Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.92 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 01/03/2017 Ngày dạy : 06/03/2017 Tiết PPCT : 75,76 Phân môn : Đọc Văn. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm) (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi; - Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,... của người chinh phụ. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể loại ngâm khúc. 3.Thái độ: Cảm thông, chia sẻ với những số phận có hoàn cảnh đau thương. III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa lớp 10 tập 2, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 10, sách giáo viên 10 tập 2, công cụ máy chiếu, máy tính, các tài liệu tham khảo liên quan. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở chuẩn bị bài, vở ghi bài, các tài liệu sưu tầm liên quan. 2. Phương pháp dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp: - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp dạy học trực quan. - Phương pháp hỏi – đáp. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong HS. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:: Chiến tranh đã đem lại bao đau thương, mất mác cho con người; chỉ có những người trong cuộc mới thấm thía nỗi đau ấy hơn bất cứ ai. Đó là những người mẹ phải mất.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> con, người vợ phải xa chồng, những đứa con phải mất cha mất mẹ. Đặc biệt là những người phụ nữ, khi có chồng chinh chiến phương xa trong lòng họ luôn thường trực nỗi lo âu, mong mỏi, chờ đợi, nhớ nhung vì sợ những điều đau đớn mà chiến tranh mang lại: sự chia lìa gia đình, cái chết... Người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” mà chúng sắp tìm hiểu trong tiết học này cũng không ngoại lệ. Đoạn trích này sẽ cho ta thấy rõ tâm trạng, nỗi niềm của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến, đó là sự lo sợ, khắc khoải đợi chờ, nhớ nhung đau đáu, khát khao cháy bỏng về ngày được đoàn tụ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I.Đọc - Tìm hiểu chung phần Tiểu dẫn Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả Đặng Trần. 1. Tác giả:. Côn. 2. Dịch giả 3.Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” 4. Đoạn trích. Hoạt động 2: Đọc – hiểu đoạn trích. II/ Đọc – hiểu đoạn trích. Thao tác 1: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật. 1. Miêu tả tâm trạng nhân vật qua hành. qua hành động, cử chỉ. động, cử chỉ. Thao tác 2: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật. 2.Miêu tả tâm trạng nhân vật qua ngôn. qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm Thao tác 3: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật. ngữ độc thoại nội tâm 3. Miêu tả tâm trạng nhân vật qua ngoại. qua ngoại cảnh. cảnh. GV: Trong hai câu thơ: “Gà eo óc gáy. “Gà eo óc gáy sương năm trống. sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng. Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”. bốn bên”, có những yếu tố ngoại cảnh nào. -Từ láy: tượng thanh “ eo óc”=> âm thanh. được sử dụng để diễn tả nỗi cô đơn của. tức tưởi, chát chúa, khó chịu => đó là do. người chinh phụ?. tâm trạng người nghe. - Trong không gian thinh vắng, một ngày mới lại bắt đầu với tiếng gà, thế nhưng tiếng gà eo óc, tức tưởi gợi lên một cảm giác đơn lẻ, khó chịu, não nùng . Ngày hôm nay cũng sẽ chẳng khác gì ngày hôm qua, buồn đau vẫn còn vây kín như cây hòe rủ. -Hình ảnh “gà gáy, sương, năm trống”: gợi thời gian về tờ mờ sáng, lạnh lẽo, tĩnh mịch -Từ láy tượng hình“ phất phơ” gợi lên một không gian hiu quạnh, vắng lặng và tang.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> bóng bốn bên quanh nhà.Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phất phơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng. Đã qua một ngày người chinh phụ vẫn ở đó ngóng trông tin chồng. Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừng nào! Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi. - Ta bắt gặp bút pháp tả cảnh nhưng ngụ. thương -Hình ảnh “hòe rủ bóng”:gợi không gian hoang vắng, hiu hắt ->Không gianvắng lặng, tĩnh mịch, thời gian đêm khuya là lúc con người dễ dàng bộc lộ tâm trạng nhất, người chinh phụ càng lẻ loi, cô đơn.. tình . Đây là một bút pháp thường gặp trong văn chương trung đại Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã sử dụng rất thành công bút pháp này trong đoạn miêu tả “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” “ Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Cham mây mặt đất một màu xanh xanh..” Trong hai câu thơ “Khắc giờ…biển xa”. “Khắc giờđằng đẵng như niên. xuất hiện những hình ảnh so sánh nào? Tác. Mối sầudằng dặc tựa miền biển xa”. dụng của việc so sánh đó?. -Hình ảnh so sánh:. - Hai từ “đằng đẵng” và “ dằng dặc” gợi lên điều gì? - Câu thơ bỗng gợi độc giả nhớ tới một tứ thơ Đường của thi tiên Lí Bạch trong bài “Trường tương tư”: “ Thiên trường, lộ viễn hồn phi khổ Mộng hồn bất đáo quan sơn nan” Tạm dịch nghĩa là: trời dài, đường xa, hồn ta bay trong chơi vơi vì đau khổ, mộng hồn. + “Khắc giờ” “ đằng đẵng” như “niên” + “mối sầu dằng dặc” tựa “ miền biển xa” - Từ láy: “đằng đẵng, dằng dặc” “đằng đẵng”- mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng như một năm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> không tới nơi được vì cách trở núi non.. “ dằng dặc” - “ như miền biển xa”. Lấy không gian cụ thể là “ miền biển” để đo với “ mối sầu” trừu tượng=> thêm vào đó là tính từ “xa”, “ dằng dặc” mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo không gian tưởng như miên man, vô cùng vô tận => Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ.=>Nhấn mạnh nỗi nhớ của người chinh phụ kéo dài theo thời gian nặng trĩu và trải rộng theo không gian vô tận, nỗi nhớ, niềm chờ mong đã nâng lên thành nỗi sầu miên man * Tiểu kết: - Ở đoạn thơ này tác giả đã thành công sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Qua ngoại cảnh không gian vắng lặng, tĩnh mịch, thời gian đằng đẵng cộng hưởng khiến cho người chinh phụ lại thêm cô. Thao tác 4: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật qua miêu tả trực tiếp. đơn,sầu tủi 4. Miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật. - GV: Nỗi nhớ ngày càng chồng chất và cụ thể hơn. Vậy nó được khắc họa rõ nét ở những câu thơ nào? Được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể nào? HS: Suy nghĩ, trả lời.. - Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp: “Nhớ chàng thăm thẳm….đau đáu nào xong”.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Nhật xét, bổ sung.. - Trong bốn câu “ Nghìn vàng xin gửi Non Yên/ Non Yên dù chẳng tới miền/ Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời/ Trời thăm thẳm xa với khôn thấu?” Các em có nhân xét gì về cấu trúc đoạn thơ này?. Hoạt động 3: Tổng kết. - Em hãy nhắc lại nội dung của đoạn trích này HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung.. - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích .. 4. Củng cố. Thăm thẳm: Nỗi nhớ như kéo dài vô tận và được so sánh bằng hình ảnh “đường lên bằng trời”. Đau đáu: Thể hiện sự day dứt, lo lắng không nguôi, không một chút yên lòng. Như có một cái gì đó hết sức xót xa, tội nghiệp. => Hai từ láy thăm thẳm, đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng. Nó đã diễn tả rất chân thực nỗi lòng người chinh phụ nhớ chồng. - Từ cuối của câu trên là mở đầu cho câu dưới => Việc sử dụng như vậy khiến ta đọc lên như một bản nhạc với những nốt nhạc luyến đi láy lại một cách da diết, bồi hồi về nỗi nhớ nỗi sầu tủi của nhân vật trữ tình. * Tiểu kết: - Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, đìu hiu. - Bằng những hình ảnh ước lệ, phép điệp, các từ láy,…, nỗi nhớ của người chinh phụ như càng được nhân lên, khôn nguôi và thường trực. III. Tổng kết: 1.Nội dung - Đồng cảm, xót xa cho thân phận của người phụ nữ - Bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người - Gián tiếp lên án phê phán chiến tranh phi nghĩa đã gây nên sự chia lìa, tan thương, mất mát 2. Nghệ thuật - Thể thơ dân tộc được tác giả sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn. - Nghê thuật miêu tả nội tâm nhân vật thành công => Và đây cũng là điểm nổi bật của văn chương thời kì này.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - GV chốt lại những kiến thức cơ bản - HS nắm những nội dung chính của bài học 5. Dặn dò - Học thuộc đoạn trích. - Đọc và soạn trước bài mới. V/ RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................... VI/ NHẬN XÉT ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................... Giáo viên hướng dẫn. Giáo sinh thực tập. Đỗ Hà Quỳnh. Nguyễn Thị Ngọc Quý.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>