Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

TOI UU HOA DAY HOC TICH HOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.31 MB, 100 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÔNG TRÌNH THAM DỰ CUỘC THI “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”. Đề tài: VẬN DỤNG TỐI ƯU DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC. Tác giả: NGUYỄN ANH ĐỨC Sinh ngày: 17/07/1982 Điện thoại: 0949 637 665 Email: Chức vụ: Giáo viên (Vật lí) Đơn vị: Trường THPT Vũ Duy Thanh Sở GD&ĐT Ninh Bình Địa chỉ: Khánh Nhạc - Yên Khánh Ninh Bình.. Ninh Bình, tháng 8 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC LỤC MỤC LỤC .........................................................................................................................- 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................- 3 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................- 4 1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................- 4 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................- 5 1.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................- 5 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................- 5 CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................................................- 6 2.1. Khái niệm năng lực..............................................................................................- 6 2.2. Chương trình giáo dục (cũ) định hướng nội dung dạy học....................................- 6 2.3. Chương trình giáo dục (mới) định hướng phát triển năng lực ...............................- 7 2.4. Các năng lực chung cần hình thành, phát triển cho học sinh...............................- 13 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP...........................................- 19 3.1. Tích hợp ............................................................................................................- 19 3.2. Dạy học tích hợp ...............................................................................................- 19 3.3. Đặc điểm của dạy học tích hợp ..........................................................................- 20 3.3.1. Lấy người học làm trung tâm ......................................................................- 21 3.3.2. Định hướng đầu ra ......................................................................................- 21 3.3.3. Dạy và học các năng lực thực hiện ..............................................................- 22 3.4. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở nhà trường phổ thông..............- 23 3.5. So sánh dạy học từng môn (giải pháp cũ) với dạy học tích hợp (giải pháp mới).- 23 3.6. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp ....................................................................- 25 3.7. Cấu trúc giáo án tích hợp (tham khảo) ...............................................................- 25 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM BÀI DẠY TÍCH HỢP ....................................................- 27 4.1. Một số kinh nghiệm soạn giáo án tích hợp .........................................................- 27 4.2. Bài dạy tích hợp 1: “ĐỘNG NĂNG” .................................................................- 27 4.2.1. Giáo án tích hợp..........................................................................................- 27 4.2.2. Bài giảng trình chiếu...................................................................................- 37 4.2.3. Sản phẩm của học sinh nhóm 1 ...................................................................- 43 4.2.4. Sản phẩm của học sinh nhóm 2 ...................................................................- 47 4.2.5. Sản phẩm của học sinh nhóm 3 ...................................................................- 51 4.2.6. Sản phẩm của học sinh nhóm 4 ...................................................................- 52 4.3. Bài dạy tích hợp 2: “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” ....................- 55 4.3.1. Giáo án tích hợp..........................................................................................- 55 4.3.2. Bài giảng trình chiếu...................................................................................- 67 4.3.3. Sản phẩm của học sinh nhóm 1 ...................................................................- 71 4.3.4. Sản phẩm của học sinh nhóm 2 ...................................................................- 83 4.4. Tính mới............................................................................................................- 90 4.5. Tính sáng tạo .....................................................................................................- 91 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN .....................................................................- 92 5.1. Việc lựa chọn mô hình dạy học tích hợp ở Việt Nam .........................................- 92 5.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................- 94 5.3. Hiệu quả xã hội .................................................................................................- 94 5.4. Điều kiện và khả năng áp dụng ..........................................................................- 95 5.4.1. Điều kiện áp dụng.......................................................................................- 95 5.4.2. Khả năng áp dụng .......................................................................................- 96 5.5. Kết luận.............................................................................................................- 96 -1-.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................- 97 -. -2-.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. THPT GV HS SGK DHTH. Trung học phổ thông Giáo viên Học sinh Sách giáo khoa Dạy học tích hợp. -3-.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra thường không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học. Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học tích hợp nhằm định hướng hình thành một số năng lực cho người học, làm cho việc học có ý nghĩa thiết thực hơn, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh sự trùng lặp về kiến thức giữa các môn học. Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập đồng thời hình thành các năng lực giải quyết tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một tình huống, vấn đề thực tiễn, nhiều khi cần dùng đến cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vận dụng dạy học tích hợp giúp đưa thêm các nội dung mới, có dung lượng không lớn theo yêu cầu của đời sống xã hội mà không cần tăng số lượng môn học như: giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ... Dạy học tích hợp là yêu cầu thiết yếu đối với giáo dục phổ thông trên thế giới, nhưng vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn cần tháo gỡ ở Việt Nam. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay, việc hiểu và vận dụng phù hợp dạy học tích hợp sẽ đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông. Hơn nữa, chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 triển khai theo tư tưởng tích hợp. Điều này thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “Vận dụng tối ưu dạy học tích hợp định hướng phát triển năng lực người học”.. -4-.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam và xu thế thế giới, cơ sở lí luận của dạy học tích hợp. - Vận dụng có hiệu quả dạy học tích hợp vào quá trình dạy học. Tác giả trình bày 2 bài dạy tích hợp đã thực nghiệm và có kết quả tốt, đạt 2 giải nhất cấp tỉnh (trong đó có 1 bài đạt giải Nhì cấp Quốc gia và 1 bài đạt giải Khuyến Khích cấp Quốc gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp).. 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về đổi mới chương trình, đổi mới kiểm tra, đánh giá, tài liệu nghiên cứu về dạy học tích hợp. - Thiết kế, tổ chức bài dạy tích hợp. - Thực nghiệm sư phạm các bài dạy tích hợp. - Điều tra, tổng hợp, vẽ đồ thị, phân tích kết quả.. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Chương trình dạy học THPT, trong đó lĩnh vực chính là Vật lí và các lĩnh vực liên quan theo chủ đề dạy học.. -5-.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Nhìn chung, năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý học, giáo dục học. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động. Chính vì vậy trong lĩnh vực sư phạm, năng lực được hiểu là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các thuộc tính thái độ - phẩm chất như sự sẵn sàng hành động.. 2.2. Chương trình giáo dục (cũ) định hướng nội dung dạy học Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.. -6-.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau: - Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. - Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. - Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động. [2]. 2.3. Chương trình giáo dục (mới) định hướng phát triển năng lực * Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. -7-.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.. -8-.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...; - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể ... Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ...; - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học; - Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì? * Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực: Chương trình định. Chương trình định hướng phát triển. hướng nội dung. năng lực. (mục đích cũ). (mục đích mới). Mục tiêu Mục tiêu dạy học được Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi mô tả không chi tiết và tiết và có thể quan sát, đánh giá được; không nhất thiết phải thể hiện được mức độ tiến bộ của HS quan sát, đánh giá được.. một cách liên tục.. -9-.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Nội dung Việc lựa chọn nội dung Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được dựa vào các khoa học kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình chuyên môn, không gắn huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định với các tình huống thực những nội dung chính, không quy định chi tiễn. Nội dung được quy tiết. định chi tiết trong chương trình. Phương. GV là người truyền thụ tri - GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ. pháp. thức, là trung tâm của quá HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.. dạy học. trình dạy học. HS tiếp thu Chú trọng sự phát triển khả năng giải thụ động những tri thức quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…; được quy định sẵn.. - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. Hình. Chủ yếu. dạy học lý Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú. thức dạy thuyết trên lớp học.. ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng. học. tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, kết quả. dựng chủ yếu dựa trên sự có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học. học tập. ghi nhớ và tái hiện nội tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các. của HS. dung đã học.. tình huống thực tiễn.. * Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành - 10 -.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. (i) Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động. (ii) Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề. (iii) Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp. (iv) Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.. - 11 -.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO: Các thành phần năng lực. Các trụ cột giáo dục của UNESO. Năng lực chuyên môn. Học để biết. Năng lực phương pháp. Học để làm. Năng lực xã hội. Học để cùng chung sống. Năng lực cá thể. Học để tự khẳng định. Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. * Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực: Học nội dung. Học phương pháp. Học giao tiếp - Xã. Học tự trải. chuyên môn. - chiến lược. hội. nghiệm - đánh giá. - Các. tri thức - Lập kế hoạch học - Làm. việc. trong - Tự. chuyên môn (các tập, kế hoạch làm việc nhóm.. đánh. giá. điểm mạnh, điểm. khái niệm, phạm - Các phương pháp - Tạo điều kiện cho yếu. trù, quy luật, mối nhận thức chung: sự quan hệ…). hiểu. biết. về - Xây. Thu thâp, xử lý, đánh phương diện xã hội, - 12 -. dựng. kế. hoạch phát triển cá.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Các kỹ năng giá, trình bày thông - Học cách ứng xử, nhân. chuyên môn - Úng. tin. tinh. thần. trách - Đánh. dụng, - Các phương pháp nhiệm, khả năng giải thành. đánh giá chuyên chuyên môn. quyết xung đột. môn. giá, hình các chuẩn. mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng …. Năng lực. Năng lực. Năng lực. Năng lực. chuyên môn. phương pháp. xã hội. nhân cách ([2]). 2.4. Các năng lực chung cần hình thành, phát triển cho học sinh Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng các năng lực chung như sau:. Các năng lực chung 1. Năng lực tự học. Biểu hiện a) Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi. - 13 -.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. c) Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập. 2. Năng lực a) Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc giải quyết vấn sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học đề tập, trong cuộc sống. b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. 3. Năng lực sáng a) Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những tạo ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. b) Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng. c) Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết - 14 -.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trong hoàn cảnh mới. d) Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau. 4. Năng lực quản lý. tự a) Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành động, việc làm của mình, trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; làm chủ được cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộc sống. b) Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu; nhận ra được những tình huống an toàn hay không an toàn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. c) Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường. d) Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thực hiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân; nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ở trường.. 5. Năng lực giao a) Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tiếp tượng, bối cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp. b) Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp. c) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước đông người. 6. Năng hợp tác. lực a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu. - 15 -.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> và nhiệm vụ. b) Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm. c) Phân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia đề xuất phương án phân công công việc; dự kiến phương án phân công, tổ chức hoạt động hợp tác. d) Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác. e) Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng người trong nhóm. 7. Năng lực sử a) Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn dụng công nghệ thành nhiệm cụ thể; hiểu được các thành phần của hệ thống thông tin và truyền thông mạng để kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng; tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ khác nhau và với những định dạng khác nhau. b) Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêu chí lựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá được độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giải quyết vấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hình thành ý tưởng mới cũng như lập kế hoạch giải - 16 -.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> quyết vấn đề; sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với người khác một cách an toàn, hiệu quả. a) Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài 8. Năng lực sử dụng ngôn đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói ngữ với cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc và lựa chọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu; viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý. b) Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại và độc thoại; phát triển kĩ năng phân tích của mình; làm quen với các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm từ có nghĩa trong các bối cảnh tự nhiên trên cơ sở hệ thống ngữ pháp. c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ. 9. Năng lực tính toán. a) Vận dụng thành thạo các phép tính trong học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống ở nhà trường cũng như trong cuộc sống. b) Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và tính chất của các hình trong hình học; sử dụng được thống kê toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dung và vẽ được hình dạng các đối tượng trong môi trường xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng. c) Mô hình hoá toán học được một số vấn đề thường gặp; - 17 -.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; sử dụng được một số yếu tố của lôgic hình thức trong học tập và trong cuộc sống. d) Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức năng tính toán tương đối phức tạp; sử dụng được một số phần mềm tính toán và thống kê trong học tập và trong cuộc sống… ([2]). - 18 -.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 3.1. Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.[4]. 3.2. Dạy học tích hợp Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau. Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. Với quan niệm trên, dạy học tích hợp nhằm các mục tiêu: (1) Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống; (2) Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nhĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo;. - 19 -.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> (3) Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau này; (4) Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp. Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. [13] Như vậy, dạy học tích hợp là một cách thức dạy học chú trọng đến việc hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng tổng hợp thông qua việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan, nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của các tình huống thực tiễn [7]. Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. [13]. 3.3. Đặc điểm của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:. - 20 -.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3.3.1. Lấy người học làm trung tâm Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề. Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nỗ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần. Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học. Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. 3.3.2. Định hướng đầu ra Định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Như vậy, để người học làm được cái gì đó là đòi hỏi có liên quan đến chương - 21 -.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc thực tiễn sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. 3.3.3. Dạy và học các năng lực thực hiện Dạy học tích hợp là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng thực hành. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân. Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những - 22 -.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá dựa trên tiêu chuẩn đầu ra. [4]. 3.4. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở nhà trường phổ thông - Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học. - Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học. - Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với HS. - Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững. - Tăng tính thực hành - ứng dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương. - Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành. [3]. 3.5. So sánh dạy học từng môn (giải pháp cũ) với dạy học tích hợp (giải pháp mới) Phương diện. Mục tiêu. Dạy học từng môn. Dạy học tích hợp. (giải pháp cũ). (giải pháp mới). Xử lí riêng rẽ trong từng Xử lí nội dung học tập môn học, dễ xảy ra thói trong mối quan hệ liên - 23 -.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> quen, tình trạng “tư duy môn, gắn liền với thực khép kín”.. tiễn đời sống, nhằm hình thành và phát triển năng lực.. Phương pháp giảng dạy. Giảng dạy trực tiếp, ít. Áp dụng nhiều phương. dùng phương tiện kĩ pháp giảng dạy thông thuật tích cực.. qua phương tiện kĩ thuật tích cực.. Hoạt động trong giờ học Vai trò của HS. Làm việc cá nhân nhiều, Làm việc theo nhóm chủ yếu.. nhiều.. Ít chủ động, theo hướng Chủ động học tập; lựa dẫn của GV.. chọn, quyết định một số nội dung học tập yêu thích.. Hệ thống câu hỏi. Kết quả học tập. Chỉ tập trung vào sự kết. Dựa theo sự lựa chọn. nối từ kiến thức đã học.. của HS.. Ghi nhớ, tái hiện các Phát triển kiến thức, kĩ kiến thức, kĩ năng đã năng, học.. thái. độ,. kinh. nghiệm, năng lực của người học (đánh giá, phân tích, phê phán, sáng tạo, ...). Bảng so sánh cho thấy ưu thế đặc biệt của chương trình dạy học tích hợp so với dạy học truyền thống. Dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo góc độ liên kết HS - HS, HS - GV, liên kết các môn học, độ phức hợp và giải quyết vấn đề. Trên bình diện của HS, HS cảm thấy hứng thú hơn vì được thể hiện năng lực của chính mình.. - 24 -.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Một ưu điểm khác của chương trình dạy học tích hợp là khuyến khích HS có động cơ học tập. Chương trình tích hợp chú trọng nhu cầu tiếp thu kiến thức phù hợp với nhu cầu của HS; HS sẽ được học cái mình cần và yêu thích, người ta gọi đó là “động cơ nội tại”. Chính vì có động cơ học tập (động cơ nội tại) mà việc học trở nên nhẹ nhàng và thích thú hơn. [5]. 3.6. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau:. 3.7. Cấu trúc giáo án tích hợp (tham khảo) Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI HỌC/CHỦ ĐỀ/ DỰ ÁN: I. MỤC TIÊU: (Cần nêu rõ nội dung tích hợp) - Kiến thức: - Kĩ năng: - Thái độ: - Định hướng phát triển năng lực: II. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS IV. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC V. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động 1: Bước 1: - 25 -.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bước 2: ... Hoạt động 2: Bước 1: Bước 2: ... ... Hoạt động n: Bước 1: Bước 2: ... VI. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VII. RÚT KINH NGHIỆM. [3]. - 26 -.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM BÀI DẠY TÍCH HỢP. 4.1. Một số kinh nghiệm soạn giáo án tích hợp * Nội dung tích hợp cần đề cập đến trong phần mục tiêu và nội dung dạy học thể hiện ở tất cả các khâu có thể: - Tích hợp về kiến thức. - Tích hợp về kĩ năng. - Tích hợp về thái độ. - Phát triển các năng lực (bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt bộ môn). Việc lựa chọn các đơn vị tích hợp phải thật tiêu biểu và cần thiết để làm sáng rõ bài học. Ở mức độ đơn giản nhất, dạy học tích hợp cần gắn kiến thức với thực tế đời sống tự nhiên phong phú mà HS đã hoặc sẽ có cơ hội trải nghiệm. * Một yêu cầu nữa là SẢN PHẨM HS cần hoàn thành sau bài học/chủ đề tích hợp. Việc thực hiện sản phẩm sẽ phát triển ở HS nhiều kiến thức, kĩ năng, thái độ và sự trải nghiệm thực tế lí thú.. 4.2. Bài dạy tích hợp 1: “ĐỘNG NĂNG” 4.2.1. Giáo án tích hợp. Ngày soạn: 03/01/2015. Ngày dạy: 8/01/2015 Tiết 42 Bài 25: ĐỘNG NĂNG. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa, nắm được biểu thức tính động năng. - 27 -.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của vật biến đổi (Nắm được biểu thức của định lí biến thiên động năng). - Nội dung tích hợp: + Môn Địa lí:  Đặc điểm, hậu quả của sóng thần, bão, lũ.  Năng lượng gió, năng lượng thủy triều, ... (Địa lí 10, bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển).  Dòng sông chở phù sa bồi đắp cho các đồng bằng phì nhiêu.  Vòng tuần hoàn của nước trong khí quyển: gió thổi, mây bay, mưa rơi xuống đất; hơi nước từ đất bay lên trời giúp điều hòa nhiệt độ, khí hậu trên Trái Đất. + Môn Lịch sử:  Lịch sử thế giới: Năm 1945, Mỹ thả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản;  Lịch sử Việt Nam: Ngày 30/04/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 húc đổ được bức tường rào Dinh Độc lập. + Môn Sinh học:  Thế giới động vật di chuyển trên trời, mặt đất, dưới nước;  Vai trò hệ tuần hoàn máu trong cơ thể người giúp vận chuyển dưỡng chất và oxi đi nuôi cơ thể, đồng thời còn mang các chất thải cơ thể về thận rồi bài tiết qua đường tiết niệu. + Môn Văn học: Năng lực kể chuyện. + Môn Toán: Các phép tính, xác định góc hợp bởi 2 vec tơ. + Môn Tin học: Ứng dụng CNTT, phần mềm Word, Power Point trong soạn giảng, trình duyệt web tìm thông tin,... + Giáo dục bảo vệ môi trường. + Giáo dục an toàn giao thông. + Liên hệ các nội dung khác của đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn Địa lí, Sinh học, Toán học, Văn học, Lịch sử, Thể dục thể thao, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông ... trong học tập và vận dụng vào đời sống. 1 2. 1 2. 1 2. - Vận dụng được công thức: Wñ  mv 2 và A  mv22  mv12 để giải các bài tập tính động năng của vật hoặc công của lực tác dụng lên vật. - Nêu được ví dụ về những vật có động năng sinh công. 3. Thái độ: - Yêu thích môn vật lí. - 28 -.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Có tinh thần hợp tác. - Có ý thức phòng chống thiên tai, phòng chống hiện tượng nóng ấm toàn cầu, tích cực sử dụng nguồn năng lượng tái tạo – xanh – sạch, bảo vệ môi trường đang bị huỷ hoại hiện nay. - Chấp hành tốt pháp luật và cẩn trọng khi tham gia giao thông. - Khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sáng tạo để bảo vệ Tổ quốc. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự học. - Năng lực điều tra, nghiên cứu khoa học (tăng cường khả năng trích dẫn nguồn khi nghiên cứu). - Năng lực chế tạo mô hình, sản phẩm ứng dụng. - Năng lực ứng dụng CNTT, sử dụng phương tiện mới. - Năng lực thuyết trình trước nhiều người. II. Chuẩn bị, phương pháp. 1. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài giảng trình chiếu; clip về sóng thần, xe tăng húc cổng Dinh Độc lập ngày 30/04/1975, nghệ thuật quân sự của đồng bào Tây Nguyên; phiếu học tập; đề kiểm tra 15 phút. - HS: Ôn tập phần động năng đã học ở lớp 8; công thức tính công. 2. Phương pháp: - Nêu vấn đề - tạo tình huống, thuyết trình, hướng dẫn, gợi ý, đàm thoại, cho HS tự nghiên cứu, học nhóm trên lớp và hoạt động nhóm ở nhà. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định, tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Biểu thức tính công, đơn vị công? - Đáp án: A  F .s. cos  , đơn vị công: Jun (J). 3. Bài mới. Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm năng lượng. I. Khái niệm động năng 1. Năng lượng - GV: Hàng ngày, chúng - HS: Theo dõi. - Khái niệm: Năng ta nghe nói nhiều đến từ lượng là đại lượng đặc “năng lượng”. Vậy năng trưng cho khả năng thực - 29 -.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> lượng là gì?. hiện công của vật hoặc hệ vật.. - GV: Năng lượng có các - HS: Nghiên cứu SGK và - Đặc điểm: đặc điểm gì? trả lời. * Sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử thế giới và đời sống: + Mọi vật đều mang năng + Mọi vật đều mang lượng. GV giới thiệu thêm năng lượng. (E=m.c2) cho HS công thức nổi tiếng của Enstein E=m.c2 (E: Năng lượng, m: Khối lượng, c: Tốc độ ánh sáng  300.000.000 m/s). Từ + Năng lượng tồn tại công thức đó, người ta đã dưới nhiều dạng: nội chế tạo ra 2 quả bom năng, thế năng, động nguyên tử thả xuống 2 năng, ... thành phố lớn của Nhật Bản năm 1945, làm huỷ + Khi các vật tương diệt con người, vật nuôi, tác với nhau, chúng có cây trồng,... thể trao đổi năng lượng cho nhau. - GV: Yêu cầu HS làm - HS: Làm việc cá nhân câu C1 trong SGK. Hướng sau đó thảo luận chung để dẫn HS thảo luận, làm rõ tìm kết quả: vấn đề. (A-1; B-1; C-2; D-3; E-1) - Đơn vị NL: Jun (J). Hoạt động 2: Tìm hiểu * Sử dụng kiến thức liên khái niệm động năng. 2. Động năng môn Địa lí: - GV: Sóng thần có đặc - HS: Xem clip sóng thần điểm gì? Hậu quả của rồi trả lời. Đặc điểm: sóng sóng thần? thần là thể tích nước lớn ngoài biển dao động, cao hàng chục mét (20m-40m trở lên), truyền theo phương ngang với tốc độ 400-800 km/h, dài tới - 30 -.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> hàng chục kilomet. Hậu quả: Tàn phá nhà cửa, cầu cống, cây cối, - GV: Sóng thần cuốn trôi con người, vật nuôi,.... nhà cửa, cầu cống, cây cối, người, vật nuôi,....; nó mang năng lượng dưới dạng động năng.. - GV: Bão hình thành như - HS:... (trả lời dựa trên thế nào? kiến thức Địa lí đã học.) - GV: Sức tàn phá của - HS: Sức tàn phá của bão bão do đâu? do các dòng không khí lớn chuyển động cuộn xoáy.. - GV: Như vậy dòng không khí cuộn xoáy có mang năng lượng, gọi là động năng. Động năng là gì?. - Khái niệm: Động năng là dạng năng lượng của vật có do nó đang chuyển động.. * Tích hợp kiến thức Sinh học: - Các em hãy lấy thêm ví - HS: (Trên trời: Chim dụ về các con vật có động bay,...; mặt đất: hổ lao, năng? ngựa phi,...; dưới nước: cá bơi, rùa bơi,...). - 31 -.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> * Tích hợp liên hệ đời sống: - Trong các trường hợp sau: + Đạn đang bay;. + Dòng nước lũ đang chảy mạnh;. - 32 -.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> có động năng không? Chúng có thể sinh công như thế nào? - HS: Chúng có động năng; có sinh công. Ví dụ: Đạn xuyên thủng cây, quả, ...; nước lũ cuốn trôi cây trồng, vật nuôi, làm đổ nhà cửa, ... Hoạt động 3: Xác lập - Làm thế nào để tính công thức động năng. II. Công thức tính động năng của một vật? động năng * Sử dụng tính toán, góc 1. Công thức tạo bởi 2 vec tơ để làm bài toán (kiến thức liên môn Toán học): - Chia nhóm, phát phiếu học tập số 1: Bài toán: Tác dụng hợp  lực F không đổi lên vật (xe goòng) khối lượng m - HS làm việc trên phiếu làm vật dịch chuyển theo học tập; cử đại diện lên  hướng của lực F , vận tốc bảng trình bày.  (+ Ta có: A = F.s.cos00 của vật thay đổi từ v1 đến  = m.a.s v2 .  Mặt khác: a. Tính công của lực F b. Nếu v1 = 0 thì công của  lực F bằng bao nhiêu? . v 22  v12  2.a.s. 1 2 1 2 mv2  mv1 2 2 1 Nếu v1  0 thì A  mv22 .) 2 A. . - Công của lực F làm vật có động năng, người ta định nghĩa động năng của chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến 1 2. bằng: Wñ  mv2. - 33 -.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Yêu cầu một vài HS - HS định nghĩa công nhắc lại định nghĩa công thức động năng (SGK). thức động năng.. - Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu Wñ ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wñ . * Tích hợp giáo dục an toàn giao thông: Tại sao trong một tai nạn - HS: giao thông, ôtô có tải + tải trọng (P) càng lớn: trọng càng lớn và chạy khối lượng lớn. càng nhanh thì hậu quả + chạy càng nhanh: vận tai nạn do nó gây ra càng tốc lớn. nghiêm trọng?  Động năng lớn - GV: Khi tham gia giao thông các em phải tuân thủ pháp luật, không dàn ngang, lạng lách, đi quá tốc độ cho phép trên đường;.... - 34 -. 1 2 mv 2. m: khối lượng của vật (kg); v: vận tốc của vật (m/s). 2. Đơn vị: Jun (J) 3. Đặc điểm: - Động năng là đại lượng vô hướng, không âm. - Có tính tương đối (vì vận tốc có tính tương đối)..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> * Tích hợp giáo dục môi trường: Hạn chế tác hại động năng của lũ quét, triều cường bằng cách nâng cao chất lượng rừng, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đắp đê. Nhờ động năng của gió làm quay cối xay gió, tuabin máy phát sử dụng nguồn năng lượng sạch, không có khí thải CO 2, làm giảm tình trạng nóng ấm toàn cầu. * Sử dụng tính toán làm bài toán (kiến thức liên môn Toán học, TDTT): - Chia nhóm, phát phiếu học tập số 2: Một vận động viên đua ngựa có khối lượng 60kg cưỡi trên một con ngựa có khối lượng 420kg đang chạy với vận tốc 72km/h. a. Tính động năng của hệ người và ngựa. b. Tính động năng của người. - Hướng dẫn HS cách tính - Làm việc trên phiếu học để tìm được kết quả đúng. tập. (+Động năng của hệ người và ngựa: Wñ . 1 2 mv 2. - 35 -.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1 2. = .480.20 2 =96000 (J) + Động năng của người so với đất: Wñ . 1 2 mv 2. 1 2. = 60.20 2 =12000 (J) ) Hoạt động 4: Tìm hiểu mối liên hệ giữa công của III. Công của lực tác lực tác dụng và độ biến dụng và độ biến thiên thiên động năng. động năng. - Các em xem lại kết quả ở phiếu học tập số 1 và cho biết mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng? - Khi nào động năng của vật tăng? Khi nào động năng của vật giảm?. 1 2. 1 2. - Trả lời: A  mv22  mv12. 1 1 A  mv22  mv12 2 2. - Hệ quả: + Khi lực tác dụng lên - Khi A > 0  Wd2 > Wd1: vật sinh công dương thì động năng tăng. động năng tăng. - Khi A < 0  Wd2 < Wd1: + Khi lực tác dụng lên động năng giảm. vật sinh công âm thì động năng giảm.. 4. Củng cố: - Nhắc lại khái niệm, biểu thức động năng; định lí biến thiên động năng. - Tích hợp năng lực kể chuyện của môn Văn, kể mẩu chuyện vui: May mắn!? Một nhà vật lý bước chân ra khỏi cửa thì bị một viên gạch rơi trúng người. Kinh hãi nhưng sau giây lát ông bình tĩnh và mỉm cười. Mọi người đứng xung quanh ngạc nhiên hỏi tại sao ông lại cười. Nhà vật lý trả lời: "Tôi thấy mình rất may mắn bởi vì động năng của viên gạch chỉ bằng một nửa của m nhân với v bình phương. Nếu bằng cả thì chắc toi." - Tích hợp môn Địa lí: + Dòng sông lớn mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng lúa, vườn cây trù phú (HS xem ảnh trên giáo án trình chiếu). + Gió thổi, mây bay, mưa rơi xuống đất; hơi nước từ đất bay lên trời giúp điều hòa nhiệt độ, khí hậu trên Trái Đất. - Tích hợp môn Sinh học: Vai trò hệ tuần hoàn máu trong cơ thể người giúp vận chuyển dưỡng chất và oxi đi nuôi cơ thể, đồng thời còn mang các chất thải cơ thể về thận rồi bài tiết qua đường tiết niệu (HS xem ảnh trên giáo án trình chiếu). - 36 -.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Tích hợp môn Lịch sử: Tại sao ngày 30/4/1975, 2 chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 húc đổ được bức tường rào Dinh Độc lập? (HS xem clip xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập) Trả lời: Do xe có khối lượng m lớn và có vận tốc v nên có năng lượng dạng động năng làm húc đổ tường rào. - Tích hợp môn Lịch sử - quân sự: HS xem clip nghệ thuật quân sự của đồng bào Tây Nguyên sử dụng động năng đá lăn, quả chông bay, tên bay, cây đổ,... - Cho HS làm bài 6 SGK trang 136. 5. Dặn dò, yêu cầu học ở nhà: - Làm hết các bài tập còn lại trong SGK. - Học phần ghi nhớ, đọc trước bài Thế năng. - Chia nhóm, yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở bài động năng vào đời sống: + Nhóm 1: Nghiên cứu động năng gió. + Nhóm 2: Nghiên cứu động năng thủy triều. + Nhóm 3: Chế tạo mô hình hoạt động của nhà máy thủy điện. + Nhóm 4: Chế tạo một số đồ vật khác ứng dụng động năng (thuyền buồm, ná bắn chim, ...). Sưu tầm: Chong chóng. IV. Rút kinh nghiệm. ----------------------------------------------------------------------------4.2.2. Bài giảng trình chiếu Slide 1. Bài 25:. ĐỘNG NĂNG. - 37 -.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Slide 2 Bài 25. ĐỘNG NĂNG I. Khái niệm động năng 1. Năng lượng - Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của vật hoặc hệ vật. - Đặc điểm: + Mọi vật đều mang năng lượng. + Tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: nội năng, thế năng, động năng, ... + Có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.. Slide 3. SÓNG THẦN (clip). Slide 4 2. Động năng. - Khái niệm: Động năng là năng lượng của vật có do nó đang chuyển động.. - 38 -.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Slide 5. ĐỘNG NĂNG CỦA CON VẬT Trên trời. Mặt đất. Dưới nước. Slide 6 Động năng đạn bay. Động năng dòng nước lũ. Slide 7 II. Công thức tính động năng 1. Công thức. mv 2 Wd  2. m : khối lượng của vật (kg) v : vận tốc của vật (m/s). 2. Đơn vị của động năng là: Jun (J) 3. Đặc điểm của động năng - Là đại lượng vô hướng, không âm. - Có tính tương đối.. - 39 -.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Slide 8 TAI NẠN GIAO THÔNG. Slide 9 TÁC HẠI, TÁC DỤNG TỚI MÔI TRƯỜNG. Lũ làm lở đất, sập đường sắt. Slide 10. Gió làm quay tua bin. III. CÔNG CỦA LỰC TÁC DỤNG VÀ ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG.  v 1 .  v 2 . F. F. 1. s. A * Hệ quả: + Nếu lực tác thì động năng + Nếu lực tác thì động năng. 2. 1 2 1 2 mv2  mv1 2 2. dụng lên vật sinh công dương (A>0) của vật tăng. dụng lên vật sinh công âm (A<0) của vật giảm.. - 40 -.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Slide 11. W® ~ 3.109 J. W® ~ 4500 J. W® ~ 10-7 J. Slide 12. Dòng sông lớn mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng lúa, vườn cây trù phú. Slide 13 Hệ tuần hoàn máu trong cơ thể người vận chuyển dưỡng chất và oxi đi nuôi cơ thể, đồng thời còn mang các chất thải cơ thể về thận rồi bài tiết qua đường tiết niệu.. - 41 -.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Slide 14. Câu hỏi lịch sử: Tại sao ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 húc đổ được bức tường rào Dinh Độc lập? clip. Nghệ thuật quân sự ứng dụng động năng của đồng bào Tây nguyên (clip). Slide 15 Vận dụng bài học vào thực tiễn (Về nhà). Nhóm 1 Nghiên cứu động năng gió. Nhóm 2 Nghiên cứu động năng thủy triều. Slide 16. - 42 -. Nhóm 3. Nhóm 4. Chế tạo mô hình hoạt động nhà máy thủy điện. Chế tạo đồ vật khác ứng dụng động năng (thuyền buồm, ná bắn chim, ...).

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4.2.3. Sản phẩm của học sinh nhóm 1 Slide 1. Slide 2. 1. Định nghĩa: Năng lượng gió là động năng của khối khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. 2. Lịch sử: - Năng lượng gió đã được sử dụng từ lâu. - Ngay từ 5000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập đã sử dụng năng lượng gió để đẩy thuyền dọc theo sông Nile. - Con người cũng dùng cối xay gió để xay ngũ cốc, bơm nước và cắt gỗ trong các xưởng cưa.. - Sau này, con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển khinh khí cầu.. Slide 3. - Ngày nay, tua-bin gió là phiên bản phát triển của cối xay gió. Do không khí có trọng lượng, khi khối khí di chuyển tạo gió có động năng, qua turbin gió được chuyển thành điện năng. - Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1970, việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, trong đó có việc phát triển các tua bin gió hiện đại.. - 43 -.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Slide 4. - Cuối năm 2004, trong các nước chủ trương ph át triển năng lượng gió, Đức vẫn là nư ớc dẫn đầu với công suất lên tới 16.649 MW, chiếm hơn 30% tổng công suất điện gió của thế giới. Ngay sau Đức là Tây Ban Nha và Mỹ lần lượt chiếm 19% và 16% tổng công suất điện gió thế giới. - Một điều đáng lưu ý là không chỉ các nước đã phát triển mà cả một số nước đang phát triển (đặc biệt là những nước đông dân như Ấn Độ và Trung Quốc) cũng quyết định đầu tư để phát triển điện gió. - Năm 2007 thế giới đã xây mới thêm được khoảng 20.073 MW điện từ gió, trong đó: + Mỹ với 5.244 MW, + Tây Ban Nha 3.522MW, + Trung Quốc 3.449 MW, + 1.730 MW ở Ấn Độ + và 1.667 MW ở Đức, nâng công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên 94.112 MW.. Slide 5. 3. Phân loại:. - Tua-bin gió nổi ngoài khơi được sử dụng ở nhiều nước để khai thác nguồn năng lượng gió mạnh và đều hơn ở ngoài biển. Ví dụ, tiềm năng sức gió trên vùng biển ven bờ của Mỹ đủ để cung cấp hơn 4.000 GW điện, tương đương gấp bốn lần công suất phát điện của hệ thống điện hiện nay tại Mỹ. Điều này cho thấy một cơ hội lớn để cung cấp điện năng cho các thành phố ven biển đông dân cư. - Gió mặt đất được hiểu là gió có thể làm quay các turbin đặt trên các tháp cao trên mặt đất hoặc ven biển.. Slide 6 - Gió khí quyển là gió làm quay turbin ở trên tầng cao khí quyển, do kết hợp công nghệ turbin và diều không trung. Trên tầng cao khí quyển, gió càng nhanh, càng mạnh và càng thường xuyên, có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn so với các turbin trên đất liền và ngoài biển. Người ta dự tính, gió mặt đất có thể bảo đảm 400 terawatt năng lượng, còn gió khí quyển - trên 1.800 terawatt. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền văn minh hiện đại trên Trái đất cần khoảng 18 terawatt. Như vậy chỉ riêng gió mặt đất cũng có thể bảo đảm hơn 20 lần năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới, còn những turbin trên diều không khí có thể thu đư ợc một năng lượng lớn gấp 100 lần nhu cầu loài người hiện nay.. - 44 -.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Slide 7. Phát triển tuabin gió công suất 20 MW, cấp điện cho 15.000 - 20.000 hộ dân.. Turbin gió không cánh quạt có lợi cho môi trường vì nó không gây tiếng ồn, không làm tổn thương các loài chim, dơi…. Slide 8 4. Tiềm năng điện gió của Việt Nam - Theo báo điện tử Chinhphu.vn, chiều dài bờ biển Việt Nam hơn 3.000 km. Nếu khai thác hết tiềm năng này, tổng công suất điện gió có thể gấp 20 lần tổng công suất điện hiện tại của Việt Nam. - Các địa phương được đánh giá là giàu tiềm năng về năng lượng gió là Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Định, Sóc Trăng. Đến nay, cả nước mới có hơn 20 dự án đang triển khai tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Lâm Đồng…. Slide 9. - Tháng 1 năm 2012, tại Bình Thuận đã xây dựng 16 dự án điện gió với tổng công suất dự tính khoảng 1.300 MW. - Ngày 29/5/2013, tại Bạc Liêu dòng điện gió trên biển đầu tiên bắt đầu hòa vào lưới điện quốc gia. Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu chia ra 2 giai đoạn. + Trong giai đoạn 1 đã ho àn thành lắp đặt 10 cột tuabin, công suất tổng cộng của giai đoạn này là 16MW. + Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp tiếp 52 tuabin còn lại. Sau khi hoàn thành, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tuabin với tổng công suất trên 99MW.. Điện gió ven biển Bạc Liêu (clip). - 45 -.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Slide 10 5. Kết luận - Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thuỷ điện và phong đi ện hay điện gió đư ợc xem là nguồn điện sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Nhưng, nếu thuỷ điện ẩn chứa những hiểm hoạ đối với các cộng đồng dân cư, thì điện gió thân thiện và hiền hoà đối với con người. - Vì vậy, cần “Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều,...; xây dựng và triển khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội trong ứng dụng và nhân rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.” (trích Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu). Slide 11. - 46 -.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 4.2.4. Sản phẩm của học sinh nhóm 2 Slide 1. Slide 2. NĂNG LƯỢNG CỦA ĐẠI DƯƠNG * Các nguồn năng lượng không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt... đang dần cạn kiệt và khan hiếm. Năng lượng hạt nhân có hiệu suất cao nhưng luôn gây lo ngại. NL từ gió không phải lúc nào gió cũng có, NL từ mặt trời không phải hôm nào mặt trời cũng chiếu sáng, nhưng sóng biển thì thường xuyên tồn tại.. Slide 3. * Có ba cách cơ bản để khai thác năng lượng của đại dương: khai thác năng lượng của sóng biển, khai thác năng lượng nhờ sự lên xuống của thủy triều và dòng biển, khai thác năng lượng nhờ sự chênh lệch nhiệt độ trong các tầng nước biển.. 1. Năng lượng của sóng biển - Là động năng của sóng lan truyền trên bề mặt của đại dương. - Cơ chế dùng năng lượng sóng làm quay tua bin: + Sóng đưa nước biển tràn vào buồng kín, đẩy không khí trong buồng kín ra ngoài. Luồng không khí thoát ra (màu đỏ) thổi vào một tua bin làm nó quay và sản sinh ra điện năng. + Khi sóng biển rút khỏi buồng kín, luồng không khí (màu xanh) lại thổi qua tua bin một lần nữa và trở lại buồng kín qua một cửa thường đóng.. - 47 -.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Slide 4. - Hầu hết các hệ thống sử dụng năng lượng sóng chỉ có công suất rất nhỏ. Tuy vậy, chúng có thể được sử dụng để cung cấp điện năng cho các phao cảnh báo trên biển hay cung cấp điện thắp sáng cho một căn hộ nhỏ.. Slide 5. 2. Năng lượng thủy triều và dòng biển - Năng lượng thủy triều là động năng của các khối nước biển chuyển động dâng lên hoặc hạ xuống do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. - Năng lượng thủy triều của toàn thế giới theo các nhà khoa học ước chừng khoảng 3 tỷ kW. Nguyên lý phát điện thủy triều tương tự như nguyên lý phát thủy điện, tức là lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay động cơ và máy phát điện.. Slide 6. - Khi thủy triều lên, nước biển ập vào bờ, nó bị giữ lại trong các hồ chứa phía sau đập. Sau đó, khi thủy triều xuống, nước trong hồ phía sau đập được xả ra qua một đường ống làm quay tua bin giống như cách vận hành các máy phát điện trong nhà máy thuỷ đi ện thông thường. Để cho hệ thống vận hành tốt, cần có sự chênh lệch độ cao giữa mức triều lên và mức triều xuống, chênh lệch khoảng cách này ít nhất phải là 4,8 m.. - 48 -.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Slide 7. Slide 8. - Chỉ có một vài nơi trên trái đất này thỏa mãn được yêu cầu trên. Một nhà máy điện sử dụng năng lượng thủy triều ở Pháp có công suất cung cấp đủ năng lượng cho một vùng dân cư 240 000 hộ.. Lịch sử sử dụng năng lượng thủy triều hiện nay * Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển. - Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. - Từ năm 1984, tại Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm.. Slide 9. - Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW. - Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Năm 2010, một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành; còn tại thành phố Incheon, từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới, với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.. - 49 -.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Slide 10. Slide 11. - Năm 2010, Vương quốc Anh cho xây dựng dự án Delta Stream và cho hoạt động. Trong vòng 1 năm, hệ thống đã tạo ra 10 MW điện, đủ cung cấp cho khoảng 10 000 hộ gia đình. Hệ thống DeltaStream nặng 150 tấn, có 3 turbine dạng ba cánh quạt, mỗi turbine được gắn chặt vào một cột thẳng đứng. Đư ờng kính của mỗi cánh quạt từ 15 đến 20 mét. Hệ thống này tận dụng sự lên xuống của thủy triều hoặc các dòng hải lưu để làm quay tua bin, tạo ra điện năng. (clip). Tiềm năng năng lượng thủy triều của Việt Nam - Việt Nam có diện tích biển khoảng 1 triệu km2, bờ biển trải dài khoảng 3 260 km là một yếu tố thuận lợi để phát triển năng lượng từ biển. - Các nhà nghiên cứu đánh giá, Việt Nam có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch từ biển khơi, nhiều gấp hơn 200 lần sản lượng điện nhà máy thủy điện Sơn La đang khai thác và gấp 10 lần tổng công suất điện được dự báo của EVN cho toàn quốc vào năm 2020.. Slide 12 3. Năng lượng nhiệt của đại dương - Ý tưởng mới này là khai thác năng lượng từ độ chênh nhiệt độ giữa các tầng nước của đại dương. Trên mặt biển nước ấm hơn vì nhờ vào năng lượng của ánh sáng mặt trời, trong khi càng sâu xuống dưới về phía đáy biển, nước càng lạnh. - Các nhà máy phát điện được xây dựng trên nguyên tắc khai thác sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước biển để tạo ra điện năng. Độ chênh nhiệt độ giữa tầng nước ấm và tầng nước lạnh dưới đại dương sâu thẳm ít nhất phải đạt 3,3 độ C.. - 50 -.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Slide 13. - Việc sử dụng nguồn năng lượng chênh lệch nhiệt được gọi là Sự chuyển đổi nhiệt năng (thành điện năng) của Đại Dương viết tắt là OTEC. Ý tưởng này đang được thực hiện ở Nhật bản và Hawaii trong một số dự án thí điểm.. Slide 14. 4.2.5. Sản phẩm của học sinh nhóm 3 THUYẾT MINH MÔ HÌNH NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN ỨNG DỤNG ĐỘNG NĂNG DÒNG NƯỚC 1. Quy trình thiết kế mô hình 1.1. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động Bao gồm bình nước, ống dẫn, cánh quạt nhạy, giá đỡ. 1.2. Nguyên vật liệu - Vỏ chai truyền dịch, van đóng - mở. - 2 ống nhựa đường kính 8 mm dài khoảng 0,1 m, 0,5m. - Cánh quạt nhỏ. - Giá đỡ (mượn ở phòng thiết bị). - 51 -.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1.3. Cách làm - Tạo bình chứa nước, có van đóng - mở. - Nối bình với ống dẫn bằng nhựa. - Lắp bình vào giá đỡ cao khoảng 1,2 m. - Hoàn thiện mô hình. 2. Hướng dẫn sử dụng - Đổ nước vào đầy bình chứa (vỏ chai truyền). - Mở van vòi nước. - Chỉnh cho dòng nước xả cuối chảy vào đúng giữa cánh quạt sao cho cánh quạt quay. 3. Ý nghĩa mô hình Biến động năng dòng nước chảy xiết thành động năng làm quay cánh quạt.. 4.2.6. Sản phẩm của học sinh nhóm 4 THUYẾT MINH CHẾ TẠO ĐỒ VẬT KHÁC ỨNG DỤNG ĐỘNG NĂNG: THUYỀN BUỒM, NÁ BẮN CHIM,... (I). THUYỀN BUỒM 1. Quy trình thiết kế sản phẩm a. Nguyên vật liệu - Thân thuyền bằng gỗ, nhựa, xốp hoặc tôn,... - 52 -.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Cánh buồm bằng vải,... - Máng nước dài khoảng 1 mét, rộng 10-15 cm. b. Cách làm - Tạo thân. - Tạo cánh. - Lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. 2. Hướng dẫn sử dụng - Đổ nước vào máng nước. - Cho thuyền vào máng. - Bật quạt hoặc thổi tạo gió có động năng giúp thuyền chuyển động. 3. Ý nghĩa sản phẩm Gió có năng lượng động năng, thổi vào cánh buồm thực hiện công đẩy thuyền chuyển động.. - 53 -.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> (II). NÁ BẮN CHIM 1. Quy trình thiết kế sản phẩm a. Nguyên vật liệu - Thân ná bằng gỗ hoặc kim loại,... - Dây cao su, miếng đệm. - Hòn sỏi. b. Cách làm - Tạo thân ná. - Tạo dây cao su, miếng đệm. - Lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. 2. Hướng dẫn sử dụng - Cho viên sỏi vào miếng đệm. - Kéo miếng đệm làm căng dây cao su. - Bắn vào 1 cái chuông gió cách khoảng 1-2 mét, làm chuông lắc, rung và kêu. 3. Ý nghĩa sản phẩm Ná bắn ra viên sỏi, sỏi chuyển động có động năng thực hiện công làm chuông gió lắc, rung và kêu.. - 54 -.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 4.3. Bài dạy tích hợp 2: “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” 4.3.1. Giáo án tích hợp. Ngày soạn: 20/12/2015. Ngày dạy: 06/01/2016. Tiết 38 Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa hệ cô lập. - Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập. - Viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ gồm hai vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. - Nội dung tích hợp: + Môn Toán học: Khái niệm véc tơ, phép cộng, trừ hai véc tơ. + Môn Hóa học: Chất hidro lỏng, oxi lỏng, phản ứng cháy giữa chúng. + Môn Lịch sử: Bộ đội dùng pháo cao xạ, tên lửa chiến đấu bắn máy bay của Mỹ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972, ... + Ngành Thể thao: Chuyển động tách về 2 phía của các cặp vận động viên trượt băng nghệ thuật. + Môn Sinh học: Cách thức chuyển động bằng phản lực của mực, sứa, ...; quan hệ đấu tranh của các cá thể trong quần thể, quần xã (qua bài toán Cá lớn nuốt cá bé). + Môn Tin học: Ứng dụng CNTT, phần mềm Word, PowerPoint, trình duyệt web tìm thông tin,... + Giáo dục an toàn giao thông: phòng tránh va chạm khi tham gia giao thông. + Liên hệ thực tế. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic, chứng minh công thức. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn Toán học, Hoá học, Lịch sử, Sinh học, giáo dục an toàn giao thông ... trong học tập và vận dụng vào đời sống. - 55 -.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải các bài tập. 3. Thái độ: - Yêu thích môn vật lí. - Có tinh thần hợp tác, phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, tích cực tham gia làm việc theo nhóm. - Có tinh thần tự tin, xây dựng ý thức tự chủ, tự lập. - Có tính tự trọng, trung thực. - Tham gia giáo dục lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc; yêu chuộng hòa bình cho dân tộc và nhân loại. - Ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật, HS cần đi và dừng đúng ở làn đường của mình, giữ khoảng cách an toàn, tránh xảy ra va chạm, tai nạn. - Khơi gợi lòng yêu thích, say mê chinh phục không gian. 4. Phát triển năng lực: - Các năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết nhiệm vụ học tập trên lớp; thu thập, chính xác hóa thông tin cho sản phẩm bài thuyết trình về lịch sử chinh phục không gian, qua đó tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu khoa học, khả năng trích dẫn nguồn khi nghiên cứu,...). + Năng lực chế tạo mô hình, sản phẩm ứng dụng; qua đó phát huy năng lực sáng tạo (sự phong phú về ý tưởng của HS sẽ tạo ra các Tên lửa nước độc đáo khác nhau,...). + Năng lực sử dụng CNTT. + Năng lực tính toán (vận dụng các phép toán, kiến thức véc tơ để giải bài tập, ...). + Năng lực sử dụng ngôn ngữ (để viết bài báo cáo,...). + Năng lực giao tiếp (khi thảo luận nhóm, thuyết trình sản phẩm trước nhiều người,...). + Năng lực hợp tác. - Các năng lực chuyên biệt môn Vật lí (theo bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí - Bộ GDĐT - 2014): + Kiến thức:  K1: Trình bày được kiến thức (về định luật bảo toàn động lượng, va chạm mềm, ...)  K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí (động lượng - vận tốc; vận tốc trước va chạm - vận tốc sau va chạm; xung lượng - độ biến thiên động lượng; ...). - 56 -.

<span class='text_page_counter'>(59)</span>  K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập (áp dụng định luật BTĐL giải bài toán va chạm mềm, chuyển động của tên lửa, ...).  K4: Vận dụng (giải thích, tính toán,… ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + Phương pháp:  P2: Mô tả, chỉ ra được quy luật vật lí trong hiện tượng tự nhiên (chuyển động của mực, sứa, ...).  P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí (véc tơ, phép cộng, trừ véc tơ,...).  P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí (Điều kiện áp dụng định luật BTĐL). + Trao đổi thông tin:  X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…)  X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm…) một cách phù hợp.  X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí. II. Chuẩn bị, phương pháp. 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Giáo án, SGK, SBT. + Máy tính, máy chiếu, bảng phụ. + Bài giảng trình chiếu; clip phóng tên lửa; clip pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ; hình ảnh chuyển động bơi của mực, sứa; phiếu học tập. + Thí nghiệm ảo 2 xe va chạm mềm; quả bóng bay. - Học sinh: Ôn tập động lượng, định lí biến thiên động lượng (dạng khác của định luật 2 Niu tơn), định luật 3 Niu tơn. 2. Phương pháp: - Nêu vấn đề, gợi ý, vấn đáp, hướng dẫn nghiên cứu, làm việc nhóm, cho học sinh làm thí nghiệm, tự nghiên cứu (định hướng phát triển năng lực). III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định, tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: + Định nghĩa động lượng? Biểu thức? - 57 -.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> + Phát biểu, viết biểu thức dạng khác của Định luật 2 Niu tơn? - Đáp án: + Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động  với vận tốc v là đại lượng xác định bởi công thức thức: p  m.v. + Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.  p  p 2  p1  F .t. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Xây dựng định luật bảo toàn động lượng. Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học Nội dung cần đạt sinh Kiến thức Năng lực/ Sản phẩm. - Giải thích, thông báo định nghĩa hệ cô lập.. - Em hãy lấy ví dụ về hệ cô lập? - GV: Hệ chỉ có quả táo rơi tự do có cô lập không? - GV: Hệ gồm quả táo rơi tự do và Trái đất có cô lập không? Tại sao?. * Tích hợp kiến thức liên môn Toán học (vec tơ, phép cộng, trừ hai vec tơ): - Phát phiếu làm việc nhóm.. II. Định luật bảo toàn động lượng 1. Hệ cô lập. * ĐN: Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác - HS trả lời . dụng lên hệ hoặc nếu có thì các - HS trả lời: (Không, ngoại lực ấy cân do quả táo chịu tác bằng nhau (tổng dụng của trọng lực là ngoại lực bằng 0). ngoại lực). - HS trả lời: (Có, do lúc này trọng lực là nội lực). 2. Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập.. - K3 : Sử dụng định nghĩa hệ cô lập.. - X8: Học sinh tham gia hoạt động - 58 -.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - GV hướng dẫn HS - Thảo luận để tìm ra thảo luận từng câu trả câu trả lời đúng: lời. + Ta có: F1   F2. nhóm. - P5: Sử dụng được các công cụ toán học. - X5, X6: Ghi lại, trình bày được kết quả từ các hoạt động học tập. Sản phẩm: các câu trả lời của nhóm trên bảng phụ.. F1 .t   p1 F2 .t   p 2. + Suy ra :  p1   p 2  p1   p 2  0. + Do vậy:  ph  0 p h  const. - Động lượng của hệ - HS: Tổng động vật như thế nào? lượng của hệ không đổi.. - GV: Người ta chứng - Phát biểu ĐLBT * Nội dung ĐL: minh được kết quả này động lượng. Động lượng của có thể mở rộng cho hệ một hệ cô lập là cô lập gồm nhiều vật một đại lượng bảo thì tổng động lượng toàn. của hệ vẫn bảo toàn. * Biểu thức tổng Hãy phát biểu lại quát: ĐLBT động lượng? pt  p s Trường hợp riêng của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật là:  m1 .v1  m2 .v 2.  m1.v1'  m2 .v2'. trong đó: v1 , v2 là các vectơ vận tốc - 59 -. K1: Trình bày được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> của hai vật trước tương tác; v1' , v2' là các vectơ vận tốc của hai vật sau tương tác. Hoạt động 2: Xét bài toán va chạm mềm Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh. Nội dung cần đạt Kiến thức 3. Va chạm mềm. - GV thông báo: Các - HS ghi nhận và lấy va chạm trong đời sống ví dụ. thường ở 2 dạng: + Va chạm đàn hồi: sau va chạm 2 vật tách nhau và chuyển động với các vận tốc có thể khác nhau. + Va chạm không đàn hồi (va chạm mềm): sau va chạm 2 vật dính nhau và chuyển động cùng vận tốc. - Nêu và phân tích bài toán va chạm mềm.. - Đọc SGK, xem clip - Bài toán: Một vật minh hoạ 2 xe va (xe) khối lượng m 1, chạm mềm. chuyển động trên mặt phẳng nhẵn  với vận tốc v1 , đến va chạm với một vật (xe) khối lượng m 2 đang nằm yên trên mặt phẳng ngang ấy. Biết rằng, sau va chạm, hai vật (xe) dính - 60 -. Năng lực/ Sản phẩm.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> vào nhau và chuyển động với  vận tốc v . Xác  - GV: Hệ 2 vật (xe) có - HS: Vì không có ma định v . - K3: Phân là hệ cô lập không? sát, các ngoại lực tác tích được dụng gồm có các các lực tác trọng lực và các phản dụng. lực pháp tuyến chúng - P6: Chỉ cân bằng nhau; hệ ra được điều kiện m1; m2  là một hệ cô áp dụng lập. định luật. - Áp dụng ĐLBT động - Áp dụng ĐLBT lượng cho hệ 2 vật động lượng:   (xe)? m1v1  (m1  m2 )v  v. * Tích hợp giáo dục An toàn giao thông: Khi đi xe cần đi và dừng đúng làn đường; giữ khoảng cách an toàn tới các phương tiện, nhất là các phương tiện phân khối lớn để tránh xảy ra va chạm, tai nạn..  m1v1 m1  m 2. - HS: Xem ảnh chiếu vụ tai nạn giao thông do xe tải đâm và kéo lê chiếc xe máy khoảng 10 m, làm tử vong 1 thí sinh vừa dự thi xong môn cuối, kì thi THPT Quốc gia năm 2015 tại Thái Nguyên.. - 61 -. - Áp dụng ĐLBT động lượng:.   m1v1  (m1  m2 )v  m1v1  v m1  m2. - K3: Sử dụng được ĐLBT động lượng. - K2: Mối quan hệ giữa vận tốc trước và sau va chạm..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động bằng phản lực. Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học Nội dung cần đạt sinh Kiến thức Năng lực/ Sản phẩm * Cho HS làm thí nghiệm để trải nghiệm về chuyển động bằng phản lực thực tế: GV yêu cầu HS lấy bóng bay đã chuẩn bị, thổi lên và thả bóng ra, nhận xét hiện tượng bóng sẽ chuyển động như thế nào? (GV cần lưu ý HS nên thổi bóng đừng quá lớn và khi thả để bóng theo phương nằm ngang và thả từ từ thì mới thấy rõ hiện tượng).. 4. Chuyển động bằng phản lực. - HS thực hành thí nghiệm.. - HS nhận xét hiện tượng.. - Nêu bài toán chuyển động của tên lửa. * Tích hợp kiến thức liên môn Hóa học: GV thông báo: Nhiên - HS xem clip phóng liệu của tên lửa mang tên lửa. theo gồm cả chất đốt cháy và chất oxi hóa, thường là hidro lỏng và oxi lỏng. Phản ứng cháy giữa hidro và oxi tạo ra sản phẩm là nước.. - 62 -.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Hướng dẫn nghiên cứu.. HS - Ban đầu tên lửa - Ban đầu tên lửa   đứng yên  pt  0 . đứng yên  pt  0 . - Khí phụt ra, động - Khí phụt ra, động lượng của hệ: lượng của hệ: p s  m.v  M .V. p s  m.v  M .V. - Xác định vận tốc của - Coi tên lửa là hệ tên lửa sau khi khí cô lập, ta áp dụng phụt. ĐLBT động lượng:    mv  MV  0  m  V   v M. - Ta thấy V ngược hướng với v, chứng tỏ rằng khi khí phụt ra phía sau thì tên lửa bay lên phía trước. - Vậy em hiểu thế nào là chuyển động bằng phản lực? - Nhận xét ý kiến trả lời của HS.. * Tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử quân sự: - Yêu cầu HS trả lời câu C3: giải thích hiện tượng súng giật khi bắn. - Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, chúng ta cũng vận dụng định luật này để tập huấn cho chiến sĩ. - HS trả lời (vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng 1 phần của chính nó về 1 hướng, phần còn lại sẽ chuyển động theo hướng ngược lại).. - HS trả lời.. - HS xem clip bệ pháo cao xạ, bệ phóng tên lửa bị giật lại khi bắn máy bay của Mỹ.. - 63 -. - K2: Mối quan hệ giữa động lượng của hệ và vận tốc. - K3: Sử dụng được định luật bảo toàn động lượng..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> sử dụng súng, pháo cao xạ, tên lửa... làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972, .... * Tích hợp kiến thức ngành Thể thao: - Giải thích hiện tượng các vận động viên môn trượt băng nghệ thuật chuyển động về 2 phía khi tách nhau từ trạng thái đứng yên?. - HS trả lời: (Động lượng của hệ 2 người khi đứng yên bằng 0. Khi có 1 phần động lượng của hệ hướng về 1 phía thì động lượng của người kia sẽ hướng theo phía ngược lại để bảo toàn động lượng.). * Tích hợp kiến thức môn Sinh học: - Em hãy kể tên các con vật chuyển động bằng phản lực như kiểu tên lửa? - Chuyển động của các - HS trả lời: (ví dụ: con vật đó như thế chuyển động của con nào? mực, con sứa, ...).. - 64 -. - K4: Vận dụng được kiến thức vật lí vào tình huống thực tiễn.. - P2 : Chỉ ra quy luật chuyển động bằng phản lực.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> của con vật trong thực tế. - K4: Vận dụng được kiến thức vật lí vào tình huống thực tiễn.. 4. Củng cố: - Nhắc lại định nghĩa hệ cô lập, định luật bảo toàn động lượng, điều kiện áp dụng định luật, bài toán va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực. * Liên hệ thực tế: Yêu cầu HS giải thích hiện tượng khi người bước từ một thuyền nhỏ lên bờ thì thuyền lùi lại. (HS: Động lượng ban đầu của hệ thuyền và người bằng 0, khi có phần động lượng của người hướng trước thì phần động lượng của thuyền sẽ hướng ra sau).. * Tích hợp kiến thức liên môn Toán học và môn Sinh học: Yêu cầu HS vận dụng, làm bài toán Cá lớn nuốt cá bé: Một con cá lớn lao với vận tốc 2 m/s đến nuốt một con cá nhỏ đang chuyển động cùng hướng với vận tốc 0,5 m/s. Ngay sau đó, cá lớn (chứa cá nhỏ) sẽ chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu? Giả sử cá lớn gấp bốn lần khối lượng của cá nhỏ và các vec tơ vận tốc đều cùng phương.. - 65 -.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> (Lời giải: - Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của cá lớn. p tr  m1 .v1  m2 .v2 p s  ( m1  m2 ).v '. - Coi hệ {cá lớn + cá bé} là cô lập. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: p tr  p s m1 .v1  m2 .v 2  ( m1  m2 ).v '. Chiếu theo chiều dương: m1 .v1  m 2 .v 2  ( m1  m 2 ).v ' 4m.2  m.0,5  ( 4m  m).v '.  v' . 8,5  1,7 (m/s) 5. ). 5. Dặn dò, yêu cầu học ở nhà: - Làm hết các bài tập trong SGK. - Học phần ghi nhớ, đọc trước bài Công và Công suất. - Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học và liên hệ thực tế: + Nhóm 1: Nghiên cứu lịch sử sử dụng tên lửa chinh phục không gian vũ trụ (trình bày dưới dạng power point và tạo ra tờ Báo tường Vật lí). + Nhóm 2: Nghiên cứu qui trình thiết kế, chế tạo, thử nghiệm phóng Tên lửa nước (sản phẩm Tên lửa nước của các lớp được tập hợp lại tại phòng chuyên môn tạo thành Triển lãm Vật lí). IV. Rút kinh nghiệm. -----------------------------------------------------------------------. - 66 -.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 4.3.2. Bài giảng trình chiếu Slide 1. Chủ đề. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 1. Slide 2 Bài 23. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (t2) II. Định luật bảo toàn động lượng 1. Hệ cô lập * ĐN: Một hệ gồm nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì ngoại lực ấy cân bằng. * Các trường hợp được xem là hệ cô lập: - Hệ chỉ có nội lực; - Có ngoại lực nhưng tổng ngoại lực bằng 0; - Có ngoại lực nhưng ngoại lực rất nhỏ so với nội lực (hệ gần đúng cô lập). 2. Slide 3. 2. Định luật bảo toàn động lượng * Xét hệ gồm 2 vật nhau. m1 , m2  F2. chỉ tương tác với F1. HS hoạt động nhóm: Nhận phiếu học tập, trình bày trên bảng phụ. + Thời gian hoạt động: 6 phút. + Nhóm xong nhanh nhất, cộng điểm nhiều nhất.. 3. - 67 -.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Slide 4 * Nội dung ĐL: Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn. * Điều kiện áp dụng: Hệ cô lập. * Biểu thức:.  phe  const.   pt  ps * Ứng dụng:. - Giải các bài toán về va chạm. - Chuyển động bằng phản lực. - Bài toán đạn nổ, súng – pháo đại bác giật khi bắn; ... 4. Slide 5 3. Va chạm mềm * Bài toán: Vật m 1 chuyển động với vận tốc v1, đến va chạm với một vật có khối lượng m2 đang nằm yên trên mặt phẳng ngang nhẵn; sau va chạm 2 vật nhập làm 1, chuyển động với vận tốc v. Tìm v. (clip) - Trước va chạm:.     pt  m1v1  m2v2  m1v1. - Sau va chạm:.   ps  ( m1  m2 )v.   pt  ps. Áp dụng ĐLBT động lượng.    m1v1  ( m1  m2 )v   m1v1 v m1  m 2 5. Slide 6. TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG. 6. - 68 -.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Slide 7. 4. Chuyển động bằng phản lực (clip). - Khi tên lửa đứng yên:.   pt  0.    ps  mv  MV. - Sau khi khí phụt:. Định luật bảo  toànđộng lượng:. pt  ps     mv  MV  0  m  V  v M. 7. Slide 8 *. Khái niệm chuyển động bằng phản lực: Dạng chuyển động của vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về một hướng một phần của chính nó, phần còn lại sẽ chuyển động ngược lại.. Pháo cao xạ bị giật khi bắn (clip). 8. Slide 9. Môn trượt băng nghệ thuật 9. - 69 -.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Slide 10. Mực bơi. Người bước khỏi xuồng. 10. Slide 11 Vận dụng bài học vào thực tiễn (Về nhà). Nhóm 1 Nghiên cứu lịch sử sử dụng Tên lửa chinh phục không gian vũ trụ. Nhóm 2 Nghiên cứu qui trình thiết kế, chế tạo Tên lửa nước. Thử nghiệm phóng. 11. Slide 12. 12. - 70 -.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 4.3.3. Sản phẩm của học sinh nhóm 1 Slide 1. 1. Slide 2 Từ xa xưa con người đã từng mơ có thể bay cao vượt núi, bay xa qua biển. Giấc mơ này đạt được rồi, người ta lại cảm thấy không gian trái đất hãy còn hạn hẹp. Con người mong vượt tiếp khỏi địa cầu để khảo sát vũ trụ bao la. Viễn cảnh du hành không gian này chính thức tới trong đầu các nhà khoa học từ đầu thế kỷ 20.. Con người vẫn nhìn vũ trụ qua một lớp màn dày hàng trăm dặm, đó là lớp khí quyển. Để vượt qua bức màn này, con người đã dùng một dụng cụ: Tên lửa. 2. Slide 3. Ngày 4/10/1957: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người mang tên Sputnik được phóng vào vũ trụ từ Liên Xô. Đó là một quả cầu bằng nhôm đường kính 58 cm, khối lượng 83 kg. Sputnik1 quay quanh Trái đất theo quỹ đạo hình elip mà điểm xa nhất đối với trái đất là 946 km và điểm gần nhất là 227 km. Nó thực hiện một vòng trong 96,2 phút. Thời gian bay tổng cộng là 57 ngày. Sự kiện này mở màn cho thời đại chinh phục không gian liên hành tinh và đánh dấu chiến thắng đầu tiên của Liên Xô trong cuộc đua với Mỹ.. 3. - 71 -.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Slide 4. Ngày 12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành công dân Địa Cầu đầu tiên bay vào vũ trụ, bằng phi thuyền Vostok I được phóng lên tại Baikonur, một miền sa mạc phía đông bắc biển Aral. Tốc độ của phi thuyền Vostok I là 17 000 dặm một giờ. Phi thuyền chở ông đã quay về an toàn sau 108 phút quay quanh Trái Đất.. 4. Slide 5. Ngày 5/05/1961: Chỉ 23 ngày sau khi Liên Xô đưa vào quỹ đạo của trái đất nhà du hành vũ trụ; Alan Shepard là công dân Hoa Kỳ đầu tiên được đưa lên không gian bằng phi thuyền Freedom- 7, tuy nhiên con tàu của ông không đạt được quỹ đạo dự kiến và phải trở về Trái Đất sau 15 phút. 4 phút rưỡi sau khi hỏa tiễn được khai hỏa, nhà phi hành Shepard đã lên tới điểm cao nhất là 115 dặm, ông ta đã nhìn vũ trụ qua viễn kính toàn cảnh và đã phải thốt lên câu “cảnh đẹp quá chừng”. Lúc 9:45, phi thuyền đáp xuống bình yên ngoài khơi cách Florida 302 dặm. Alan Shepard được chở lên Hàng không mẫu hạm Lake Champlain bằng máy bay trực thăng.. 5. Slide 6 Ngày 25/05/1961: Tổng thống Mỹ bấy giờ là Kennedy tuyên bố quốc gia của ông sẽ đưa người lên Mặt Trăng trước năm 1970.. 6. - 72 -.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Slide 7. Ngày 20/02/1962: 9 tháng rưỡi sau khi Shepard được phóng lên không gian, phi thuyền Friendship- 7 chở John Herschel Glenn do hỏa tiễn Atlas- B phóng đi lúc 9:47, đã đi vào quỹ đạo của trái đất. Trong 4 giờ 56 phút, John Glenn đã trở thành công dân Mỹ đầu tiên lái tàu vũ trụ du hành xung quanh trái đất 3 vòng, thực hiện quãng đường 81,000 dặm. Trong cuộc bay này, John Glenn đã nhìn thấy 4 lần hoàng hôn, 3 lần trong khi bay và một lần lúc đáp xuống. Hồi 14h43 phi thuyền Friendship- 7 đã hạ xuống biển, phía bắc Porto Rico.. 7. Slide 8. Từ 16-19/06/1963: nhà du hành Valentina Tereshkova (công dân Liên Xô) là người phụ nữ đầu tiên khám phá không gian trên chuyến bay 48 vòng quanh Trái Đất.. 8. Slide 9. Ngày 18/03/1965: Aleksei Leonov (Liên Xô) trở thành người đầu tiên bước ra khỏi tàu vũ trụ và đi bộ trong không gian, để làm được điều này người ta cần nghiên cứu kĩ về sinh lí học cơ thể con người.. 9. - 73 -.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Slide 10. Ngày 27/01/1967: ba nhà du hành vũ trụ Gus Grissom, Edward White và Roger Chaffee đã hy sinh khi thực hiện kiểm tra tàu Appollo I tại Trung tâm vũ trụ Kennedy (Hoa Kỳ).. 10. Slide 11 Ngày 24/04/1967: Một tai nạn đáng tiếc nữa xảy ra khi con tàu Soyur I chở nhà du hành Vladimir Komarov (Liên Xô) bị nổ trong lúc trở về Trái Đất.. 11. Slide 12. Ngày 21/12/1968: Apollo 8 là tàu vũ trụ đầu tiên của con người bay quanh Mặt Trăng.. 12. - 74 -.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Slide 13. Ngày 20/07/1969: Neil Armstrong và Edwin Buzz Aldrin mở cửa phi thuyền Apollo 11 và đặt những bước đi đầu tiên trên Mặt Trăng, thời gian họ ở lại trên đó là 21 giờ 30 phút, biến ước mơ “chạm mặt chị Hằng” của con người thành hiện thực.. 13. Slide 14. Ngày 29/06/1971: Một sự cố nữa với ngành hàng không của Liên Xô xảy ra khi Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev hy sinh trong lúc phi thuyền Soyuz 11 trở lại mặt đất. Cuộc điều tra của Ủy ban nhà nước Liên Xô sau đó kết luận lỗi kỹ thuật xảy ra do van điều áp của tàu bị hở.. 14. Slide 15. Từ 7-19/12/1972: Tàu Apollo 17 đã đưa hai nhà du hành Eugene Cernan và Harrison Schimit đổ bộ lên Mặt Trăng với thời gian lâu nhất: 74 giờ 59 phút. Đây là lần gần nhất con người xuất hiện trên ngôi nhà Hằng Nga.. 15. - 75 -.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Slide 16. Ngày 14/05/1973: Skylab trở thành phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của Hoa Kỳ được đưa vào quỹ đạo.. 16. Slide 17. Từ 17-19/07/1975: Các phi hành gia Mỹ và Liên Xô thực hiện nhiệm vụ ghép nối đầu tiên của hai tàu vũ trụ Apollo và Soyuz.. 17. Slide 18. Ngày 12/08/1981: Tàu con thoi Columbia trở thành phi thuyền đầu tiên quay về Trái Đất với phương thức hạ cánh như máy bay (trước đó chỉ có một module của tàu vũ trụ rơi trở lại).. 18. - 76 -.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Slide 19. Ngày 18/07/1983: Mỹ gửi vào không gian nữ phi hành gia đầu tiên của họ là Sally Ride.. 19. Slide 20. Ngày 7/02/1984: Phi hành gia người Mỹ Bruce McCandless lần đầu tiên thực hiện chuyến đi bộ mà không cần dây nối với tàu.. 20. Slide 21. Ngày 29/01/1986: Bảy nhà du hành Mỹ hi sinh khi tàu con thoi Challenger bị nổ chỉ 73 giây sau khi phóng. Một tai nạn thương tâm.. 21. - 77 -.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Slide 22. Ngày 15/11/1988: Liên Xô lần đầu tiên thực hiện chuyến bay với tàu con thoi không người lái mang tên Buran.. 22. Slide 23. Ngày 21/12/1988: Lịch sử ghi nhận Vladimir Titov và Musa Manarov (người Liên Xô) là hai nhà du hành sống trong vũ trụ lâu nhất với thời gian: 365 ngày, 22 giờ và 39 phút trên trạm vũ trụ hòa bình Mir.. 23. Slide 24. Ngày 29/06/1995: Lần đầu tiên thực hiện kết nối giữa một tàu con thoi là phi thuyền Atlantis gắn trạm vũ trụ Mir.. 24. - 78 -.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Slide 25. Ngày 26/09/1996: Kỷ lục sống trong không gian của một phụ nữ được trao cho Shannon Lucid (người Mỹ) khi bà đã làm việc trên trạm Mir trong vòng 188 ngày.. 25. Slide 26. Ngày 29/10/1998: Phi hành gia John Glenn (sinh năm 1921; 77 tuổi) đã một lần nữa trở lại vũ trụ trên tàu con thoi Discovery, ông là người già nhất thực hiện nhiệm vụ trong không gian cho tới nay, thể hiện ý chí, sức khỏe, lòng quả cảm của nhà du hành.. 26. Slide 27. Ngày 29/05/1999: Lần đầu tiên tàu con thoi Discovery kết nối với trạm vũ trụ quốc tế ISS, và để lại một phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học.. 27. - 79 -.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Slide 28. Ngày 02/11/2000: Các phi hành gia Mỹ và Nga bắt đầu sống và làm việc trên trạm ISS. Mở ra thời kì hòa bình trong cuộc đua chinh phục không gian.. 28. Slide 29. Ngày 1/01/2003: Tàu con thoi Columbia bị nổ trên bầu trời bang Texas khi đang trở về Trái Đất.. 29. Slide 30 Ngày 21/07/2011: Chương trình con thoi của Mỹ kết thúc khi phi thuyền Atlantis trở lại Trung tâm vũ trụ Kennedy.. 30. - 80 -.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Slide 31. Ngày 16/6/2012: Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 9 của Trung Quốc đã được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Trường Chinh F2 tại trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, thuộc vùng sa mạc Gobi, tây bắc Trung Quốc. Tàu mang theo 3 phi hành gia Lưu Dương, Cảnh Hải Bằng và Lưu Vượng. Nhiệm vụ chính trong sứ mệnh không gian lần này của 3 phi hành gia là thực hiện việc kết nối Thần Châu 9 với mô-đun phòng thí nghiệm Thiên Cung 1 đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất hồi tháng 9/2011.. 31. Slide 32. Ngày 11/6/2013: Tàu Thần Châu 10 được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, vào lúc 17h38 (giờ địa phương). Tàu cũng mang theo 3 phi hành gia gồm Nhiếp Hải Thắng, Trương Hiểu Quang cùng cô Vương Á Bình. Sau khi vào vũ trụ, tàu sẽ ghép nối với mô – đun Thiên Cung 1 và các phi hành gia sẽ thực hiện những thí nghiệm y học và công nghệ vũ trụ được giao.. 32. Slide 33. Tóm lại, tàu vũ trụ có hai loại cơ bản là tàu vũ trụ có người lái như tàu Vostok – Phương Đông (Liên Xô), tàu Soyuz (Liên Xô – Nga), hệ thống tàu con thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc); tàu vũ trụ không người lái (tàu vận tải) như tàu vận tải Tiến bộ (Nga), tàu vận tải HTV (Nhật), tàu của Ấn Độ,... Lịch sử vẫn tiếp nối tới hiện tại và tương lai. Kính mời các bạn quan tâm hoàn thiện và viết tiếp.. 33. - 81 -.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ: HS LÀM BÁO TƯỜNG VẬT LÍ CHỦ ĐỀ “ƯỚC MƠ CHINH PHỤC KHÔNG GIAN”. HS bàn bạc bố trí bài báo. HS viết bài lên báo. Sản phẩm Báo tường treo trên lớp học. - 82 -.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 4.3.4. Sản phẩm của học sinh nhóm 2 Slide 1. 1. Slide 2 A. NGUYÊN LÍ CỦA TÊN LỬA NƯỚC Tên lửa nước có một hoặc nhiều khoang nhiên liệu (thường được làm bằng các vỏ chai nhựa chứa nước ngọt có gas như Pepsi, Coca cola…), bên trong chứa một lượng nước nhất định (khoảng 1/3 tổng dung tích chai nước). Không khí được bơm vào các khoang đó tạo ra một áp suất đẩy nước phụt mạnh ra khỏi khoang ở phía đuôi, nhờ đó đẩy tên lửa bay lên theo định luật bảo toàn động lượng.. 2. Slide 3. 3. - 83 -.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Slide 4. B. HƯỚNG DẪN LÀM TÊN LỬA NƯỚC I. Làm tên lửa 1. Phần thân tên lửa - Sử dụng 1 vỏ chai nước ngọt loại 1,5 lít. 4. Slide 5. 2. Phần đầu tên lửa - Dùng 1 chai 1,5 lít cắt làm 3 đoạn dài bằng nhau, cắt bỏ đáy, lấy đoạn đầu và đoạn đáy làm khoang chứa dù.. 5. Slide 6. 3. Phần đuôi và cánh tên lửa - Đoạn 1/3 chai phần giữa ghép vào thân tên lửa thành đuôi. Làm cánh: - Lấy nhựa mỏng cắt theo mẫu. - Dùng băng dính dán 3 cánh vào thân chai cách đều nhau (120 độ) theo 3 hướng.. 6. - 84 -.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Slide 7. * Lắp rắp thân tên lửa - Dùng băng dính dán các phần của tên lửa lại.. 7. Slide 8. * Sản phẩm thân tên lửa:. 8. Slide 9. II. Làm dù * Chuẩn bị: vải dù hay ni lon diện tích 1m2 (1m x 1m), dây dù, kéo. - Cắt tấm vải theo hình tròn hoặc bát giác đều. - Xỏ 8 lỗ ở lề ngoài. - Dùng dây dù cắt thành 8 đoạn bằng nhau luồn, buộc vào 8 lỗ trên dù. - Cột túm 8 nút đầu dây lại.. 9. - 85 -.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Slide 10. III.. Làm hệ giàn phóng. * Chuẩn bị: - 1,25m ống nhựa đường kính 21mm: cắt thành 7 đoạn, có 6 đoạn dài 15cm và 1 đoạn dài 35cm. - 1 đoạn ống nhựa đường kính 42mm, dài 5cm.. 10. Slide 11 - 4 đầu bịt ống 21mm. - 3 ống nối chữ T đường kính 21mm.. 11. Slide 12 - 10 sợi dây rút nhựa (lạt nhựa). - 1 van xe máy. - 1 miếng săm xe. - Keo dán ống nhựa. - 1 cuộn keo lụa quấn ống nước.. 12. - 86 -.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Slide 13. 1. Khóa tên lửa - Dùng 6 sợi dây rút nhựa đặt dọc xung quanh đoạn ống 35cm. - Sau đó, dùng 2 - 3 dây rút nhựa nhỏ hơn quấn vuông góc vòng quanh để cố định 6 sợi dây đặt dọc lại, dùng keo dính để gia cố thêm. - Luồn ống 40mm, dài 5 cm ốp vào để giữ ngàm dây rút bập vào ngạnh ở cổ chai.. 13. Slide 14 2.. Van cấp khí - Dùng 1 van xe máy. - Lấy 1 đầu bịt ống 21mm, dùng dùi hơ nóng, để khoét 1 lỗ tròn có đường kính bằng đường kính van xe. - Cắt một mẩu xăm xe hình tròn nhét vừa vào đầu bịt ống 21mm. Khoét 1 lỗ nhỏ xỏ vừa van xe. Để phần cao su này giữa van và đầu bịt. Vặn ốc xiết chặt van với đầu bịt.. 14. Slide 15. 3.. Giàn phóng - Ráp nối các phần như hình sau. Các chỗ nối dán dính bằng keo dán ống nhựa.. Lưu ý : - Dàn phóng phải được gắn thật chắc. Yếu tố quyết định cho việc phóng thành công của tên lửa nước nằm chính ở giàn phóng. Giàn phóng càng chắc chắn và kín hơi sẽ tạo được áp 15 suất đủ mạnh để phóng tên lửa.. - 87 -.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Slide 16 * Sản phẩm cuối cùng trước khi phóng:. 16. Slide 17 C. CÁCH SỬ DỤNG - Quấn một lượt mỏng băng tan vào ống phóng dài 35cm (của giàn phóng), đút phần đuôi tên lửa nước vào ống dài 35cm sao cho miệng chai kín khít với ống phóng (nhờ lớp băng tan mỏng). Các mấu, ngàm của dây rút nhựa được giữ chặt vào cổ chai nhờ đoạn ống nhựa đường kính 42mm, dài 5cm. - Bơm khí vào tên lửa nước qua van. Sau đó, giật đoạn ống 42mm, dài 5cm để các ngàm của dây rút nhựa bung ra, tên lửa nước sẽ được giải phóng và bay lên trời cao.. 17. Slide 18. 18. - 88 -.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> TRIỂN LÃM VẬT LÍ VÀ ĐỘNG TRẢI NGHIỆM PHÓNG TÊN LỬA NƯỚC. HS giới thiệu sản phẩm Tên lửa nước. Gian trưng bày Triển lãm “Công nghệ Tên lửa nước” gồm 9 sản phẩm Tên lửa nước. - 89 -.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Ảnh chụp Tên lửa nước bung dù từ trên cao khi hạ xuống. Ảnh chụp Tên lửa nước bung dù khi hạ xuống. 4.4. Tính mới - Khác với các giáo án thông thường chỉ với mục đích truyền tải nội dung có sẵn trong SGK, giáo án tích hợp thể hiện nhiều nội dung kiến thức tích hợp (không có sẵn trong SGK), phát triển nhiều năng lực thực tiễn, sử dụng đa dạng hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Sau mỗi bài học tích hợp, HS đều thực hiện các sản phẩm kèm theo thể hiện sự phát triển năng lực và trải nghiệm. - 90 -.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 4.5. Tính sáng tạo - Sáng tạo trong việc lựa chọn những kiến thức tiêu biểu của các môn học tham gia tích hợp. - Sáng tạo trong các sản phẩm của HS. Nhiều sản phẩm chỉ biết trước phương hướng hoặc nguyên lí chế tạo chứ chưa thể biết ngay được duy nhất mẫu “hình hài” cụ thể nào. - Sáng tạo về phối hợp các hình thức tổ chức dạy học trong bài học. Qua mỗi bài học tích hợp, GV và HS tuỳ tình hình mà lựa chọn thêm các hình thức khác với nội khoá – diễn giảng truyền thống, tránh đơn điệu như: ngoại khoá, triển lãm Vật lí, làm báo tường Vật lí, .... - 91 -.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 5.1. Việc lựa chọn mô hình dạy học tích hợp ở Việt Nam Như tác giả đã giới thiệu trong phần Lí do chọn đề tài, Bộ GD&ĐT chủ trương chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 triển khai theo tư tưởng tích hợp. Mục tiêu của giáo dục là lấy HS làm trung tâm. Tôi có thực hiện một khảo sát phần đối tượng trung tâm của giáo dục (HS) về dạy học tích hợp. Tác giả phát cho ngẫu nhiên 4 lớp HS, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi sau về dạy học tích hợp theo mẫu: PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH Em hãy trả lời các câu hỏi sau về Dạy học tích hợp. Họ tên em: 1. Em đã hiểu biết về Dạy học tích hợp như thế nào? A. Hiểu nhiều. B. Hiểu ít. C. Chưa hiểu. 2. Em thấy bỡ ngỡ với chương trình Dạy học tích hợp như thế nào? A. Nhiều bỡ ngỡ. B. Ít bỡ ngỡ. C. Không bỡ ngỡ. 3. Em đồng ý với phương án nào trong 3 phương án sau? A. Dạy học tích hợp toàn bộ. B. Dạy học riêng rẽ từng môn. C. Kết hợp Dạy học tích hợp và dạy học riêng rẽ từng môn. Kết quả thu thập được cho bởi bảng sau: Phương án. A. B. C. Số lượng. Tỉ lệ. Số lượng. Tỉ lệ. Số lượng. Tỉ lệ. Câu 1. 12. 10,00. 88. 73,33. 20. 16,67. Câu 2. 56. 46,67. 58. 48,33. 6. 5,00. Câu 3. 8. 6,67. 26. 21,67. 86. 71,66. - 92 -.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Biểu diễn bằng đồ thị: Tỉ lệ chọn 80 70 60 50 40. Cau 1. 30 20 10 0 A. B. C. Phương án. Tỉ lệ chọn 60 50 40 30. Cau 2. 20 10 0 A. B. C. Phương án. Tỉ lệ chọn 80 70 60 50 40 30. Cau 3. 20 10 0 A. B. C. Phương án. Từ kết quả khảo sát nhóm 4 lớp (120 HS), tôi nhận thấy điều mong muốn của các em như sau: - Đa số các em hiểu ít về Dạy học tích hợp (chiếm tỉ lệ tới 73,33%). Điều đó cho thấy các em chưa được chuẩn bị kiến thức về DHTH. - 93 -.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Có 46,67% HS nhiều bỡ ngỡ, 48,33% HS ít bỡ ngỡ về Dạy học tích hợp chiếm tổng tỉ lệ về nhiều và ít bỡ ngỡ tới 95%. Số lượng HS không bỡ ngỡ về Dạy học tích hợp rất thấp (5%). Điều đó cho thấy các em chưa được chuẩn bị, chưa sẵn sàng tâm lí với Dạy học tích hợp. - Ở câu hỏi số 3, có tới 71,66% chọn phương án Kết hợp Dạy học tích hợp và dạy học riêng rẽ từng môn. Tuy chỉ có giá trị tham khảo, chúng ta cần điều tra kĩ lưỡng hơn, nhiều đối tượng hơn (ví dụ GV, phụ huynh HS, chuyên gia nghiên cứu, ...) để đưa ra mô hình Dạy học tích hợp cho phù hợp. Trên thế giới hiện nay, tồn tại 3 mô hình dạy học tích hợp phổ biến nhất, đó là: -. Mô hình đa môn.. -. Mô hình chuỗi vấn đề: cần huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng. của nhiều môn học khác nhau. -. Mô hình chủ đề: có ưu điểm là GV vẫn dạy 1 môn học, nhưng trong. quá trình dạy học, cần vận dụng và mở rộng đến kiến thức của các môn học liên quan khác. Như vậy, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các em HS muốn lựa chọn mô hình chủ đề là phù hợp nhất.. 5.2. Hiệu quả kinh tế Nghiên cứu và thực nghiệm của tôi không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, giá trị kinh tế có thể đo đếm ngay được nhưng lại góp phần trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có thêm năng lực hành động, phục vụ lao động sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội tạo ra giá trị, hiệu quả kinh tế lâu dài.. 5.3. Hiệu quả xã hội Dạy học tích hợp góp phần giáo dục toàn diện HS, khắc phục hiện trạng HS phát triển thiếu hài hòa và mất cân đối. Giúp HS có cái nhìn tổng thể khi xem xét một vấn đề, tránh hiện tượng giải quyết rời rạc, tư duy theo lối “khép kín” từng môn học. - 94 -.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Thực hiện dạy học tích hợp, quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của HS được liên hệ với các tình huống cụ thể có ý nghĩa. Khi đó, HS đã có thói quen vận dụng kiến thức liên môn trong các tình huống cụ thể, hạn chế bỡ ngỡ khi bắt gặp tình huống thực tế. Dạy học tích hợp giúp đưa thêm các nội dung mới, có dung lượng không lớn theo yêu cầu của đời sống xã hội mà không cần tăng số lượng môn học như: giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ... Trong 2 năm tiến hành thực nghiệm gần đây, tôi nhận thấy các kết quả cụ thể như sau: - Nâng cao kiến thức, năng lực, khả năng thiết kế - chế tạo sản phẩm, lòng yêu thích, hứng thú học tập của đa số HS. - Năm học 2014 – 2015, bài dự thi dạy học tích hợp bài “Động năng” của thầy giáo Nguyễn Anh Đức đạt giải Nhất tỉnh, giải Nhì Quốc gia trong lĩnh vực Vật lí THPT. - Năm học 2015 – 2016, bài dự thi dạy học tích hợp chủ đề “Định luật bảo toàn động lượng” của thầy giáo Nguyễn Anh Đức đạt giải Nhất tỉnh, giải Khuyến Khích Quốc gia trong lĩnh vực Vật lí THPT.. 5.4. Điều kiện và khả năng áp dụng 5.4.1. Điều kiện áp dụng - GV cần bồi dưỡng thêm kiến thức liên ngành, liên môn, kiến thức giao thoa giữa các môn học. - GV cần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học tích hợp, GV không chỉ làm việc với từng HS mà làm việc nhiều với từng nhóm HS. Vì thế, GV cần nắm vững và sử dụng tốt các phương pháp theo nhóm, kĩ thuật dạy học tích cực để thực hành có hiệu quả.. - 95 -.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> - GV cần chuyển đổi chiến lược đánh giá HS từ dạy học truyền thống (nặng kiểm tra kiến thức) sang kiểu dạy học tích hợp, việc ra đề kiểm tra, chấm bài kiểm tra, chấm sản phẩm HS nhằm đánh giá sự tiến bộ và năng lực thực tiễn của HS. Xây dựng các biểu mẫu đánh giá nhóm và cá nhân HS. - HS tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp học lí thuyết với thực hành ứng dụng. 5.4.2. Khả năng áp dụng Áp dụng trong giảng dạy chương trình phổ thông với môn chính Vật lí, và có thể mở rộng cho các môn học tự nhiên nói chung.. 5.5. Kết luận Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực làm việc để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Đề tài đã góp phần tháo gỡ hiệu quả những bỡ ngỡ, khó khăn, vướng mắc khi dạy học tích hợp, định hướng vận dụng tối ưu, phát huy được tính tích cực của HS, chú trọng tới sản phẩm đầu ra trong bối cảnh cần thiết đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nước nhà. Do tầm nhìn còn hạn chế, tác giả mong nhận được sự góp ý của độc giả để đề tài ngày càng hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn quý độc giả! Yên Khánh, ngày 10 tháng 8 năm 2016 Xác nhận của cơ quan. Tác giả. Nguyễn Anh Đức. - 96 -.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lương Duyên Bình (Tổng Chủ biên), Vật lí 10-11-12, NXB Giáo Dục, 2012. [2] Vụ Giáo dục trung học – Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Vật lí cấp THPT, Hà Nội, 2014. [3] Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục – Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm, 2015. [4] Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), Phát triển năng lực dạy học tích hợp – phân hoá cho giáo viên các cấp học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2015. [5] Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng, Dạy học tích hợp trong trường phổ thông ở Australia, Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2012. [6] Đỗ Hương Trà, Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số1, 2015. [7] Phạm Thị Kim Anh, Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như thế nào để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Kỷ yếu hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường trung học, Viện Nghiên cứu Giáo dục trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2014. [8] Vũ Trung Hoà (Chủ biên), Bài tập trắc nghiệm Vật lí 10, NXB Giáo Dục, 2006. [9] D. Halliday, R. Rensnick, J. Walker, Cơ sở Vật lí. [10] Nguyễn Anh Đức, Dạy học tích hợp bài “Động năng”, 2015 (giải Nhì Quốc gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học).. - 97 -.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> [11] Nguyễn Anh Đức, Dạy học tích hợp chủ đề “Định luật bảo toàn động lượng”, 2016 (giải Khuyến Khích Quốc gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV trung học). [12] Trang web [13] Trang web [14] Trang web www.thuvienvatly.com và hình ảnh từ một số website khác.. - 98 -.

<span class='text_page_counter'>(101)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×