Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giao an Dia li day hoc theo chu de dia li 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.8 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - ĐỊA LÍ 8 Chủ đề 1 : Đất nước Việt Nam, vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Số tiết: 03 ( tiết 26, 27, 28) : Bài 22, 23, 24. Ngày soạn: 10/02/2017 Ngày dạy: Từ ngày 14/02 đến ngày 28/02/2017 Chủ đề 1 – Tiết 1 Việt Nam đất nước con người I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta. - Biết diện tích ; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng ; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta ; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. 2. Kỹ năng - Quan sát và đọc hiểu tranh ảnh, bản đồ. - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Kỹ năng tính toán. - Kỹ năng vận dụng kiến thức các môn học vào nội dung bài học. 3. Thái độ - Yêu tổ quốc, có tinh thần, thái độ tôn trọng, tự hào về chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường biển. - Hiểu và biết được vai trò và tác dụng của môi trường biển đối với tụ nhiên và đời sống con người. 4. Tích hợp :giáo dục môi trường, liên môn toán học, lịch sử, văn học. 5. Năng lực: - Năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ. - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự nhận thức. II. CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC: -Máy tính, máy chiếu. - Các hình vẽ trong SGK. - Một số tranh ảnh liên quan đến bài học. - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Bản đồ Việt Nam, khu vự Đông Nam Á. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp :( TG ) 1’ 2/ Bài cũ :( TG ). Không kiểm tra, giáo viên ổn định lớp và vào bài mới.. 3/ Tiến trình lên lớp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của Gv và hs Đặt vấn đề: 5’. Giáo viên cho học sinh xem video về Việt Nam đất nước con người. ( chuẩn bị trước ). - Giáo viên cho học sinh nói về đất nước Việt Nam mà các em biết.  Giáo viên từ đó dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: 10’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp vấn đáp,khai thác kênh chữ,kênh hình sgk,tranh ảnh,giảng giải b.Cách tiến hành: Bước 1: Bản đồ Việt Nam trên bản đồ thế giới. GV: Cho HS quan sát bản đồ các nước trên thế giới, xác định vị trí VN trên bản đồ. GV: Quan sát H17.1 cho biết VN gắn liền với châu lục nào? Đại dương nào ? HS: Trả lời GV: Cho HS quan sát bản đồ các nước ĐNÁ: GV: Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào ? HS tự làm việc, sau đó phát biểu và GV bổ sung, tóm tắt ý.. Nội dung ghi bảng. 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. - Việt Nam gắn liền với lục địa Á- Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á. - Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia, phía đông giáp Biển Đông.. Bước 2: GV: Cho HS đọc đoạn văn từ "Những bằng chứng… khu vực ĐNÁ" trang 78 /SGK để học sinh thảo luận về các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hoá của Việt Nam. (+ Tự nhiên: VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. + Lịch sử: Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. + Văn hoá: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực) GV cho HS nhắc lại: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào ? HS: 1995 - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức Hoạt động 2: lớp - 15’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp vấn đáp,khai thác kênh chữ,kênh hình sgk, tranh ảnh, bảng số liệu, giảng giải. b.Cách tiến hành: Bước 1: Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển:. 2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển:. - Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nước ta đạt kết quả ntn? HS: trả lời, bổ sung. Bước 2: GV: Cho HS quan sát số liệu ở bảng 22.1 GV: Dựa vào bảng 22.1, cho biết cơ cấu của tổng sản phẩm trong nước trong 2 năm 1990 và 2000, rút ra nhận xét. HS: có sự chuyển đổi cơ cấu trong kinh tế của nước ta sau 10 năm GV: Nguyên nhân ? (HS có thể đọc kênh chữ để tìm ra nguyên nhân) GV: Cho HS đọc đoạn văn "Mục tiêu tổng quát …… theo hướng hiện đại.” Bước 3: GV: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 của nước ta là gì ? HS: Trả lời câu hỏi thong qua nội dung kênh chữ GV: Quê hương em đã có những đổi mới như thế nào? HS: Trả lời về những đổi thay ở quê hương mình.. - Văn hóa: có nền văn minh lúa nước; tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực. - Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc. - Là thành viên của hiệp hội các nước đông nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.. Hoạt động 3: lớp - 10’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp 3. Học địa lý Việt Nam như thế nào? vấn đáp,khai thác kênh chữ, giảng giải. Nội dung SGK b.Cách tiến hành: Học địa lý Việt Nam như thế nào ? Bước 1: GV: Cho HS đọc phần kênh chữ ở mục 3 SGK trang 80 để trả lời câu hỏi : GV: Để học tốt môn địa lý Việt Nam, các em cần làm gì ? Bước 2: HS: Dựa vào sgk và tự rút ra câu trả lời. 4- Củng cố:3’ GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế như thế nào? - Để học tốt môn địa lí em cần phải làm gì? 5- Dặn dò:1’ Về nhà dựa vào bảng số liệu sgk trang 79 và vẽ biểu đồ. Học bài cũ, nghiên cứu bài mới chuẩn bị cho tiết sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. Chủ đề 1 – Tiết 2 Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Ổn định tổ chức: 1p II. Kiểm tra bài cũ : 5p - Dựa vào bản đồ các nước trong Đông Nam Á, hãy cho biết: + Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào ? + Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào? - Trình bày đặc điểm Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển? . III. Bài mới: Hoạt động của Gv và hs Đặt vấn đề: 5’. Giáo viên cho học sinh xem bản đồ Việt Nam trên thế giới. Hỏi hs đất nước Việt Nam có hình dạng gì?  Giáo viên từ đó dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 1: 15’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp vấn đáp,khai thác kênh chữ, kênh hình sgk, tranh ảnh, giảng giải b.Cách tiến hành:. Nội dung ghi bảng. 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ: a. Phần đất liền: Cực Bắc: 23023/B-105020/Đ: Lũng Cú Đồng Văn – Hà Giang Cực Nam: 8034/B-104040/Đ: Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau Bước 1 Cực Tây: 22022/B-102009/Đ: Sín Thầu HS tự làm việc cá nhân, quan sát H23.2, B23.2. GV: Em hãy tìm các điểm cực B, N, Đ, T của phần Mường Nhé- Điện Biên Cực Đông: 12040/B-109024/Đ : Vạn Thạnh đất liền nước ta và tọa độ của chúng. – Vạn Ninh- Khánh Hòa HS: xác định trên bản đồ Bước 2: GV: Qua bảng 23.3, em hãy tính: + Từ T sang Đ phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ ?( > 7 kinh độ) + Từ B vào N, phần đất liền của nước ta kéo dài bao - Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. nhiêu vĩ độ ? Nằm trong đới khí hậu nào ? ( > 15 vĩ độ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới) GV: Cho HS quan sát bản đồ các khu vực giờ trên thế - Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, giới. GV: Lãnh thổ Việt Nam mằm ở múi giờ thứ mấy có diện tích khoảng 331212km2 theo giờ GMT ? (múi giờ thứ 7) GV: Diện tích phần đất liền nước ta bao nhiêu? HS: 331212km2 (2006) 331051,4 km2( Niên giám thống kê nước CHXHCN VN, NXB Thống kê, 2010, trang 55).Xét về mặt lãnh thổ VN thuộc lọa TB trên b. Phần biển: TG đứng thứ 65. GV: Phần biển VN mở rộng ra tới kinh tuyến 117 020’ Đ GV: Dựa vào kênh chữ cho biết phần biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu ? GV: Dựa vào bản đồ TNVN, xác định những đảo xa nhất về phía Đ, thuộc quần đảo nào? GV hướng dẫn đọc SGK trang 91. Đặc điểm về vị trí địa lý VN về mặt tự nhiên SGK: GV: Cho học sinh thảo luận về ý nghĩa cơ bản của vị. Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2 c. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. - Nằm trong vùng nội chí tuyến - Trung tâm khu vực ĐNÁ - Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia ĐNÁ lục địa và các quốc gia.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trí địa lý về tự nhiên của Việt Nam. GV: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lý có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên của nước ta HS: Cho ví dụ Sau khi HS nêu ý kiến trả lời thảo luận, GV kết luận.. ĐNÁ hải đảo. -Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.. Hoạt động 2: lớp - 15’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp vấn đáp,khai thác kênh chữ,kênh hình sgk, tranh ảnh, bảng số liệu, giảng giải. b.Cách tiến hành: Bước 1: GV: Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, em có nhận xét gì về đặc điểm lãnh thổ Việt Nam? HS: dài, hẹp ngang, hình dạng chữ S… Bước 2: GV: Hình dạng lãnh thổ Việt Nam có ảnh hưởng gì đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta ? GV: Cho HS làm việc cá nhân: HS: Dựa vào bản đồ tự nhiên của Việt Nam, trình bày. Bước 3: GV: Giới hạn phía Đông và Đông Nam của Việt Nam giáp ? (biển Đông). GV: Tên đảo lớn nhất nước ta ? thuộc tỉnh nào ? GV: Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào ? GV: Nêu tên quần đảo xa nhất thuộc nước ta ? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào ? GV: Nêu giá trị về kinh tế và an ninh quốc phòng của biển Đông? .. 2. Đặc điểm lãnh thổ:. *Ý nghĩa: - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng không ít thiên tai( bảo, lũ lụt,..) - Nằm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi cho việc giao lưu và hợp tác kinh tế xã hội.. a. Phần đất liền: - Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam (1650 km), bề ngang phần đất liền hẹp (chưa đầy 50km). - Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S dài 3260km - Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.. b. Phần biển: - Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.. IV. Củng cố: 2p Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợ và khó khăn gì trong công cuộc xây xựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay? V. Dặn dò: 2p Hoàn tất các bài tập. Chuẩn bị bài mới. GV: - Bản đồ biển Đông hoặc khu vực Đông Nam Á - Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam - Cảnh biển bị ô nhiểm ( nếu có) HS: phiếu học tập Đặc điểm Chế độ gió Chế độ nhiệt Dòng biển Tháng 1 (mùa đông).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tháng 7 (mùa hạ) E/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………........................................................................ Chủ đề 1 – Tiết 3 Vùng biển Việt Nam I. Ổn định tổ chức. 1p II. Kiểm tra bài cũ : 5p - Trình bày đặc điểm và giới hạn lãnh thổ Việt Nam ? xác định các điểm cực Bắc , Nam , Đông , Tây của phần đất liền nước ta - Trình bày đặc điểm lãnh thổ?vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? III. Bài mới: Hoạt động của Gv và hs Đặt vấn đề: 5’. Giáo viên cho học sinh xem bản đồ Việt Nam và biển đông cùng với vùng biển Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. GV: Chủ quyền lảnh thổ nước ta có vùng biển rộng lớn ước tính 1 triệu km2, gấp 3 lần đất liền. Vùng biển rộng chi phối tính bán đảo của tự nhiên Việt Nam khá rõ nét. Do đó muốn hiểu biết đầy đủ về tự nhiên Việt Nam phải nghiên cứu kĩ biển đông, vai trò của vùng biển nước ta đối với công cuộc xây dựng kinh tế và bảo vệ đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đó trong nội dung bài học hôm nay.. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: 15’ 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp Nam : vấn đáp,khai thác kênh chữ, kênh hình sgk, tranh ảnh, giảng giải b.Cách tiến hành: a. Diện tích, giới hạn. Bước 1 Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam GV: Yêu cầu học sinh quan sát h24.1 xác định vị trí Việt Nam, biển Việt Nam? - Biển đông là vùng biển lớn với diện tích GV: Cho biết diện tích Biển Đông ? 2 HS: 3447000 km . Là biển lớn thứ 3 trong các biển khoảng 3447000km2 tương đối kín, nằm trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc. thuộc TBD. GV: Cho biết giới hạn của Biển Đông ( từ xích đạo - Vùng biển Việt Nam là một phần của biển đến chí tuyến bắc) nằm trong đới nào? 0 0 Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 HS: biển Đông nằm từ 3 – 26 B GV: Cho học sinh quan sát h24.1 GV Xác định các vịnh lớn trong biển Đông? HS: Vịnh Thái Lan: 462000 km2.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Vịnh Bắc Bộ : 15000 km2 GV Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích ? tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào ? Bước 2: Yêu cầu quan sát hình 24.2 và 24.3 cùng với thông tin trong sách giáo khoa thảo luận và bổ sung kiến thức vào phiếu học tập.Sau đó trả lời các vấn đề sau : GV: Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nên khí hậu biển nước ta có đặc điểm gì? HS: Chế độ gió, nhiệt độ, mưa... GV: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là bao nhiêu ?Nhiệt độ thay đổi như thế nào trong 1 năm , giải thích . GV: Hướng chảy các dòng biển theo mùa trùng hợp với các hướng gió nào ?. b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển. - Đặc điểm khí hậu biển Đông. + Gió trên biển mạnh hơn trong đất liền gây sóng cao. + Nhiệt độ TB 23oC. Biên độ nhiệt nhỏ hơn đất liền. + Mưa ở biển ít hơn trên đất liền.. - Đặc điểm hải văn biển Đông. - Dòng biển tương ứng hai mùa gió. +Dòng biển mùa đông hướng ĐB- TN +Dòng biển mùa hạ hướng TN- ĐB + Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước GV: Cho biết chế độ triều và độ mặn của biển . chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển. + Chế độ triều phức tạp, độc đáo. GV chốt ý :các đặc điểm của biển Việt Nam mang + Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều điển tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa . hình. + Độ muối bình quân 30-33%0. Hoạt động 2: lớp - 15’ a.Phương pháp kĩ thuật dạy học:Gv sử dụng pp vấn đáp,khai thác kênh chữ,kênh hình sgk, tranh ảnh, giảng giải, thực tiễn cuộc sống. b.Cách tiến hành: Bước 1: Yêu cầu dựa vào thông tin trong mục 2 trang 90 sách giáo khoa,hình 24.6 và liên hệ với thực tiển cuộc sống trả lời các vấn đề sau : GV Vùng biển nước ta so với diện tích lục địa thì có kích thước như thế nào ? Bước 2: GV Kể tên một số tài nguyên biển mà em biết, chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào ? GV Kể những hình thức ô nhiễm môi trường biển mà em biết ? Cho biết tác hại của ô nhiễm biển . Bước 3: GV chốt ý :Biển nước ta rộng lớn có giá trị to lớn vế nhiều mặt do đó cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .. 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam :. - Nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng (thuỷ sản, khoáng sản – nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch – có nhiều bãi biển đẹp,…). - Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta (mưa, bão, sóng lớn, triều cường). - Vấn đề ô nhiễm biển, suy giảm nguồn hải sản; vấn đề khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường biển.. IV. Củng cố: 2p - Cho HS đọc bài đọc thêm . - Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam? - Chứng minh vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> V. Dặn dò: 2p - Về nhà xem lại nội dung bài học. - Chuẩn bị nội dung, trả lời các câu hỏi trong bài 25. E/ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………............................................................................

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×