Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Y TUONG MOI TRONG DAY HOC MON TIENG VIET O TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON. Đề tài : Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Tên : Nguyễn Thị Oanh Lớp : CĐTHB-K40 Giảng viên : Th.s Trần Dương Quốc Hòa. Năm học : 2016 - 2017. Tên : Nguyễn Thị Oanh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp : CĐTHB K40 Môn : PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học 1. Tổ chức một bài dạy.. Môn: Tập đọc - Lớp 4 Bài: VẼ TRỨNG I. 1.. -. . Mục đích, yêu cầu. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ nhầm lẫn như: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vêrô-ki-ô, trân trọng. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắt khúc, gấp gáp. Ngắt, nghỉ ngơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự miệt mài, lời dạy chí tình của thầy Vê-rô-ki-ô. - Biết đọc diễn cảm bài với giọng kể từ tốn. Biết thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo nhẹ nhàng. Đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi. 2. Đọc - hiểu. - Hiểu nội dung bài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ khổ luyện và nhờ may mắn vì đã được thầy Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. - Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng. - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ: khổ luyện, kiệt sức, thời đại Phục Hưng II. Đồ dùng dạy - học. Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 121, SGK (phóng to). Sưu tầm thêm một số bức tranh khác như: + Tranh chân dung thầy Vê-rô-ki-ô. Để học sinh biết được chân dung người thẩy đầu tiên của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. + 2 bức tranh nổi tiếng của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là: “Bữa ăn tối cuối cùng” và “Nàng Môna lisa”. 2 bức tranh này phục vụ cho phần giới thiệu bài mới. + Tranh vẽ một số quả trứng khác nhau. Minh hoạ cho câu nói của thầy Vê-rô-ki-ô. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động 1:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho lớp ổn định. Hát đầu giờ. - Kiểm tra bài cũ: Bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Kết hợp trả lời một số câu hỏi. Mời học sinh đọc một số đoạn văn trong bài và trả lời những câu hỏi sau: + Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? ( Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc sau đây trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ: Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi đã làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,...). + Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Buởi thảnh công? (Nhờ ý chí và nghị lực trong kinh doanh mà Bạch Thái Bưởi đã thành công). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.  Hoạt động 2: 1. Giới thiệu bài: Chiếu 2 bức tranh nổi tiếng của danh hoạ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là: “Bữa ăn tối cuối cùng” và “Nàng Môna Lisa” lên máy chiếu và hỏi học sinh: “Các em có biết hai bức tranh này của tác giả nào không?”. (Đây là nhửng tác phẩm làm nên tên tuổi của danh hoạ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi). Ông là danh hoạ nổi tiếng đến từ đất nuớc I-ta-li-a xinh đẹp. Lê-ô-nác-đô sinh ra và lớn lên tại thị trấn Vin-xi, I-ta-li-a vào năm 1452. Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm và đến năm 1519 ông đã vĩnh viễn ra đi tại Pháp, để lại sự mất mát quá lớn trong nền mĩ thuật thế giới không gì có thể bù đắp được. Ông không những là một hoạ sĩ nổi tiếng mà còn là một kiến trúc sư, một nhà giải phẫu, một kĩ sư, một nhà bác học lớn trên thế giới... Vậy muốn có được những tác phẩm nổi tiếng như thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã có những ngày đầu tập luyện vất vả như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài tập đọc: “Vẽ trứng”. - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và mời 1-2 học sinh nhắc lại. Cùng lúc chiếu tên bài lên máy chiếu. - Giáo viên nói: Bài tập đọc được chia thành 2 đoạn . (Đoạn 1: từ đầu đến “vẽ được như ý”. Đoạn 2 là đoạn còn lại.) - Giáo viên mời học sinh đọc bài nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn. + Lần 1: Đọc tiếp nối kết hợp với luyện đọc. Giáo viên mời học sinh nhận xét. Giáo viên chốt ý, khen, chê. (Trong đoạn 1 có một số từ khó như sau: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Vê-rô-ki-ô. Đây là từ phiên âm tiếng nước ngoài nên có gạch nối. tuy nhiên khi các em đọc phải đọc liền mạch và không được dứt quãng. Giáo viên viết, đọc mẫu)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.. . -. Đồng thời chú ý hướng dẫn các em nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) trong các câu sau: “Trong một nghìn quả trứng xưa nay/ không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu”. + Lần 2: đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa của từ. Giáo viên mời học sinh đọc tiếp nối và nhận xét, đồng thời giải nghĩa các từ khó: “khổ luỵên”, “kiệt xuất”, “thời đại Phục hưng”. + Học sinh luyện đọc theo cặp (khoảng 2 phút). + Giáo viên gọi 1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét. Tuyên duơng. + Hướng dẫn các em giọng đọc của toàn bài: giọng kể từ tốn. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo, nhẹ nhàng. Đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi. + Giáo viên đọc mẫu toàn bài . Câu dẫn: Để hiểu được nội dung của bài tập đọc, cô và các em cùng đi vào tìm hiểu bài. Tìm hiểu bài. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm và giải thích được nguyên nhân vì sao Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi được cha cho đi học vẽ? -Giáo viên đặt các câu hỏi sau: + Sở thích của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi khi còn nhỏ là gì? (sở thích của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi hồi nhỏ là rất thích vẽ) + Vì sao trong những ngày đầu đi học cậu bé cảm thấy chán ngán? (vì suốt ngày thầy chỉ cho cậu vẽ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác) + Tại sao thầy Vê-rô-ki-ô lại cho rằng vẽ trứng là không hề dễ? (vì theo thầy trong hàng nghìn quả trứng, không có lấy hai quả giống nhau. Mỗi quả trứng đều có nét riêng mà phải khổ luyện mới vẽ được) + Theo em , thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì? (Thầy cho học trò vẽ trứng để biết cách quan sát mọi sự vật một cách cụ thể, tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy một cách chính xác). Giáo viên chốt ý và chuyển đoạn: Qua đoạn 1 các em có thể thấy rằng việc vẽ trứng là không hề đơn giản. Phải khổ luyện mới có thể đạt được những gì mình mong muốn. Vậy qua 1 quá trình siêng năng học tâp, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã gặt hái được những thành quả ra sao? Cô và các em cùng tìm hiểu qua đoạn 2 của bài tập đọc hôm nay. Gọi học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và tìm câu trả lời cho câu hỏi: thành công của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã gặt hái được là gì? Giáo viên đặt các câu hỏi sau:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành công như thế nào? (Ông đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và lànhà bác học lớn của thời kì Phục Hưng). + Theo em nguyên nhân vì sao khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành nhà họa sĩ nổi tiếng? (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi nhờ:  Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh  Ông có người thầy giỏi và tận tình chỉ bảo  Ông khổ luyện, miệt mài nhiều năm tập vẽ  Ông có ý chí quyết tâm học vẽ).  Giáo viên tóm tắt ý đoạn 2: Những nguyên nhân trên đều tạo nên sự thành công của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông. Người ta thường nói: “ Thiên tài được tạo nên nhờ 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do công khổ luyện. Mà mỗi thiên tài đều bắt đầu từ những đứa trẻ.” - Giáo viên: Câu chuyện về danh họa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi giúp em hiểu được điều gì? (Học sinh trả lời: Câu chuyện về danh họa Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi giúp em hiểu rằng: + Phải khổ công rèn luyện mới thành tài + Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành tài nhờ tài năng và khổ công rèn luyện. + Thầy giáo Vê-rô-ki-ô có những cách dạy học trò rất giỏi.)  Như vậy, qua bài học chúng ta rút ra được điều gì? - Giáo viên gọi học sinh trả lời. (Câu trả lời chính là nội dung phần ý nghĩa). - Giáo viên nhận xét, tuyên duơng.  Ý nghĩa: Câu chuyện giúp em hiểu nhờ khổ công rèn luyện mà Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài..  Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Giáo viên ghi sẵn đoạn văn cần giới thiệu lên bảng phụ. ( Từ: “Thầy Vê-rô-ki- ô bèn bảo… có thể vẽ được như ý”). - Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giáo viên hỏi: Khi đọc đoạn này ta cần nhấn mạnh những từ ngữ nào? (Học sinh nêu- gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng: trong một nghìn quả trứng xưa nay, rất khổ công, tỉ mỉ, bất cứ cái gì). +Gọi 1 học sinh đọc đoạn diễn cảm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm đoạn. Mỗi dãy 1 em. 3 học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh đọc diễn cảm tốt.  Giáo dục tư tưởng: Qua bài học các em đã thấy được rằng: muốn thành công phải có thời gian khổ công rèn luyện, không ngừng cố gắng và luôn miệt mài phấn đấu. Hãy cố gắng từ những điều nhỏ nhất. Không được chủ quan, hấp tấp, vội vàng mà phải đi lên từ nền tảng vững chắc. Có cố gắng nhất định sẽ thành công. Tất cả do khổ luyện mà thành. Bởi lẽ: “ Thiên tài được tạo nên nhờ 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% còn lại do khổ công rèn luyện mà thành”. Vậy nên ngay hôm nay các em phải cố gắng hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, giúp ích cho xã hội ngày càng giàu mạnh hơn. - Học sinh ghi bài. - Dặn dò về nhà học bài, đọc lại bài và chuẩn bị cho bài mới: “Người tìm đường lên các vì sao”. - Giáo viên nhận xét về tiết học. (Khen, tuyên dương các em học tốt, nhận xét những điểm chưa hoàn thiện)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TR ÌNH B ÀY B ẢNG Tuần 12 Thứ tư, ngày 09 tháng 11 năm 2016 Lá lành đùm lá rách ---o0o---. Tập đọc. Vẽ trứng Luyện đọc Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi. Vê-rô-ki- ô. trân trọng. nhân loại.. T ìm hiểu bài chán ngán tỉ mỉ. miệt mài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×