Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Mot so bien phap giup lam tot cong tac chu nhiem o lop 7A8 truong THCS Binh An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................Trang 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................Trang 2 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................Trang 2 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................Trang 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...........................................Trang 3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI......................................................Trang 3 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................Trang 3 7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................Trang 3 II. NỘI DUNG...................................................................................................Trang 4 A. CƠ SỞ KHOA HỌC( LÝ LUẬN) ................................................................Trang 4 B. THỰC TRẠNG..............................................................................................Trang 4 C. NỘI DUNG....................................................................................................Trang 5 D. HIỆU QUẢ...................................................................................................Trang 12 III. KẾT LUẬN............................................................................................. Trang 15 1. Kết quả đạt được...........................................................................................Trang 15 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm..............................................................Trang 15 3. Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng........................ Trang 15 4. Hướng phát triển của đề tài.......................................................................... Trang 16 5. Ý kiến đề xuất...............................................................................................Trang 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................Trang 17. I- MỞ ĐẦU.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ta thường nói rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, …nhưng số học sinh chưa tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, học sinh hư, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề. Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, ở những năm trước tôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, … vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm. Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày trong “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN”.. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Ghi lại những biện pháp đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm bản thân. - Chia sẻ với đồng nghiệp những biện pháp có hiệu quả để làm tốt công tác chủ nhiệm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Tìm ra các biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường THCS Bình An. - Quá trình nghiên cứu đề tài giúp bản thân trau dồi thêm kiến thức về công tác chủ nhiệm.. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS. - Phương pháp điều tra: + Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tập trung nhiều vào các vấn đề sau: + Ý thức chấp hành nội quy của học sinh. + Ý thức học tập. + Khả năng tự quản. + Xây dựng đội ngũ BCS lớp.. 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 7A8 trường THCS Bình An –Dĩ An – Bình Dương.. 7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN” là đề tài mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này vừa đúng với nhiệm vụ năm học vừa đáp ứng được yêu cầu về chất.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lượng giáo dục hiện nay của nhà trường đặc biệt là trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường, của địa phương.. II- NỘI DUNG A. CƠ SỞ KHOA HỌC( LÝ LUẬN) Vai trò của một giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình học của các em học sinh thật sự rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là người theo dõi quá trình học tập của các em ở trường học một cách tòan diện và sâu sát; là người kịp thời khen thưởng những biểu hiện tốt về học tập và cách cư xử; đồng thời phát hiện ra và có biện pháp chấn chỉnh những biểu hiện sai lệch về rèn luyện đạo đức hay khi kết quả học tập của các em có chiều hướng giảm xuống. Đây là vai trò chủ yếu của một giáo viên chủ nhiệm, một công việc không hề đơn giản, vì giáo viên chủ nhiệm phải chú ý đến vấn đề hình thành nhân cách trong giai đọan tâm lí của các em đang phát triển chưa ổn định lắm; và chịu trách nhiệm với kết quả học tập của học sinh lớp mình về không chỉ riêng môn mình phụ trách giảng dạy mà với tất cả các môn học. Như vậy, ngòai việc hỏi han tình hình học tập của các em thì công việc chủ yếu mà giáo viên chủ nhiệm có thể làm chính là động viên, hướng dẫn, giúp các em xác định được một số điểm đến cụ thể và tạo một số mục tiêu để các em phấn đấu, và quan trọng nhất là khơi dậy sự tích cực học tập ở các em. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.. B. THỰC TRẠNG - Nhiều em có học lực từ trung bình cho đến giỏi nhưng việc thực hiện nền nếp của các em vẫn chưa tốt. - Một số học sinh là con gia đình lao động nghèo không có việc làm ổn định, lo bươn chải để kiếm sống nên việc quan tâm của cha mẹ đối với con cái bị hạn chế..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cũng có những học sinh là con của gia đình khá giả nhưng chưa có nền nếp và thói quen tốt trong gia đình. Họ phó mặc con cái cho nhà trường, cho giáo viên giáo dục. Nên học sinh chưa thực hiện đồng bộ những yêu cầu đặt ra.. C. NỘI DUNG Trong vài năm qua, từ kinh nghiệm của bản thân về công tác chủ nhiệm, sau đây tôi xin đưa ra một vài biện pháp về làm tốt công tác chũ nhiệm như sau: 1. Nhận lớp chủ nhiệm Trước ngày học chính thức, GVCN được sự phân công của BGH sẽ nhận lớp chủ nhiệm. Sau khi có danh sách học sinh , GVCN cố gắng nhớ tên HS trong lớp. Đây là điều rất quan trọng, bởi con người ai cũng muốn mình là người quan trọng với người khác, là người được người khác tôn trọng. việc GV gọi tên HS ngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. HS sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này. Chính việc này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình với các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của GVCN đối với mỗi học sinh. 2. Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau: + Điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm cũ; lập phiếu điều tra các thông tin cá nhân; tiến hành phân loại học sinh… + Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và Tên:…………………………………………………………….. 2. Là con thứ……trong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................ 4. Kết quả học tập năm lớp 6: (Giỏi, khá, trung bình)................................ 5. Môn học yêu thích:.................................................................................. 6. Môn học cảm thấy khó:........................................................................... 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không).............................................................. 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................... .................................................................................................................... 9. Sở thích:.................................................................................................. 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ........ấp................................................. Số điện thoại của gia đình:.......................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sự phân loại và các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. 3. Hoàn thiện tổ chức lớp a, Bầu ban cán sự lớp - chia tổ: Để bầu ban cán sự lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt, GVCN tham khảo ý kiến của GVCN cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của các em học sinh. Một cán bộ lớp phải là người năng động nhiệt tình, biết sống vì tập thể, không ích kỷ... nên khi chọn BCS lớp giáo viên cần chú ý đến tính cách của người học sinh mà mình chọn. Ở đầu năm học, trước khi học chính thức, lớp có một vài buổi lao động, GVCN cũng có thể quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa vào BCS lớp. Trong khi quan sát các em làm lao động, GV có thể đánh giá được ý thức tác phong và khả năng phối hợp với các bạn khác. Đặc biệt trong giờ lao động giáo viên có thể chọn được một lớp phó lao động tốt. Ngoài ra khi chọn BCS lớp GVCN cố gắng đảm bảo ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên của BCS lớp. Làm như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể nắm tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em. Vai trò của GVCN trong việc chọn BCS lớp rất quan trọng nhưng các thành viên trong lớp cũng có vai trò không kém. Vì vậy khi lựa chọn GV cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể lớp, điều này thể hiện qua việc bình bầu dân chủ đầu năm. Kết quả bầu BCS lớp như sau:. Chức vụ. Họ và tên Ban cán sự lớp. Lớp trưởng. Hồ Võ Xuyến Chi. Lớp phó học tập. Phan Hoàng Xuân. Lớp phó văn nghệ. Lương Nguyễn Bích Ý. Lớp phó lao động. Nguyễn Hoàng Nam. Sao đỏ. Lê Quốc Dũng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Vũ Mỹ Trinh Tổ trưởng tồ 1. Đặng Ngọc Kim Yến. Tổ trưởng tồ 2. Huỳnh Thị Cẩm Tiên. Tổ trưởng tồ 3. Hồ Huỳnh Ngọc Hà. Tổ trưởng tồ 4. Nguyển Thị Vân Thanh. Khi tiến hành chia tổ, GVCN cần tạo sự đồng đều trong tổ, có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành các nội quy khác nhau. Nói cách khác mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có HS yếu, HS ở địa bàn gần- xa, có hs ngoan, hs cá biệt... làm được như vậy thì trong quá trình học tập và rèn luyện các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. b, Phân công nhiệm vụ cho BCS lớp: * Lớp trưởng. - Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp. - Theo dõi sĩ số các buổi học, chấm công cho các thành viên trong lớp (vào Sổ điểm), tổng hợp số ngày nghỉ của các thành viên vào cuối mỗi tháng. - Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần. - Viết biên bản sinh hoạt lớp và nộp cho Lớp Trực tuần (Lưu lại một bản) * Lớp phó Học tập. - Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm: + Theo dõi những trường hợp đi học muộn. + Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép. + Theo dõi những trường hợp bỏ tiết. + Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập. - Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. * Lớp phó Văn - Thể. - Làm công tác về Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao. - Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục (Buổi sáng và Giữa giờ). - Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho những giờ Truy bài, các buổi Sinh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> hoạt đầu tuần (khi lớp trực tuần), các đợt Thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết. - Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần. * Lớp phó Lao động. - Theo dõi việc thực hiện các buổi Vệ sinh khu vực (được phân công) vào các buổi sáng. - Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng bàn, báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm những bàn bàn quét lớp không sạch. - Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp. - Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần. * Các Tổ trưởng. - Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. *Đội sao đỏ. - Theo dõi những trường hợp đánh nhau, nói tục, chửi bậy và báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội. - Theo dõi việc thực hiện Điều lệ Đội TNTP của các thành viên trong lớp. - Theo dõi việc đeo khăn quàng đỏ của các thành viên trong lớp. - Tổng hợp kết quả theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 4. Lập sơ đồ lớp học Sắp xếp chỗ ngồi cho HS tuy dễ nhưng sắp xếp như thế nào cho hiệu quả thì không dễ chút nào. Để lập sơ đồ lớp tốt, GVCN phải dựa vào căn cứ sau: + Học lực của HS: xen kẽ HS yếu kém với HS khá giỏi + Thể chất của HS: HS thấp ngồi trước, cao ngồi sau, mắt yếu ngồi gần bảng. + BCS lớp: thường ngồi giữa hoặc sau lớp, tổ. + Ý thức HS: HS nói chuyện nhiều, không chú ý học cho ngồi trước. Lập sơ đồ tổ chức lớp học như trên có tác dụng: giúp phát huy vai trò của BCS lớp trong việc quản lý lớp học. các em học tốt có thể hỗ trợ những HS học còn yếu….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Lưu ý: Học sinh cần ngồi đúng theo sơ đồ lớp học dưới sự giám sát của giáo viên bộ môn trong các tiết học, của bàn trưởng, tổ trưởng… Giáo viên cần có sự điều chỉnh chồ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp lí theo phản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, giáo viên bộ môn,…. ví dụ mất trật tự, không chú ý, nhận thức chậm. 5. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh. Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, …không chỉ dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, ngoài những quy định chung đó cảu nhà trường cần có những quy định riêng của lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường. Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm”, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của các thành viên trong lớp để điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó GVCN đưa ra quyết định cuối cùng. Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập. Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực hiện. Mỗi tổ trưởng có một cuốn sổ theo dõi các thành viên trong lớp dựa trên thang điểm đã thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tổ trưởng lên báo cáo trên bảng tình hình các thành viên trong tổ. Sau khi báo cáo xong, tổ trưởng sẽ giải trình ý kiến của tổ viên (nếu có). Nếu ý kến vượt quá nhiệm vụ của tổ trưởng thì lớp trưởng hoặc GVCN giải trình. Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm rồi xếp loại hạnh kiểm trong tuần cho các thành viên trong lớp. Vào thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, GVCN họp cùng BCS lớp để xếp loại hạnh kiểm tháng cho học sinh trong lớp. Với việc xếp loại hạnh kiểm theo thang điểm như vậy thì việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh là tương đối chính xác. Tuy nhiên có những vi phạm của học sinh là ngoài ý muốn của các em. Vì vậy trong quá trình thực hiện GVCN cần có cách xử lý phù hợp, nếu là trường hợp ngoài ý muốn thì không nên trừ điểm của các em nhưng cần chú ý để không bị học sinh nói gạt. Những học sinh vi phạm, giáo viên cũng nên cho các em “lập công chuộc tội”. Nếu như đẩy các em vào đường cùng, không có điều kiện sửa sai thì dễ làm cho các em chán nản, thất vọng, mất động cơ để phấn đấu. 6. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất; đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan... 7. Kết hợp với gia đình học sinh Khi làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cần: Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Đi thăm, trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình qua sổ liên lạc và qua điện thoại. Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết. 8. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, của đội để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt các các nội quy, quy định mà ban nề nếp của trường đề ra. 9. Giáo dục học sinh cá biệt Năm học 2015 -2016, thời gian đầu mới nhận lớp, lớp tôi có HS “ Vũ Mạnh Hùng” là HS cá biệt: thường trốn học đi đánh game, học trung bình, hiếu động, không kiểm soát được lời nói của mình…sau một thời gian uốn nắn, giáo dục em Hùng đã tiến bộ rõ rệt và cuối năm em đã đạt học lực khá, hạnh kiểm tốt. Từ đó tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong việc giáo dục HS cá biệt: - Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu, thế mạnh của những học sinh này. Kết hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình trong hoạt động giáo dục. - Giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì uốn nắn dần; giao cho học sinh cá biệt một số việc phù hợp với năng lực; sau đó động viên khuyến khích kịp thời những việc làm tốt. - Lập kế hoạch cho cán sự lớp để thành lập các cặp đôi bạn cùng tiến. Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại. - Phải gần gũi, thân thiện, biết lắng nghe để học sinh cá biệt giải bày được tâm tư, khúc mắc để cùng giáo viên bộ môn và gia đình phối hợp giáo dục. 10. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Chính vì thế, tôi thường hướng dẫn HS cách tự học ở nhà như sau: - Tạo không gian học thoáng đãng - Phương pháp nắm bài nhanh: sử dụng sơ đồ tư duy để nắm những ý chính, học bài vào thời điểm đầu óc thoải mái( tốt nhất là vào sáng sớm)... - Đọc bài mới trước khi đến lớp: Mục đích chính là đọc – hiểu..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> D . HIỆU QUẢ 1. Duy trì sĩ số: Đầu năm: 40 HS Cuối năm: 40HS → Đảm bảo duy trì sỹ số: 100% 2. Chất lượng hai mặt giáo dục của năm học: Đạt xuất sắc toàn diện về: * Hạnh kiểm: 39 HS loại tốt: chiếm 97.5% 1 HS loại khá: chiếm 2.5% * Học lực: G: 12 HS chiếm: 30 % K: 19 HS chiếm 47.5% Tb: 8 HS chiếm 20% Y: 1 HS chiếm 2.5%. Hình ảnh HS nhận giấy khen 3. Thi đua hàng tuần giữa các lớp trong trường: Vị trí của lớp so với toàn khối 7 trong suốt năm học: - Một tuần hạng 5/ 8 lớp.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Một tuần hạng 2/8 lớp - Còn lại là hạng nhất/8 lớp. Hình ảnh HS nhận cờ luân lưu hạng nhất tuần(thứ 2 từ trái sang) 4. Tham gia phong trào Năm học 2015-2016 lớp 7A8 tham gia tốt tất cả các phong trào do trường tổ chức, trong đó một số phong trào đạt kết quả như sau: - Giải nhì văn nghệ chào mừng 20/11. - Giải ba làm thiệp chào mừng 20/11.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Tiết học toàn A chào mừng 20/11. - Giải nhất văn nghệ mừng Đảng mừng xuân 2016 - Giải ba trò chơi tập thể mừng Đảng mừng xuân 2016.. III- KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được Kết quả trên cho thấy “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN” mang lại kết quả rất khả.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> quan. Và cái đích cuối cùng chính là chất lượng học tập, nề nếp tác phong được cải thiện đáng kể. 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến này giúp cho GV lựa chọn những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm. Từ đó nhận thức đúng hơn về quan điểm đối với phương pháp giáo dục của Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống giáo dục đào tạo để góp phần tạo nguồn lực thích ứng với yêu cầu của xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Những nhận định chung về áp dụng và khả năng vận dụng Qua áp dụng tại trường THCS Bình An, thăm dò ý kiến của lãnh đạo và đồng nghiệp cùng trường, cũng như kết quả thu được tôi nhận thấy: - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN đã mang lại kết quả tốt. - Các giải pháp đưa ra là phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lí, tình hình học sinh trường THCS Bình An nói riêng và các trường trên địa bàn Thị Xã Dĩ An nói chung. Có thể phổ biến và nhân rộng. 4. Hướng phát triển của đề tài Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho những thiếu sót mà đề tài chưa thực hiện được. Đồng thời tiếp tục phát huy, hoàn thiện hơn những ưu điểm mà đề tài đã đạt được trong thời gian qua và có hướng phổ biến giải pháp này không chỉ ở khối lớp 7 mà còn có thể áp dụng cho khối 6, 8, 9. 5. Ý kiến đề xuất Mong Phụ huynh HS: - Thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường, lớp đồng cung cấp thông tin (diễn biến tâm tư, tình cảm) của con cho Giáo viên chủ nhiệm. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế trong sáng kiến. Tôi rất mong nhận được kiến đóng góp chân thành từ các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và phong phú hơn. Bình An ngày 18 tháng 1 năm 2017 Người thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoàng Thị Hoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2.Trang web: www.google.com.vn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..........................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ........................................................................................................................ Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Dĩ An Trường THCS Bình An PHIẾU CHẤMSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả: Hoàng Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Bình An Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở. LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN GK1: ...................................... Ký: …………GK2: ……………….…………Ký:………… Mục Nhận xét đề tài I/. a.. b.. c.. d.. Nội dung Tính mới: .................................................................... .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  Tính khoa học: ............................................................ .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  Tính thực tiễn: ............................................................ .................................................................................... .................................................................................... .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  Tính hiệu quả: ............................................................ ..................................................................................... Điểm Chuẩn GK1 GK2 T.nhất 90đ. 20. 25. 20. 25.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> .................................................................................... .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  II/. Hình thức 10đ a. Bố cục: ....................................................................... 03 .................................................................................... b. Trình bày: ................................................................... 03 .................................................................................... c. Diễn đạt, chính tả: ...................................................... 04 .................................................................................... TỔNG CỘNG 100 Nhận xét chung: ............................................................................……………………………. TM. HĐKH TRƯỜNG THCS BÌNH AN ...................................................................................................................................................... CT. HỘI ĐỒNG ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Xếp loại:………………………….

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Dĩ An Trường THCS Bình An PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả: Hoàng Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Bình An Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở. LỚP 7A8 TRƯỜNG THCS BÌNH AN GK1: ...................................... Ký: …………GK2: ……………….…………Ký:………… Mục Nhận xét đề tài I/. a.. Điểm Chuẩn GK1 GK2 T.nhất 90đ. Nội dung Tính mới: .................................................................... .................................................................................... .................................................................................... 20 .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  b. Tính khoa học: ............................................................ .................................................................................... .................................................................................... 25 .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  c. Tính thực tiễn: ............................................................ .................................................................................... .................................................................................... 20 .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  d. Tính hiệu quả: ............................................................ .................................................................................... .................................................................................... 25 .................................................................................... Tốt:  Khá:  TB:  Yếu:  II/. Hình thức 10đ a. Bố cục: ....................................................................... 03 .................................................................................... b. Trình bày: ................................................................... 03 .................................................................................... c. Diễn đạt, chính tả: ...................................................... 04 .................................................................................... TỔNG CỘNG 100 Nhận xét chung: ............................................................................……………………………. TM. HĐKH PHÒNG GD-ĐT DĨ AN ...................................................................................................................................................... CT. HỘI ĐỒNG .......................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Xếp loại:………………………….

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×