Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.08 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 11 TIẾT 11. Ngày soạn: 28/10/2016 Ngày dạy: 31/10/2016. Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị. - HS hiểu được ý nghĩa của lich sự, tế nhị trong cuộc sống. 2. Kĩ năng : - Biết phân biệt hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh 3. Thái độ : - Yêu mến, quý trọng người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống . II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC: - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng phân tích đánh giá hành vi. - Kỹ năng giao tiếp thể hiện lịch sự, tế nhị III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV GDCD 6. 2. Học sinh: - SGK. - Vở ghi IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp (1 phút) Lớp 6A1……..…; Lớp 6A2……..…; Lớp 6A3……..…. 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Thế nào là sống chan hoà với mọi người? - Vì sao phải sống chan hoà? Nêu ví dụ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài (1 phút) : Chúng ta đã học bài “ Sống chan hoà với mọi người” ở tiết trước, hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu thêm một đức tính tốt nữa đó là “Lịch sự, tế nhị” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Khai thác tình huống (10 phút) I. TÌNH HUỐNG GV: Em có nhận xét gì về cách chào của các bạn trong tình huống? GV: Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau: - Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt. - Phê bình gay gắt trước lớp ngay lúc đó. - Nhắc nhở nhẹ nhàng khi hết tiết. - Coi như không có chuyện gì xảy ra. - Phản ánh sự việc với nhà trường. - Kể cho HS nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để HS tự liên hệ......
<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (12 II. NỘI DUNG BÀI HỌC phút) GV: Thế nào là lịch sự? cho ví dụ? 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị? a. Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. b. Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ GV: Tế nhị là gì? Cho ví dụ? ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá GV: Hãy nêu mối quan hệ giữa lịch sự và tế nhị? GV: Tế nhị với giả dối giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu ví dụ? GV: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em? Nêu lợi ích của việc làm đó? GV: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?. GV: Chúng ta phải rèn luyện như thế nào?. Hoạt động 3: Luyện tập. (10 phút) GV: Cho HS làm BT a. BT d) HS: Đọc BTd) GV: Tổ chức thảo luận nhóm HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày GV: Nhận xét, cho điểm nhóm làm việc tốt nhất trong tiết học 4. Củng cố : (2 phút). 2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị: - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội. - Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người. 3. Cách rèn luyện: - Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử. - Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội. III. BÀI TẬP BT a) * Biểu hiện lịch sự: . Biết lắng nghe . Biết nhường nhịn . Biết cảm ơn, xin lỗi * Biểu hiện tế nhị: . Nói nhẹ nhàng . Nói dí dỏm . Biết cảm ơn, xin lỗi BT d) - Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng. - Tuấn: Ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thế nào là lịch sự, tế nhị? 5. Đánh giá: (2 phút) Trả lời câu hỏi sau: - Trước đây em đã bao giờ tỏ ra thiếu lịch sự, tế nhị không ? Hãy kể lại. - Sau bài học này em có suy nghĩ gì về hành vi đó của mình ? - Em sẽ làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị ? 6. Hoạt động tiếp nối: (1 phút) - Học bài, làm bài tập b,c SGK/27. - Xem trước nội dung bài 10. 7. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>