1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Thế nào là nền kinh tế thị trường?
* Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên
tắc thị trường, là trình độ phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu
vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua thị trường.
* Đặc điểm chung:
+ Các chủ thể kinh tế có quyền tự do tự chủ rất cao( khác với nền kinh tế tập trung).
+ Vấn đề lợi ích được đặt ra nghiêm ngặt.
+ Dung lượng thị trường lớn, sản phẩm phong phú, thỏa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng.
+ Giá cả được xác định ngay trên thị trường.
+ Cạnh tranh là đặc điểm nổi bật.
+ Kinh tế thị trường là 1 hệ thống mở, sản xuất ra để bán và trao đổi.
+ Có sự quản lí và điều tiết của Nhà nước Pháp quyền.
1.1.2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bắt đầu từ Đại hội VII( 6-1991), Đảng ta khẳng định tiếp tục nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng XHCN nhưng cơ chế vận hành là “ cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Đến đại hội IX ( 4-2001) Đảng ta xác định, kinh tế thị trường định hướng XHCN là “ một kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các
nguyên tắc và bản chất của CNXH”
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin
* Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử sự tác động của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự vận động, phát triển của lịch sử nhân
loại từ thấp đến cao, là cơ sở để giải thích khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng
kinh tế, chính trị xã hội.
* Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng chỉ ra quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh
tế xã hội từ nguyên thủy-> nô lệ-> phong kiến-> tư bản và tương lai nhất định thuộc về hình thái
Cộng sản chủ nghĩa.
* Học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở quan trọng nhất cho sự hình thành nên nền
kinh tế hàng hóa cũng như nền kinh tế thị trường.
+ Trước hết, thị trường bao gồm hàng hóa, tiền tệ, giá cả và lợi nhuận.
+ Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của các quy luật: quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy
luật cạnh tranh, Quy luật lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ lấy trao đổi hàng hóa làm
tiền đề.
1.2.2. Tư tưởng HCM
Chủ tịch HCM đã nêu ra một số tư tưởng về kinh tế mà nhấn mạnh là nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần ở nước ta như sau:
+ Mô hình kinh tế VN là kinh tế nhiều thành phần, với cơ cấu ngành công- nông- thương hợp lí
+ Xây dựng kinh tế quá độ ở VN là xây dựng dần từng bước vững chắc, kết hợp giữa cải tạo và
xây dựng.
2. Bài học kinh nghiệm
2.1. Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới
Lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhân loại phân thành hai mô hình: mô hình kinh tế thị trường
”cổ điển“ và mô hình kinh tế thị trường “hiện đại”. Một số mô hình kinh tế thị trường trên thế
giới:
+ Mô hình kinh tế thị trường “Xã hội phúc lợi“ ở Thụy Điển dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung
cho mọi người“ với khẩu hiệu: ”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ“. Thành
tựu nổi bật : đưa 1 nước nghèo trở thành một trong những quốc gia giàu nhất Châu lục, phân hóa
giàu nghèo giảm. Nhưng mặt khác, phúc lợi XH trở thành 1 gánh nặng, chiếm 1/3 GDP-> thiếu
hụt ngân sách và kinh tế đình trệ.
+ Mô hình nền “Kinh tế thương lượng“. Lý thuyết về nền “Kinh tế thương lượng“ ra đời vào
những năm 80 của thế kỷ XX, biểu thị một cơ chế kinh tế – xã hội mà ở đó phần lớn sự phân bổ
các nguồn lực là dựa vào các cuộc thương lượng
+ Mô hình kinh tế thị trường các nước và vùng lãnh thổ NICS Châu Á có những đặc điểm chung
cơ bản giống nhau là vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề
cao trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ thống chính sách nhất
quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu vực kinh tế tư nhân là hạt
nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của nền kinh tế.
+ Ở Trung Quốc: thời điểm đánh dấu sự thay đổi có tính lịch sử – chính thức chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc – là
Hội nghị Trung ương 3 Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 12- 1978. Quá trình cải cách, chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc được thực hiện
với những bước đi thận trọng, từ thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới mở rộng
trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế qua các giai đoạn khác nhau.
2.2. Kinh nghiệm rút ra:
+ Cần thực hiện cải cách mô hình kinh tế đến cùng, không nôn nóng vội vàng hay bỏ dở giữa
chừng. Từng bước hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta.
+ Cần xây dựng một mô hình kinh tế sao cho kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với
tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do
cạnh tranh, tự do trao đổi trong khuôn khổ luật pháp và trên cơ sở tín hiệu, sự điều tiết của thị
trường.
+ Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đời sống kinh tế – xã hội
+ Nâng cao vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước.
+ Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã trở thành xu hướng vận động chính của nền kinh tế thế giới.
3. Quá trình hình thành và phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XNCH ở VN của ĐSCVN
3.1 Tính tất yếu khách quan chuyển nền kinh tế VN sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
3.1.1 Đặc điểm nền kinh té việt nam thời kì quá độ ( trước 1986 )
Khác với một số nước đông âu,chúng ta tiến lên CNXH từ một nền nông nghiệp lạc hậu,bỏ qua
giai đoạn phát triển tbcn. Bởi vậy,chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nê n kinh
tế. Để sớm có cnxh, chúng ta đã sử dụng luôn mô hình kinh tế mà liên xô và các nước xhcn khác
đang có. Đó là nền kinh tế xhcn với sự thống trị của chế độ công hữu xã hội về tư liệu sản xuất
dưới 2 hình thức : sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân đóng vai trò chủ
đạo
Cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm chủ yếu
là:
Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả
phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền
lương… đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát
vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước
bù, lãi thì Nhà nước thu
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của
mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải
gánh chịu.
. Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.
Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Hạch toán kinh tế chỉ là hình
thức.( trên thực tế,nền kinh tế nước ta từ nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành TW khóa
IV ( 1979 ) các quan hệ hang hóa đã được chấp nhận nhưng chỉ ở mức độ thứ yếu .Đó là do tư
tưởng xhcn mang nặng tính thành kiến,quan hệ hang hóa và cơ chế thị trường là biểu hiện thuộc
tính của chế độ tư hữu và tư bản. mặt khác là do chúng ta xây dựng CNXH theo mô hình dập
khuôn giáo điều,duy ý chí )
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa km năng động vừa sinh ra đội
ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá
trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá thấp như vậy, coi như một phần
những thứ đó được cho không. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định chế độ phân phối
vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định mức qua hình thức tem
phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương
thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối
theo lao động.
+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách
nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân
sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin cho”.
3.1.2: Đặc điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước
XHCN (Khodetai.com) cũ, cả nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá
tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Các hình thức tổ chức rộng rãi
ở nông thôn và thành thị. Với sự nỗ lực cao độ của nhân dân ta, có thêm sự giúp đỡ tận
tình của các nước XHCN (Khodetai.com) cũ mô hình kế hoạch hoá tập trung đã phát
huy được tính ưu việt của nó. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và phân tán bằng
công cụ kế hoạch hoá. Ta đã tập trung được vào tay một lực lượng vậ chất quan trọng
về đất đai, tài sản, tiền vốn để ổn định và phát triển kinh tế. Vào những năm đầu của
thập kỷ, ở miền Bắc đã có những chuyển biến về kinh tế xã hội.
Trong thời kỳ đầu, nền kinh tế tập trung đã phù hợp với nền kinh tế tự cung, tự
cấp vốn có của ta lúc đó, đồng thời nó cũng thích hợp với kinh tế thời chiến lúc đó.
Sau ngày giải phóng Miền Nam bức tranh về hiện trạng kinh tế xã hội đã thay đổi.
Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả ba loại hình kinh tế tự cấp tự túc, nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá.
Đó là thực tế khách quan, tồn tại sau năm 1975, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ trương
xây dựng nền kinh tế tập trung theo cơ chế kế hoạch hoá trong phạm vi cả nước. Do
các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý kinh tế cũ vào
điều kiện nền kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện rất nhiều hiện tượng tiêu cực. Do chủ
quan cứng nhắc không cân nhắc tới sự phù hợp của cơ chế quản lý kinh tế mà chúng
ta đã không quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sản xuất của đất nước, trái lại đã
dẫn đến việc sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng các nguồn tài nguyên đó. tài
nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi trường bị ô nhiễm, sản xuất kém hiệu quả, nhà
nước thực hiện bao cấp tràn lan. Những sự việc đó gây ra rất nhiều hậu qủa xấu cho
nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế “gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trở nên khan hiếm,
ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nền kinh tế không đủ tiêu dùng, tích luỹ
hàng năm hầu như không có. Vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vay viện trợ của nước ngoài.
Đến cuối những năm 80, giá cả leo thang, khủng hoảng kinh tế đi liền với lạm phát cao
làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút thậm chí một số địa phương nạn đói đang rình
rập. Nguyên nhân sâu xa về sự suy thoái nền kinh tế ở nước ta là do ta đã rập khuôn
một mô hình kinh tế chưa thích hợp và kém hiệu quả. Những sai lầm cơ bản là:
- Ta đã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất trên qui mô lớn trong điều
kiện chưa cho phép. Điều này đã dẫn đến một bộ phận tài sản vô chủ và đã không sử
dụng có hiệu quả nguồn lực rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày càng một
gia tăng.
- Thực hiện việc phân phối lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép: khi tổng sản
phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vừa phân phối lại một
cách gían tiếp đã làm mất động lực của sự phát triển.
- Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh
theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lựa chọn của người sản xuất và
người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu người lao động.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển nhanh từ nền kinh tế kém phát triển
mang nặng tính tự cấp , tự túc sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị
trường :
Đặc điểm này phản ánh thực trạng thấp kém của kinh tế nước ta khi chuyển sang nền
kinh tế thị trường . biểu hiện :
+ Sản xuất phân tán kỹ thuật lao động thủ công là chủ yếu .
+ Công nghệ lạc hậu năng suất thấp không có khả năng cạnh tranh
+ Các mối quan hệ kinh tế ít do đó thị trường eo hẹp
+ Kết cấu hạ tầng thấp kém cả về hạ tầng vật chất , xã hội thấp kém .
Trong một thời gian dài chúng ta lại thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao
cấp nó đã làm triệt tiêu những điều kiện tiền đề của nền kinh tế hàng hoá , tạo ra một bộ
máy quản lý quan liêu cồng kềnh không cần năng lực kinh doanh như vậy nó đã kìm
hãm phát triển của sản xuất làm nền kinh tế trì trệ đời sống khó khăn . Vì vậy chuyển
nhanh kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường .
3.1.3: Hạn chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoach hóa tập trung đã giúp chúng ta giải quyết
đc 1 số vấn đề kt-xh , quan trọng nhất là việc huy động nhân tài, vật lực phục vụ cuộc chiến tranh
chống mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.
Nhưng khi đất nước hòa bình thống nhất,bước vào thời kỳ xây dựng,phát triển kinh tế thì cơ chế
kế hoạch hóa bộc lộ những nhược điểm.. nó thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công
nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo
của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. . sản xuất ra k đủ đáp ứng yêu cầu của xã hôi dẫn đến khủng
hoảng kinh tế-xã hội đến đời sống của nhân dân Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không
có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản
xuất
Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp
dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này
càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,
trong đó có nước ta, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Đại hội VI Đảng ( 1986 ) đã chỉ rõ: : “ cơ chế quản lý tập trung quan lieu,bao cấp từ nhiều năm
nay không tạo đc động lực phát triển,làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn ché việc sử dụng vào cải
tạo các thành phần kinh tế khác kìm hãm sản xuất,làm giảm năng suất,chất lượng,hiểu quả gây rối
loạn trong phân phối và lưu thong và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội “.
Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí
lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung
quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu
kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác,
kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối
lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách.
3.2: Các bước hình thành và phát triển đường lối của Đảng kinh tế thị trường
3.2.1: Tư duy và đổi mới trong đường lối của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội
VII:
Đại hội Đảng VI:
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá -
lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986,
giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng
hoảng trầm trọng.
Đại hội VI đã xác định việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế. Cớ chế tập trung quan lieu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển làm
suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác kìm
hãm sản xuất làm giảm năng suất chất lượng hiệu quả gấy rối trong phân phối lưu thong và đẻ ra
nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng đã đề ra mục tiêu đổi mới:
• Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
• Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế:
o Sản xuất lương thực, thực phẩm
o Sản xuất hàng tiêu dùng
o Sản xuất hàng xuất khẩu
Đại hội Đảng VII:
Đại hội tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát huy thế mạnh của các thành
phần kinh tế vừa cạnh tranh hợp tác bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đại
hội đã xác định cơ chế vận hnàh của nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩảơ nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật kế hoạch
chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế đó các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh quan hệ bình đẳng cạnh tranh hợp pháp hợp tác và lien doanh tự nguyện thị trường có vai
trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất
kinh doanh có hiệu quả Nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh
tế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường kiểm soát
và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát
triển xã hội.Nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng hóa về hình thức sở hữu, trong đó sở hữu
làm chủ đạo. Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế mà nhà nước giữ vài trò
chủ đạo.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân. Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế,
nhiều tổ chức kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ
công hữu, mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để
hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các
đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức
đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư
cách chủ thể thị trường bình đẳng.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác
định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường của các nước khác. Tính định hướng xá
hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta dã quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ, mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh
tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước, nói đúng ra kinh tế dựa trên chế đôk công hữu bao gồm
kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, tạo cơ sở kinh tes cho chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.
Nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo kết quả
lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực và sản
xuất kinh doanh, và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xa hội, trong đó phân phối
theo kết quả lao động giữa vai trò nòng cốt, đi đôi với chính sách điều tiết thu nhập một
các hợp lý. Chúng ra không coi bất bình đẳng xã hội như một trật tự tự nhiên, là điều
kiện của sự tăng trưởng kinh tế găn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tiến bộ và
công bằng xã hội.
Như đã biết, mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế
độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định.
Phân phối có liên quan đến chế độ chính trị, xã hội. Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng
về sở hữu do đó chế độ phân phối cũng có đặc trưng riêng, phân phối theo lao động là
đặc trưng riêng của chủ nghĩa xã hội. Mà thu nhập của người lao động không phải chỉ
giới hạn ở giá trị sức lao động, mà nó phải vượt qua đại lượng đó, nó phụ thuộc chủ yếu
vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.Việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề
quá phức tạp và khó khăn, nhưng trong ền kinh tế thị trường, có thể thông qua thị
trường để đánh giá kết quả lao động, sự cống hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối.
Kết hợp vấn đề lợi nhận với vấn đề xã hội, kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân
phối của chủ nghĩa xã hội và nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Đại hội Đảng VIII:
Đại hội VIII đề ra Kế họach 5 năm 1996-2000 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
kinh tế xã hội của Kế họach là:
• Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách tòan diện và đồng bộ.
• Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
• Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng knih tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi
đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội.
• Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
Đại hội đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ tiếp tục
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa sự quản lý của nhà nước lại nhằm mục đích bảo vệ những
quyền lợi chính đáng của tập thể nhân dân lao động.