Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi hoc ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.45 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dự án 100 đề - ôn thi quốc gia theo chuyên đề môn Hóa – Đề số 1. DỰ ÁN 100 ĐỀ - ÔN THEO CHUYÊN ĐỀ HÓA Đề số 1: Lý thuyết Polime – phần 1 www.facebook.com/namga.vn. Câu 01: Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5). buta – 1,3 – đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp: A. (1), (2), (5).. B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5).. Câu 02: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là: A. tơ tằm và tơ vinilon.. B. tơ visco và tơ nilon-6,6. C. tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. Câu 03: Hãy cho biết loại polime nào sau đây thuộc loại poliamit? A. tơ visco. B. tơ capron. C. tơ lapsan. D. tơ nitron. Câu 04: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ capron. Câu 05: Polime không phải thành phần chính của chất dẻo là: A. Poli acrilonitrin. B. Poli stiren. C. Poli (metyl metacrylat) D. Polietilen. Câu 06: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là: A. H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH2=CH-CN. D. CH2=CH-Cl. Câu 07: Có các phát biểu sau: (1) Thủy tinh hữu cơ có cấu trúc mạch polime phân nhánh. (2) Sục C2H4 vào dung dịch KMnO4 có xuất hiện kết tủa (3) Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước. (4) Dung dịch glucoz ơ bị khử bởi AgNO3 trong môi trường NH3 tạo ra Ag. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 08: Cho các polime sau : Thủy tinh hữu cơ plexiglas ; Teflon ; tơ nitron ; cao su buna ; nhựa novolac; poli(etylen-terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 09: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? A. But-2-en. B. Penta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. Buta-1,3-đien. Câu 10: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? A. toluen. B. stiren. C. caprolactam. D. Acrilonnitrin. Câu 11: Cho các câu sau: (1) PVC là chất vô định hình. (2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước. (3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua. Page: Hóa Học NamGa - Giỏi Hóa Cấp 3. Page 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dự án 100 đề - ôn thi quốc gia theo chuyên đề môn Hóa – Đề số 1. (4) (5) (6) (7). Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp. Vật liện compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần. Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo. Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm. Số nhận định không đúng là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Trường hợp nào sau đây không có sự tương ứng giữa các loại vật liệu và tính chất: A. Keo dán – có khả năng kết dính. B. Chất dẻo – có khả năng kết dính. C. Tơ – hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. D. Cao su – có tính đàn hồi. Câu 13: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, vinylaxetat, metylmetacrylat, metylacrylat, propen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, caprolactam, vinylclorua. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 14: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). Câu 15: Chất nào sau đây được dùng làm tơ sợi ? A. Tinh bột.. B. Amilopectin. C. Xelulozơ. D. Amilozơ. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). C. Poli(etylen terephtalat) là polime trùng ngưng. D. Tơ visco là tơ tổng hợp. Câu 17: X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. Có bao nhiêu đồng phân X vừa phản ứng vớiNaOH, vừa thỏa mãn chuyển hóa sau: X+H2O→Y(to, xt,P)→ polime? A. 6. B. 3. C.. D. 2. Câu 18: Polime nào dưới đây được đều chế bằng phản ứng trùng hợp ? A. tơ capron. B. nilon – 6,6. C. tơ enang. D. tơ lapsan. Câu 19: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là: A. poli(vinyl clorua). B. poli(etylen-terephtalat). C. poliacrilonitrin. D. polietilen. Câu 20: Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enang, (7) tơ đồng-amoniac. Số tơ nhân tạo là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 21: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC: A. H2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 22: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là: A. H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)COOCH3. Page: Hóa Học NamGa - Giỏi Hóa Cấp 3. Page 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dự án 100 đề - ôn thi quốc gia theo chuyên đề môn Hóa – Đề số 1. C. CH2=CH-CN. D. CH2=CH-Cl. Câu 23: Polime không phải thành phần chính của chất dẻo là: A. poliacrilonitrin. B. polistiren. C. poli(metyl metacrylat). D. polietilen. Câu 24: Trong số các loại polime sau: tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ tằm, tơ visco; tơ lapsan. Tổng số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. 4. B. 2. C. 5. D.3. Câu 25: Cho các loại polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, tơ axtat. Số loại tơ có nguồn gốc xenlulozo là: A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 26: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ? A. Polietilen. B. Nilon – 6,6. C. Poli(vinyl clorua). D. Polibutađien. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO 2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. (2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp. (3) CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. (4) Các chất: CHCl=CHCl, CH3CH=CHCH2OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học. (5) Những chất đồng phân luôn có cùng công thức phân tử và khác nhau về công thức cấu tạo. Những phát biểu sai là A. (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (4). Câu 28: Cho các chất : C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO(caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là : A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 29: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng? A. Trùng ngưng. B. xà phòng hóa. C. thủy phân. D. trùng hợp. Câu 30: Cho các nhận xét sau: Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit. (1) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron. (2) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin. (3) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính. (4) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm. (5) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit. (6) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp Page: Hóa Học NamGa - Giỏi Hóa Cấp 3. Page 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Dự án 100 đề - ôn thi quốc gia theo chuyên đề môn Hóa – Đề số 1. chất hữu cơ tạp chức. Số nhận xét đúng là: A. 5. B. 4.. C. 3.. D. 2.. Bài tập do Page: Hóa Học NamGa - Giỏi Hóa Cấp 3 sưu tập và biên soạn. Nếu bạn muốn có nhiều bài tập hơn hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách LIKE page. www.facebook.com/namga.vn. Chúng tôi giải chi tiết một số câu tiêu biểu, nếu bạn không hiểu có thể cùng thảo luận tại page. (inbox) 01. A 11. B 21. A. 02. D 12. B 22. B. Câu 14: C. 03. B 13. C 23. A. 04. C 14. C 24. A. ĐÁP ÁN. 05. A 15. C 25. A. 06. B 16. C 26. B. 07. A 17. A 27. C. 08. B 18. A 28. B. 09. D 19. B 29. A. 10. A 20. D 30. D. Chất tham gia phản ứng trùng ngưng khi có nhiều nhóm thế có khả năng phản ứng tạo các sản phẩm phân tử nhỏ hơn.. Câu 24: A. tơ nilon - 7; tơ nilon – 6,6; tơ nilon - 6; tơ lapsan.. Câu 25: A. Trong tự nhiên xenlulozo có nhiều trong bông, gai, đay, tre, nứa,… Tơ visco là sản phẩm của phản ứng xenlulozo + CS2 + NaOH Tơ axetat là sản phẩm của phản ứng xenlulozo + 2(CH3CO)2O.. Câu 26: B. Tơ nilon 6,6 là tơ poli amit có chứa nitow trong phân tử. Câu 27: C (1) (2) (3) (4). Sai ,vì có thể no đa chức ( nCO2 < nH2O không ảnh hưởng bởi số O trong ancol) Sai vì Tơ Visco là tơ nhân tạo Sai vì các chất phải có cùng công thức phân tử thì mới là đồng phân của nhau Sai vì đồng phân không gian thì giống nhau về công thức cấu tạo , khác nhau về cấu trúc không gian. Câu 28: B. Các chất thỏa mãn : C2H3Cl ; C2H4 ; C2H3COOH ; C6H11NO (caprolactam) , vinylaxetat.. Câu 30: D. (1) Sai . Saccarozo thủy phân tạo Glucozo và Fructozo (2) Sai. Caprolactam trùng hợp tạo tơ capron (5) Sai. Dung dịch sau phản ứng có màu tím ( phản ứng biure) (6) Sai. Vì peptit có n nhóm CO-NH nghĩa là có n liên kết peptit thì phải có (n + 1) amino axit => 2 nhóm => tripeptit (7) sai. Sorbitol chỉ chứa nhóm OH => đa chức nhưng không tạp chức =>Có 2 ý đúng.. Page: Hóa Học NamGa - Giỏi Hóa Cấp 3. Page 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×