ÔN TẬP HKI MÔN SINH HỌC 9- NH: 2011-2012.
Câu 1: Tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật thể hiện như thế nào? Phân biệt bộ NST
lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
° Ở mỗi loài sinh vật tính đặc trưng của bộ NST thể hiện qua số lượng, hình dạng xác định
° Ví dụ: Ruồi dấm có 2n=8, người có 2n=46,…
Bộ NST lưỡng bội Bộ NST đơn bội
Trong tế bào sinh dưỡng ( xôma)
Bao gồm các cặp NST tương đồng. Mỗi cặp gồm
2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước và
cấu trúc: một có nguồn gốc từ bố,một có nguồn
gốc từ mẹ
Ký hiệu: 2n (NST)
Ví dụ: Ở người 2n=46, Ruồi dấm 2n=8.
Trong giao tử
Bao gồm mỗi NST của các cặp tương
đồng.
Ký hiệu: n (NST)
Ví dụ: Ở người n=23, Ruồi dấm n = 4.
Câu 2: Cấu trúc của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.
- Ở kì giữa, mỗi NSTkép có 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm một phân tử
AND và prôtêin loại histôn.
Câu 3: Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng.
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN,
- Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi nhờ sự tự sao của AND, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di
truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 4: Phân biệt những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân.
Các kì Nguyên phân Giảm phân 1
Kỳ đầu
Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co
ngắn, tâm động đính vào sợi tơ của
thoi phân bào
Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.
Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp
hợp , bắt chéo và trao đổi đoạn.
Kỳ giữa
Các NST kép đóng xoắn cực đại, tập
trung một hàng trước mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
Các NST kép trong cặp tương đồng tập
trung hai hàng trước mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào.
Kỳ sau
2crômatit trong từng NST kép tách
nhau ở tâm động thành 2 NST đơn
và phân li về 2 cực của tế bào.
Các NST kép trong cặp tương đồng phân li
độc lập về 2 cực của tế bào.
Kỳ cuối
Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra
thành sợi mảnh rồi thành nhiễm sắc
chất.
Các NST kép nằm gọn trong nhân của 2tế
bào con mới tạo thành là bộ đơn bội kép (n
NST kép) khác nhau về nguồn gốc.
Câu 5: Di truyền liên kết là gì ? So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập
và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.
Di truy
ền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen
cùng nằm trên 1 NST, cùng phân ly trong quá trình phân bào.
Di truyền độc lập Di truyền liên kết
F1: AaBb(vàng, trơn) x aabb(xanh, nhăn)
G: AB,Ab,aB,ab ab
F
a
:
TLKG: 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
TLKH:
1vàngtrơn:1vàngnhăn:1xanhtrơn:1xanhnhăn
F1:
G: BV bv
F
a
:
TLKG:
:
TLKH:
1 Xám dài: 1 Đen cụt
TLKG và TLKH đều là 1:1:1:1
TLKG và TLKH đều là 1: 1
Xuất hiện các biến dị tổ hợp
Không xuất hiện biến dị tổ hợp ( hoặc có rất ít)
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn
giống và tiến hóa.
Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính
trạng, giúp chọn được những tính trạng tốt luôn đi
kèm với nhau trong chọn giống.
Câu 6: Phân biệt ADN và ARN.
ADN ARN
CẤU
TRÚC
- ADN cấu tạo gồm các nguyên tố
C,H,O,N,P.
- Là đại phân tử
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn
phân là nuclêôtit.
- Có 4 loại nu : A,T,G,X.
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch
song song, xoắn đều quanh 1 trục theo
chiều từ trái sang phải .
- Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết với nhau
thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A
liên kết với T, G liên kết với X , và ngược
lại
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố :
C,H,O,N,P.
- Là đại phân tử nhưng nhỏ hơn ADN.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn
phân là ribônuclêôtit.
- Có 4 loại nu: A,U,G,X
- mARN là mạch xoắn đơn
CHỨC
NĂNG
- Lưu giữ
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế
hệ
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền qui
định cấu trúc Prôtêin
- tARN: vận chuyển axit amin để tổng hợp
Prôtêin
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm
- n
ơi tổng hợp Prôtêin.
Câu 7: Quá trình nhân đôi ADN .
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian lúc NST duỗi xoắn ở dạng sợi
mảnh.
1BV
bv
1bv
bv
bv
bv (đen,cụt)
BV
bv (xám dài)
x
- Khi bắt đầu, ADN tháo xoắn, các liên kết hiđrô bị cắt đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần dần.
- Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn vừa tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi
trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A với T, G với X, và ngược lại.
- Khi kết thúc, hai ADN tạo thành đóng xoắn rồi phân về các tế bào con sau này.
• Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con. Trong mỗi ADN có 1 mạch
là của ADN mẹ, 1 mạch được tổng hợp mới.
Câu 8: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ ?
Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc :
- Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường
nội bào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn) , mạch
còn lại được tổng hợp mới.
Câu 9: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
- Gen là một đoạn của phân tử ADN gồm 600 đến 1500 cặp nuclêôtit có trình tự xác định.
- Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin.
Câu 10:. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
Diễn biến:
- Khi bắt đầu, gen tháo xoắn tách dần 2 mạch đơn.
-Các nuclêôtit trên mạch đơn vừa tách liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng
cặp theo nguyên tắc bổ sung: A với U, T với A, G với X, X với G.
- Phân tử ARN được tạo thành tách khỏi gen, rời nhân đi ra chất tế bào để thực hiện sự tổng hợp prôtêin.
+ Nguyên tắc:
• Mạch đơn khuôn mẫu: quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen làm khuôn mẫu.
• Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit tự do trong
môi trường thành cặp theo nguyên tắc: A với U, T với A, G với X , và X với G.
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.
Câu 11: Nêu bản chất cuả mối quan hệ giữa GEN và TÍNH TRẠNG qua sơ đồ sau:
GEN mARN PRÔTÊIN TÍNH TRẠNG
- GEN ( một đoạn của ADN) là khuôn mẫu tổng hợp ra mARN.
- mARN là khuôn mẫu tổng hợp ra prôtêin.
- Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Vậy, bản chất của mối quan hệ giữa GEN và TÍNH TRẠNG theo sơ đồ trên là:
Trình tự các nuclêotit trên GEN (ADN) qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN, thông qua đó ADN qui
định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành phân tử prôtêin và từ đó biểu hiện thành tính
trạng của cơ thể → GEN qui định TÍNH TRẠNG.
Câu 12: Nêu mối quan hệ giữa GEN và ARN, giữa GEN và Prôtêin.
o Quan hệ giưã GEN và ARN:
- Gen mang thông tin di truyền qui định cấu trúc cuả phân tử prôtêin, nằm trong nhân
- mARN là cấu trúc trung gian truyền đạt thông tin di truyền đó từ trong nhân ra ngoài chất tế
bào để tổng hợp prôtệin.
o Quan hệ giữa ARN và Prôtêin:
- Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu là mARN
- Trình tự các nu trên mARN qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 13: Phân biệt Đột biến gen và Đột biến cấu trúc.
ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC
Khái
niệm
-Là những biến đổi trong cấu trúc cuả
gen, liên quan đến 1 hay 1 số cặp nu
-Các dạng: mất, thêm, thay thế cặp nu này
bằng cặp nu khác
- Là những biến đổi trong cấu trúc cuả NST
-Các dạng: mất, lặp, đảo đoạn NST
Nguyên
nhân phát
sinh
- Do tác nhân lý, hoá → làm rối loạn quá
trình tự sao cuả ADN
- Do tác nhân lý, hoá → phá vỡ cấu trúc cuả
NST
Vai trò
- Biến đổi cấu trúc gen → biến đổi cấu
trúc prôtêin do gen mã hoá → biến đổi ở
kiểu hình
- ĐB gen tạo ra các gen lặn chỉ biểu hiện ra
kiểu hình khi ở thể đồng hợp, trong môi
trường thích hợp
- Đa số có hại vì ĐB gen phá vỡ sự thống
nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn
lọc tự nhiên lâu đời, gây rối loạn quá
trình tổng hợp prôtêin.
- Qua giao phối, 1 ĐB có hại có thể thành
có lợi nếu gặp được tổ hợp gen thích hợp.
VD: ĐB làm tăng khả năng chịu hạn, chịu
rét ở luá…
- ĐB cấu trúc cũng thường có hại, đôi khi có
lợi.
+ Mất 1 đoạn ở đầu NST số 21 → gây ung thư
máu ở người
+ Lặp đoạn ở enzim thuỷ phân tinh bột ở 1
loại luá mạch làm tăng hoạt tính cuả chúng
+ Đảo đoạn NST làm tăng cường sự đa dạng
cuả Sinh vật
- Qua quá trình tiến hóa lâu dài gen đã sắp xếp
hài hòa trên NST, ĐB cấu trúc sẽ làm thay
đổi số lượng và cách sắp xếp cuả gen trên
NST → gây hại cho sinh vật
Câu 14: Phân biệt THỂ DỊ BỘI & THỂ ĐA BỘI
THỂ DỊ BỘI THỂ ĐA BỘI
Khái
niệm
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế
bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp
NST thay đổi về số lượng
- Các dạng:
o thể 3 nhiễm 2n+1
o thể một nhiễm 2n-1
o thể khuyết nhiễm 2n-2
o thể tứ nhiễm 2n+2
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
số NST là bội số cuả n ( >2n )
- Các dạng: Đa bội chẵn (4n, 6n, 12n,…); Đa bội lẻ
(3n, 9n,…)
Sự hình
thành thể
dị bội và
đa bội
- Trong Giảm phân: do 1 cặp NST
không phân ly tạo ra giao tử chứa cả
2 NST cuả cặp (n+1) và giao tử
không chứa NST nào cuả cặp đó (n-
1)
- Sự thụ tinh giữa các giao tử đột
biến này với giao tử bình thường (n)
tạo ra thể dị bội
(n+1) x (n) → 2n+1 : thể 3 nhiễm
(n-1) x (n)
→ 2n-1 : thể 1 nhiễm
- Do tác nhân lý hoá
ảnh hưởng đến sự phân bào →
thoi phân bào không thành lập→ toàn bộ bộ NST
không phân ly:
+ Trong Nguyên phân: bộ NST trong hợp tử (2n) đã
nhân đôi nhưng không phân ly→ tạo ra thể đa bội 4n
+ Trong Giảm phân: giao tử không giảm nhiễm (2n)
khi thụ tinh: giao tử 2n với n → tạo ra thể tam bội 3n;
giữa giao tử 2n với 2n → tạo ra thể tứ bội 4n.
Hậu quả -
Vai trò
- Gây biến đổi hình thái ở thực vật
Ví dụ: Cà độc dược có 12 kiểu cây
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội→ số
lượng ADN tăng tương ứng nên quá trình tổng hợp
chất hưũ cơ mạnh mẽ
- Kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to khoẻ
dị bội với hình dạng, kích thước
quả, … khác nhau
- Gây bệnh : Down, Turner,…
- Sinh trưởng , phát triển mạnh, chống chịu tốt
Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật → được ứng
dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng.
+ Sự gia tăng kích thước cuả thân, cành → tăng sản
lượng cây lấy gỗ
+ Sự gia tăng kích thước lá, củ → tăng sản lượng cây
lấy rau, củ
+ Sự gia tăng khả năng chống chịu → chọn giống có
năng suất cao, chống chịu tốt trong môi trường bất lợi.
Câu 15: Phân biệt ĐỘT BIẾN với THƯỜNG BIẾN:
ĐỘT BIẾN THƯỜNG BIẾN
Là những biến đổi về cấu trúc gen, cấu trúc và số
lượng NST
Là những biến đổi ở kiểu hình, phát sinh trong đời
cá thể
Do tác nhân lý, hoá cuả môi trường
Do tác động cuả ngoại cảnh
Xuất hiện riêng lẻ, không xác định
Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định
Có lợi, trung tính, có hại
Có lợi
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và
tiến hoá
Không là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với thay đổi cuả
điều kiện sống.