Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.74 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI : NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN HÌNH HỌC I. Tóm tắt đề tài: Bước vào thế kỷ XXI, phải nói rằng Công nghệ thông tin phát triển đến mức được con người nhìn nhận, đánh giá và đề cao đúng mức vai trò của Công nghệ thông tin trong giáo dục có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì trong thời đại ngày nay muốn phát triển giáo dục để giáo dục nước ta hội nhập được với quốc tế, không thể không đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin thực sự là một sự đổi mới đáng kể về nhận thức và tư duy giáo dục, nó đánh dấu một bước ngoặt trong công tác giáo dục và đào tạo. Đối với ngành giáo dục đào tạo ứng dụng Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin. Hơn nữa, ứng dụng Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên ngành Giáo dục đào tạo Vạn Ninh luôn "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục". Vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà giúp học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Trong sách giáo khoa ở tiểu học các hình được vẽ trên mặt phẳng, phần phía trước sẽ che lấp phần phía sau nên học sinh rất khó hình dung nhất là việc hình thành qui tắc tính thể tích, giáo viên khó cung cấp và học sinh cũng khó tưởng tượng và phần lớn học sinh là chấp nhận công thức dựng sẵn của giáo viên. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình màu 3D sinh động góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong sách giáo khoa treo lên bảng cho học sinh quan sát hoặc đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán 5. Họ đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc qui tắc nhưng hiểu chưa sâu về bản chất các bài toán, kĩ năng vận dụng vào thực tế giải toán chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học các nội dung phù hợp vào một số bài học thuộc chương hình học thay cho các phiên bản tranh ảnh và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức. Khi hình thành các qui tắc tính chu vi hình tròn, diện tích hình thang, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, giáo viên sử dụng các hiệu ứng được lập trình sẵn có trong máy vi tính để di chuyển hình theo ý muốn để cho học sinh quan sát tường tận vấn đề sau đó nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức . Ví dụ : Khi học về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập phương để xác định thể tích mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán 5 để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh thuộc qui tắc mà không hiểu được bản chất của bài toán..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khi học về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập phương để xác định thể tích. Giáo viên chỉ cần hiệu ứng lần lượt xếp các hình lập phương vào thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương theo lần lượt từng lớp cho học sinh quan sát và trả lời theo hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức. Từ đó rút ra quy tắc, công thức tính hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Đưa các tệp có định dạng Flash miêu tả sự tách, ghép các hình,...,... giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức. Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng CNTT trong dạy học đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp - Bài những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, viện khoa học giáo dục Việt Nam - Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong dạy học của cô giáo Trần Hồng Vân, trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội + Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương –MS 720 + Sử dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756 Các đề tài này đều đề cập đến định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa ứng dụng CNTT vào dạy và học. Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trường Đại học, Cao đẳng cũng đã đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học. Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài đi sâu vào việc sử dụng các tệp có định dạng Flash và Video clip hay tạo các hiệu ứng có hiệu quả cao trong dạy học. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức. Chính vì thế trong những năm gần đây, tôi đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các môn học. Trong các môn học, tôi thấy môn nào cũng cần thiết song tôi chọn môn Toán mà đặc biệt là các bài học trong chương hình học của môn toán 5. Bởi vì môn Toán lớp 5 là môn có nhiều kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh họa để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn so với một số môn khác. Cũng chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 5 thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán hình học. ” II. Giới thiệu: 1. Hiện trang: Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông phát triển như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ dạy và học ngày càng trở thành phổ biến, mạng Internet là một phương tiện nối kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, đã làm thay đổi mạnh về tư duy giáo dục và đào tạo, làm thúc đẩy nhanh việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, giúp cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều hình thức dạy học mới xuất hiện mà trước đây chưa có. CNTT cũng góp phần đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, tích cực và có hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa phương tiện vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ dạy học môn toán như là một công cụ dạy học.Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và trong dạy học toán nói riêng là quá trình sử dụng một cách hợp lí phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, băng đĩa.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> hình, phần mềm dạy học, bài giảng điện tử…nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên làm thế nào để việc đổi mới phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực là vấn đề mà giáo viên toàn ngành nói chung và giáo viên trường Tiểu học Vạn Hưng 1 nói riêng đang trăn trở. Nội dung dạy học chương hình học trong môn toán lớp 5 có rất nhiều vấn đề trừu tượng, ví dụ: các bài về diện tích, chu vi các hình tam giác, hình thang, hình tròn; diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như bộ đồ dùng dạy học toán 5... Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích kết hợp với hình thức luyện tập, thực hành với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài và vận dụng giải toán tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, ví dụ khi học về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập phương để xác định thể tích mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán 5 để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh thuộc qui tắc mà không hiểu được bản chất của bài toán. Môn Toán lớp 5 là môn có nhiều kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh họa để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn so với một số môn khác. Học sình lớp 5 trường tiểu học Vạn Hưng 1, học môn Toán ở chương hình học còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn chung các nguyên nhân sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học Toán ở chương hình học của các em. Về phía học sinh: Các em còn thụ động chưa tích cực học tập do không yêu thích bộ môn Toán ở chương hình học, kỹ năng quan sát hình còn hạn chế, trừu tượng khó hiểu. Về phía giáo viên: Chưa chú ý nhiều đến việc đưa công nghệ thông tin vào dạy học. Phương pháp dạy học chưa phát huy tính tích cực cho học sinh trong giờ học. Nguyên nhân khách quan mà chúng tôi cảm nhận được là: môn Toán lớp 5 chương hình học, kiến thức còn nặng so với học sinh lớp 5. Qua việc dự giờ, thăm lớp, qua thực tế giảng dạy, khảo sát trước tác động tôi nhận thấy giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh ở các tiết lý thuyết, còn học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức. Giáo viên có chú ý khai thác nội dung kiến thức qua các hình vẽ ở sách giáo khoa. Kết quả là học sinh có hiểu bài, làm được bài tập, nhưng còn hạn chế về tính toán khi vận dụng công thức tính diện tích các hình. Nên kết quả làm bài của học sinh chưa cao. Để làm thay đổi hiện trạng trên, giải pháp của tôi là ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài học thuộc chương hình học của môn toán lớp 5. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương ( hai lớp ), mỗi nhóm 25 học sinh: lớp 5B là nhóm thực nghiệm, lớp 5C là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được áp dụng giải pháp. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rất rõ đến việc học toán (chương hình học) của học sinh: lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 9; còn của nhóm đối chứng là 6,7. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P = 0,00000002 < 0,05; Tức là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học một số bài học thuộc chương hình học đã mang lại hiệu quả cao cho lớp 5B trường Tiểu học Vạn Hưng 1. 2. Giải pháp thay thế: Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng các Flash và Video clip cũng như các hiệu ứng có hiệu quả cao hỗ trợ giáo viên khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài học về “ Các bài toán liên quan đến chương hình học ở lớp 5”.Qua nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, học.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh tự khám phá ra kiến thức. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào Toán học, say mê tìm hiểu Toán học cùng các ứng dụng của nó trong đời sống. => Giải pháp của tôi đưa ra là thông qua bài giảng điện tử bài học với nội dung toán hình học lớp 5 giúp học sinh hiểu bài và nâng chất lượng với các dạng toán phù hợp với từng đối tượng để qua đó phân loại và giáo dục các em một cách hợp lý. - Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: 2 lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Hưng 1. Lớp 5B là lớp thực nghiệm, lớp 5C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài trong môn Toán 5 ở các tiết 85; 91; 95; 114 theo phân phối chương trình. 3. Vấn đề nghiên cứu: Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả hơn việc đổi mới PPDH thông qua sử dụng PP dạy học có Công nghệ tin học, hỗ trợ cho GV khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài toán có nội dung hình học, những bài toán luôn mang tính trừu tượng, học sinh chấp nhận công thức mà giáo viên đưa ra. Thông qua bài giảng điện tử, học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cho mình. Từ đó các em tự tin vào toán học, say mê tìm tòi, ham thích những bài toán có yếu tố hình học. Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài thuộc chương hình học của môn toán lớp 5 có mang lại hiệu quả không? Học sinh có ham thích học Toán có yếu tố hình học không ? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài thuộc chương hình học của môn toán lớp 5 sẽ mang lại hiệu quả cho học sinh lớp 5B trường tiểu học Vạn Hưng 1. III. Phương pháp: 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn trường tiểu học Vạn hưng 1 vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. * Giáo viên: Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề gần như là tương đương nhau và đều là giáo viên dạy giỏi trong nhiều năm liền, đều có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Trần Đình Giáo - Giáo viên dạy lớp 5B (Lớp thực nghiệm) Nguyễn Thị Hết - Giáo viên dạy lớp 5C (Lớp đối chứng) * Học sinh: Học sinh của hai lớp 5B và 5C của trường tiểu học Vạn Hưng 1. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, cụ thể như sau:. Lớp 5B (Thực nghiệm) 5C (Đối chứng). Sô học sinh các nhóm Tổng số Nam 25 12 25 15. Nữ 13 10. Về ý thức học tập, học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động là như nhau. Kết quả học lực năm học trước, hai lớp tương đương về xếp loại học lực cuối năm của tất cả các môn học. - Học sinh: 2 lớp được tham gia nghiên cứu đều có sĩ số đồng đều (31 em/1lớp). Về ý thức học tập của các em: tất cả các em đều có ý thức học tập tốt, đều tích cực hăng say, chủ động trong học tập, tích cực tham gia vào hoạt động tập thể, hăng hái trao đổi và phát biểu ý kiến..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Về chất lượng học tập: chất lượng năm học trước thì lớp 5B (chất lượng môn toán đạt 100% hoàn thành); lớp 5C (chất lượng môn toán đạt 100 % hoàn thành). 2.Thiết kế: Chọn 2 lớp mỗi lớp 25 học sinh: Lớp 5B là lớp thực nghiệm, lớp 5C là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động. Sau khi có bảng kiểm chứng để xác định các nhóm. Nhóm đối chứng 7.1 0,1443. TBC P. Nhóm thực nghiệm 7,6. P = 0,1443 > 0,05. Sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, nên hai nhóm được coi là tương đương nhau. Chọn thiết kế 2 : “Thiết kế Kiểm tra trước tác động và kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương”.. Nhóm Thực nghiệm 5B ( 25HS ) Đối chứng 5C ( 25 HS ). KT trước động. tác. Tác động. KT sau tác động. Dạy học có ứng dụng Công O3 nghệ tin học Dạy học không ứng dụng O4 Công nghệ tin học. O1 O2. ở thiết kế này tôi sử dụng phép đối chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Nguyễn Thị Hết dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không ứng dụng Công nghệ tin học , quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Thầy Trần Đình Giáo dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học có ứng dụng Công nghệ tin học và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp. * Tiến hành dạy thực nghiệm: - Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo được tính khách quan chính xác lượng kiến thức cho các em. Thời gian thực nghiệm (Từ tuần 18 đến tuần 23) Thứ, ngày tháng. Môn/lớp. Thứ 2, 04/01/2016 Thứ 2,11/01/2016 Thứ 6, 15/01/2016. Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5. Tiết theo PPCT 86 91 95. Thứ 5, 25/02/2016. Toán lớp 5. 114. Tên bài dạy Hình tam giác Diện tích hình thang Chu vi hình tròn Thể tích hình hộp chữ nhật.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đo lường và thu thập: Xây dựng thang đo kiến thức (môn toán) bằng bài kiểm tra 40 phút ở học kỳ 1 là bài kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong chương hình học lớp 5, do hai giáo viên dạy lớp 5B; 5C. Bài kiểm tra sau tác động gồm 5 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, đúng sai, 1 câu viết số đo, 1 câu tự luận. Sau khi thực hiện xong các bài trong chương hình học, tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết (nội dung đề kiểm tra và đáp án trình bày ở phần mục lục). Sau đó giáo viên hai lớp cùng chấm bài cả hai nhóm theo đáp án của tổ. IV.Phân tích dữ liệu và kết quả Sử dụng phép t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng kiểm chứng dữ liệu. So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động. Từ Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm kết ĐTB 6,7 9 quả Độ lệch chuẩn 1,4 0,9 Giá trị P của T- 0,00000002 test Độ lệch giá trị chuẩn 1,6 ( SMD) trước tác động, hai nhóm là tương đương. Sau khi tác động, dùng T-test kiểm chứng sự chênh lệch điểm trung bình cho kết quả P = 0,00000002 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm rất có ý nghĩa; điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.. 9 6,7 1,6 1,4 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,6 cho thấy độ ảnh hưởng của dạy học có ứng dụng thông tin trong dạy học tác động lên nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết về việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học một số bài thuộc chương hình học trong môn toán lớp 5 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không? Đã được kiểm chứng.. V.Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 9 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,7 . Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,6. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,6 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là P =0,00000002 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: Nghiên cứu này ứng dụng Công nghệ tin học trong giờ học môn Toán ở tiểu học là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử (biết vẽ hình ), biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí. Người giáo viên mất khá nhiều thời gian cho một thiết kế trên máy nếu chưa thành thạo trong việc sử dụng các hiệu ứng. VI. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học một số bài thuộc chương hình học trong môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học Vạn Hưng 1 thay thế các hình ảnh tĩnh có trong sách giáo khoa đã mang lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Đồng thời phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập. Tạo cho giờ học sôi nổi và hứng thú hơn. nâng cao kết quả học tập của học sinh. Qua đó cũng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng Công nghệ tin học của giáo viên và trình độ tin học, tác phong học tập thông qua sử dụng Công nghệ tin học cho các giáo viên. Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh: đa số đều tỏ ra thích thú và tập trung hơn trong tiết học. 2. Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất cho các nhà trường. Nhất là về phòng học ( để cố định phòng dạy học bằng việc ứng dụng Công nghệ tin học), laptop, máy chiếu, kết nối mạng Internet. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích và động viên tất cả giáo viên áp dụng cộng nghệ thông tin vào dạy học. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về Công nghệ tin học, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Toán chương Hình học lớp 5B trường Tiểu học Vạn Hưng 1. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một bài giảng điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước. Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên cần giành nhiều thời gian cho công việc thiết kế bài giảng. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên.. Tài liệu tham khảo:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tạp chí Giáo dục Tiểu học tập 45/2010 “Góp phần nâng cao chất lượng dạy học yếu tố hình học lớp 5 qua việc sử dụng phần mềm Activ Primary” - Ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS 720. - Sử dụng Công nghệ tin học trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756. - Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ-Bộ GD&ĐT, 2008 - Toán 5. NXB GD, 2006 - Phần mềm Macromedia Flash 8; Ulead VideoStudio 11 Mạng Internet: ; thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net;... - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp - Bài những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, viện khoa học giáo dục Việt Nam - Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong dạy học của cô giáo Trần Hồng Vân, trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội. - Mạng Internet. Đề và đáp án (biểu điểm chấm) kiểm tra toán. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG MÔN TOÁN LỚP 5 Thời gian làm bài :40 phút Ngày kiểm tra 04/03/2016 A. Phần trắc nghiệm: ( 5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (1 điểm) a./ Chữ số 6 trong số thập phân 87,263 có giá trị là : 6 100. 6 10. 6 1000. A. B. C. b./ Tìm số y, biết 20% của y là số 80 . A. y = 400 B. y = 500 C. y = 700 Câu 2: (2 điểm). D.. 6. D. y = 800.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> a./ Tính diện tích của tam giác ABC, biết đáy BC = 8 cm và chiều cao AH = 10 cm ? A. 80 cm2 B. 60 cm2 C. 40 cm2 D. 20cm2 b./Tính chu vi hình tròn có bán kính 1,2dm : A. 3,768dm B. 7,563dm C. 7,365dm D. 7,536dm Câu 3: (2 điểm) a/.Tính diện tích hình tròn có đường kính 15cm: A. 47,1 cm2 B. 176,625cm C. 176,625 cm2 D. 706,5 cm2 b./ Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 6,5cm A. 25,35 cm2 B.169 cm2 C. 253,5 cm2 D. 235,5 cm2 B. Phần tự luận: (5 điểm) Bài 1: ( 2 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ có dấu chấm: 3dam2 15m2 = ………m2 ; 35m 23cm =……………….m 1. 2 thế kỉ =……………….năm 9055 kg = ……........tấn ; Bài 2: ( 3 điểm) Trên bản đồ tỷ lệ 1 : 1000 một mảnh đất hình thang có độ dài đáy bé là 2,5 cm; độ dài đáy lớn gấp rưỡi đáy bé. Chiều cao là 3 cm. Hỏi diện tích của mảnh đất đó ngoài thực tế là bao nhiêu mét vuông ? ……………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Đáp án bài kiểm tra sau tác động: Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Mỗi câu khoanh đúng cho 2 điểm, riêng câu 1 cho 1 điểm, cụ thể như sau: Câu 1: a. A ghi 0,5 điểm b. A ghi 0,5 điểm Câu 2: a. C ghi 0,5 điểm b. D ghi 0,5 điểm Câu 3 : a. C ghi 0,5 điểm b. C ghi 0,5 điểm Phần 2: Tự luận: (5 điểm) Bài 1: Viết đúng số thích hợp vào chỗ có dấu chấm ghi 0,5 điểm cụ thể như sau: 3dam2 15m2 = 315m2 ; 35m 23cm =35,23m 9055 kg = 9,055…tấn ; 1/2thế kỉ =…50…năm Bài 2: ( 3 điểm) Bài giải Độ dài của đáy bé mảnh đất hình thang ngoài thực tế là: 2,5 x 1000 = 2500 (cm) = 25 (m) 0,5 điểm Độ dài của đáy lớn mảnh đất hình thang ngoài thực tế là: 25 x 1,5 = 37,5 (m) 0,5 điểm.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Độ dài của chiều cao mảnh đất hình thang ngoài thực tế là: 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m) 0,5 điểm Diện tích mảnh đất hình thang ngoài thực tế là: (37,5 + 25 ) x 30 : 2 = 937,5 (m2) 1điểm 2 Đáp số: 937,5 m 0,5 điểm. Bảng điểm: Lớp thực nghiệm (lớp 5B). LỚP THỰC NGHIỆM STT. Họ và tên. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16. Lê Thái Trịnh Lê Minh Phùng Quốc Mai Thị Thu Ngô Đức Võ Trần Thanh Nguyễn Thanh Võ Văn Huỳnh Nguyễn Anh Lê Hoàng Nguyễn Cảnh Lê Văn Võ Nhật Trần Ngọc Thảo Nguyễn Đinh Yến. Bảo Chiến Cường Dung Duy Hà Hằng Khánh Khoa Khôi Kỳ Lâm Na Nguyên Nhân Nhi. Điểm KT trước TĐ. Điểm KT sau TĐ. 8 8 7 7 7 9 10 7 9 6 9 8 8 5 8 7. 9 9 10 8 9 10 10 9 9 9 8 7 10 10 9 9.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Giá trị trung bình: Độ lệch chuẩn:. Lê Thị Ánh Tu Lý Minh Nguyễn Ngọc Vân Đào Tấn Nguyễn Mỹ Nguyễn Quốc Nguyễn Thị Kim Lê Hòa Võ Thị Thanh. Ni Phi Phong Tài Tâm Thắng Thoa Thuận Thường. 6 6 10 10 8 5 8 8 5 7.6 1.5. 10 8 9 9 8 7 9 10 7 9.0 0.9. Bảng điểm: Lớp đối chứng (lớp 5C) LỚP ĐỐI CHỨNG STT. Họ và tên. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18. Nguyễn Thế Trần Thị Mỹ Nguyễn Quốc Quyền Nguyễn Hiếu Huỳnh Bửu Bùi Văn Lê Vũ Nguyễn Lâm Gia Nguyễn Lý Chí Nguyễn Văn Trần Thị Kim Huỳnh Thị Kim Trần Lâm An Huỳnh Kim Nguyễn Nhi Y Nguyễn Văn Nguyễn Ngọc Mai Đăng. Danh Dung Đan Đang Đạt Đức Hoàn Huy Khang Khoa Loan Ngân Nguyên Nhi Nhiên Nhựt Quỳnh Trinh. Điểm KT trước TĐ. Điểm KT sau TĐ. 7 5 7 8 7 5 6 7 6 5 10 8 9 6 5 10 8 10. 8 5 6 8 8 5 8 5 7 5 7 7 9 7 5 5 6 9.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 19 20 21 22 23 24 25 Giá trị trung bình: Độ lệch chuẩn:. Võ Thị Mai Kim Lương Thị Ngọc Võ Võ Thị Mỹ Tu Thị Nguyễn Trần Thảo Lê Thị Kim. Tâm Thanh Thành Uyên Vương Vy Yến. 7 5 5 7 9 8 7 7.1 1.7. 8 7 8 8 7 5 5 6.7 1.4.
<span class='text_page_counter'>(13)</span>