Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.88 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 14 Khối lớp 1 Tiết 14: Ôn Tập Bài Hát: Sắp Đến Tết Rồi I. Yêu cầu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Tập đọc lời ca theo tiết tấu. II. Chuẩn bị: - Đàn, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ ( thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca) . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh  Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi - Cho HS xem tranh minh hoạ ngày Tết. - Ngồi ngay ngắn, xem tranh Hỏi HS bức tranh nói về bài hát nào đã Trả lời: học, tên tác giả sáng tác bài hát + Bài hát: Sắp đến Tết rồi. + Tác giả: Hoàng Vân - Cho HS nhận xét nội dung bức tranh - HS nhận xét nội dung tranh - Đánh đàn cho HS luyện thanh - Luyện thanh. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức. + Hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca ( sử dụng thêm nhạc cụ gõ). - Hát theo hướng dẫn của GV - Hát đồng thanh dãy, nhóm, cá nhân - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca..  Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ - Thực hiện theo hướng dẫn họa + Câu 1,2: Chân nhún theo nhịp, bước.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> sang phải rồi sang trái, tay vỗ vào các tiếng: rồi, vui. + Câu 3: Đưa hai ngón trỏ lên ngang vai, chân nhún theo nhịp + Câu 4: Đưa 2 tay lên ôm chéo ngang ngực, bàn tay xoè ra, chân nhún. - HS trình bày trước lớp theo tổ. - HS nhận xét, GV nhận xét.  Hoạt động 3: Tập đọc lời thơ theo tiết tấu. - Hướng dẫn HS tập đọc lời thơ theo tiết tấu của bài hát Sắp đến tết rồi. - Cho HS đọc theo từng nhóm, tổ, cá nhân.. - HS trình bày trước lớp - Nhận xét, lắng nghe GV nhận xét. - HS tập đọc lời theo tiết tấu nhiều lần để thuộc lời. - Chia nhóm: Một nhóm đọc lời, các nhóm còn lại sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu. - Gọi từng nhóm, tổ, cá nhân đứng lên - Từng nhóm, tổ, cá nhân đứng lên đọc. đọc. - HS lắng nghe - GV nhận xét  Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: - HS hát - Kết thúc tiết học, GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học . - HS lắng nghe - Nhận xét , khen cá nhân biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn. - HS ghi nhớ - Dặn HS về ôn lại bài hát Sắp đến tết rồi, tập vỗ tay đúng phách và tiết tấu lời ca. Khối lớp 2 Tiết 14: Ôn Tập Bài Hát: Chiến Sĩ Tí Hon I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Tập biểu diễn bài hát. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Chiến Sĩ Tí Hon” - Chép lời ca vào bảng phụ. - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS chuẩn bị: - Sách bài hát lớp 2. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Ôn tạp bài hát “Chiến Sĩ Tí Hon”: - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Chiến Sĩ Tí Hon”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo hình tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Chiến Sĩ Tí Hon” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Chiến Sĩ Tí Hon” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.. - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******* Khối lớp 3 Tiết 14: Học hát bài: Ngày mùa vui (lời 1) I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc. - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, và theo tiết tấu lời ca.. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Ngày mùa vui” - Chép lời ca vào bảng phụ. - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc) HS chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Sách bài hát lớp 3. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Học hát bài “Ngày mùa vui (lời 1)”: - Giới thiệu bài hát, tác giả.. Dân tộc Thái, sinh sống ở vùng núi Tây Bắc. Có nhiều làn điệu dân ca rất hay, trong đó có bài hát “Ngày mùa vui”. Được nhạc sĩ Hoàng Lân đặc lời mới cho bài dân ca Thái này. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát ghép đoạn và cả bài vài lần cho thuộc lời bài hát..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Ngày mùa vui” và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Ngày mùa vui” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Ngày mùa vui” vừa học. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.. - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. *******.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khối lớp 4 Tiết 14: - Ôn Tập Ba Bài Hát Đã Học, Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm, Mãi Vai Em, Cò Lả - Nghe Nhạc Bài Ru Em (DC. Xơ Đăng) I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em, Cò Lả”. - Chuẩn bị bài hát “Rue m” dân ca Xơ – Đăng (Tây Nguyên). - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc). HS chuẩn bị: - Sách giáo khoa lớp 4. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Ôn tạp bài hát “Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em”: - Giáo viên hỏi học sinh, hai bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Trên Ngựa Ta Phi Nhanh, Khăn Quàng Thắm Mãi Vai Em” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. 5./ Ôn tạp bài hát “Cò lả”: - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên cho HS hát có phần “Xướng” và “Xô”. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 6./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Cò lả”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo tiết tấu sau:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 7./ Biểu diễn bài hát “Cò lả” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Cò lả” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp một trong hai bài hát vừa ôn.. 8./ Nghe nhạc bài “Rue m” Dân ca “Xơ – Đăng”: - Giáo viên giới thiệu bài hát “Ru em” dân ca Xơ-Đăng (Tây Nguyên). - Cho HS nghe bài hát. - Hỏi HS về cảm nhận khi nghe bài há dân ca của dân tộc Xơ-Đăng ở Tây Nguyên vừa nghe.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******** Khối lớp 5 Tiết 14: - Ôn Tập Hai Bài Hát: Những Bông Hoa Những Bài Ca,Ước Mơ - Nghe Nhạc I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Những Bông Hoa Những Bài Ca”. - Chuẩn bị bài hát “Ru em” dân ca Xơ – Đăng (Tây Nguyên). - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc). HS chuẩn bị: - Sách giáo khoa lớp 5. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Ôn tạp bài hát “Những Bông Hoa Những Bài Ca”: - Giáo viên hỏi học sinh, hai bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Những Bông Hoa Những Bài Ca”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Những Bông Hoa Những Bài Ca” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Những Bông Hoa Những Bài Ca” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. 5./ Ôn tạp bài hát “Ước mơ”: - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 6./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Ước mơ”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo tiết tấu sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 7./ Biểu diễn bài hát “Ước mơ” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Ước mơ” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp một trong hai bài hát vừa ôn.. 8./ Nghe nhạc bài “Rue m” Dân ca “Xơ – Đăng”: - Giáo viên giới thiệu bài hát “Ru em” dân ca Xơ-Đăng (Tây Nguyên). - Cho HS nghe bài hát. - Hỏi HS về cảm nhận khi nghe bài há dân ca của dân tộc Xơ-Đăng ở Tây Nguyên vừa nghe.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******** DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN. DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×