Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHDNNGUYEN THI HANGKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.67 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . Ý TƯỞNG TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY MÔN: CHÍNH TẢ HỌ TÊN : NGUYỄN THỊ HẰNG LỚP : ĐẠI HỌC TIỂU HỌC A-K4. GIẢNG VIÊN : TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ♦♦♦ BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt Đề bài:Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Lớp: Đại học Tiểu học A – K4 Giảng viên: Th.s Trần Dương Quốc Hòa Năm học: 2016 - 2017 Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY I- Lý do chọn dề tài Học sinh tiểu học không giống như học sinh cấp 2 cấp 3 đặt biệt là ở các em lớp 1,2 các em đã quen với việc được chơi nhiều hơn học trong trường mẫu giáo nên khi bước vào tiểu học các em sẽ bỡ ngỡ, khả năng tập trung, ngồi im hàng giờ liền của các em là rất thấp. Chính vì thế để nâng cao chất lượng hiệu quả của tiết dạy, phù hợp với tính hiếu động, tò mò của các em, bên cạnh đó tránh sự nhàm chán, thụ động của các học sinh thì việc thiết kế một tiết dạy sinh động mới lạ là điều rất cần thiết cho mỗi giáo viên. II-Nội dung ý tưởng Để các em hứng thú với việc học thì chúng ta phải khiến các em chủ động trong mọi hoạt động học để các em có thể thường xuyên hoạt động thay vì chỉ ngồi một chỗ và làm những gì giáo viên nói. Kết hợp cho các em vừa học vừa chơi để các em tăng thêm việc hứng thú đối với việc học và muốn học Tuy nhiên, để thiết kế một tiết dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo nội dung bài học, thời gian và thu hút sự hứng thú của học sinh.. Vậy phải làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học trên lớp thì em xin nêu ra ý tưởng của mình về bài dạy chính tả lớp 2. Thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chính tả lớp 2 ( Tập 1 trang 93 ) Để tránh sự áp lực khi bước vào bài mới giáo viên sẽ cho học sinh khởi động bằng một trò chơi hay một bài hát để tăng sự hứng thú đối với học sinh khi vừa vào học đã được chơi. Để học sinh có thể chủ động trong mọi hoạt động tìm hiểu bài thì giáo viên sẽ chia học sinh thành các nhóm để học sinh hoạt động nhóm và tự mình tìm ra đáp án. Bài tập 1: Nghe- viết :vẫn làm theo kiểu giáo viên đọc học sinh viết. Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống g hay gh? - Gv sẽ cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”. Vừa mới khởi động giờ lại được chơi sẽ học sinh hào hứng tham gia. - Cách chơi và luật chơi : cô chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận và làm sau đó mang treo lên bảng. Thời gian thi đua giữa các nhóm là 2 phút. Nhóm nào làm nhanh nhất và đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Học sinh tiểu học luôn hiếu thắng vì vậy việc tổ chức các trò chơi mang tính thi đua này sẽ giúp các em tích cực trong việc học hơn. Sau khi học sinh làm xong giáo viên sẽ không trực tiếp kiểm tra đáp án mà sẽ mời đại diện mỗi nhóm sẽ lên kiểm tra bài của nhóm khác còn học sinh dưới lớp sẽ là những người đọc đáp án thông qua đáp án giáo viên trình chiếu trên máy chiếu việc kiểm tra kết quả này sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức hơn thay vì người kiểm tra là giáo viên. Cuối cùng giáo viên sẽ nhận xét và tuyên dương đội chiến. Từ đó mở rộng kiến thức: +Vậy trước những âm nào ta sẽ dùng g mà không dùng gh? Học sinh trả lời Học sinh nhận xét +Với những âm nào ta sẽ dùng gh mà không dùng g ? Học sinh trả lời Học sinh nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài tập 3 : Thay vì cho học sinh điền vào chỗ trống thì ta sẽ cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm những tiếng có âm bắt đầu bằng s hay x,hay vần ươn vần ương với việc tự tìm ra tiếng này sẽ tăng khả năng tư duy của các em thay vì điền vào chỗ trống những câu có sẵn. Sau khi thảo luận nhóm giáo viên sẽ mời một lớp trưởng ( hoặc một bạn trong ban cán sự ) lên cho các bạn chia sẽ hoạt động vừa làm và mời bạn nhận xét, lớp trưởng sẽ tự đưa ra nhận xét của mình giáo viên chỉ can thiệp nếu như các em làm sai điều này sẽ giúp các em tự tin phát biểu và thể hiện vai trò lãnh đạo của mình từ đó học sinh sẽ tự hoàn thiện mình. Cuối cùng gv sẽ nhận xét và chốt hoạt động. Củng cố dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu bài. III-Các lưu ý – chuẩn bị: - Quan sát học sinh thảo luận để có những phương án thích hợp các em học tốt. - Nắm được khả năng học của các em học sinh giúp các em phát triển. - Giáo viên nên cho học sinh đứng phát biểu trước lớp càng nhiều càng tốt để học sinh thể hiện bản thân. - Không chỉ lớp trưởng mà tất cả những em trong lớp đều nên có cơ hội được cho các bạn chia sẽ hoạt động điều này sẽ giúp các em tự tin lãnh đạo sau này. - Chuẩn bị đầy đủ và đa dạng dụng cụ học tập ( Phiếu bài tập)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×