Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.13 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG TỰ BÔI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Họ và tên: Đỗ Thanh Lâm Năm sinh: 1970 Đơn vị trường: Trường tiểu học Thiện Trung Dạy lớp: Ba3. HÌNH THỨC TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC MODULE 26 I. Nội dung 1: Bài tự luận Hoạt động 1: Ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm tự luận * Ưu điểm: - Kiểm tra đánh giá được quá trình tư duy đi đến kết quả - Người học phát huy tối đa khả năng phân tích và vốn sống - Giúp người học có kĩ năng trình bày văn bản * Hạn chế: - Mất nhiều thời gian làm bài kiểm tra - Hạn chế tính khách quan trong việc đánh giá - Trong cùng một thời gian, lượng kiến thức kiểm tra được ít và hạn chế tính tổng quát Hoạt động 2: Các bước của qui trình đánh giá - Bước 1: Xác định rõ mục tiêu đánh giá tri thức - Bước 2: Xác định hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tri thức người học - Bước 3: Xác định hình thức đánh giá - Bước 4: Xác định thước đo đánh giá tri thức người học - Bước 5: Đánh giá Nội dung 2: Bài trắc nghiệm Những ưu điểm và hạn chế của trắc nghiệm khách quan * Thuận lợi: - Trong một thời gian nhất định, có thể kiểm tra một lượng thông tin lớn đối với người học - Người học hứng thú trong quá trình kiểm tra đánh giá - Kiểm tra kiến thức một cách toàn diện - Khách quan hoá quá trình kiểm tra đánh giá * Hạn chế: - Mất nhiều thời gian khi soạn trắc nghiệm khách quan - Trắc nghiệm chỉ đánh giá kết quả chứ không đánh giá quá trình tư duy đi đến kết quả.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trong quá trình làm bài một phần tính ngẫu nhiên, đoán mò vẫn xen vào trong tư duy của người học Các loại câu trắc nghiệm khách quan - Trắc nghiệm đúng - sai - Trắc nghiệm lựa chọn - Trắc nghiệm điền vào ô trống / điền khuyết - Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi - Trắc nghiệm mô hình Nội dung 3: Kĩ thuật xây dựng và phân tích câu trắc nghiệm Các cách tiếp cận xây dựng bài trắc nghiệm - Cách tiếp cận theo chuẩn: Nhằm mục đích xác định khả năng hay kết quả của mỗi người học được so sánh với các người học khác trong một tập thể - Cách tiếp cận theo tiêu chí: Xác định khả năng hay kết quả của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí kết quả đã được xác định (đạt hay không đạt) - Điểm khác nhau chủ yếu của hai loại trắc nghiệm này là ở mục đích sử dụng kết quả trắc nghiệm Các cách để xác định độ khó bài trắc nghiệm * Cách 1: Đối chiếu điểm số trung bình của bài trắc nghiệm với điểm số trung bình lí tưởng. Điểm trung bình lí tưởng và trung bình cộng của điểm số tối đa có thể có được và điểm may rủi mong đợi bằng số câu hỏi của bài trắc nghiệm chia cho số lựa chọn của mỗi câu Ví dụ: Một bài trắc nghiệm có 50 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 lựa chọn - Điểm may rủi mong đợi = 50 : 5 = 10 - Điểm trung bình lí tưởng = (50 + 10):2 = 30 - So sánh: Nếu điểm trung bình thực tế của bài trắc nghiệm của học sinh trên hay dưới 30 quá xa thì bài trắc nghiệm ấy có thể là quá dễ hoặc quá khó. * Cách 2: Đối chiếu với thang điểm( là trung bình cộng của hai đầu nút điểm số xếp thứ bậc từ điểm nhỏ đến điểm lớn nhất. Ví dụ: Một bài trắc nghiệm có 80 câu hỏi - Điểm thấp nhất 50 - Điểm cao nhất 75 - Điểm trung bình 42 - Trung điểm 42,2 Đối chiếu 42 và 42,5 – độ khó vừa phải II. Vận dụng vào thực tế: Khi soạn bài kiểm tra trắc nghiệm giáo viên cần phải theo các yêu cầu của từng loại câu trắc nghiệm như: - Trắc nghiệm đúng – sai: + Câu trắc nghiệm ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng hay sai + Trắc nghiệm này có thể đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xác định mệnh đề đó đúng hoặc sai. Nếu có hai mệnh đề thì một mệnh đề là đúng, một mệnh đề là sai. - Trắc nghiệm lựa chọn:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Phần hỏi cần phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Phần câu dẫn đôi khi là câu hỏi hoặc câu nhận định chưa hoàn chỉnh. + Các phương án trả lời có cùng một cách viết và gần giống nhau để tăng độ “ nhiễu” + Các phương án “ nhiễu” cần được diễn đạt cho hợp lí và cảm giác có độ tin cậy cao. + Các phương án lựa chọn phải được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo một trình tự logic nào cả. - Trắc nghiệm điền vào ô trống / điền khuyết: + Khi viết mệnh đề, không nên để nhiều khoảng trống(chưa hoàn thiện) làm các câu hỏi trở nên khó hiểu. + Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước có thể tương đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống. Nếu các từ, cụm từ không cho trước thì đó phải là các từ, cụm từ trong thực tế. - Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: + Cần phải sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính đồng nhất + Về kĩ thuật, có thể các mệnh đề của dãy này (A) tương đương hoặc không tương đương với dãy kia (B) và được sắp xếp thứ tự theo tính chất ngẫu nhiên. - Trắc nghiệm mô hình: + Phải phản ánh đầy đủ và chính xác các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng của các trắc nghiệm đã nêu + Khái niệm mô hình ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, bản đồ,… nhằm minh hoạ cho yêu cầu của đề bài và có sử dụng lồng ghép kĩ thuật xây dựng các loại câu trắc nghiệm đã phân tích. + Trắc nghiệm mô hình có thể tích hợp với các loại câu trắc nghiệm khác nhau Cá nhân tự đánh giá Điểm : 9 Tổ đánh giá Điểm :. Người viết thu hoạch Đỗ Thanh Lâm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHÒNG GD&ĐT CÁI BÈ TRƯỜNG TH THIỆN TRUNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BIÊN BẢN HỌP THẢO LUẬN NỘI DUNG BDTX HÌNH THỨC TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC MODULE 26 -Thời gian : lúc 7 giờ 30 phút ngày 04 tháng 12 năm 2014 -Địa điểm: Phòng học lớp Ba Trường Tiểu học Thiện Trung -Chủ tọa: Cô Nguyễn Thị Thanh Hảo-Thành phần tham dự: -Các thành viên trong tổ: Cô Huỳnh Thị Tuấn Anh, Cô Nguyễn Ngọc Thủy, Thầy Đỗ Thanh Lâm, Thầy Nguyễn Văn Nam NỘI DUNG A.Thảo luận Tổ trưởng chuyên môn đưa ra câu hỏi thảo luận: Anh chị hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả kết quả học tập ở tiểu học. B. Khái quát: Thực tế, ngoài những bài tự luận và trắc nghiệm dùng để đo lường những kết quả học tập phức hợp như giải quyết vấn đề, những kỹ năng trí tuệ cao vẫn có những bài chỉ đòi hỏi HS tái hiện đơn thuần những điều đã học (những bài như thế hiện nay được sử dụng như công cụ chính). C.Ý kiến của giáo viên: Bài tự luận * Ưu điểm: * Cô Tuấn Anh: Kiểm tra đánh giá được quá trình tư duy đi đến kết quả * Thầy Lâm: Giúp người học có kĩ năng trình bày văn bản * Cô Thủy: Người học phát huy tối đa khả năng phân tích và vốn sống * Hạn chế: * Thầy Văn Nam : Trong cùng một thời gian, lượng kiến thức kiểm tra được ít và hạn chế tính tổng quát * Cô Hảo: Mất nhiều thời gian làm bài kiểm tra - Hạn chế tính khách quan trong việc đánh giá Bài trắc nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Ưu điểm: * Cô Tuấn Anh: Trong một thời gian nhất định, có thể kiểm tra một lượng thông tin lớn đối với người học * Cô Thủy: Người học hứng thú trong quá trình kiểm tra đánh giá * Thầy Văn Nam : Kiểm tra kiến thức một cách toàn diện * Thầy Lâm: Khách quan hoá quá trình kiểm tra đánh giá *Cô Hảo: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Biết; Hiểu và vận dụng; Có thể biết được khả năng của HS làm bài qua phản ứng của các em đối với phương án nhiễu (mồi nhữ); Khả năng đoàn mò thấp hơn và tránh được yếu tố mơ hồ so với các trắc nghiệm khác. * Hạn chế: * Cô Thủy: Mất nhiều thời gian khi soạn trắc nghiệm khách quan * Cô Hảo: Trắc nghiệm chỉ đánh giá kết quả chứ không đánh giá quá trình tư duy đi đến kết quả * Cô Tuấn Anh: Trong quá trình làm bài một phần tính ngẫu nhiên, đoán mò vẫn xen vào trong tư duy của người học * Thầy Lâm: Chỉ kiểm tra mức độ BIẾT và HIỂU ĐƠN GIẢN; Tỷ lệ đoán mò 50%. * Thầy Văn Nam : Chỉ kiểm tra khả năng nhận biết. Thông tin có tính cách dàn trải, ít tập trung vào những điều quan trọng. D.Kiến nghị, giải đáp thắc mắc: * Tổ thống nhất nội dung đã thảo luận Biên bản kết thúc lúc 10 giờ 20 phút cùng ngày. Thiện Trung ngày 04 tháng 12 năm 2014 Tổ trưởng chuyên môn Thư ký Nguyễn Thị Thanh Hảo. Đỗ Thanh Lâm. Giáo viên ký tên Cô Nguyễn Thị Thanh Hảo ................ Cô Huỳnh Thị Tuấn Anh. .................. Cô Nguyễn Ngọc Thủy. ................. Thầy Đỗ Thanh Lâm. .................. Thầy Nguyễn Văn Nam. ...................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×