Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NCKH HOA HOC 9 TICH HOP BDKH VA PCTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.92 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên đề tài: “ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG II: KIM LOẠI - HÓA HỌC VÔ CƠ 9 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀ PCTT CỦA HỌC SINH LỚP 9A1 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI” * Tên tác giả: LÂM THỊ TRANG * Trường Trung học cơ sở Lê Lợi – Huyện Gò Dầu. 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Chính vì thế, con người cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện triển khai dự án và đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục ở cấp độ cấp thiết hơn nhằm tác động quá trình nhận thức của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác. Tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT trong giáo dục là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi vì qua tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên. Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT vào môn học, đặc biệt là môn Hóa học có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng, tìm nội dung tích hợp hợp lí giúp học sinh nhận thức đúng về môi trường trong thời đại mới. Để góp phần tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT vào các bài giảng môn Hóa học 9 đạt hiệu quả, có thể có nhiều biện pháp tổ chức dạy và học khác nhau như: Sử dụng phương tiện trực quan; Làm thực hành, thí nghiệm; Tổ chức học sinh tham quan, điều tra khảo sát thực tế, ...tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến và điều kiện sẵn có mà người GV sử dụng biện pháp tổ chức dạy và học cho phù hợp đặc thù bộ môn. Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: "Sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9 để.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi”, nhằm giúp học sinh lớp 9A1 trường THCS Lê Lợi đạt kết quả cao trong học tập, nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người với môi trường và chắc chắn các em sẽ quyết định được những hành vi của mình đối với môi trường sống, góp phần vào bảo vệ môi trường ngày càng tốt đẹp hơn. Nghiên cứu này được tiến hành trên 2 nhóm tương đương của hai lớp 9A1 (nhóm thực nghiệm), lớp 9A2 (nhóm đối chứng) của Trường THCS Lê Lợi, áp dụng dạy một số bài của chương II: Kim loại - Hóa học vô cơ 9 năm học 2015 - 2016. Qua nghiên cứu giảng dạy lớp thực nghiệm có sử dụng biện pháp tích hợp và thu thập số liệu, kết quả như sau: Điểm trung bình bài kiểm tra lớp thực nghiệm là 6,97, của lớp đối chứng là 5,66. Như vậy, lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Kết quả kiểm tra T-test cho thấy p = 0,00035 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt, kết quả học tập môn Hóa học của lớp 9A1 đã được nâng lên. Điều đó chứng minh rằng: Sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy một số bài chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9, học sinh lớp thực nghiệm có hứng thú hơn, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt và hình thành được năng lực ứng dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn đời sống sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường tốt đẹp hơn. 2. GIỚI THIỆU 2.1. Hiện trạng: Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác như vật lí, sinh học,... đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, bộ môn hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường ứng phó BĐKH và PCTT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT trong bài giảng ? Đó là vấn đề mà những giáo viên dạy bộ môn Hoá chúng tôi luôn phải đặt ra. Và cũng xuất phát từ lý do trên tôi quyết định đi vào nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy chương II: Kim loại -.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hóa học vô cơ 9 để nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi”. 2.2 Giải pháp thay thế Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống, mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. Chính vì lí do đó mà sau khi Sở GD & ĐT Tây Ninh triển khai tháng 3 năm 2015 và chỉ đạo tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở các cấp học, để gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập và phát triển được năng lực hành động tích cực, tạo nên một lối sống có trách nhiệm với môi trường và thân thiện với thiên nhiên, tôi đã chọn giải pháp thay thế là: “ Sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9 để nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi.” 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục, đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa học, sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, công nghệ,….Và với đặc thù bộ môn, khoa học Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường. Nên đây là đề tài phổ biến đã được rất nhiều chuyên gia nghiên cứu. Chúng ta dễ dàng thao khảo đề tài giáo dục bảo vệ môi trường trên mạng internet tại địa chỉ: hoặc tại trang Google chúng ta gõ: Biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học, sẽ có nhiều đề tài bổ ích ở nhiều môn học được giáo viên ứng dụng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ý thức của đại bộ phận dân Việt Nam về môi trường sống và về việc bảo vệ môi trường còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,... Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Nên hiện nay việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết và được nâng lên ở mức độ cấp bách hơn là giáo dục bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Vì vậy, tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai đưa vào môn học để gây được hứng thú và đạt hiệu quả hơn tôi đã chọn giải giáp nghiên cứu: Sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9 để nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi. Tài liệu tham khảo bổ ích nhất là: “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai ở trường trung học cơ sở bộ môn Hóa học – Bộ giáo dục và đào tạo”. ( Lưu hành nội bộ năm 2014) 2.4. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy chương II: Kim loại - hóa học vô cơ 9 có nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy chương II: Kim loại - hóa học vô cơ 9 có nâng cao hiệu quả dạy và học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT của học sinh lớp 9A1 Trường THCS Lê Lợi 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. Khách thể nghiên cứu: *Giáo viên: Lâm Thị Trang – Giáo viên Hóa học - Trường THCS Lê Lợi trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. *Học sinh: Học sinh lớp 9A1 làm nhóm thực ngiệm Học sinh lớp 9A2 làm nhóm đối chứng Ưu điểm: Hai nhóm này có điểm tương đồng như sau: - Sức học của các em ngang nhau. - Điều kiện sống của các em đa số gia đình là nông dân. - Nhà các em đều gần trường học. - Bảng điểm 2 nhóm tương đương nhau. Hạn chế: Một số HS cho rằng hóa học là môn phụ, khó, ít quan tâm, lười học, mất căn bản từ lớp dưới. 3.2. Thiết kế: Tôi dùng Thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và kiểm tra sau tác động với các nhóm tương đương:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhóm. Kiểm tra trước tác động. Tác động. Kiểm tra sau tác động. N1. O1. Có Sử dụng phương tiện trực quan : hình ảnh, video clip hợp lí trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9. O3. N2. O2. Thiết kế bài học thông thường chỉ dùng lời giảng giải, không sử dụng hình ảnh, clib video trực quan (N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng). O4. Tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra trước tác động của 2 lớp 9A1, 9A2 và chọn ra nhóm ngẫu nhiên là học sinh của lớp 9A1 (nhóm thực nghiệm) và học sinh của lớp 9A2 (nhóm đối chứng) là ngang nhau. Tôi thực hiện tác động bằng cách tổ chức cho học sinh học tập theo phương pháp có sử dụng tài liệu trực quan hợp lí trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9, kết hợp với việc theo dõi kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm. Qua tác động giải pháp thay thế hướng dẫn HS học tập một số bài phù hợp chương II: Kim loại, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với học sinh của nhóm thực nghiệm bằng kết quả điểm kiểm tra sau khi học xong chương II. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu. Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương : ( phụ lục IV) Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động:. Nhóm Thực nghiệm Đối chứng. Số học sinh 32 32. Giá trị trung bình 5.34 5.56. Độ lệch chuẩn(SD) 1.6 1.54. Giá trị p 0.29. Ta thấy p = 0,29 > 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 3.3. Quy trình nghiên cứu: 3.3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên: Lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không có sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở chương II: Kim loại hóa học vô cơ 9, kế hoạch tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT chỉ dùng lời..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học chuẩn bị kỹ các phưng tiện trực quan hợp lí tích hợp phù hợp với nội dung học tập bộ môn, giáo viên kết hợp kiểm tra, giám sát để nắm tình hình học tập và ứng dụng thực tiễn của HS, sau đó rút kinh nghiệm và động viên khích lệ HS. 3.3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm các bài có địa chỉ tích hợp của chương II theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể như sau: * Áp dụng thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở chương II: Kim loại giảng dạy lớp 9A1, và thiết kế kế hoạch bài học áp dụng PPDH tích hợp dùng lời thông thường giảng dạy lớp 9A 2 trong một số tiết học như sau: Bảng 2: Thời gian thực nghiệm: Tuần 12 13. Tiết theo PPCT 24 26. Tên bài dạy. Bài 18: Nhôm Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim 14 27 loại không bị ăn mòn 3.3.2.1. Các quy trình tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào dạy học Hoá học: Bước 1.Thu thập và phân loại các tư liệu: Để đưa nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh, video clib ...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng. Bước 2. Nghiên cứu kĩ bài giảng: Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này. Chính vì vậy GV cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào một cách sống động. Bởi vì nếu không logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học. Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể tích hợp bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào di nữa, GV cũng phải nắm vững và chính xác.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> mục tiêu bài dạy để từ đó đưa nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic. GV nên chuẩn bị kế hoạch cho cả năm và từng chương. * Hệ thống kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT chương II môn Hóa học 9 ở trường THCS ( địa chỉ tích hợp) kèm Phụ lục I Bước 3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng: Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, GV không nên đưa quá nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học. 3.3.2.2. Các nguyên tắc cần thực hiện khi tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với B ĐKH và PCTT vào dạy học Hoá học: - Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Nội dung tích hợp phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học. - Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học. - Các ví dụ, nội dung tích hợp giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS. 3.3.2.3. Lập kế hoạch bài học với phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy tích hợp chương II: Kim loại - Hóa học vô cơ 9 (phụ lục II) 3.4. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra về kiến thức chương I. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong chương II do GVBM và tổ chuyên môn môn hóa học phối hợp ra đề . Bài kiểm tra 15 phút gồm 10 câu trắc nghiệm có liên quan đến GDMT. Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động, thời gian 15 phút ( nội dung kiểm tra gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm được trình bày ở phần phụ lục III ) Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã được xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 4.1. Phân tích dữ liệu: Bảng 3. Bảng thống kê điểm kiểm tra sau khi tác động: ( phụ lục IV ).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:. Nhóm ĐC Nhóm TN Điểm trung bình 5.66 6.97 Độ lệch chuẩn 1.46 1.59 Giá trị p của T-test 0.00035 SMD 0.87 Như trên đã chứng minh: Kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0,00035 < 0,05, đây là kết quả có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giá trị SMD = 0,87 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT cho kết quả là lớn. Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 5.56. 5.34. 5.66. 6.97 1. 4.2. Bàn luận kết quả: Qua sử dụng phương tiện trực quan hợp lí trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT ở một số bài học nói trên, tôi nhận thấy lời nói của giáo viên là phương pháp chủ đạo trong giảng dạy, nhưng dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà HS thấy được “Trăm nghe không bằng một thấy”. GV có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể , video clib cụ thể để minh hoạ cho nội dung GDMT, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho HS..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Xem các đoạn phim, hình ảnh thực tế về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp thiết thực và bổ ích giúp HS tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động nhất. Cụ thể tôi đã kiểm chứng kết quả học tập và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh bằng hình thức kiểm tra sau tác động thu được kết quả như sau: Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6.97 của nhóm đối chứng là 5,66. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 0.87. Chứng tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng đến lớn kết quả. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 9A 1 và 9A2 là p= 0,00035 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Ưu điểm: -Việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. “Thay đổi ý thức - biến đổi hành vi”, đây có thể xem là tiêu chuẩn cần đạt tới của nhiệm vụ tích hợp GDMT. Nhờ đó, đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của HS một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường. - GV dễ dàng sưu tầm các tài liệu, phương tiện trực quan: hình ảnh, video clip, … trên mạng internet liên quan đến môi trường phù hợp với nội dung bài học. - HS tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhanh chóng, nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường: + Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động tích cực đối vời môi trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,.... + Các em tỏ ra thích thú bộ môn với những hiểu biết mới của mình về môi trường nên có hứng thú tìm tòi, học tập hơn. Hạn chế: - Do kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có một phương pháp riêng mà phải thông qua bộ môn. Tùy vào nội dung kiến thức thích hợp đòi hỏi người GV cần phải có kỹ năng liên hệ một cách mềm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> dẻo, sử dụng linh hoạt, hợp lí các phương pháp tổ chức dạy và học để đạt đến mục tiêu GDMT. Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học. - Để truyền tải đến HS những hình ảnh, video clip trực quan sinh động đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu, … Người GV phải biết tìm kiếm, khéo léo lựa chọn hình ảnh thiết thực, đoạn phim ngắn phù hợp - không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến HS.. - Hình ảnh sưu tầm GV tự phóng to để phục vụ cho bài học khi không có sự hỗ trợ của máy tín máy chiếu. - Ý thức học tập bộ môn một số HS của lớp chưa cao. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1. Kết luận : Việc sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, GV có thể sử dụng nhiều hình thức tích hợp khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả tích hợp mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy. Để HS có được những nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hâu do ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày ngay trước mắt các em, mà người GV phải kết hợp, chế biến từ các kiến thức Hoá học mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó, người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học. Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh nội dung học tập. 5.2. Khuyến nghị: Với mong muốn nội dung tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT được truyền tải đến HS một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Đối với ngành giáo dục và đào tạo: Tổ chức tập huấn tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT trong dạy học hoá học cho tất cả GV, cập nhật và phổ biến đến GV và HS luật bảo vệ môi trường do quốc hội thông qua. Cung cấp đầy đủ CSVC phục vụ cho việc giảng dạy như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, … Cung cấp cho GV và HS những tư liệu thời sự có liên quan như sách, tạp chí, đĩa VCD về tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT. * Đối với nhà trường: Tổ chức các chuyên đề tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT vào dạy học ở nhiều bộ môn thích hợp nói chung và hoá học nói riêng có hiệu quả. Trang trí phòng học phù hợp có tích hợp sẵn máy tính, máy chiếu,… phục vụ cho GV giảng dạy. Tóm lại: Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho HS không phải là một sớm, một chiều, do đó GV cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các GV giảng dạy bộ môn Hoá học THCS mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và PCTT có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài người”. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài nghiên cứu mà tôi đã thực hiện, mong muốn góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích hợp ở THCS. Hướng tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng đề tài nghiên cứu áp dụng cho các chương còn lại, để hoàn chỉnh địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và PCTT vào bộ môn hóa học 9. Kính mong sự góp ý chân thành từ quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu được phong phú hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tây Ninh, ngày 29 tháng 02 năm 2016 Người viết Lâm Thị Trang.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×