Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE CUONG ON KT THANG 3 LY 10CB 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.36 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTTT A. PHẦN LÍ THUYẾT Câu 1. Khái niệm động lượng, viết công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng Trả lời : . Động lượng p của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc công thức: ⃗p=m ⃗v. ⃗v. được xác định bởi. đv: (kgm/s). Câu 2. Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng ? Trả lời : Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.. . . p p ' . . . . p  p2  p'1  p'2 1. Câu 3. Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng ? Trả lời : Động năng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức 1 Wd  m.v 2 2. Đơn vị. 1J 1. kg.m 2 s2. Câu 4. Định lí động năng: Trả lời : Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của lực tác dụng lên vật . 1 1 m.v22  mv12  A 2 2.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5. Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng. Trả lời : Là một dạng năng lượng mà vật có được do tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường . Biểu thức : Wt mgz. Đơn vị Jun (J). m : Khối lượng của vật (kg g : gia tốc trọng trường (m/s2) z : độ cao so với mặt đất (m) Câu 6. Định nghĩa thế năng đàn hồi. Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. Trả lời : Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. 1 Wt = 2 k(Dl)2. Câu 7. Phát biểu định nghĩa cơ năng trọng trường (đàn hồi) và viết biểu thức cơ năng trọng trường (đàn hồi) Trả lời : I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng của vật: 1 W = Wđ + Wt = 2 mv2 + mgz. II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật: 1 1 W = 2 mv2 + 2 k(Dl)2. Câu 8. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng và viết biểu thức? Trả lời : Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. 1 W = 2 mv2 + mgz = hằng số.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 9. Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: Trả lời : + Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. + Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. Câu 10. Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. Trả lời : Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng. Câu 11. Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt Trả lời : Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định , áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích . pV  hs. hay. p1.V1 = p2.V2. (1) : trạng thái 1 (2) : trạng thái 2 Câu 12. Phát biểu được định luật Sắc – lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối . p  hs T p1 p2  T1 T2 (1): trạng thái 1 (2): trạng thái 2 B. PHẦN BÀI TẬP - Định luật bảo toàn động lượng: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực. - Công, công suất - Động năng, thế năng, cơ năng. - Các định luật: Bôi lơ-Mariot, Saclơ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 1: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm tổng động lượng ( phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp : a) ⃗v. 1. và ⃗v. 2. cùng hướng.. b) ⃗v. 1. và ⃗v. 2. cùng phương, ngược chiều.. c) ⃗v. 1. và ⃗v. 2. vuông góc nhau. ĐS: a) 6kgm/s. B)0 c) 3 2 kgm/s. Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, vật 1 có khối lượng 4kg, vận tốc 3m/s và vật 2 có khối lượng 8kg, vận tốc 2m/s, chuyển động ngược chiều nhau. Sau va chạm hai vật dính vào nhau, xác định vật tốc của hai vật sau va chạm. ĐS: Sau va chạm 2 vật cùng chuyển động với vận tốc 0,33 m/s theo chiều chuyển động ban đầu của vật 2. Bài 3: Một khẩu súng có khối lượng 500 kg bắn ra một viên đạn theo phương nằm ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 600 m/s. Khi viên đạn thoát ra nòng súng thí súng giật lùi. Tính vận tốc giật lùi của súng.. Bài 4: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là? (5 m/s).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài 5: Một vật khối lượng 200g được thả không vận tốc đầu từ một vị trí có độ cao 40m. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. a. Tính vận tốc của vật ngay khi chạm đất b. Tính vận tốc của vật tại vị trí có độ cao 20m c. Tính độ cao của vật so với mặt đất khi nó có vận tốc 10m/s ĐS: a. 20 2 m/s. b.20m/s. c. 35m. Bài 6: Một ôtô khối lượng 500 g chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu? Bài 7: Một vật có trọng lượng 1 N có động năng Wđ = 1 J,lấy g= 10m/s2. Khi đó vận tốc của vận la bao nhiêu? ĐS : 4,47 m/s. Bài 8: Một vật có khối lượng 2,5kg rơi tự do từ độ cao 20m.lấy g = 10m/s2 . a. Tính động năng của vật khi nó ở độ cao 15m. b. Tính động năng của vật lúc chạm đất.. Bài 9: Từ độ cao 5 m so với mặt đất ném lên một vật có vận tốc đầu 2 m/s. biết khối lượng của vật bằng 1 kg , lấy g = 10 m/s2 . Hỏi cơ năng của vật ở độ cao đó bằng bao nhiêu ?. Bài 10: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc 36km/h. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu ? ĐS : 5m.. Bài 11: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0 =20 m/s. a. Tính độ cao cực đại? (20 m) b. Ở vị trí nào kể từ lúc ném vật có thế năng bằng một phần ba động năng?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 12: Một vật có khối lượng 3,0kg rơi không vận tốc đầu từ độ cao 100m,(g = 10 m/s2). a/ Tính động năng và thế năng của vật đó tại độ cao 10m. (300 và 2700) b/ Ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng ? (50m). Bài 13: Khi nén đẳng nhiệt một khí A từ thể tích 6 lít đến 4 lít thì áp suất của chất khí tăng thêm 0,75 at . Tìm áp suất ban đầu của khí, xem khí A là khí lí tưởng. A. 1,5 at. B. 3,0 at. C. 0,75 at. D. 2,0 at. Bài 14: Một đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và áp suất 0,6atm. Khi đèn cháy sang, áp suất khí trong đèn là 1,0atm và không làm vỡ bóng đèn.Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi. A. 600K. B. 500K. C. 400K. D. 5000C. Bài 15: Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30atm.Coi nhịet độ của. khí không đổi vá áp suất của khí quyển lá 1 atm . Nếu mở nút bình thì thể tích của chất khí laø bao nhiêu ? ĐS :300lít.. BT16: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là bằng bao nhiêu?. BT17 : Ở 70C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi. BT18: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 370C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là bằng bao nhiêu? BT19: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 00C, làm nóng khí đến nhiệt độ 1020C đẳng tích thì áp suất của khối khí đó sẽ là bằng bao nhiêu? BT7: Một lượng hơi nước ở 1000C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến 1500C đẳng tích thì áp suất của khối khí trong bình sẽ là bằng bao nhiêu?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×