Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bai du thi van dung kien thuc lien mon tham khao so 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.15 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Mục đích của Cuộc thi - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp; khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. 2. Đối tượng dự thi: Học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). 3. Sản phẩm dự thi: Sản phẩm dự thi là một bài viết (chưa đăng báo hay in sách) của 01 học sinh hoặc nhóm không quá 03 học sinh dài không quá 3000 từ. Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục I kèm theo. 4. Tiêu chí chấm thi - Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh dự thi. - Bài viết xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống; - Nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết các tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi. - Bài viết thể hiện được tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, sự khéo léo trong việc nêu lên phương hướng vận dụng, kết hợp những kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống. 5. Giải thưởng của cuộc thi a) Khen thưởng cấp tỉnh Sau khi chấm sơ khảo, Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh sẽ lựa chọn một số sản phẩm để khen thưởng; giải thưởng dành cho học sinh tham dự gồm có: Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích (Sở lựa chọn tối đa 50 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh gửi đi dự thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức). b) Giải thưởng và phần thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Các giải dành cho thí sinh tham dự cuộc thi gồm có: Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích; Học sinh đoạt giải trong cuộc thi được nhận Giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phần thưởng của Ban tổ chức.. Phụ lục I Cấu trúc bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học A/ Trang bìa ( đóng tập) - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố:....................................... - Phòng Giáo dục và Đào tạo:......................................................... - Trường ......................................................................................... - Địa chỉ:......................................................................................... - Điện thoại:..................................................................................... - Email:............................................................................................ - Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): 1..............................................................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2............................................................................................. 3............................................................................................. B/ Các trang tiếp theo 1. Tên tình huống 2. Mục tiêu giải quyết tình huống 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 4. Giải pháp giải quyết tình huống 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng CNTT trong việc giải quyết tình huống 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./. THAM KHẢO 2 BÀI SAU ĐÂY Làm xong nhớ chèn hình ảnh thì bài làm coa kết quả cao hơn.. 1.Tên tình huống: TIẾT KIỆM ĐIỆN (bài này dự thi đạt giải ba năm trước) 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Trong đời sống ngày này, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực, ứng dụng rộng rãi nhất là dùng điện để thắp sáng. Các súng sốc điện có cường độ dòng điện lớn dạng xung lượng, nên thường làm cho nạn nhân đau đớn, không kiểm soát được các cơ, đối với người có thể trạng kém, có thể dẫn đến bất tỉnh, hay sự ngừng đập của tim. Dòng điện loại này cũng được dùng trong các ghế điện. Các cây vợt điện có thể được dùng để diệt các côn trùng nhỏ biết bay như ruồi, muỗi... Trong bệnh viện, nạn nhân bệnh tim khi tim đập rất yếu có thể gây sốc bằng điện. Điện có thể dùng để sản xuất hàng hoá trong các ngành công nghiệp (như dệt may, in ấn, tivi...), nông nghiệp (làm thức ăn vật nuôi, làm lạnh...) và dịch vụ (truyền thông, viễn thông...). Điện còn áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất chất hóa học. Còn khu nội trú trường PTDTNT còn dùng quạt điện, bóng điện để hong quần áo.... nên tiền điện của trường hàng tháng rất cao, chúng tôi phải làm sao để các bạn ở khu nội trú biết tiết kiện nguồn năng lượng này. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Việc dùng điện vào mục đích chính đáng như : dùng điện cho phòng học vi tính, thắp sáng đảm bảo đủ ánh sáng khi học bài, bơm nước, xem ti vi, tủ lạnh, nấu nước ...... - Dùng điện lãng phí : Mở ti vi không có người xem, ra khỏi phòng không tắt bóng điện, trời lạnh mặc áo ấm nhưng vẫn bật quạt điện, giặt quần áo rồi bật quạt điện hong quần áo.... đây chính là lí do tiền điện hàng tháng trường nộp rất cao. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Áp dụng kiến thức liên môn: Giáo dục công dân. - Môn giáo dục công dân: Tuyên truyền cho các bạn ở khu nội trú có ý thức tiết kiệm khi sử dụng điện. Bởi vì tiết kiệm là thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và người khác. Phải biết tự giác sử dụng điện hợp lý, vì tự giác là chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở, giám sát..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Biết sắp xếp công việc của bản thân cho phù hợp để có hiệu quả cao. Nếu sử dụng điện lảng phí thì nguồn điện sẽ thiếu trong mùa khô, thiếu điện cho hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Môn Vật lí: Phần lớn lượng điện hiện tại được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy điện. Điện năng có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng sơ cấp khác nhau, nhưng chúng có chung cách hoạt động là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ. Trong pin và ắc quy điện năng tạo ra bởi các phản ứng hóa học. Trong các tế bào nhiên liệu, điện năng có được qua các quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa. Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao) thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm. Hao hụt trong quá trình truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu điện thế của dòng điện. Để có điện đến từng hộ gia đình qua quá trình nghiên cứu và công sức của các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân nên chúng ta phải sử dụng hợp lí. - Môn Địa lí : Để tạo ra điện cần nguồn nước( thủy điện), cần than đá ( nhiệt điện ) đây là những nguồn tài nguyên không tái sinh sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Các đợt xả nước ở các hồ chứa của các nhà máy thủy điện gây lũ lụt, ngập ứng của dân cư gần khu vực....gây ô nhiễm môi trường. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Mô tả quá trình thực hiện: vận dụng kiến thức các môn đã học có liên quan đưa ra để thuyết phục, tuyên truyền các bạn trong khu nội trú tiết kiện điện bằng mọi hình thức có thể như sử dụng trang phục bằng chất liệu tổng hợp, nilon không nhăn hoặc ít nhăn hạn chế việc là ủi, ra khỏi phòng phải tắt các thiết bị điện, sử dụng nước hợp lí để hạn chế bơm nước…..như vậy tiền điện hàng tháng giảm, tiết kiệm ngân sách cho trường, cho nhà nước. - Các tư liệu được sử dụng : Thông tin trên mạng, các ứng dụng CNTT trong việc giải quyết tình huống 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội./. 1. Tên tình huống: MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bằng những kiến thức môn học như Sinh học; GDCD; Ngữ văn và kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được tác hại của hiểm họa ma túy đa rình rập khắp mọi nơi kể cả trường học vầ các gia đình, nó làm hủy hoại giống nòi, thuần phong mỹ tục và đặc biệt làm mất nhân cách của những người sa ngã vào nó. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Tham khảo trên các báo, tạp chí, các báo cáo số liệu về nạn nhân ma túy tính đến thời điểm báo cáo. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Tìm hiểu về tác hại ma túy đối với sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương và làm cho kinh tế gia đình suy sụp, gia đình lâm vào cảnh tan vỡ. Dưới hình thức thuyết trình, hùng biện để cho người nghe thấy rõ được tác hại của hiểm họa ma túy trong trường học và xã hội nói chung. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình. Chỉ tính riêng năm 2010, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ gần 12.300 vụ với trên 17.500 đối tượng phạm tội về ma túy trong đó hơn 70% số vụ là do người trong độ tuổi thanh thiếu niên thực hiện. Đó là một con số đáng báo động đòi hỏi tất cả cộng đồng cần phải đoàn kết đấu tranh phòng ngừa tội phạm, trong đó đoàn viên, thanh niên, đội viên là lực lượng xung kích đi đầu. Các bạn học sinh thân mến! Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm là nguyên nhân của đại dịch HIV/AIDS đã và đang làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống. Chúng xâm nhập vào học đường vào những đối tượng thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh và kiến thức tự bảo vệ, những học sinh đua đòi, ăn chơi chạy theo lối sống gấp và sành điệu. Nhưng khi thả mình trong sự mê hoặc của nàng tiên nâu họ đâu biết rằng tử thần đang rình rập. Ma túy là hố đen khổng lồ nuốt gọn tương lai, hoài bão, sức khỏe và đạo đức của tuổi trẻ. Bạn nghĩ sao khi gia đình mình có một người nghiện ma túy, họ làm tiêu hao tiền bạc, đảo lộn cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đồng/ngày thậm chí 1.000.000-2.000.000 đồng/ngày. Để có tiền thoả mãn cơn nghiện họ bất chấp những hành vi xấu từ lấy cắp đồ đạc của gia đình, hàng xóm đến xin đểu, cướp giật, đáng sợ hơn là có thể bất chấp tính mạng của mình và của người khác miễn là có thuốc. Đau đớn thay khi người mẹ nhìn con của mình vật vã, quằn quại trong cơn nghiện, tiều tụy, xơ xác dần vì bệnh hoạn. Biết bao nhiêu thanh niên trai tráng, bao thiếu niên ngây thơ tràn đầy sức sống, nhưng chỉ sau khi sử dụng ma tuý thì họ bị ăn mòn kiệt quệ cả về sức lực lẫn trí tuệ. Người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh, những thanh niên đang trong lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời chỉ vì thiếu hiểu biết và một lần trót dại mà không có cơ hội kịp thấy mình trưởng thành... Các bạn ơi! Ma tuý đang ngày ngày rình rập trước cổng trường của chúng ta, các bạn hãy cảnh giác, đối tượng mà chúng tìm đến trước tiên đó là những bạn thường xuyên trốn học, la cà dọc đường, quán xá, những bạn thường đua đòi, tỏ ra anh hùng, sành điệu giao du và kết thân với những thanh niên lêu lỏng thậm chí là những người đã sử dụng ma tuý. Đầu tiên là sự mua chuộc, dụ giỗ của kẻ xấu “thử một lần cho biết”, dần đến nghiện và lệ thuộc vào ma tuý lúc nào không hay. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý các bạn sẽ bị kẻ xấu sai khiến cắp gà cắp vịt, cắp xe máy, tiền vàng và thậm chí cả trấn lột giết người bạn cũng phải làm. Các bạn ạ! Thật thương xót và đáng trách biết bao khi tuổi trẻ học đường chúng ta vẫn còn ai đó vướng vào con đường nghiện ngập, vẫn còn ai đó bị cuốn theo sức hút mê hồn của nàng tiên nâu. Để rồi các bạn phải bỏ học giữa dòng đời còn non trẻ, xa rời bạn bè, thầy cô giáo, xa mái trường thân yêu, trở thành những tù nhân trung thành của ma tuý. Ma tuý thật đáng sợ nó huỷ hoại con người, tàn phá cuộc sống bình yên hạnh phúc. Không! Quyết không để ma tuý ngang nhiên hủy hoại! Tôi, các bạn và tất cả chúng ta hãy cảnh giác, phòng ngừa cho bản thân, gia đình và xã hội! Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã phát huy tác dụng, hình thức tuyên truyền đã có nhiều đổi mới như việc thành lập các đội tuyên truyền thiếu niên, thanh niên phòng chống các tệ nạn ma túy, với các hình thức phong phú như tổ chức các diễn đàn, các câu lạc bộ, phát tài liệu, tờ rơi. Thi tuyên truyền bằng văn nghệ, tiểu phẩm... tổ chức các liên hoan theo quy mô lớn. Hoạt động của mô hình đội tuyên truyền thiếu niên phòng chống tội phạm, ma túy đã có tác động.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tích cực đến mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên, giúp họ có những kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên trước diễn biến ngày càng phức tạp của các tệ nạn xã hội, các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm thì công tác tuyên truyền phải được tiến hành đồng bộ kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó thanh thiếu niên Việt Nam nói chung và các bạn học sinh trường THCS …… huyện …….. tỉnh Phú Thọ nói riêng phải là những người xung kích đi đầu. Tại buổi tuyên truyền hôm nay chúng tôi muốn gửi đến các bạn thông điệp: "Kiên quyết bài trừ tệ nạn ma túy xâm nhập học đường" vì một tương lai tươi đẹp! 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Tình huống và cách giải quyết tình huống nêu lên ý nghĩa: Để các bạn học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thấy được hiểm họa ma túy đang rình rập mỗi chúng ta, không kể gà, trẻ, trai, gái, không kể độ tioour và thành phần xã hội nếu chúng ta klhoong biết cách làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra còn có một ý nghĩa nữa là chính các bạn HS sẽ là nhứng tuyên truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội hiểu được rõ hơn về hiểm họa này. Đó chính là mục tiêu mà chương trình hướng đến. ……., ngày 20 tháng 01 năm 2013 Người viết. Phụ lục II Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố:....................................... - Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên THCS):................. - Trường ......................................................................................... - Địa chỉ:......................................................................................... Điện thoại:...........................; Email:.................................... - Họ và tên giáo viên (hoặc nhóm giáo viên): 1. Trưởng nhóm:.................................................................... Điện thoại:...........................; Email:............................ 2............................................................................................. 3............................................................................................. Phụ lục III Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên 1. Tên dự án dạy học 2. Mục tiêu dạy học - Cần mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học nào, bài học nào sẽ đạt được trong dự án dạy học này. - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn nào để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra. 3. Đối tượng dạy học của dự án Mô tả về đối tượng học sinh: số lượng, lớp, khối lớp và những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Ý nghĩa của dự án Mô tả ý nghĩa, vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống xã hội. 5. Thiết bị dạy học, học liệu Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học. Mô tả các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong thực tiễn. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mô tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. 8. Các sản phẩm của học sinh Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh qua dự án dạy học./.. Phụ lục IV Mẫu Báo cáo công tác tổ chức thi tại đơn vị: Gửi công văn (cùng với sản phẩm dự thi) và qua Email nội bộ phòng GDTrH UBND TỈNH ĐẮK LẮK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. .........., ngày. Số: /BC tháng năm 2014. Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện công văn số ........../SGDĐT-GDTrH, ngày tháng năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp. (Đơn vị)................................. xin báo cáo như sau: 1. Thuận lợi Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở nên đã kịp thời triển khai cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp. Lãnh đạo đơn vị đã kịp thời động viên tạo điều kiện cho giáo viên của đơn vị tham gia cuộc thi. Học sinh được hướng dẫn về công tác tổ chức thi, các tiêu chí của bài viết dự thi... Giáo viên đã được tập huấn bài bản về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Khó khăn .......................................................................................................................... 3. Quá trình thực hiện ...........................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> .......................................................................................................................... 4. Kết quả DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NĂM HỌC 2013-2014. TT. TÊN BÀI DỰ THI. NGƯỜI/NHÓM THỰC HIỆN. ĐƠN VỊ. ĐĨA / BÀI ĐÍNH KÈM. KẾT QUẢ. GHI CHÚ. KẾT QUẢ. GHI CHÚ. 1 2 3 4 5. DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2013-2014. TT. TÊN BÀI DỰ THI. GIÁO VIÊN/NHÓM THỰC HIỆN (MÔN). ĐƠN VỊ. ĐĨA / BÀI ĐÍNH KÈM. 1 2 3 4 5. 4 Kiến nghị .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và đóng dấu) Bài viết: Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Nguồn. Zing Blog.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×