan sát, lắng nghe, hỏi đáp, phiếu bài tập, bảng hỏi, qua việc tham gia cùng học sinh, ....
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đánh giá thường xuyên. Đánh giá thường xuyên như thế nào? • Dùng lời nói về cái làm được, chưa làm được, cách sửa chữa • Viết nhận xét (khi cần thiết) Chú ý: - Có thể kết hợp sử dụng kí hiệu, biểu tượng mang tính chất đánh giá: ngôi sao, bông hoa, phiếu bé ngoan, mặt cười, dấu hỏi, … thay cho ý nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đánh giá thường xuyên. Đánh giá thường xuyên như thế nào? - Có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, nụ cười, cau mày, gật đầu hoặc biểu hiện khích lệ, … thay cho ý muốn nói. - Ghi chú trên vở hoặc sản phẩm của học sinh, ngay tại chỗ sai (nếu cần thiết). - Nên kèm theo từ ngữ, điệu bộ thể hiện cảm xúc (nhưng tránh từ ngữ tiêu cực).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đánh giá thường xuyên. Quan sát • Quan sát quá trình • Quan sát sản phẩm Một số nội dung quan sát: • Quan sát biểu hiện hành vi của HS • Quan sát sự tương tác của HS • Quan sát bài làm, sản phẩm của HS. www.ncca.biz.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đánh giá thường xuyên. Quan sát Một số chú ý: • Quan sát phải diễn ra một cách tự nhiên; • Quan sát là một kĩ năng mà giáo viên phải tập và tiến hành thường xuyên • Trong quá trình quan sát, hãy nhìn một cách tổng thể • Quan sát cần có mục đích và mục tiêu cụ thể; • Cần chú ý tới những học sinh đặc biệt • Nên kèm theo ghi chép • ….
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đánh giá thường xuyên. Hỏi đáp • GV hỏi về những kiến thức, quy tắc mà HS đã học nhằm hỗ trợ cho việc học kiến thức, quy tắc mới. • GV hỏi về những hiểu biết và kinh nghiệm có được của học sinh. Học sinh trả lời nhằm mục đích chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm cho bạn bè. Ví dụ học sinh có thể kể về một địa danh mà em đó đã từng tham quan hay một loại trái cây mà em đó đã từng ăn..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đánh giá thường xuyên. Hỏi đáp • Giáo viên xem học sinh giải quyết bài toán và đề nghị học sinh giải thích tại sao. • Giáo viên cho học sinh tự nhận xét một vấn đề nào đó và đề nghị cách để cải thiện vấn đề đó tốt hơn. • Giáo viên có thể đưa một tình huống khác với tình huống đang có và đề nghị học sinh đưa ra phương án giải quyết.. .
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đánh giá thường xuyên. Hỏi đáp Một số chú ý: - Giáo viên phải tỏ ra biết lắng nghe và quan tâm, chú ý. - Coi trọng ý kiến của HS và tôn trọng HS, tránh thể hiện cảm xúc thất vọng - Giáo viên không thể hiện quan điểm lấn át hoặc đặt các câu hỏi dồn ép.. Hình ảnh trong bộ phim “Ba chàng ngốc”.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đánh giá thường xuyên. Hỏi đáp -. Câu chữ và câu hỏi phải thực sự dễ hiểu. Nhiều câu hỏi có tính gợi mở vẫn tốt hơn một câu hỏi khó. GV và HS khác không được cười nhạo HS đang trả lời, Câu trả lời sai vẫn được xem là một câu trả lời nghiêm túc..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? • Dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng trong môn Toán: biết so sánh – so sánh được, biết sử dụng – sử dụng được, nhận diện được, biết đọc, biết viết, biết đếm, cộng được, trừ được, hiểu được, trình bày được, phân tích được, … • Cấp độ cao thì có thể dùng: so sánh thành thục, nhận diện nhanh, cộng thành thạo, sắp xếp linh hoạt, … • Nên viết theo cách tiếp cận năng lực (những gì HS làm được, không làm được) thay vì viết theo cách tiếp cận nội dung (những gì học sinh nhớ được). • Chú ý câu chữ dễ hiểu. Riêng học sinh lớp 1 thì nên dùng biểu tượng, hình vẽ vui nhộn..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? Tên bài Ôn tập các số đến 100 (trang 3) – Lớp 2. Đánh giá thường xuyên (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng) 1. Nội dung nhận xét: Đếm, đọc, viết các số đến 100. Số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có): - Biết đếm, đọc, viết (đúng, thành thạo) các số đến 100. Nhận biết chính xác số có một chữ số, số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số, có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. - Chưa nhận biết được số liền trước; em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị thì được kết quả là số liền trước. Hoặc nếu em viết số liền nhau: 22, 23, 24, 25, 26 thì bên trái số 24 là số 23, số 23 số liền trước của số 24 (23 = 24 - 1)..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? Tên bài. Đánh giá thường xuyên (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng). 1. Nội dung nhận xét : Ôn tập các - Viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. số đến - So sánh các số trong phạm vi 100. 100 (trang 4) – Lớp 2 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có): - Viết đúng (thành thạo) số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Chưa so sánh được 45 và 54 (HS cho rằng 45 > 54); em nghĩ lại xem số 45 có số hàng chục là bao nhiêu (4), số 54 có số hàng chục là bao nhiêu (5) và hãy so sánh các số hàng chục đó (4 và 5) để cho kết quả đúng.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? Tên bài. Đánh giá thường xuyên (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng). 1. Nội dung nhận xét : Số hạng – - Số hạng, tổng; Phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Tổng (trang 5) – - Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100. Lớp 2 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có): - Nhận biết được số hạng, tổng của phép cộng. - Viết chưa chuẩn câu lời giải trong bài giải bài toán: Trong thư viện có 25 học sinh trai và 32 học sinh gái. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh trong thư viện? (Thư viện có tất cả số học sinh là:) Cần có thêm từ Trong”để có “Trong thư viện có tất cả số học sinh là:” hoặc câu lời giải là: “Số học sinh có trong thư viện là:”.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? Tên bài. Đánh giá thường xuyên (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng). 1. Nội dung nhận xét : Luyện tập - Học thuộc bảng 11 trừ đi một số. (tr. 51) – - Thực hiện phép trừ dạng 51 – 15. - Tìm số hạng của một tổng. Lớp 2 - Giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5. 2. Ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ (nếu có): VD1: Em đã biết cách trừ 11 cho một số, thực hiện đúng các phép trừ. Biết tìm số hạng của một tổng. VD2: Em thực hiện đúng phép trừ 11 - 2, 11 - 3. Nhưng phép trừ 11 – 4 và 11 – 5 em vẫn còn nhầm lẫn. Em cần chú ý quy tắc “Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Dùng lời nói hoặc nhận xét như thế nào? Mức độ Tốt. Khá. Trung bình. Trung bình yếu. Từ ngữ tham khảo để sử dụng - thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, xuất sắc, chủ động, tự chủ, độc đáo; kĩ năng tổng hợp, phân tích, khái quát hoá khá tốt - tích cực, tự giác, kiên trì, tự tin, tỉ mỉ, nhẫn nại, kĩ càng, cẩn thận, say mê. - tương đối thành thạo, khá linh hoạt, thỉnh thoảng có sáng tạo, tương đối chủ động; thỉnh thoảng có biết tổng hợp, phân tích và khái quát hoá - tự giác, cẩn thận, tỏ ra có kiên trì, chưa thật sự say mê - chưa thành thạo, thường thụ động, chưa tự chủ, chưa sáng tạo, thường rập khuôn một cách máy móc - chưa tự giác, tự ti, thường ỷ lại, chưa cẩn thận, thiếu kiên trì, thỉnh thoảng tỏ ra chán nản, đôi khi lơ là, thiếu tập trung. - không thành thạo, thụ động, thường chỉ rập khuôn một cách máy móc - không tự giác, tự ti, hay ỷ lại, thiếu cẩn thận, miễn cưỡng, thường tỏ ra chán nản, thường lơ là mất tập trung.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Bảng tham chiếu Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 1) – tài liệu của Bộ GD và ĐT Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Toán, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.1.3 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.1.2.3 1.1.3 1.1.3.1 1.1.3.2 1.1.3.3. Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Biết và hiểu được ý nghĩa của các số tự nhiên cho đến 10 Biết đếm, đọc, viết các số đến 10 Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử) Biết so sánh các số trong phạm vi 10 Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 5 Sử dụng được các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết được ý nghĩa của phép cộng trong phạm vi 5 Thuộc được bảng cộng trong phạm vi 5 và biết cộng nhẩm được trong phạm vi 5 Bước đầu nhận biết được vai trò của số 0 trong phép cộng (trong phạm vi 5) Thực hiện được một số thao tác với hình vuông, hình tròn, hình tam giác Bước đầu nhận biết hình vuông và nhận ra được hình vuông từ các vật thật Bước đầu nhận biết hình tròn và nhận ra được hình tròn từ các vật thật Bước đầu nhận biết hình tam giác và nhận ra được hình tam giác từ các vật thật. CHT (1). Mức độ HT HTT (2) (3).
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Bảng tham chiếu là một công cụ giúp GV ghi nhận (bằng cách đánh dấu) các biểu hiện hành vi của HS (thay vì ghi chép). • Công cụ này thích hợp trong đánh giá sau một giai đoạn, một thời kì với nhiều chỉ báo về biểu hiện hành vi. Nội dung, tiêu chuẩn (mục tiêu). Tiêu chí Chỉ báo (cụ thể hóa nội (biểu hiện hành vi dung, tiêu để lượng hóa tiêu chuẩn) chí). Đánh giá mức độ thực hiện chỉ báo (đo, ghi nhận, …).
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu Trình bày lại bảng tham chiếu bằng cách phân chia rõ rệt giữa tiêu chí và chỉ báo: Nội dung chương trình. Mức độ Tiêu chí. Biết và hiểu được ý nghĩa Các số đến của các số tự 10 nhiên cho đến 10. Chỉ báo Biết đếm, đọc, viết các số đến 10 Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng (không quá 10 phần tử) Biết số sánh các số trong phạm vi 10. CHT HT HTT (1) (2) (3).
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu Nội dung chương trình. Mức độ Tiêu chí. Thực hiện Phép cộng được phép trong cộng trong phạm vi 5 phạm vi 5. Chỉ báo Sử dụng các mô hình, hình vẽ, thao tác để minh hoạ, nhận biết được ý nghĩa của phép cộng (trong phạm vi 5) Thuộc được bảng cộng trong phạm vi 5 và biết cộng nhẩm được trong phạm vi 5 Bước đầu nhận biết được vai trò của số 0 trong phép cộng (trong phạm vi 5). CHT HT HTT (1) (2) (3).
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu Nội dung chương trình. Mức độ Tiêu chí. Thực hiện được một Hình vuông, số thao tác hình tròn, với hình hình tam giác vuông, hình tròn, hình tam giác. Chỉ báo Bước đầu nhận biết hình vuông và nhận ra được hình vuông từ các vật thật Bước đầu nhận biết hình tròn và nhận ra được hình tròn từ các vật thật Bước đầu nhận biết hình tam giác và nhận ra được hình tam giác từ các vật thật. CHT HT HTT (1) (2) (3).
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Bảng tham chiếu được xây dựng theo từng chủ đề trong nội dung chương trình, do đó thích hợp với đánh giá định kì (giữa học kì, cuối học kì). • Để đánh giá theo các chủ đề thì các tiêu chí và chỉ báo sẽ được tổng hợp từ các yêu cầu cần đạt (được xây dựng theo từng bài). Ví dụ: Biết đếm, đọc, viết các số đến 10 được tổng hợp từ Biết đếm, đọc, viết các số 1, 2, 3; Biết đếm, đọc, viết các số 4, 5; ....
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Để thống kê mức độ hoàn thành của học sinh, GV có thể lập một bảng thống kê, ví dụ bảng thống kê như sau: Xếp mức Số chỉ báo Đạt mức. CHT. HT. HTT.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Do tính chất lượng hóa một cách cụ thể nên bảng tham chiếu có thể được tin học hóa bằng phần mềm đánh giá . • Do có các chỉ bảo rõ ràng nên giúp giảm được tính chất cảm tính trong đánh giá. • Nhờ được lượng hóa ở mức độ cụ thể nên bảng tham chiếu là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp GV xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề kiến thức, của từng giai đoạn, giúp ích trong định hướng việc dạy của GV và việc học của HS. • Ngoài ra, phụ huynh cũng dựa trên bảng tham chiếu như là một căn cứ để đối chiếu hoặc kiểm tra con mình hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học ở mức độ nào..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Căn cứ vào những tiêu chí ứng với từng chủ đề kiến thức, các chỉ báo được xây dựng nhằm cụ thể hóa các tiêu chí. Điều này dẫn tới số chỉ báo có thể rất nhiều. Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng ở mức tiêu chí để đánh giá những học sinh bình thường trong lớp, còn học sinh cần sự chú ý đặc biệt hoặc rơi vào trường hợp phân vân thì có thể cần đến mức chỉ báo.. Một lớp học ở Baragil, Giza, Ai Cập Trường TH Gandaria Mahila Samity Govt, Indonesia -
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Sử dụng bảng tham chiếu • Khi có nhiều chỉ báo, mỗi chỉ báo có 3 mức độ đánh giá thì cần thiết có một quy ước khi đánh giá tổng hợp: – HTT: ≥ 3/4 số chỉ báo đạt mức HTT, không có chỉ báo nào ở mức CHT (đa số Hoàn thành tốt, còn lại Hoàn thành) – HT: > 3/4 chỉ báo đạt mức HT hoặc HTT (Đa số Hoàn thành và Hoàn thành tốt, còn lại Chưa hoàn thành) – CHT: ≥ 1/4 số chỉ báo chỉ đạt mức CHT (Chưa hoàn thành chiếm đáng kể).
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh tự nhận xét như thế nào?. GV đánh giá HS. GV đánh giá HS. HS tự nhận xét. HS nhận xét lẫn nhau.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh tự nhận xét như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh tự nhận xét như thế nào?. Xem được đồng hồ Làm được phép tính nhân Chia được số có hai chữ số cho số có một chữ số …. . Em đã thực hiện tốt ở mức HS tự tô màu. .
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh tự nhận xét như thế nào? Một số chú ý • HS tiểu học khó khăn trong việc tự đưa ra ý kiến nhận xét về bản thân. Do đó GV có thể đưa ra những gợi ý kèm ví dụ và HS sẽ đánh dấu vào. • GV cần giúp đỡ HS nhận ra thế nào là chưa tốt, thế nào là tốt..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh tự nhận xét như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh nhận xét, góp ý bạn? Một số chú ý: Học sinh tiểu học có thể lấy bạn làm trò đùa hoặc giễu cợt, do đó giáo viên cần thận trọng khi cho học sinh nhận xét công khai về nhau..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh nhận xét, góp ý bạn? • Giáo viên cần tạo cơ hội và môi trường để học sinh được nói về khuyết điểm của mình, học sinh khác sẽ góp ý để bạn tự điều chỉnh..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập Trình độ: HS lớp 3 Lĩnh vực tích hợp: Toán học: Hình học (Hình chữ nhật và chu vi hình chữ nhật) Kể chuyện: nghe kể chuyện, trả lời câu hỏi về các nhân vật, đánh giá các tình huống câu chuyện. Giao tiếp: hợp tác, làm việc nhóm, thảo luận ý tưởng với người khác Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống: tình bạn, ý thức cá nhân trong cộng đồng. Mục tiêu: Nhận diện đúng hình chữ nhật Tính chu vi và ứng dụng cách tính chu vi để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn cuộc sống Hiểu thêm về tình bạn, ý thức cá nhân khi sống trong cộng đồng.. Hình chữ nhật và chu vi hình chữ nhật Nội dung bài học Giáo viên kể một câu chuyện về 3 người bạn thân là Dê, Heo, Gà cùng xây một căn nhà mới để sống chung. Giáo viên minh họa bằng hình ảnh của một ngôi nhà và một số vật dụng có hình chữ nhật. Học sinh làm việc nhóm để liệt kê thêm những vật dụng khác có hình chữ nhật. Trong câu chuyện sẽ có tình huống Heo xẻ mảnh gỗ không phải hình chữ nhật để làm mặt bàn và học sinh sẽ nêu ý kiến giúp Heo xẻ đúng mảnh gỗ hình chữ nhật, một tình huống khác là cần tính toán số thanh gỗ, chiều dài, chiều rộng mỗi thanh để hoàn thành một cái giường. Chu vi hình chữ nhật sẽ lồng vào đoạn truyện tính toán khuôn bánh để làm bánh quy cho bữa tiệc ăn mừng nhà mới và làm hàng rào kín cho mảnh vườn. Kết thúc câu chuyện là bài học về tình bạn, về sự xin lỗi, về ý thức cá nhân khi Dê, Heo, Gà sống chung đã sửa đổi những tật xấu của bản thân. Đánh giá Hình thức hỏi đáp: trả lời câu hỏi về các vật dụng trong gia đình, câu hỏi về đặc điểm hình chữ nhật, cách tính chu vi và áp dụng trong các tình huống của câu chuyện. Học sinh phát biểu ý kiến về câu chuyện, tự nhận xét những tật xấu của bản thân và đưa ra cách để cải thiện. Học sinh khác có thể bổ sung để giúp đỡ bạn làm tốt hơn..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Mảnh gỗ của Heo. Mảnh gỗ của Dê. 100cm. 40cm.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên giúp đỡ học sinh nhận xét, góp ý bạn? • Học sinh tiểu học có xu hướng giữ bí mật những suy nghĩ của mình về bạn và chỉ chia sẻ cho những người đồng cảm và đáng tin cậy. • Nên khuyến khích học sinh nhìn thấy điểm tốt của nhau để học tập và noi gương. • Một số cách thức có thể áp dụng: hòm thư bí mật, bảng nhận xét nhau (những người bạn con thích chơi cùng nhất, những người bạn học giỏi nhất, những người bạn cần giúp đỡ nhất, …), phiếu bình chọn, ….
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá như thế nào? Giáo dục đòi hỏi sự chung tay của nhà trường, gia đình và xã hội..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá như thế nào? • Một ví dụ thực tế về Dặn dò HS có ý kiến của PH: Tên: …………………… Dặn dò 3K (4/9/2015) Tập đọc: Đọc và TLCH bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng/26. Chính tả: Viết bài Chiếc áo len (đoạn 4) vào vở dặn dò. Toán: Làm bài 1, 2 SGK/12 vào vở dặn dò. Tìm : x – 5 = 35 x x 4 = 36 x + 45 = 286 ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Thông báo: Ngày 2/9/2015 và 3/9/2015 HS được nghỉ lễ. Ngày 4/9/2015 HS đi học bình thường. Ngày 5/9/2015 HS đi dự lễ khai giảng, ra về lúc 10 giờ 30 phút Dặn dò: em nhớ lễ phép, vâng lời người lớn tuổi. Nhớ ngủ sớm, không thức khuya. • HS tự đánh giá: Tốt Không tốt • PH xem, nhận xét và kí tên GVCN.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá như thế nào? Có thể cải tiến như sau: Phần Nội dung công việc. PH nhận xét Chính tả Viết bài Chiếc áo len (đoạn 4) vào vở dặn dò Bé viết hết bài nhưng vẫn còn chưa tập trung khi viết. Toán Làm bài 1, 2 SGK/12 vào vở dặn dò Bé làm đúng và làm đầy đủ. Tìm : x – 5 = 35 Ban đầu bé làm sai nhưng sau đó PH ……………………………………………… nhắc và bé biết tự sửa lại. … x x 4 = 36 … x + 45 = 286 Dặn dò Điều em làm được Điều em chưa làm được.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên khuyến khích phụ huynh tham gia đánh giá như thế nào? Có thể cải tiến như sau (trong trường hợp PH “lười” nhận xét) Phần. Tập đọc Chính tả Toán. Dặn dò Điều em làm được Điều em chưa làm được. Nội dung công việc.. Tốt . Đọc và TLCH bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng/26. Viết bài Chiếc áo len (đoạn 4) vào vở dặn dò Làm bài 1, 2 SGK/12 vào vở dặn dò Tìm : x – 5 = 35 x x 4 = 36 … x + 45 = 286. PH nhận xét Khá tốt Chưa Tốt . .
<span class='text_page_counter'>(45)</span> Đánh giá thường xuyên về học tập. Giáo viên trao đổi với phụ huynh như thế nào? Kính gửi anh chị, phụ huynh của bé Dương Quang Nhật. Lớp 3K của bé Quang Nhật đã học được 4 tuần, một thời gian tạm đủ để các thầy cô giáo có được một đánh giá ban đầu về khả năng học tập và sự cố gắng của bé. Mặc dù không khí nghỉ hè làm các bé đôi khi uể oải nhưng theo cá nhân tôi, với vai trò là GV chủ nhiệm, đánh giá bé Quang Nhật ngoan và có khả năng tiếp thu tốt. Tuần đầu tiên, Quang Nhật có vẻ bắt nhịp chậm so với các bạn nhưng đến thời điểm này bé đã tiến bộ một cách rõ rệt, đặc biệt là môn Toán. Bé tỏ ra là người nhanh nhẹn trong tính toán nhưng đồng thời cũng là người có tính cẩn thận. Hầu hết các bài toán bé đều làm được và làm đúng. Một số bài toán bé làm sai chủ yếu là do gặp dạng toán lạ gây ra sự lúng túng ở bé. Môn Tiếng Việt thì bé Quang Nhật không trội bằng môn Toán, bé ghi chữ chưa rõ ràng và tròn chữ, đôi khi còn quên ghi dấu. Do đó, nếu anh chị có thời gian, có thể cho bé đọc thêm sách và tập viết chữ. … GVCN lớp 3 K.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi năng lực được hiểu như thế nào? – NL chung • Tự phục vụ, tự quản (ở lớp và ở nhà, liên quan đến hành vi, thói quen): + tự vệ sinh thân thể, tự ăn, tự mặc + tự chuẩn bị đồ dùng học tập + tự làm việc theo yêu cầu của giáo viên + tự làm việc theo phân công của nhóm + tự sắp xếp, bố trí thời gian học tập, sinh hoạt, vui chơi ở nhà + tự giác chấp hành nội quy lớp học + tự hoàn thành công việc và nhiệm vụ … Ví dụ: HS tự làm bài tập Toán tại chỗ theo yêu cầu của giáo viên, không làm việc khác..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi năng lực được hiểu như thế nào? – NL chung • Hợp tác (ở lớp và ở nhà): + Nói chuyện, giúp đỡ bạn bè + Làm quen, kết bạn + biết chia sẻ, nhường nhịn, chơi chung + biết lắng nghe, biết cảm ơn, xin lỗi + biết thỏa thuận, thương lượng + biết chơi với bạn khác mình nhiều thứ + tự giác hoàn thành công việc được nhóm bạn giao ... Ví dụ: hoạt động “một bạn làm bài tập, một bạn kiểm tra”, sau đó thay phiên, và cuối cùng là giúp đỡ nhau hoàn thành..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi năng lực được hiểu như thế nào? – NL chung • Tự học và giải quyết vấn đề (ở lớp và ở nhà): + tự thực hiện nhiệm vụ học tập + tự giác hoàn thành các bài tập + tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập + tự chia sẻ kết quả học tập + biết tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết + cố gắng tìm kiếm cách giải quyết một vấn đề + biết vận dụng những điều đã học (kiến thức, kĩ năng, …) để giải quyết nhiệm vụ + biết cách phát hiện tình huống mới và tìm cách giải quyết + biết nghĩ ra các cách giải quyết khác nhau ....
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi phẩm chất được hiểu như thế nào? • Chăm học, chăm làm: + tự giác, tích cực làm việc nhà giúp bố mẹ + tích cực thực hiện các công việc được giao + đi học đều, đúng giờ + tập trung, chú ý lắng nghe trong giờ học + tích cực phát biểu ý kiến và chủ động hỏi + hăng hái trong các giờ lao động, sinh hoạt, khi được giao nhiệm vụ ... Ví dụ: chú ý tập trung trong giờ học Toán, tích cực phát biểu, xung phong làm bài tập..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi phẩm chất được hiểu như thế nào? • Tự tin, trách nhiệm: + Tự tin trong giao tiếp ứng xử, thảo luận + Chủ động, tự tin trong xử lí các tình huống học tập, rèn luyện + Tự tin, mạnh dạn nhận nhiệm vụ + Tự tin, mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ + Tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến + Tự chịu trách nhiệm về việc làm: không đổ lỗi, sẵn sàng nhận lỗi khi sai + Được bạn bè tin tưởng + Có trách nhiệm với bản thân ... Ví dụ: biết chỗ sai, sửa sai và không để lặp lại..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi phẩm chất được hiểu như thế nào? • Trung thực, kỉ luật: + nói đúng, không nói dối, không nói sai về sự việc và người khác + tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa + thực hiện nghiêm túc quy định + không lấy những gì không phải của mình + biết bảo vệ của công ... Ví dụ: không nhìn bài bạn, không quay cóp..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Mỗi phẩm chất được hiểu như thế nào? • Đoàn kết, yêu thương: + biết tôn trọng, nhường nhịn bạn + không gây gỗ, nói xấu, ganh ghét bạn + yêu thường quan tâm chăm sóc người thân + kính trọng người lớn, quý trọng người lao động + yêu thương, giúp đỡ bạn bè, thầy cô giáo + tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường lớp + bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường + tự hào về người thân, thầy cô giáo, trường lớp + thích tìm hiểu địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương ....
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Đề kiểm tra định kì môn Toán. 4 mức • Mức 1: nhận biết nhắc lại, gợi nhớ lại • Mức 2: hiểu trình bày lại, giải thích được theo cách hiểu của cá nhân • Mức 3: vận dụng giải quyết các vấn đề quen thuộc, tương tự • Mức 4: vận dụng vào việc giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí một cách linh hoạt. Trong thực tế, các bài tính toán số học, hình học, đổi đại lượng đo thường xếp vào Mức biết và hiểu (Mức 1 và 2). Toán có lời văn, thống kê đơn giản được xếp vào Mức vận dụng (Mức 3 và Mức 4)..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Thang nhận thức của Bloom. Biết Các động từ thường dùng: Mô tả, đánh dấu, nhận biết, xác định, gọi tên, nhắc lại, kể lại, … Bài tập có thể là: Chọn, xác định (VD: khoanh tròn, tô màu, đánh dấu đối tượng quen thuộc), ghi tên (tương ứng với đối tượng), nhắc lại (VD: quy tắc), … Môn Toán: biết thực hiện phép tính quen thuộc, biết làm những thao tác tính toán đơn giản. 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Thang nhận thức của Bloom. Hiểu Động từ thường dùng: Liên kết, thay đổi, phân loại, phân biệt, giải thích, minh họa, lựa chọn, … Bài tập có thể là: Chọn đối tượng không quen thuộc, nối các đối tượng, phân loại các đối tượng, … Môn Toán: Biến đổi đối tượng (VD: sang dạng khác), tính toán 2 phép tính, áp dụng quy tắc để tính toán, …. 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Thang nhận thức của Bloom. Áp dụng Động từ thường dùng: Áp dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi, chọn, hoàn thành, tìm kiếm, phát hiện, kiểm tra, điều chỉnh, …. Mức 3 có thể là: Tính toán 3 phép tính, biến đổi đối tượng qua một vài bước, tìm kiếm ví dụ minh họa, toán có lời văn tương tự bài đã làm, …. 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết. Mức 4 có thể là: Bài toán gắn yếu tố thực tiễn, phép tính nhiều bước, bài toán phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng, ….
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Đánh giá năng lực trong môn học. Năng lực toán học - năng lực tính toán - năng lực tư duy toán học - năng lực giải quyết các vấn đề toán học - năng lực mô hình hoá toán học - năng lực giao tiếp toán học (nói, viết và biểu diễn toán học) - năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (đặc biệt là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông);.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> Năng lực toán học. Năng lực tính toán.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> Năng lực toán học. Năng lực tư duy toán học.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Năng lực toán học. Năng lực giao tiếp toán học.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Năng lực toán học. Năng lực mô hình hóa toán học - được hiểu là năng lực chuyển bài toán thực tế thành một vấn đề toán học bằng cách thiết lập và giải quyết các mô hình toán học..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Năng lực toán học. Năng lực mô hình hóa toán học Thế giới thực. Thế giới toán học Lập công thức •Hiểu vấn đề •Đưa ra các giả định để đơn giản hóa vấn đề •Biểu diễn vấn đề dưới dạng toán học. Bài toán trong thế giới thực. Phản chiếu •Phản chiếu giải pháp trong thế giới thực •Cải tiến mô hình. Giải pháp trong trong thế giới thực. Mô hình toán học Cách giải quyết •Lựa chọn và sử dụng những phương pháp và công cụ toán học thích hợp (bao gồm cả công nghệ thông tin) •Giải quyết vấn đề và trình bày giải pháp. Lời giải toán học. Cách giải thích •Giải thích lời giải toán học trong bối cảnh bài toán thực tế •Trình bày lời giải cho bài toán thực tế..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> Năng lực toán học. - Năng lực sử dụng các công cụ phương tiện học toán: sử dụng đồ dùng học tập toán (que tính, dụng cụ đo lường, …), bàn tính, máy tính bỏ túi, phần mềm tính toán, máy vi tính, … - Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống toán học có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> Một số ý tưởng tích hợp trong dạy học Toán ở tiểu học. Phẩm chất, thái độ đối với toán học - Tính kiên nhẫn - Sự tự tin và tin cậy vào kết quả bài toán - Sự hứng thú và quan tâm - Tin tưởng, đánh giá cao vẻ đẹp, vai trò và tính hữu dụng của toán học - Tự giám sát suy nghĩ của bản thân trong việc tìm kiếm, lựa chọn giải pháp - Cân nhắc, tự điều chỉnh hành vi và suy nghĩ.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> Phụ lục – Đánh giá nhiều nội dung Thực Thực Thực Thực Nhận Đổi đơn Toán đố Tích cực Hứng thú hiện cộng hiện trừ hiện nhân hiện chia diện hình vị hoạt học toán học động Học sinh A. . . . . . . . . . Học sinh B. . . . . . . . . . Học sinh C. . . . . . . . . . Học sinh D. . . . . . . . . . Học sinh E. . . . . . . . . . Học sinh G. . . . . . . . . . …. Học tập: : chưa hoàn thành Năng lực, phẩm chất: : cần cố gắng. : hoàn thành : hoàn thành tốt : đạt : tốt.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> Phụ lục – Đánh giá nhóm học sinh TỔ 1 Thực hiện phép cộng Học sinh A. . Học sinh B. . Học sinh C. . Học sinh D. . Học sinh E. . Học sinh F. . …. Cộng thỉnh thoảng quên nhớ. Đặt tính không ngay hàng.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Phụ lục – Tự đánh giá NL, PC Toán học.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Phụ lục – Tự đánh giá thái độ học toán Tự đánh giá bản thân Tên của em: ……………………. Thứ ……………………… Hôm nay em cảm thấy. Vui vẻ. Nản chí. Buồn bã. Sẵn sàng học Chưa sẵn sàng học. Tập trung.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Đánh giá theo Thông tư 22 – Thông tư 30 trong môn Toán. Một số kết luận 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và GV, PH và bản thân HS cần nhìn thấy được sự tiến bộ của mình. 2. Đánh giá là để hỗ trợ, cải thiện và thúc đẩy việc giảng dạy và việc học tập. 3. Cần đưa kết quả đánh giá vào các hoạt động dạy – học tiếp theo. 4. Đánh giá của GV, PH cần đi kèm với tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau của HS. 5. Đánh giá cần có sự tham gia và phối hợp của các nhân tố trong giáo dục: giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà quản lý. 6. Tôn trọng quyền tự chủ của GV trong đánh giá HS..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> Đánh giá theo Thông tư 22 – Thông tư 30 trong môn Toán. Một số kết luận 7. Sau đánh giá, hoạt động dạy học, giáo dục gì cần tiến hành tiếp theo mới quan trọng chứ không phải là xếp hạng và đóng sổ bàn giao. 8. Sau đánh giá, cần có sự chung tay, phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp đỡ học sinh. Làm tốt công việc đánh giá cũng góp phần mang lại sự tin cậy và hợp tác từ phía gia đình và xã hội đối với giáo dục. 9. Mục tiêu của đánh giá không phải là tìm thấy hay không NL, PC trong môi trường đang có mà quan trọng là việc tạo ra môi trường để các em bộc lộ năng lực, phẩm chất và môi trường để các em rèn luyện năng lực, phẩm chất. Chú ý rằng NL, PC của HS bộc lộ nhiều qua các hoạt động giáo dục..
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Đánh giá theo Thông tư 22 – Thông tư 30 trong môn Toán. Một số kết luận 10. Trong đánh giá không được so sánh giữa các học sinh. Công bố kết quả đánh giá cần sự cẩn trọng bởi vì nó có thể gây tổn thương. 11. Mỗi quyết định trong đánh giá học sinh tiểu học cần có cơ sở và kèm minh chứng, dựa trên sự suy nghĩ thận trọng, thể hiện được sự quan tâm và nỗi trăn trở của người thầy đối với học sinh của mình. ….
<span class='text_page_counter'>(72)</span> Đánh giá theo Thông tư 22 – Thông tư 30 trong môn Toán. Tài liệu tham khảo 1. 2. 3.. 4. 5.. 6.. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học, lớp 1, 2, 3, 4, 5, Nhà XB Giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định đánh giá học sinh tiểu học, ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014, ban hành kèm Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016. C. Conner (2005), Assessment and Testing in the Primary School, School Development and the Management of Change Series 8, The Falmer Press. Nguyễn Công Khanh (chủ biên) (2016), Tài liệu tập huấn: Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Toán (Theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT). Một số hình ảnh được sưu tầm trên mạng internet..
<span class='text_page_counter'>(73)</span>