Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.95 KB, 26 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG PHÊ DUYỆT Ngày….tháng….năm 2016. Môn học: Giáo dục quốc phòng – An ninh Bài 1:Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh khối 10 Năm học: 2016-2017. PHẦN I Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : A. Mục đích: - Nắm được sơ lược quá trình lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc. - Hiểu và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.. B. Yêu cầu: - Giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tăng thêm lòng yêu nước, luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu phá hoại của kẻ thù. - Sẵn sàng tham gia XD LLVT, củng cố QP của đất nước. II. NỘI DUNG,TRỌNG TÂM : A. Nội dung - Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; - Những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự ngiệp đánh giặc giữ nước. B. TRỌNG TÂM: Những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự ngiệp đánh giặc giữ nước III. THỜI GIAN: Tông số: 4 tiết lý thuyết ( Tuần 1 – Tuần 4 ) IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP : A. T/Chức : Lấy đơn vị lớp để lên lớp. B. P/Pháp : Giáo viên: Giới thiệu , giảng giải . Học sinh: Lắng nghe và ghi chép và phat biểu V. ĐỊA ĐIỂM : Phòng học . VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO : Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo . Học sinh: Vở ghi chép.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 1. Nhận lớp: Xác định vị trí học tập; tập hợp kiểm tra sĩ số, trang phục, VKTB … 2. Phổ biến các quy định - Học tập, kỷ luật, vệ sinh … - Quy ước luyện tập. 3. Kiểm tra bài cũ 4. Phổ biến ý định giảng dạy II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung Tiết 1: - Giới thiệu về môn học: Số tiết, tiến độ chương trình, cách kiểm tra, đánh giá. - 1 số quy định khi học tập. I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VN 1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên - Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược vào TK III (trước CN), nhân dân Văn Lang dưới sự lãnh đạo của Thục Phán trong 10 năm trường kỳ kháng chiến đã giành được thắng lợi. - TK II (trước CN) An Dương Vương xây thành Cổ Loa cùng với nhân dân chống lại Triệu Đà với nhiều chiến thắng làm kẻ địch khiếp sợ, nhưng sau do lơ là mất cảnh giác An dương Vương đã để đất nước rơi vào tay quân thù. Từ đó nước ta chìm đắm trong ách đô hộ của PK phương Bắc suốt hơn 10 TK. 2. Những cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc (TK I - TK X) - Trong suốt 10 TK dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta không chịu khuất. Thời gian. Phương pháp Giáo viên Học sinh. 5 phút 80 phút 10 phút. 10 phút. * GV đặt câu hỏi và ghi * HS trả lời câu những ý chính lên hỏi, ghi chép nội bảng. dung cần ghi. Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta được tiến hành vào thời gian nào?. Nêu những cuộc khởi * HS trả lời câu nghĩa tiêu biểu của hỏi, ghi chép nội dân tộc ta trong thời dung cần ghi kỳ này?. Vật chất.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI ( 5 phút) - Hệ thống nội dung; - Giải đáp thắc mắc; - Hướng dẫn ôn bài. Ngày….tháng….năm 2016 TỔ TRƯỞNG. Ngày….tháng….năm 2016 NGƯỜI BIÊN SOẠN. GIÁO VIÊN: BÙI QUÝ HỢI.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG PHÊ DUYỆT Ngày….tháng….năm 2016. Môn học: Giáo dục quốc phòng – An ninh Bài 2: Lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam Đối tượng: Học sinh khối 10 Năm học: 2016-2017. PHẦN I Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : A. Mục đích: Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của QĐND, CAND Việt Nam và những truyền thống anh hùng của LLVTND Việt Nam. B. Yêu cầu: Có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào các lực lượng QĐ và CA. - Sẵn sàng tham gia XD LLVT, củng cố QP của đất nước. II. NỘI DUNG,TRỌNG TÂM : A. NỘI DUNG: - Quá trình hình thành, phát triển và chiến thắng của QĐND và CAND Việt Nam. - Truyền thống vẻ vang của QĐND và CAND Việt Nam. B. TRỌNG TÂM: Truyền thống vẻ vang của QĐND và CAND Việt Nam. III. THỜI GIAN: Tông số: 5 tiết lý thuyết ( Tuần 5 – Tuần 9 ) IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP : A. T/Chức : Lấy đơn vị lớp để lên lớp. B. P/Pháp : Giáo viên: Giới thiệu , giảng giải . Học sinh: Lắng nghe và ghi chép V. ĐỊA ĐIỂM : Phòng học . VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO : Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo . Học sinh: Vở ghi chép. PHẦN II.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 1. Nhận lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Phổ biến các quy định - Học tập, kỷ luật, vệ sinh … - Quy ước học tập. 3. Kiểm tra bài cũ 4. Phổ biến ý định giảng dạy II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung. Thời gian. Tiết 5: A. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA 130 phút QĐND VIỆT NAM I. Lịch sử QĐND Việt Nam 50 phút 1. Thời kỳ hình thành 10 phút - Ngày 22/12/1944, đội VNTTGPQ (Tiền thân của QĐNDVN) được thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đ/c Võ Nguyên Giáp lãnh đạo, chỉ huy. - Đội gồm 34 người (3 nữ) với 34 khẩu súng các loại. - Chiến công đầu tiên của đội đó là 2 trận đánh tiêu diệt đồn Phay Khắt và Nà Ngần 2 ngày sau khi thành lập, đặt nền móng cho truyền thống đánh thắng trận đầu của QĐND VN. - 4/1945, các tổ chức vũ trang trong cả nước hợp thành VNGPQ. - 8/1945, với lực lượng trên 5000 người VNGPQ cùng với nhân dân thực hiện thành công CMT8. 2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến 40 phút. Phương pháp Giáo viên Học sinh Em hãy cho biết * HS trả lời câu QĐND Việt Nam được hỏi, ghi chép nội thành lập như thế dung cần ghi. nào? Chiến công đầu tiên là gì?. Em hãy nêu quá trình trưởng thành và chiến. Vật chất.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> thắng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 15 phút a. Trong kháng chiến chống Pháp - CMT8 thành công, VNGPQ đổi tên thành Vệ quốc đoàn. - 22/5/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 71/SL thành lập QĐQGVN (Năm1951 sau ĐHĐB toàn quốc lần thứ II của Đảng đổi thành QĐND VN). - Thu đông 1947, quân ta đánh bại cuộc tấn công lớn của địch lên chiến khu Việt Bắc. - 7/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương. - Từ giữa 1949 đến đầu 1950, các đại đội tiểu đoàn độc lập được xây dựng thành các đại đoàn chủ lực hùng mạnh như: Đại đoàn 308 (Sư 308- Sư đoàn quân tiên phong), đại đoàn 312, 316, 320 bộ binh , đại đoàn 351 pháo binh. - Thu đông 1950 ta giành thắng lợi lớn ở chiến dịch Biên giới, tiếp đó là chiến thắng của các chiến dịch như: Trung du, Đường 18, Hà Nam Ninh đầu 1951, Hòa Bình 1951-1952, Tây Bắc 1952, Thượng Lào 1953... - Đông xuân 1953-1954, quân và dân ta bước vào cuộc tiến công chiến lược trên khắp các chiến trường toàn quốc, đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. 20 phút b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước - QĐ ta được xây dựng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại gồm nhiều quân, binh chủng như: QC Hải quân, QC PK-KQ, các binh chủng Pháo binh, Tăng-Thiết giáp, Hoá học, Đặc công ..v..v.. đồng. thắng của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp?. Em hãy nêu quá trình chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta trong kháng chiến chống Mỹ?.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> thời xây dựng 1 hệ thống các nhà trường để đào tạo cán bộ cho QĐ. - Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của MTDTGP MN, quân và dân miền Nam đã lập nên những chiến công vang dội đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ", "VN hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ. Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân -1968, cuộc tiến công chiến lược cuối 1972 đã buộc Mỹ phải xuống thang đàm phán và ký hiệp định Pa-ri, rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi miền Nam VN. - Ở miền Bắc, quân và dân ta đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Trong 2 giai đoạn từ 1965-1968 và cuối 1972, ta bắn rơi 4181 máy bay, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái, bắn cháy và bắn chìm hàng chục tầu chiến Mỹ. Đặc biệt trong 12 ngày đêm trận Điện Biên Phủ trên không cuối 1972, ta đánh bại chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của Mỹ, ta bắn rơi 81 máy bay (34 chiếc B52). - Mùa xuân 1975, quân và dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy với quy mô rất lớn bằng sự hiệp đồng tác chiến của nhiều quân binh chủng hiện đại. Bằng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 5 phút * Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN - QĐ ta đã bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi hoạ diệt chủng Polpôt(1979). - Cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường. Sau năm 1975, quân đội ta còn thực hiện những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nào?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ QP-AN trong mọi tình huống. Đồng thời, tích cực tham gia các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch họa góp phần cùng toàn dân xây dựng đất nước.. Tiết 6: II. TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp CM của Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân - Thể hiện trong chiến đấu và xây dựng đất nước. - Lý tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống của QĐND Việt Nam. 2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh biết thắng - Thể hiện ở sự quyết tâm đánh giặc, không ngại khó khăn gian khổ, xả thân vì sự nghiệp CM. - Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của cha ông đó là “Lấy nhỏ đánh lớn, tranh thời, dùng mưu, lập thế…”, dựa vào dân, cùng toàn dân đánh giặc. 3. Gắn bó máu thịt với nhân dân lao động - QĐND Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. - Là LLVT CM của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tiết 7: 4. Nội bộ đoàn kết, kỷ luật tự giác, nghiêm minh, thống nhất ý chí và hành động - QĐ ta thấm nhuần lời day của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công,. 90 phút 15 phút. 15 phút. 15 phút. 15 phút.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> đại thành công” và biến điều đó thành sức mạnh vô biên của mình. - Tổ chức QĐND Việt Nam được xây dựng chính quy, thống nhất từ trên xuống dưới. Việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao được quy định trong điều lệnh, điều lệ và được chấp hành tự giác có tính kỷ luật cao. 15 phút 5. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước Tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong chiến đấu, công tác cũng như trong LĐSX. 15 phút 6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế Đó là sự liên minh chống kẻ thù chung giữa bộ đội ta với bộ đội Pathét Lào và bộ đội Cam-Pu-Chia trong k/c chống Pháp và chống Mỹ và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Tiết 8: 90 phút B. LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 45 phút I. Lịch sử Công An nhân dân Việt Nam 10 phút 1. Thời kỳ hình thành - Sau khi CMT8, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng đặc biệt được coi trọng. - 19/8/1945, LLCA được thành lập để cùng với các LL khác bảo vệ thành quả CM, bảo vệ lãnh tụ và bảo vệ chính phủ VNDCCH. - Các Sở liêm phóng, Ti liêm phóng, Sở cảnh sát, Ti cảnh sát được thành lập ở các tỉnh. Các tổ chức tiền thân này của CAND đã cùng với nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền và bảo vệ thành. CAND Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Sự kiện quan trọng mà CAND đã bảo vệ thành công ngay sau khi mới thành lập là sự kiện gì?.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> công ngày Quốc khánh 2/9/1945. -1946 tất cả các LL được hợp nhất thành Việt Nam Công an vụ. 30 phút 2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong 2 cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ( 1945-1975) 10 phút a. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp( 1945 - 1954 -Đầu năm 1947, Nha CA trung ương được chấn chỉnh về tổ chức, gồm: Văn phòng, Ti điệp báo, Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu. -28/2/1950, BTV TW Đảng quyết định sát nhập bộ phận tình báo QĐ vào Nha CA. -Trong chiến dịch Đ.B.Phủ, Ban CA tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận và Ban đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, kho tàng và đường hành quân của bộ đội góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc. 20 phút b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ -1954-1960, CAND VN góp phần ổn định AN, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam. - 1961-1965 là thời kỳ tăng cường lực lượng, đấu tranh chống lực lượng phản CM và tội phạm khác, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. - 1965-1968, giữ gìn ANCT- TTAT XH, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. - 1969-1973, giữ vững ANCT-TTAT XH, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> hai và làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. - 1973-1975, cùng cả nước thực hiện công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, CAND đã phối hợp chiến đấu cùng QĐ và nhân dân lập nhiều chiến công. Ban ANTW cục và đặc khu Sài Gòn-Gia Định đã điều động nhiều cán bộ, chiến sỹ phối hợp với lực lượng quân sự và quần chúng nổi dậy chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu, mở đường cho bộ đội tiến vào giải phóng Sài Gòn, đập tan sự phản kháng của bọn phản CM góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiết 9: 40 phút II. TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 10 phút 1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp CM của Đảng - Thể hiện trong việc giữ vững ANCT-TTAT XH; ngăn chặn, đẩy lùi sự chống phá CM của các thế lực phản động trong và ngoài nước. - Sự hy sinh quên mình của các chiến sỹ CAND trong công cuộc giải phóng dân tộc, trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm. 10 phút 2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu - CAND Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì thế luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân. Trong các chiến công làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động trong và ngoài nước; triệt phá các tổ chức tội phạm ..v.v.. thì sự đóng góp của nhân dân là không.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> nhỏ. - Các đội xây dựng cơ sở, bám địa bàn, thực hiện cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Lấy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ đã viết nên nét đẹp truyền thống của CAND. 10 phút 3. Độc lập, tự chủ, tự cường, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ AN, trật tự và những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu - Tích cực, chủ động trong công tác ngăn ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. - Biết vận dụng sáng tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định để hoàn thành nhiệm vụ 1 cách tốt nhất. 5 phút 4. Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, kiên quyết và khôn khéo trong chiến đấu 5 phút 5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình - Thể hiện ở sự phối hợp giữa CA Việt Nam, Lào, Cam-Pu-Chia trong chiến tranh. - Sự hợp tác của Interpol Việt Nam với Interpol quốc tế trong điều tra, truy bắt tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế. III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI ( 5 phút ) - Hệ thống nội dung; - Giải đáp thắc mắc; - Hướng dẫn ôn bài. Ngày….tháng….năm 2016 TỔ TRƯỞNG. Ngày….tháng….năm 2016 NGƯỜI BIÊN SOẠN.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> GIÁO VIÊN: BÙI QUÝ HỢI.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG PHÊ DUYỆT Ngày….tháng….năm 2016. Môn học: Giáo dục quốc phòng – An ninh Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng Đối tượng: Học sinh khối 10 Năm học: 2016-2017. PHẦN I Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY I . MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : A. Mục đích: Hiểu được ý nghĩa, thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và các động tác đội ngũ từng người không có súng. B. Yêu cầu: Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng; biết cách tập hợp đội hình tiểu đội, trung đội. - Sẵn sàng tham gia XD LLVT, củng cố QP của đất nước. II. NỘI DUNG,TRỌNG TÂM : A. Nội dung - Đội ngũ đơn vị. - Đội ngũ từng người. B. TRỌNG TÂM: Các động tác quay tại chỗ, động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi sai nhịp III. THỜI GIAN: Tông số: 4 tiết thực hành ( Tuần 11 – Tuần 15 ) IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP : A. T/Chức : Lấy đơn vị lớp để lên lớp, tổ làm đơn vị luyện tập. B. P/Pháp : GV giới thiệu toàn bộ nội dung của tiết học, sau đó tổ chức cho HS luyện tập V. ĐỊA ĐIỂM : Sân GDQP VI VẬT CHẤT ĐẢM BẢO : Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo . Học sinh: Lắng nghe, tập theo hướng dẫn của giáo viên và cán sự lớp. PHẦN II.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 1. Vị trí tập hợp: Tại sân tập của trường, kiểm tra sĩ số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo 2. Phổ biến quy định thao trường: - Giáo viên: Đúng trang phục, tác phong - Học sinh: + Trang phục đúng quy định + Trong quá trình luyện tập nghiêm túc, không đi lại làm ảnh hưởng đến lớp khác. + Trong qua trình giải lao ở đúng vị trí đã quy định. + Bảo đảm an toàn luyện tập, kỉ luật, vệ sinh, ra vào lớp đúng thời gian quy dịnh. + Thực hiện thao trường chính quy: 3 bước đi, 5 bước chạy 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Phổ biến ý định bài giảng: II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung. Thời Địa Điểm Phương pháp gian Giáo viên Học sinh Tiết 11: 40 phút Sân thực Giáo Viên: -Giới thiệu tên Lắng nghe, I. ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI . 15 phút hành động tác quan sát và Ý nghĩa: Thường dùng trong học - Nêu ý nghĩa động tác luyện tập tập, sinh hoạt - Hô và phân tích khẩu lệnh - Giới thiệu động tác qua 2 1.Tập hợp hàng ngang (1-2 hàng bước ngang ) Gồm 4 bước: Tập hợp đội Bước 1: Làm nhanh hình, Điểm số, Chỉnh đốn hàng Bước 2: Làm chậm có phân ngũ, Giải tán tích * Khẩu lệnh : Thành 1, 2 hàng - Nêu 1 số điều cần lưu ý ngang - Tập hợp . * Động tác : Nghe dứt động lệnh , - Giới thiệu toàn bộ nội người đứng gần chỉ huy nhất dung, sau đó tổ chức cho HS nhanh chóng di chuyển tới đứng luyện tập sát bên trái người chỉ huy , giãn cách 70 cm ( Tính từ gót chân ) hoặc 20 cm ( Tính từ 2 cánh tay ) .. Phục vụ. Vật chất.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Người đứng đầu hàng thứ 2 đứng sau người đầu hàng thứ nhất , cự ly là 1 m ( Tính từ 2 gót chân ), tất cả những người còn lại phát triển hàng về phía bên trái của người thứ nhất . + Chỉnh đốn hàng ngũ : Khẩu lệnh :” Nghiêm - Nhìn bên phải, thẳng “ Sau khi gióng hàng xong hô : Thôi . + Điểm số : Từ phải qua trái , điểm số . + Chỉnh đốn hàng ngũ : + Giải tán : Khẩu lệnh “ Giải tán “. 7 6 5 4 3 2 1 Tập hợp 1 hàng ngang 3-5 bước Tập hợp 2 hàng ngang 2. Tập hợp hàng dọc . Ý nghĩa: Thường dùng trong hành quân, Trong đội hình tập trung của trung đội, đại đội khi học tập, sinh hoạt Tương tự như hàng ngang gồm 4 bước: Tập hợp đội hình, Điểm số,. Giáo Viên: -Giới thiệu tên Lắng nghe, động tác quan sát và - Nêu ý nghĩa động tác luyện tập - Hô và phân tích khẩu lệnh - Giới thiệu động tác qua 2 bước Bước 1: Làm nhanh.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Chỉnh đốn hàng ngũ, Giải tán , nhưng người đầu tiên đứng ngay sau người chỉ huy. 3-5 bước . Bước 2: Làm chậm có phân tích - Nêu 1 số điều can lưu ý . 8 7 6 5 4 3 2 1 Tập hợp 1 hàng dọc. 3-5 bước. Tập hợp 2 hàng dọc II. ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI 25 phút KHÔNG CÓ SÚNG 1. Động tác nghiêm: Ý nghĩa: Rèn luyện cho mọi người có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh. Động tác nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện động tác khác.. - GV Giới thiệu tên động tác Lắng nghe, - Nêu ý nghĩa động tác quan sát và - Hô và phân tích khẩu lệnh luyện tập - GV giới thiệu hướng dẫn kỹ thuật động tác theo 3 bước: Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Khẩu lệnh : “ Nghiêm” chỉ có động lệnh . * Động tác : Nghe dứt động lệnh 2 gót chân đặt sát nhau, bàn chân chếch chữ V, tạo thành 1 góc 45 độ, 2 gối thẳng, trọng tâm cơ thể dồn đều lên 2 chân. Bàn tay nắm hờ, ngón cái đặt giữa đốt thứ nhất và đốt thứ 2 của ngón trỏ và đặt sát chỉ quần . Mắt nhìn thẳng, ngực hơi ưỡn, bụng hóp lại, miệng ngậm, cằm thu, dung nhan tươi tỉnh . 2.Động tác nghỉ . Ý nghĩa: Để đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vân tập trung sự chú ý, gỡ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh * Khẩu lệnh : “ Nghỉ” chỉ có động lệnh . * Động tác : Nghe dứt động lệnh đầu gối trái hơi chùng, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, thân trên vẫn ở tư thế đứng nghiêm. Khi mỏi thì đổi chân . Động tác nghỉ 2 chân rộng bằng vai: Áp dụng với thuỷ thủ đứng trên tàu và khi luyện tập thể thao 3. Động tác quay tại chỗ . Ý nghĩa: Để đổi hướng đội hình nhanh mà vẫn giữ được vị trí đứng chính xác. Là động tác cơ bản làm cơ sở đổi hướng đội hình một cách. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> trật tự, thống nhất. * Quay phải . + Khẩu lệnh : “Bên phải - Quay”, dự lệnh : Bên phải, động lệnh : Quay. + Động tác : Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động . Cử động 1 : Thân trên giữ nguyên, dùng gót chân phải, mũi chân trái làm trụ xoay người 90 độ sang phải . Cử động 2 : Thu chân trái lên đặt sát gót chân phải về tư thế đứng nghiêm . * Quay trái và quay sau: Dùng gót chân trái và mũi chân phải làm trụ xoay người 90 độ và 180 độ sang trái và ra sau. Thu chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm. hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập. * Quay nửa bên phải – trái : Nghe dứt động lệnh thực hiện 2 cử động như quay bên phải và bên trái, chỉ khác là thực hiện quay 450 4.Động tác chào: Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức, kỉ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Khẩu lệnh “ Chào “ không có dự lệnh Khi nghe dứt động lệnh tay phải. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> đưa theo đừờng gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa vào vành mũ ( lưỡi trai, cuối đuôi mày phải ), năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay ụp xuồng và hơi chếch về trước, bàn tay và cẳng tay thành 1 đường thẳng, cánh tay ngang tầm vai, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.. đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập. * Thôi chào: Khẩu lệnh: “Thôi” : Nghe dứt động lệnh tay phải đưa theo đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm. 40 phút (Tiết 12): 5. Động tác giậm chân , đứng 05 phút lại , đổi chân trong khi giậm chân . Ý nghĩa: * Động tác giậm chân . - Khẩu lệnh : “ Giậm chân Giậm”, dự lệnh : Giậm chân , động lệnh : Giậm . -Động tác : Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động . Cử động 1 : Chân trái nâng lên , mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm và đặt xuống . Tay phải đánh ra trước , cánh tay hơi nâng lên , khuỷu tay gập lại , bàn tay nắm hờ. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> và đánh cách thân người 20 cm , đánh ngang cúc áo thứ 4 từ trên xuống ( Ao có cúc cổ ) , tay trái đánh ép sát thân người và đánh thẳng ra sau . Cử động 2 : Chân phải nâng lên như chân trái , tay trái đánh ra trước như tay phải , tay phải đánh về sau như tay trái ở cử động 1 . Cứ như vậy dậm chân theo nhịp thống nhất , nhịp 1 rơi vào chân trái khi chân trái chạm đất , nhịp 2 rơi vào chân phải khi chân phải chạm đất với nhịp điệu 110 lần trong 1 phút . * Động tác đứng lại . - Khẩu lệnh : “Đứng lại - Đứng”, dự lệnh : Đứng lại , động lệnh : Đứng . - Động tác : Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động . Cử động 1 : Chân trái đặt xuống , bàn chân trái đặt chếch sang trái 1 góc 22,5 độ . Cử động 2 : Chân phải đặt sát chân trái , ngừng đánh tay trở về tư thế đứng nghiêm . * Đổi chân : Không có khẩu lệnh, làm 3 cử động: Cử động 1: Ngừng 1 nhịp đánh tay. Cử động 2: Chân trái hoặc chân phải đệm 1 nhịp..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Cử động 3: Giậm chân và đánh tay bình thường. 05 phút 6. Động tác đi đều , đứng lại , đổi chân trong khi đi đều Ý nghĩa: Vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và nghiêm trang Khẩu lệnh: “ Đi đều - Bước” gồm dự lệnh:” Đi đều”, động lệnh”Bước” - Động tác : Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động . Cử động 1 : Chân trái bước lên 1 bước 60cm(tính từ gót chân này đến gót chân kia) đặ got rồi đặt cả bàn chân, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đòng thời tay phải đánh ra phía trước khuỷ tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người 1 góc 450 cẳng tay gần bằng đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống và hơi chếch về trước, thẳng với hàng khuy áo; tay trái đánh về sau 1 cách tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng Cử động 2 : Chân phải bưốc lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh về sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/phút * Đổi chân : Không có khẩu lệnh, làm 3 cử động:. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước vẫn đi đều. Cử động 2: Chân phải bước 1 bước đệm đặt mũi bàn chân sau got chân trái, chân trái bước nhanh về trước 1 bước ngắn, hai tay vân giữ nguyên. Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với tay đi theo nhịp thống nhất 05 phút 7. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại: - Khẩu lệnh : “ Đi đều - Bước” -Động tác : Đang giậm chân nghe dứt động lệnh ” Bước “ chân trái bước lên chuyển thành đi đều . 40 phút (Tiết 13): 05 phút 8. Động tác tiến, lùi, qua phải qua trái: * Tiến lùi: Khẩu lệnh: “Tiến(Lùi) X bước – Bước” * Qua phải, qua trái: “Qua phải( qua trái) X bước – Bước” 05 phút 9. Động tác ngồi xuống , đứng dậy . * Động tác ngồi xuống . - Khẩu lệnh : “ Ngồi xuống ” chỉ có động lệnh . - Động tác : Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động . Cử động 1 : Chân phải bắt chéo. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho hs luyện tập. - GV giới thiệu hướng dẫn Lắng nghe, kỹ thuật động tác theo 3 quan sát và bước: luyện tập Bước 1: Làm mẫu nhanh. Bước 2: Làm mẫu chậm kết hợp phân tích kỹ thuật. Bước 3: Làm mẫu tổng hợp. - GV gọi 4 HS lên thực hiện động tác theo nhịp hô. Sau đó nhận xét và tổ chức cho.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> qua chân trái , gót ban chân phải đặt ở khoảng ½ bàn chân trái về phía trước . Cử động 2 : Ngồi xuống , 2 gối rộng bằng vai , 2 khuỷu tay đặt lên 2 gối , tay này cầm cổ tay kia . * Động tác đứng dậy . - Khẩu lệnh : “ Đứng dậy” chỉ có động lệnh . - Động tác : Nghe dứt động lệnh 2 bàn tay chống xuống đất ( Mu bàn tay hướng trước ) phối hợp với 2 chân nâng người đứng dậy , đưa 10 phút chân phải về tư thế đứng nghiêm. 10. Động tác chạy đều: Ý nghĩa: Để di chuyển cự li xa (Trên 5 bước) được nhanh chóng, trật tự, thống nhất Khẩu lệnh: “Chạy đều – Chạy” Động tác: - Nghe dứt động lệnh “Chạy đều” hai bàn tay nắm lại, hai tay lên sát sườn, cổ tay ngang thắt lưng, long bàn tay úp vào trong, toàn thân thẳng, người hơi ngả về trước, mắt nhìn thẳng, sức nặng dồn đều vào 2 mũi bàn chân - Nghe dứt động lệnh “Chạy” Thực hiện 2 cử động Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên 1 bước cách chân phải 75cm, dặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay. hs luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> phải đánh ra trước, cẳng tay đưa hơi chếch vào trong, tay trái đánh ra sau. Cử động 2: Chân phải bước lên 1 bước 75 cm, tay trái đánh ra trước như tay phải, tay phải đánh về sau như tai trái. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng với tốc độ 170 bước/phút III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI ( 5 phút ) - Hệ thống nội dung; - Giải đáp thắc mắc; - Hướng dẫn ôn bài..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tiết 12-15:. KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP VÀ KIỂM TRA Tiết. 12. 13. 14 15. Nội dung 1. Nghiêm, nghỉ. 2. Quay tại chỗ: Quay phải, quay trái, quay sau. 3. Ngồi xuống, đứng dậy. 4. Tiến, lùi, qua phải, qua trái. 5. Dậm chân, đứng lại, đổi chân 4. Tiến, lùi, qua phải, qua trái. 5. Dậm chân, đứng lại, đổi chân. -Ôn tập -Kiểm tra bài cũ -Ôn tập Kiểm tra. Ngày….tháng….năm 2016 TỔ TRƯỞNG. Thời gian. 30’. Tổ chức Vị trí luyện Ký hiệu luyện tập PPGD tập -Phân -Điểm tập 1: -1 tiếng còi bắt đầu tập. nhóm tập Tập các nội -2 tiếng còi nghỉ 5’. xoay vòng. dung 1, 2, 3, -1 hồi còi dừng tập. 4. -Tập chung -Điểm tập 2: cả lớp. Tập nội dung 5 Sau 15’ đổi tập.. Người phụ trách -Tiểu đội trưởng.. Vật chất Tranh điều lệnh.. -Giáo viên.. 20’. nt. nt. nt. nt. nt. 45’. nt. nt. nt. nt. nt. 45’. Kiểm tra 45 em 1 lượt theo danh sách lớp.. Giáo viên.. Ngày….tháng….năm 2016 NGƯỜI BIÊN SOẠN. GIÁO VIÊN: BÙI QUÝ HỢI.
<span class='text_page_counter'>(27)</span>