Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.83 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

LỊCH SỬ THÀNH LẬP TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Q3


Trường được xây dựng vào năm 1874 và hồn tất vào năm 1877. Lúc


đầu trường có tên Collège Chasseloup Laubat. Sau năm 1954 trường mang


tên Jean Jacques Rousseau do người pháp quản lý. Đến năm 1967, trường


được trả lại cho người Việt Nam và trở thành trung tâm giáo dục Lê Q


Đơn.



Trường THCS Lê Q Đơn chính thức được thành lập kể từ năm học


1980 -1981. Trường nằm giữa 2 con đường Võ Văn Tần và Lê Quý Đơn là


nơi đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của một ngơi trường tính đến


nay dã trịn 134 năm tuổi.



Trường THCS Lê Quý Đôn Q.3 TP.HCM tên trường là tên của nhà bác học


nổi tiếng Lê Quý Đôn.



Sau 30 năm (tính từ lúc lấy tên trường THCS Lê Quý Đôn đến nay) là


một chặng đường dài đầy cam go thử thách đối với sự đi lên của một ngôi


trường và những cá nhân và sự lãnh đạo sáng suốt đã đưa trường trở thành


bậc nhất trên TP.HCM và rộng hơn là toàn lành thổ Việt Nam và một số


nước trong khu vực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thành Gia Định



<b>Thành Gia Định</b>, hay <b>thành Sài Gòn</b> (còn được biết đến với tên <b>thành Phiên An</b>) là tên một thành cũ
ở Gia Định, tồn tại từ 1790 đến1859. Đã có 2 tịa thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn.


Lịch sử



Năm 1623, chúa Nguyễn cho mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở vị trí mà ngày nay là
quận 1 và quận 5).



Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ (bây giờ gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi).


Năm 1680, những người Minh Hương đến khu vực này và bắt đầu khai phá thành lập các vùng dân
cư.


Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang đến <i>hàng ngàn </i>
<i>dặm và có dân trên 4 vạn hộ</i>. Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp này, Nguyễn Hữu
Cảnh cho lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (giờ là Biên Hịa) và Tân Bình (Sài Gịn,
khu vực khoảng từ từ sơng Sài Gịn đến sơng Vàm Cỏ Đơng). Cả vùng diện tích rộng khoảng
30.000 km2<sub>.</sub>


Năm 1708, một tướng nhà Minh chạy sang Việt Nam, tên là Mạc Cửu, xin dâng trấn Hà Tiên thuộc
quyền chúa Nguyễn. Đến năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và cho dựng dinh Long Hồ
(sau thành Vĩnh Long). Đến năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).


Đến năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó tồn miền
Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền người Việt.


Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm các dinh:


 Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)
 Dinh Trấn Biên (Biên Hòa)
 Dinh Trường Đồn (Định Tường)
 Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).
 Trấn Hà Tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tháng 8, năm Đinh Dậu (7 tháng 9 năm 1788), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc
Hà và đánh quân Thanh , Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn, xây dựng thành quách và biến nơi
đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.



<b>Thành Bát Quái</b>



<b>Thành Bát Quái</b> là một thành được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình
Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp
Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ơng
Tín[3]). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Qi". Thành cịn có tên khác là "Thành Quy"[4].


Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khơn Hậu và cửa
Khảm Hiền, phía đơng là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài
Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa
Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đơng là cửa Phục Viễn và cửa Hồi Lai, phía tây là cửa Tĩnh
Biên và cửa Tuyên Hóa[5].


Khi Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn, ông xây thành cao thêm 1 thước 5 tấc. Năm 1833 Lê Văn Khôi, con
nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và
phá bỏ để xây thành mới[1].


Đây là ngơi thành có vai trị rất quan trọng về mặt chính trị quân sự địa lý của vùng Gia Định trong một
khoảng thời gian dài. Sau khi được xây dựng, quân Tây Sơn đã không cố gắng để chiếm thành một
lần nào nữa, giúp cho Nguyễn Ánh có được một lợi thế nhất định[6].


<b>Thành Gia Định</b>



Năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, chiếm Thành Quy là căn cứ chính của cuộc khởi
nghĩa của mình. Năm 1835, triều định nhà Nguyễn đánh bại Lê Văn Khơi, vua Minh Mạng hạ lệnh phá
hủy tồn bộ thành xây theo kiểu Vauban cũ và đến năm 1836 lại ra lệnh xây một thành khác nhỏ hơn
ở Đông Bắc thành cũ, gọi là "thành Phụng" hay "thành Phượng", tức là thành Gia Định[2]<sub>.</sub>


Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành Sài Gịn (tức thành Gia Định) và một


ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh
Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đại đồn Chí Hịa



<b>Đại đồn Chí Hịa</b> (gọi tắt là Đại đồn) nằm ở làng Chí Hịa thuộc Gia Định xưa. Vào thời kỳ đó, đây là
một hệ thống đồn lớn nhất Việt Nam, do tướng Nguyễn Tri Phương sai dựng nhằm cản ngăn và đánh
bại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha trên đất Việt vào năm 1860-1861. Nhưng
cuối cùng, mục đích đó không thực hiện được.


Nguyên nhân



Ngày 12 tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Năm 1860, vua Tự Đức sung
chức <i>Gia Định Quân thứ</i> cho tướng Nguyễn Tri Phương, để cùng Tham tán đại thần Phạm Thế
Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Để đương đầu với thực dân Pháp ở Gia Định, ngay khi mới
vào thay tướng Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Tri Phương đã cho tập trung sức quân, sức dân vào việc biến
đồn Chí Hịa do tướng Hiệp xây từ trước, thành một đại đồn rộng lớn, để ngăn chặn và đánh bại các
cuộc tấn công của liên qn.


Mơ tả



Đại đồn nằm trong địa phận làng Chí Hịa và Phú Thọ, dọc theo rạch Nhiêu Lộc, lấy con đường đi Tây
Ninh (đường Cách Mạng Tháng Tám ngày nay) làm trung tâm để xây dựng chiến lũy, theo nhà
văn Sơn Nam, vì ba lý do chính sau:


 Có thể khống chế và cắt Sài Gòn - Chợ Lớn ra làm hai khu vực, không cho thực dân nhận nguồn
tiếp tế từ đồng bằng sông Cửu Long.


 Quân Việt từ đồn điền Gị Cơng, Mỹ Tho dễ tới lui xây thành, vận chuyển lương thực và tác chiến.



 Phía Bắc của Phú Thọ - Chí Hịa, giáp kề <i>Mười Tám Thôn Vườn Trầu</i>, nơi đây địa thế hiểm và
đơng đúc người giàu nghĩa khí. Cho nên, làng Thuận Kiều của khu vực này đã được bố trí làm hậu cứ
của Đại đồn.[1]


Đại đồn được Nguyễn Tri Phương cho xây dựng từ tháng 8 năm 1860 đến tháng 2 năm 1861 mới
hồn thành. Do cơng trình này ở tại làng chí Hịa nên được gọi là <i>Đại đồn chí Hịa</i>.[2]


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đồn Thanh Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra...Ngồi ra, phía sau đại đồn cịn có kho chứa qn
lương, qn khí. Khi ấy, ở đại đồn có khoảng 20.000 quân thường trực, 10.000 quân dân dũng. Vì vậy
đối với thực dân Pháp, đại đồn Chí Hịa là một vật cản lớn cần phải đánh dẹp, để họ có thể tiến chiếm
các nơi khác...


Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của tướng Charner & là
người trực tiếp tham dự trận, sau này đã mô tả Đại đồn trong sách của mình[3] như sau:


<i>Thành Kỳ Hịa thật rộng lớn xây đắp theo hình vng. Mặt hậu tuyến của thành có xây ụ phịng thủ </i>
<i>nhơ ra ở hai góc. Mặt hậu tuyến là một thành hẳn hoi, xây kín, gọi là thành Giữa, dùng làm cổng sau </i>
<i>cho cả doanh trại Kỳ Hòa.</i>


<i>Thành Giữa nằm trên đường ranh hậu tuyến. Hai ụ phòng thủ hai bên và thành Giữa bảo vệ lẫn nhau. </i>
<i>Tầm súng của địch (quân Việt) trong thành có thể qt qn tấn cơng khi đến gần vùng ven biên, nơi </i>
<i>mà quân ta (quân Pháp) phải xông vào. Hơn nữa, như ta thấy, vùng ven biên được bảo vệ bằng hầm </i>
<i>chông, hào và bàn chông trong khoảng rộng một trăm thước kể từ chân tường thành.</i>


<i>Nhìn từ xa, ta thấy các ụ phịng thủ và thành Giữa đều thẳng băng, khơng có góc nào nhô ra hay thụt </i>
<i>vào. Nhưng bên trong lại có một lớp tường thẳng góc với lớp tường bên ngoài và ngăn thành Giữa ra </i>
<i>làm hai khu; tường ngăn có bệ đứng và có lỗ châu mai để bắn; lại có hào và một khoảng đất cắm cọc </i>
<i>nhọn chéo nhau để bảo vệ thêm. Tường thành bên trong có hai ụ bắn nhơ ra để làm ổ phịng ngự: </i>
<i>trong các phúc trình của ta, vịng thành này ta đặt tên là đường tuyến thứ hai để dễ gọi. Ngay ở góc </i>
<i>nơi hai bờ tường nối với nhau, có một cửa lớn đầy cạm bẩy, cửa giúp hai khu thơng thương với nhau </i>


<i>khi bình thường. Khu bên trái gọi là thành Quan, danh xưng ta đặt ra vì tại đây có một đồn cố thủ với </i>
<i>thật nhiều chiến cụ, đến mười lần nhiều hơn nơi khác. Khu bên phải bố trí để chống trả tấn cơng nếu </i>
<i>có từ khu bên trái sang, tức là có tường chắn và ụ nhọn lồi ra để phịng thủ, ngồi ra cịn có một đồn </i>
<i>cố thủ nằm trong góc.</i>


Bị san bằng



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cơng viên Tao Đàn



<b>Công viên Tao Đàn</b> là một công viên tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.


Lịch sử



Nguyên khu đất này thuộc khn viên Dinh Tồn quyền của Pháp. Năm 1869 người Pháp cho xây con
đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt cịn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue
Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên <b>Jardin de la Ville</b>nhưng
người Việt quen gọi đó là <b>Vườn Ơng Thượng</b> hay <b>Vườn Bờ-rơ</b>, có lẽ là phiên âm theo <i>préau</i> tiếng
Pháp (nghĩa là "sân lát gạch").


Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhc (<i>Sociộtộ </i>


<i>philharmonique</i>) nm 1896, Hi Tam im (<i>Franc-maỗonnerie</i>) nm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài
Gòn (<i>Cercle Sportif Saigonnais</i>) năm 1902 gồm sân đá bóng (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và
sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại
quốc đến đấu.


Năm 1926 ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi (<i>Institut </i>
<i>de puériculture</i>) để giáo dục trẻ em.


Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao


Đàn." Bốn con đường chung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập tự,
Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du. Viện Dục nhi thì được dùng làm Bộ Y tế thời Việt Nam Cộng hồ[1] .
Vườn vẫn giữ là cơng viên chính của thành phố.


Sau năm 1975



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nguyễn Tri Phương



<b>Nguyễn Tri Phương</b> (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ
huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà


Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).


Thân thế và sự nghiệp



<b>Nguyễn Tri Phương</b> (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là <b>Nguyễn Văn Chương</b>, tự <b>Hàm Trinh</b>, hiệu là <b>Đồng</b>
<b>Xuyên</b>, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (tức 9 tháng 9 năm 1800)[1], quê làng Đường Long (Chí
Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.


Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa
bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ơng đã làm nên cơng nghiệp lớn.


Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu
soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô
tự khanh.


Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận
lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc
thành công ông được thăng hàm Thị lang.



Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được
khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng
hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.


Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Nghĩa, trơng coi bố phịng cửa biển Đà Nẵng.
Cơng việc hồn thành tốt đẹp, ơng được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vuaThiệu Trị cử
làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ơng dẹp tan được các tốn giặc
cướp nước ngồi vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ơng được cải bổ Tổng đốcAn Hà (An
Giang, Hà Tiên[2] ). Năm 1845, ơng cùng với Dỗn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình
định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ. Sau, thăng Khâm
sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845)[3], rồi được thưởng
danh hiệu "An Tây trí dũng tướng" (tháng 2 âm/1847)[4].


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đứcphong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, thân phụ ơng
qua đời. Ơng xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải
ra làm việc tại triều đình.


Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là <b>Nguyễn Tri Phương</b>[6]. Từ đó tên
Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ơng. Sau đó ơng được sung chức Khâm sai Tổng thống
Quân vụ Đại thần các tỉnhGia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm
1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời
gian này, ơng có cơng lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an
cư lập nghiệp.


Thống lĩnh quân sự chống Pháp



Năm Mậu Ngọ (1858), tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông làm Quân thứ Tổng
thống đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống lại. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một
số lớn đồn lũy của Việt Nam, ơng bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức. Tuy nhiên, do công
cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được[7].



Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn không rõ thương vong
nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã
cho phá hủy thành Gia Định[8]. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ,
Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam.


Nguyễn Tri Phương chủ trương huy động từ 15.000 đến 20.000 quân; nhưng không tập trung quân ở
một nơi, mà chia thành ba đạo: một đạo chính đóng tại đồn Phú Thọ, chỗ quân thứ Gia Định hiện
đóng; một đạo đóng ở phủ hạt Tân An; một đạo đóng ở tỉnh hạt Biên Hịa. Ơng hạ lệnh phịng thủ các
đường sơng, ngịi lớn nhỏ, vừa đánh và giữ, dần dần đắp thêm đồn lũy tiến sát đến chỗ địch đóng
quân. Trang bị cho quân đội cần từ 20 đến 30 cổ súng loại lớn, đường kính nịng từ 2 tấc 9 phân trở
lên. Do khơng nắm vững tình hình qn sự và chính trị của Pháp, Nguyễn Tri Phương đã chủ trương
xây dựng đại đồn Chí Hịa (về sau người Pháp gọi là <i>Kỳ Hòa</i>) để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy
nhiên, sau vào ngày 25 tháng 10 năm 1861, qn Pháp đã tiến hành cơng phá đại đồn. Ơng chỉ huy
quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm. Em ruột ông
là Nguyễn Duy tử trận, ông bị cách chức xuống làm Tham tri, mãi đến năm sau lại được hàm Binh bộ
Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống sự bành trướng của
quân đội Pháp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bá. Năm Nhâm Thân (1872), lại được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều
đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ.


Đánh dẹp giặc cướp trên đất Bắc



Từ năm 1863, ông được cử ra Bắc Kỳ đánh dẹp quân Lê Duy Phụng.


Năm Tự Đức thứ 25 (1870), quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc vẫn đánh phá cướp bóc các tỉnh Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Trong 3 năm trường chúng vẫn uy hiếp các tỉnh này và quan quân liên
tục thất bại.



Sau khi quan Tổng đốc Phạm Chi Hương bại trận và bị bắt, triều đình đã phái Võ Trọng Bình ra làm
Tổng đốc Hà Ninh kiêm Khâm sai Quân thứ đại thần Tuyên-Thái-Lạng. Quan Khâm sai hội với quan
Đề đốc Quảng Tây để cùng đánh quân Ngô Côn vì họ cứ quấy phá cả hai bên biên thùy. Vào giữa
năm 1869, Ngô Côn đem quân đánh Bắc Ninh, quan Tiểu phủ Ơng Ích Khiêm đánh thắng một trận
lớn, phá tan quân giặc và Ngô Côn bị bắn chết.


Ngơ Cơn chết rồi thì đồng đảng chia làm 3 phe tiếp tục cướp phá các tỉnh mạn ngược ở miền Bắc:
phe Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, phe Cờ Vàng của tướng Hoàng Sùng Anh, phe Cờ Trắng của Bàn
Văn Nhị và Lương Văn Lợi.


Quan Trung quân Đoàn Thọ được gửi từ Kinh ra làm Tổng thống quân vụ Bắc Kỳ. Ông liền kéo quân
lên Lạng Sơn. Bọn giặc Khách là Tơ Tứ thình lình nổi lên nửa đêm vào chiếm thành giết chết Đoàn
Thọ. Võ Trọng Bình may mắn chạy thốt được. Triều đình Huế lại sai Hồng Kế Viêm ra làm Thống
đốc qn vụ Lạng-Bình-Ninh-Thái cùng với Tán tương Tơn Thất Thuyết tìm cách dẹp giặc cho yên.
Tiếp theo vua lại sai ơng Lê Tuấn là Thượng thơ Hình bộ ra làm Khâm sai thị sự để giúp Hoàng Kế
Viêm. Rồi Hoàng Kế Viêm giữ mạn Sơn Tây, Lê Tuấn trấn đóng ở Hải Dương. Tuy vậy tình hình vẫn
lằng nhằng không giải quyết thanh thỏa được.


Vua Tự Đức quá lo lắng, lại phải vời Nguyễn Tri Phương cho làm chức Tam tuyên quân thứ Khâm
mạng Đại thần, được phép tùy nghi lo việc đánh dẹp cho yên. Vua ban cho ông kỳ bài, ấn kiếm, cờ
mao tiết, nhung y, v.v. Đến miền Bắc, ông và Hoàng Kế Viêm chủ trương chia để trị, thu phục quân
Cờ Đen vì lực lượng này mạnh nhất và dùng nó để chế ngự các nhóm khác. Vua Tự Đức bằng lòng
và ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức Đề đốc với nhiệm vụ tuần phòng ở biên cảnh. Chính sách này tỏ ra
có hiệu quả, qn Cờ Đen giúp sức đánh quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và sau này tham gia đánh Pháp.


Năm Tự Đức thứ 24 (1871) vua xuống dụ chuẩn cho ông khôi phục nguyên hàm Thái tử Thái bảo Võ
hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá, nhưng vẫn sung Tam tuyên quân thứ Khâm mạng
Đại thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Năm 1873, Soái phủ Nam Kỳ phái Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị sự


tranh cãi giữa tay lái bn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ. Thoạt tiên Đô đốc
Dupré định đưa ra hai ngàn quân, tuy nhiên việc phái một lực lượng quân sự lớn như vậy gây nghi
ngờ từ phía triều đình Huế. Kết cục là đại úy Garnier thuyết phục đô đốc Dupré là chỉ cần vài chục
binh sỹ tinh nhuệ là đủ. Trên giấy tờ, Garnier có lệnh điều tra tình hình tranh cãi giữa Dupuis và nhà
đương cục, trục xuất Dupuis khỏi Bắc kỳ sau khi đã thu xếp bồi thường thiệt hại cho ơng ta. Tiếp đó
Garnier phải buộc nhà đương cục chấp thuận mở cửa thông thương tuyến đường thủy sông Hồng,
đặt trạm thuế quan và dùng tiền thuế thu được để hồn trả phí tổn cuộc viễn hành. Tuy nhiên thực tế
là Garnier đã rất hoan hỉ viết thư cho anh trai <i>"Tơi có tồn quyền hành động! Nước Pháp tiến lên!"</i>[9]
Garnier chuyển quân ra bắc thành hai đợt, đợt đầu 83 lính, đợt hai thêm 88 lính và hai pháo


thuyền[9] (kể cả số thủy thủ và thủy binh). Tới ngày 5 tháng 11 ông ta đã đến Hà Nội trên tàu hơi nước
của Dupuis, do Dupuis đi đón dọc đường. Cộng với thuộc hạ của Dupuis, gồm có 10 người Âu, 30
người Á, 150 lính đánh thuê Vân Nam và một số lính Cờ vàng, Garnier chuẩn bị đánh chiếm thành Hà
Nội sau khi nhận thấy các yêu sách của mình không đe dọa được Nguyễn Tri Phương.


Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier đánh úp thành Hà Nội. Quân Pháp bất
ngờ đánh chiếm vòng phịng thủ bên ngồi của hai cửa phía nam, và vượt qua cầu trước khi quân trú
phòng kịp bắn xuống. Đồng thời, pháo từ các pháo thuyền cũng bắn lên, khiến cho binh lính phịng
thủ, do khơng quen với đạn pháo, bỏ chạy tán loạn khỏi thành theo cửa tây. Cùng lúc đó, hỏa lực
quân Pháp cũng bắn vỡ cửa nam, và chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu
thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân triều đình bị bắt làm tù binh, về phía qn Pháp, chỉ có một người
lính đánh thuê Vân Nam của Dupuis bị giết do một viên sỹ quan Pháp bắn nhầm[10].


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Phạm Thế Hiển



<b>Phạm Thế Hiển</b> (范世顯,[1]1803–1861) là một danh thần đời Minh Mạng, chết trong trận Pháp công
phá đại đồn Chí Hịa năm 1861. Ơng là anh ruột Phó bảng Phạm Thế Húc.


Tiểu sử




Ông quê ở làng Luyến Khuyết, huyện Đông Quan - tỉnh Nam Định thời nhà Nguyễn (nay là xã Thụy
Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Đỗ Cử nhân năm Mậu Tý1828, năm sau Kỷ


Sửu1829 đỗ Tam giáp Đồng tiến sĩ[2] . Vì thế dân gian thường gọi ơng là "Ơng Nghè Luyến Khuyết".


Trong q trình làm quan, ơng nổi tiếng cương trực, được vuaTự Đức tin dùng và lần lượt giữ chức
Tham tri bộ Binh, bộ Hình... Năm 1858, khi quân Pháptấn cơngĐà Nẵng, Phạm Thế Hiển, khi đó
đang là Tổng đốcĐịnhBiên[3] đã được cử sang giữ chức vụ Tham tán Đại thần Quân thứ Quảng Nam
(trông coi việc biên phịng tỉnh Quảng Nam), được Tự Đức cử làm Phó tướng choNguyễn Tri Phương.


Sau khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông được cử giữ chức vụ Quân thứ Gia Định, cùng
vào Nam với Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, ra sức xây dựng Đại đồn Chí Hòa để bao vây
và bức rút quân Pháp như chiến thuật đã dược vận dụng tại Đà Nẵng.


Tuy nhiên, cuối năm Tân Dậu1861, sau thời gian chuẩn bị kỹ càng, qn Pháp tấn cơng mãnh liệt đại
đồn Chí Hịa. Đại đồn chỉ giữ được hơn một ngày thì bị thất thủ. Nguyễn Tri Phương phải lui quân về
giữ Biên Hịa. Riêng Phạm Thế Hiển thì bị trọng thương và mất sau đó khơng lâu, hưởng dương 58
tuổi.


Trần Xuân Soạn



<b>Trần Xuân Soạn</b> (陳春撰,[1]<sub>1849</sub><sub>-</sub><sub>1923</sub><sub>), là tướng </sub><sub>nhà Nguyễn</sub><sub> trong </sub><sub>lịch sử Việt Nam</sub><sub>. Đầu </sub><sub>tháng </sub>


4 năm 1885, thời vua Hàm Nghi, ông cùng tướng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang
Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần
vương kháng Pháp ở Thanh Hóa.


Tiểu sử



<b>Trần Xuân Soạn</b> là người làng Thọ Hạc (nay là phường Đơng Thọ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh


Hóa .


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Sau khi vua Kiến Phúc mất, ngày 2 tháng 8 năm 1884, vua Hàm Nghi nối ngôi, Trần Xuân Soạn được
điều về Huế để cùng phái kháng chiến lo phòng giữ kinh thành.


Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, ông cùng phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn
Tường đứng đầu, lệnh cho binh sĩ đồng loạt nả đại bác vào tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá, là hai địa
điểm đóng quân của quân Pháp. Bị đánh bất ngờ, đối phương chỉ lo cố thủ. Đến khi trời sáng, họ mới
tổ chức đánh trả. Mặc dù, quân đội nhà Nguyễn chống cự quyết nhưng cuối cùng, quân Pháp cũng
tiến được vào thành, rồi mặc sức cướp phá và chém giết.


Thất bại, Tơn Thất Thuyết phị vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Quảng Trị, ban dụ Cần Vương; cịn
Trần Xn Soạn cùng Phạm Bành, Đinh Cơng Tráng đi xây dựng cứ điểm Ba Đình (Thanh Hố), tiếp
tục chỉ đạo cuộc kháng chiến. Theo sự phân cơng, ơng đóng qn ở phủ Quảng Hóa để hỗ trợ cho
căn cứ Ba Đình, và giữ mối hiện hệ giữa Ba Đình và Mã Cao.


Đầu năm 1887, Ba Đình và Mã Cao thất thủ [2] thất thủ ơng rút quân lên Điềm Lư, châu Quan Hoá (nay
là huyện Bá Thước) xây dựng lại lực lượng.


Thấy Trần Xuân Soạn cứng cỏi quá, quân Pháp đào mồ lấy cốt cha ông thiêu hủy ở giữa đường, cốt
để lung lạc ông ra hàng, nhưng không thành công. Ít lâu sau, ông sang Long Châu (Quảng Tây, Trung
Quốc) gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ và tổ chức lại lực lượng, nhưng rồi bị mắc kẹt
luôn ở bên đó [3].


Ở Long Châu, được sự giúp đỡ của một số sĩ phu Hoa Nam, ông đã tổ chức được mấy toán quân, và
nhiều lần về hoạt động ở biên giới [4].


Năm Quý Hợi (1923), Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu, thọ 74 tuổi.


Em trai ông là Trần Xuân Huấn hy sinh trong cuộc kháng chiến, và con trai ông là Trần Xuân Kháng


cũng đều hy sinh vì nước.


Nguyễn Đình Chiểu



<b>Nguyễn Đình Chiểu</b> (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là <b>Đồ Chiểu</b> (khi dạy học), tự <b>Mạnh </b>
<b>Trạch</b>, hiệu <b>Trọng Phủ</b>, <b>Hối Trai</b> (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong
nửa cuối thế kỷ 19[1]<sub> .</sub>


Thân thế và sự nghiệp



<b>Nguyễn Đình Chiểu</b> sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng
Tân Thới [2]<sub>, phủ </sub><sub>Tân Bình</sub><sub>, huyện </sub><sub>Bình Dương</sub><sub>, tỉnh </sub><sub>Gia Định</sub><sub> (thuộc phường </sub><sub>Cầu Kho</sub><sub>, </sub><sub>Quận 1</sub><sub>, </sub><sub>Thành </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Ơng xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ơng là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền [3] ,


huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyệnPhong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên, ông
cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả
quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu,
Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia
Định, ơng Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh được 7 con (4
trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lịng.


<b>Đi học</b>



Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ ni dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy
đồ ở làng.


Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khơi, vì bất mãn
đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến,
cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ơng


lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huếđể tiếp tục việc học.
Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định.


Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa
gả con gái cho ông [4].


Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Lần này, ơng cùng đi với em trai là
Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).


<b>Mẹ mất, bị mù lòa</b>



Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (10 tháng 12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định.
Được tin, ơng bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ.


Trên đường trở về, vì q thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì
Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dịng dõi
Ngự y, tuy bệnh khơng hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội
ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm1851, thì mở trường
dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ <i>Lục Vân Tiên</i> của ông có lẽ được bắt đầu sáng
tác vào thời gian này [5]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước</b>



Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt,
họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng
2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô
cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự
hèn yếu, bất lực của triều đình, ơng làm bài thơ "Chạy giặc"[6].


Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861) [7], những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nơng


dân, vì q căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một
số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm
nghĩa sĩ bỏ mình[8]. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Theo yêu
cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để
đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.


Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mất về tay Pháp, theo phong trào “tỵ
địa” [9], Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre), vì khơng thể
sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ “Từ biệt cố nhân”.


Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu
tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa [10].


Năm 1863, em trai út ơng là Nguyễn Đình Hn theo Đốc binh Là chống Pháp, hy sinh ở Cần Giuộc.


Tháng 8 năm 1864, thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gị Cơng là Trương Định bị thương rồi
tuẫn tiết ở Ao Dinh; xúc động, Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế và mười hai bài thơ liên hồn để
điếu ơng.


Năm 1867, Kinh lược sứ Phan Thanh Giản và Đốc học Vĩnh LongNguyễn Thông tổ chức đưa di hài
nhà giáo Võ Trường Toản từ làng Hòa Hưng (Gia Định) về táng ở Bảo Thạnh (Ba Tri), Nguyễn Đình
Chiểu có đến dự lễ rước.


Ngày 4 tháng 8 năm đó (1867), Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì khơng giữ được thành Vĩnh Long, Phan
Thanh Giản có làm hai bài thơ điếu ơng. Có thể ơng bắt đầu soạn quyển thơ <i>Ngư tiều vấn đáp nho y </i>
<i>diễn ca</i> trong năm này.


Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tịng (cịn có tên là Phan Ngọc Tịng) hy sinh, ông
làm 10 bài thơ điếu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Năm 1883, Tỉnh trưởng Bến Tre là Michel Ponchon đã đến nhà để u cầu ơng nhuận chính quyển
thơ Lục Vân Tiên, đồng thời ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ơng mà họ đã chiếm đoạt [12]. Ơng khảng
khái nói: "Đất vua khơng ai trả thì đất riêng của tơi có sá gì", rồi khước từ mọi hứa hẹn giúp đỡ của
chính quyền thực dân. Lại hỏi ý muốn riêng của ông, ông đáp "muốn tế vong hồn nghĩa sĩ Lục tỉnh", và
được viên Tỉnh trưởng chấp thuận. Sau đó, ơng tổ chức lễ tế tại chợ Ba Tri, và đọc bài "Văn tế nghĩa
sĩ trận vong Lục tỉnh" [13].


<b>Qua đời</b>



Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã
bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý(3 tháng


7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ
ông [15].


Ông được an táng cạnh mộ vợ, nay thuộc ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre[16].


Phan Văn Trị



<b>Phan Văn Trị</b> (潘文值, 1830-1910) là một nhà thơViệt Nam, một trong những cây bút đối kháng
ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt.


Tiểu sử



<b>Phan Văn Trị</b>, sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn
Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).


Khoảng từ 1847-1848, Phan Văn Trị đến làng Hanh Thơng, Gia Định (nay là Gị Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh) trú ngụ tại nhà người thân để học hành chờ ngày thi cử.



Khoa thi Kỷ Dậu 1849, năm Tự Đức thứ 3, Phan Văn Trị đỗ thứ 10 trên 17 Cử nhân[1], năm ấy ơng vừa
trịn 19 tuổi.


Với tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng vì chán cảnh quan trường, buồn phiền vì thời cuộc
cứ rối ren... ơng khơng ra làm quan, mà về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách (nay
thuộc TX Tân An, tỉnh Long An), sau tị địa về Vĩnh Long rồi về Phong Điền, Cần Thơ, vừa dạy học,
bốc thuốc, vừa làm thơ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Hồ Huân Nghiệp



<b>Hồ Huân Nghiệp</b>[1] (胡勳業, 1829 – Giáp Tý1864), tên chữ là <i>Thiệu Tiên</i>,[2] là một nhà giáo tận tụy,
một gương mặt tiêu biểu, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên trên đấtGia Định xưa.


Thân thế



<b>Hồ Huân Nghiệp</b> sinh năm Kỷ Sửu (1829) tại làng An Định, tổng Dương Hòa, huyện Bình Dương,
phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh).


Ơng nội ông là Hồ Văn Thuận Ký lục[3] trấn Phiên An. Cha ơng là Hồ Lợi, một danh sĩ có khí tiết. Nhờ
vậy, từ nhỏ Hồ Huân Nghiệp được chăm sóc, dạy dỗ chu đáo. Lớn lên, Hồ Huân Nghiệp, cũng như
cha, ông nổi tiếng văn hay chữ đẹp, sống có khí tiết, được nhiều người kính trọng.


Khi cha mất, ông Nghiệp làm nhà bên cạnh mộ, để vừa trơng nom mộ, vừa dạy học trị và ni mẹ.
Bọn trộm thấy nhà ông ngăn cản đường qua lại của chúng nên đốt cháy. Ơng cùng học trị làm nhà
lại, bọn trộm thấy ơng thành thực nên tìm ngã khác.[4]


Vì có mẹ già, năm 30 tuổi, dù có khoa thi nhưng ông không thi, để ở nhà phụng dưỡng mẹ.


Hoạt động chống Pháp




Khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ (1859), và rồi quan
quân nhà Nguyễn cứ liên tiếp bị thua trận, khiến Trương Định phải lui về đóng qn ở Tân Hịa (Gị
Cơng), hội các nhân sĩ để định kế hoạch xướng nghĩa. Trước cảnh “nước mất, nhà tan”, Hồ Huân
Nghiệp đưa mẹ về Chợ Đệm (nay thuộc xã Tân Túc, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), lấy vợ để
mẹ có người phụng dưỡng rồi nhận lời Trương Định, giữ chức tri phủ Tân Bình[5] để lo việc dân, việc
quân.


Buổi ấy, đất Gia Định đã bị quân Pháp chiếm cứ, các quan lại phủ huyện do Trương Định đặt ra đều
phải ẩn trong nhà dân làm việc, khơng có nha thự. Vậy mà Hồ Huân Nghiệp vẫn điều động được binh
lính và tiếp tế được lương thực cho nghĩa quân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Mãi sau đối phương dò biết được, vào ngày 17 tháng 4 năm 1864, quân Pháp ập đến bắt ông, giải về
huyện lỵ cũ huyện Tân Bình. Sau nhiều lần chiêu dụ khơng thành, thực dân Pháp quyết định hành
quyết ông. Năm ấy, ông mới 35 tuổi.


</div>

<!--links-->

<a href=' />

<a href=' /><a href=' /><a href=' />
<a href=' /><a href=' /><a href=' />

<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

<a href=' />
<a href=' /><a href=' /><a href=' />

<a href=' /><a href=' />

<a href=' /><a href=' /><a href=' /> Giáo án tổng hợp
  • 117
  • 661
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×