Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

chuyen de Toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.11 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CHUYÊN ĐỀ: DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI NĂM HỌC 2016 – 2017. Di linh, ngày 01 tháng 3 năm 2017. CHUYÊN ĐỀ:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 1. Đặt vấn đề Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, toàn ngành đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; nâng cao năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo cho học sinh. Dạy học theo mô hình THM là cách dạy để phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS; phát triển năng lực hợp tác làm việc; phát triển năng lực giao tiếp; tăng cường sự tự tin cho các em; tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động; tạo được môi trường thuận lợi để các em hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống của mình trở thành người công dân của thế kỷ 21. Việc tổ chức dạy học môn Toán theo mô hình THM hiện nay có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, tuy nhiên đã có một số chuyển biến, kết quả bước đầu và bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề trên, Phòng GD & ĐT Di Linh tổ chức thực hiện chuyên đề “Dạy học môn Toán theo mô hình Trường học mới ” để nhìn nhận, đánh giá kết quả, các giải pháp đã thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn đang triển khai mô hình này đồng thời nêu lên những phương hướng trong thời gian tiếp theo. 2. Tình hình thực hiện mô hình THM của phòng GD & ĐT Di Linh Lãnh đạo, chuyên môn của Phòng GD & ĐT Di Linh rất quan tâm tới việc triển khai và thực hiện mô hình THM. Việc triển khai và thực hiện căn cứ vào các công văn: Số 4668/BGDĐT – GDTrH, ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS; công văn 4669/BGD ĐT – GDTH ngày 10/9/2015 về việc hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới; công văn số 6359/BGDĐT-GDTrH ngày 04/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đánh giá kết quả bước đầu triển khai mô hình trường học mới cấp THCS và lưu ý trong quá trình triển khai tiếp theo”; công văn số 2536/SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6, lớp 7 cấp THCS năm học 20162017; công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hiện nay mô hình THM trên địa bàn huyện Di Linh được triển khai tại 4 trường. Trong đó: Trường THCS Gung- Ré thực hiện năm thứ hai với 3 lớp 7 và 3 lớp 6, tổng số HS là 157em; Trường THCS Lê Lợi, Nguyễn Du, Hòa Ninh thực hiện năm thứ nhất với 6 lớp 6, tổng số học sinh là 204 em. Trường THCS Gung Ré và THCS Lê Lợi, đối tượng học sinh đa số là người đồng bào. Trường THCS Nguyễn Du và Hòa Ninh, đối tượng học sinh đa số là học sinh khá, giỏi của các trường tiểu học. Kết quả HK I năm học 2016 – 2017: Sĩ số. 36 1. Số Hoàn thành KQ Phẩm chất lớp học tập Hoàn Có ND Đạt Cần thành chưa rèn hoàn luyện thành thêm 12. Năng lực Đạt. Khen thưởng Còn hạn chế. SL. TL. S L. TL. SL. TL. S L. T L. SL. TL. S L. TL. SL. TL. 28 5. 78, 9. 76. 21, 1. 35 3. 97, 8. 8. 2,2 28 5. 78, 9. 76. 21, 1. 18 0. 49, 9. Theo số liệu báo cáo từ các trường thì tỉ lệ học sinh hoàn thành kết quả học tập, đạt về phẩm chất, đạt về năng lực và được khen thưởng của trường THCS Hòa Ninh, THCS Nguyễn Du ( đối tượng học sinh khá giỏi) cao hơn trường THCS Lê Lợi, Gung ré ( đối tượng học sinh đa số là người đồng bào). 3. Nội dung chuyên đề 3.1.Thuận lợi 3.1.1.Sự chỉ đạo, quản lý của các cấp Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD & ĐT Lâm Đồng; Phòng GD & ĐT Di Linh; BGH các trường THCS Gung Ré, Lê Lợi, Hòa Ninh, Nguyễn Du. Các cấp đã thường xuyên chỉ đạo, định hướng cho việc dạy học theo mô hình THM để luôn đảm bảo được các yêu cầu của THM; kịp thời đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường. Cán bộ quản lý của các trường nhận thức rõ ràng, đúng đắn về việc dạy học theo mô hình trường học mới; tuyên truyền tới toàn thể CB, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh của trường. Từ đó xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phù hợp, kịp thời. 3.1.2.Về đội ngũ giáo viên dạy Toán các lớp của mô hình THM.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đội ngũ giáo viên tham gia dạy Toán các lớp theo mô hình THM đều đạt trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhận thức đúng đắn về mô hình trường học mới. Giáo viên đã được tham gia các lớp tập huấn môn toán theo mô hình THM do các cấp tổ chức, được dự giờ ở trường bạn về mô hình THM. Giáo viên bước đầu đã có kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động dạy học trong tiết học. Các giáo viên được phân công giảng dạy Toán ở các lớp mô hình THM đã chủ động học hỏi; tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, công văn hướng dẫn; dự giờ thảo luận rút kinh nghiệm để dần dần ổn định phương pháp dạy học tích cực. 3.1.3.Tài liệu Tài liệu hướng dẫn học môn Toán của Bộ giáo dục và Đào tạo được xây dựng dưới dạng 3 trong 1 (dùng chung cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh). Tài liệu có kênh hình, kênh chữ rõ ràng. Tài liệu hướng dẫn của lớp 6 có các lô gô chỉ dẫn; các câu lệnh ngắn gọn, dễ hiểu và thống nhất nhằm giúp học sinh thuận tiện trong việc tự đọc, tự học để làm đúng mục tiêu bài học. Tài liệu hướng dẫn của lớp 7 không có các lô gô chỉ dẫn giúp GV sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Trong tài liệu thường có một số bài toán được giải mẫu, các em đọc, hiểu và làm theo tương tự, giúp HS rèn kỷ năng trình bày bài giải. 3.1.4.Học sinh Đa số học sinh đã được tiếp cận với mô hình này ở Tiểu học nên cũng đã quen với phương pháp học tập mới. Học sinh tích cực phát huy năng lực của mình, mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt các em học sinh khá, giỏi sẵn sàng giúp đỡ kịp thời các bạn học sinh yếu hơn. Đa số học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. Hội đồng tự quản đã bước đầu cũng biết hoạt động và dần dần đi vào nề nếp. Các em có đủ tài liệu để học tập. 3.1.5.Phụ huynh học sinh, cộng đồng Đa số Phụ huynh học sinh và cộng đồng đã quan tâm, tham gia chia sẻ những hoạt động dạy học của nhà trường; phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, hưởng ứng tích cực và đồng tình cho con em mình tham gia mô hình trường học mới. 3.1.6.Cơ sở vật chất.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Cơ sở vật chất trang thiết bị của các nhà trường cơ bản đã đáp ứng hoạt động dạy và học theo mô hình trường học mới. 3.1.7.Việc đánh giá Đánh giá chủ yếu bằng hình thức nhận xét, thường xuyên trong quá trình học tập, ít đánh giá bằng điểm số nên giảm được áp lực cho học sinh. Việc đánh giá học sinh bằng những nhận xét thường xuyên trong quá trình học tập giúp học sinh nhận ra được tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Học sinh có thể tham gia nhận xét lẫn nhau, qua đó giúp các em làm quen với kĩ năng nhận xét, đánh giá. 3.2.Khó khăn 3.2.1.Cán bộ quản lý Mô hình THM mới chỉ thực hiện từ 1 đến 2 năm nên cán bộ quản lí đôi lúc còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. 3.2.2.Giáo viên Các giáo viên vừa giảng dạy môn Toán các lớp THM vừa giảng dạy môn Toán các lớp hiện hành nên đôi lúc còn lẫn lộn, giao thoa giữa các phương pháp dạy học, việc chuyển đổi sang phương pháp mới hoàn toàn không phải là dễ và làm ngay được. Giáo viên rất vất vả vì phải hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra nhiều lượt trong từng hoạt động học tập của HS. Giáo viên không đủ thời gian để đánh giá phần luyện tập, mở rộng tìm tòi của tất cả học sinh trong lớp. Việc đánh giá học sinh bằng nhận xét đôi khi dựa vào cảm tính. 3.2.3.Học sinh Một số học sinh thiếu ý thức tự học ở nhà, chưa chủ động trong học tập. Một số trường có nhiều học sinh người đồng bào nên kỷ năng đọc, viết, diễn đạt còn yếu nên học sinh ngại nói, ít trao đổi khi hoạt động nhóm. Một số HS trong nhóm ngại phát biểu, thường đùn đẩy cho nhóm trưởng 3.2.4.Phụ huynh học sinh Phụ huynh lo lắng về sự bền vững của mô hình THM ( Họ sợ mô hình dừng lại khi con em chưa học xong THCS). Một số phụ huynh chưa thực sự tin tưởng vào mô hình THM nên đã xin chuyển trường cho con em. Đa số phụ huynh chưa đồng hành cùng học sinh trong việc tự học ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phụ huynh còn lo ngại ở chất lượng của con em, không biết con em mình đang ở mức độ nào vì ít đánh giá bằng điểm số. 3.2.5.Tài liệu hướng dẫn Một số hình ảnh trong tài liệu hướng dẫn học tập chưa mang tính giáo dục cao. VD: Trang 183 Tập 1, trang 41 Tập 2. Giá tiền bộ sách hướng dẫn học tập các môn còn quá cao so với bộ SGK cùng khối hiện hành. Tài liệu tham khảo của môn Toán theo mô hình THM chưa có nhiều. Có một vài bài tập chưa phù hợp với khả năng của HS, người dạy cũng không hiểu rõ ý đồ của người biên soạn tài liệu hướng dẫn như thế nào nên khi dạy – học cả GV và HS đều bị lúng túng. 3.2.6.Cơ sở vật chất Phòng học chật, hẹp nên khó để bố trí chỗ ngồi cho các nhóm đối với lớp có từ 30 -> 35 em như hiện nay. 3.2.7.Việc đánh giá Giáo viên phải dành nhiều thời gian để quan sát, nhận xét học sinh. 3.3.Phẩm chất, năng lực, kiến thức, kỹ năng sống học sinh đã đạt được Đa số học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức, kỷ năng, thái độ của môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Dạy học theo mô hình THM tạo được không khí vui tươi, thân thiện, hợp tác chia sẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Học sinh đã bắt nhịp được với hình thức học tập mới, tích cực hơn, tự giác hơn, biết thực hiện các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có kỷ năng hơn trong giao tiếp, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Học sinh đã tăng khả năng thực hành,vận dụng; tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học tập. Các em đã biết gắn kết giữa nội dung học trên lớp với đời sống thực tiễn thông qua hoạt động cộng đồng. Rèn cho các em kĩ năng tự giải quyết các vấn đề, giải quyết các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học. 3.4.Một số hạn chế khi thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình THM Kỹ năng tự ghi bài của học sinh còn hạn chế. Học sinh chỉ làm bài kiểm tra viết vào cuối mỗi học kỳ nên một số học sinh chủ quan, chưa tích cực học tập..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Vì đánh giá chủ yếu là bằng nhận xét nên hàng tuần, hàng tháng phụ huynh không được nhận điểm số qua hệ thống tin nhắn VNPT nên khó biết được tình hình học tập của con em mình. 3.5.Các giải pháp đã thực hiện khi dạy học môn Toán theo mô hình THM. 3.5.1.Sự quản lý, chỉ đạo của các cấp, của các nhà trường Từ đầu năm học, lãnh đạo cũng như chuyên môn Phòng GD & ĐT, cán bộ quản lý của các nhà trường đã xây dựng kế hoạch phù hợp, chỉ đạo thực hiện kịp thời... Cán bộ quản lý các nhà trường đã tích cực tuyên truyền và làm tốt công tác tham mưu với các cấp cũng như nêu rõ mục đích, ý nghĩa việc thực hiện lớp học theo mô hình trường học mới tới đội ngũ CB-GV-CNV và lãnh đạo địa phương…. Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học để tuyên truyền, phân tích về phương pháp học tập, đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới khác với mô hình trường học hiện hành; hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập, dụng cụ học tập cho học sinh và các nội dung khác để có sự chủ động phối hợp cùng với nhà trường. Từ đó tranh thủ được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất cho việc thực hiện mô hình THM. Các trường đã triển khai, quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp đến tất cả CB-GV, qua đó yêu cầu đội ngũ tập trung nghiên cứu văn bản, từng bước áp dụng để triển khai thực hiện. Thông báo các chương trình tập huấn về tổ chức dạy học môn Toán theo mô hình trường học mới, tạo điều kiện cho giáo viên dạy Toán THM được tham gia tập huấn. Trong mỗi lần họp hội đồng sư phạm nhà trường: BGH thường xuyên tuyên truyền, quán triệt tinh thần, yêu cầu của mô hình trường học mới nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ. Hướng dẫn tổ chuyên môn Toán: dự giờ, rút kinh nghiệm, hội thảo về THM. Kết hợp với tổ chuyên môn để bố trí giáo viên dạy Toán các lớp theo mô hình THM. Chuẩn bị cơ sở vật chất để thực hiện dạy học Toán theo mô hình THM. 3.5.2.Tổ chuyên môn Tổ trưởng cũng như các giáo viên được phân công dạy Toán THM đều tham gia lớp tập huấn trong hè do Sở GD & ĐT tổ chức; được tham dự hội thảo, chuyên đề, dự giờ môn Toán ở trường bạn về mô hình THM. Họp tổ đầu năm, dựa vào năng lực, sự nhiệt tình của GV để lựa chọn giáo viên dạy Toán mô hình THM và đề xuất với BGH việc bố trí giáo viên giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trên cơ sở phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT; dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của BGH, tổ Toán xây dựng phân phối chương trình; kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường, đặc thù môn Toán và khả năng học tập của học sinh theo mô hình trường học mới. Tích cực dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm đối với các tiết dạy theo mô hình THM về phương pháp tổ chức các hoạt động, nội dung ghi bảng... Tổ Toán tiến hành hội thảo nêu lên những thuận lợi, khó khăn, giải pháp thực hiện môn Toán theo mô hình THM và chia sẻ thêm với các tổ chuyên môn khác. 3.5.3. Đối với học sinh 3.5.3.1. Hội đồng tự quản  Từ đầu năm học, GV dạy Toán đã kết hợp với GVCN tập huấn cho học sinh biết vai trò, nhiệm vụ, kỷ năng của hội đồng tự quản. Tập cho các em biết điều hành lớp; điều hành hoạt động nhóm; biết giao nhiệm vụ, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; biết giúp đỡ các bạn học yếu hơn; biết kiểm tra kết quả học tập của bạn; biết tương tác, chia sẻ với các nhóm khác trong lớp. Học sinh cả lớp đều được tham gia tập huấn để có thể luân phiên nhau làm thành viên trong hội đồng tự quản.  GV cho các em xem một số tiết học về môn Toán của mô hình THM ( Giáo viên sưu tầm, chọn lựa trước trên Internet) để các em biết được công việc của hội đồng tự quản và phương pháp học tập mới. GV kết hợp với GVCN để thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết tự chọn giáo dục kỷ năng sống.  GV cũng như học sinh ý thức được rằng: Hội đồng tự quản không làm thay công việc của giáo viên trong các tiết học mà chỉ hỗ trợ trong các hoạt động học tập; hoạt động tập thể như chơi trò chơi, văn nghệ; kiểm tra dụng cụ học tập, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn; chia sẻ, tìm hiểu các sản phẩm học tập trong hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi mở rộng. 3.5.3.2. Đối với cá nhân học sinh  Làm các bài tập về nhà theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên; học bài cũ là các nội dung đóng khung trong tài liệu; xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên, ôn các kiến thức cũ có liên quan đến bài mới.  Tích cực hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, toàn lớp...tăng cường sự chia sẻ với bạn, với giáo viên; giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.  Tích cực trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế; tìm tòi, sáng tạo; tham gia các cuộc thi sáng tạo KHKT, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, giải Toán trên mạng... 3.5.4. Đối với giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Nhận thức việc dạy học môn Toán theo mô hình THM được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đồng thời hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất theo yêu cầu cho học sinh. Chỉ khác là sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; định hướng cách tiếp cận kiến thức của học sinh.  Giáo viên xác định và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng. Mỗi nhiệm vụ học tập phải đảm bảo cho học sinh hiểu rõ: mục đích, nội dung, cách thức hoạt động và sản phẩm học tập phải hoàn thành; giúp HS không phải mò mẫm trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Khi giao nhiệm vụ cần tăng cường các câu hỏi "Như thế nào?", "Tại sao?"… Giáo viên yêu cầu học sinh định hướng được cách làm; các qui tắc, công thức để thực hiện; tiến hành thực hiện theo các qui tắc, công thức một cách cẩn thận; ghi kết quả.  GV cần lựa chọn nội dung ghi bảng cũng như hướng dẫn cho học sinh ghi bài vào vở là các nội dung, kiến thức mà GV chốt ( Không có sẵn trong tài liệu) hoặc là các bước giải của một dạng toán để rèn kỷ năng trình bày bài làm cho học sinh hoặc là sản phẩm của cá nhân, của nhóm.  Mỗi GV đều có sổ tay lên lớp ghi tóm tắt các hoạt động dự kiến tổ chức trong tiết học, các thay đổi trong quá trình lên lớp, các thắc mắc cần giải đáp của học sinh, những sai sót của học sinh trong quá trình giải bài, những điều cần lưu ý về một số học sinh...Sổ tay được giáo viên sử dụng thường xuyên trong mỗi tiết học. Trên cơ sở các nội dung ghi trong sổ tay lên lớp của mỗi tiết học, GV sẽ nhận xét đánh giá, sửa sai cho học sinh kịp thời, thường xuyên, giúp các em tiến bộ.  Trước khi lên lớp ngoài việc nghiên cứu kĩ nội dung bài học, ghi chép những yêu cầu cơ bản trong sổ tay lên lớp giáo viên cần dự kiến các tình huống, các câu trả lời, các sai sót học sinh mắc phải để kịp thời xử lý. Quan sát, phát hiện khó khăn mà học sinh mắc phải; hỗ trợ kịp thời cho từng học sinh và cả nhóm. Khi giúp đỡ thì gợi mở để HS tự lực hoàn thành nhiệm vụ.  GV khéo léo sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Trực quan, gợi mở vấn đáp, giảng giải minh họa, thực hành luyện tập...  GV biết dạy học dựa trên tính kế thừa để giúp học sinh nhận ra các điểm giống nhau và khác nhau so với kiến thức đã biết từ đó giúp các em nhanh chóng lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng ngay. ( VD: Tính chất phép cộng phân số tương tự tính chất phép cộng các số nguyên..) 3.5.5. Hình thức tổ chức lớp học  Việc dạy học được thực hiện trên từng nhóm nhỏ.Tiến trình giờ dạy phụ thuộc vào tiến trình của nhóm. GV đến các nhóm để quan sát học sinh làm bài, nghe học sinh thảo luận để kịp thời phát hiện các sai sót, khó khăn mà học sinh mắc phải, từ đó tư vấn, hướng dẫn cho cá nhân hoặc cho cả nhóm. Không qui định.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> thời gian cho hoạt động nhóm là mấy phút, tuy nhiên người giáo viên nên linh hoạt khéo léo khi tổ chức hoạt động nhóm, sao cho đảm bảo tiến độ chung cho cả lớp, tránh phải trình bày lại cùng 1 nội dung kiến thức ở từng nhóm. Trong mỗi nhóm, học sinh thực hiện hoạt động cá nhân -> cặp đôi -> thảo luận toàn nhóm để nêu ra nhận xét, thống nhất kết quả của toàn nhóm. Tăng cường sự tương tác, chia sẽ giữa các nhóm.  Mỗi GV căn cứ vào tài liệu hướng dẫn và sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân để tổ chức các hoạt động, các hình thức học tập phù hợp, đảm bảo mục tiêu, có hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh. Các hình thức học tập thường là : Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động cộng đồng. Dạy học theo chủ đề, trải nghiệm, sáng tạo. GV cần nắm được bản chất, biết được các kỷ thuật để tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm, toàn lớp... hiệu quả. + Hoạt động cá nhân: yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ độc lập, diễn ra khá phổ biến, GV cần coi trọng hoạt động cá nhân. + Hoạt động cặp đôi, nhóm: Giúp HS phát triển năng lực hợp tác, tăng cường tính chia sẻ cộng đồng. + Hoạt động chung cả lớp: Giáo dục tinh thần đoàn kết. Hoạt động này vận dụng khi nghe GV hướng dẫn chung, nhắc nhở, tổng kết, chốt kiến thức hoặc khi HS trình bày trả lời trước lớp. Khi tổ chức hoạt động chung, GV tránh biến giờ học thành giờ thuyết giảng, vấn đáp. + Hoạt động cộng đồng: Nói chuyện với bạn bè, người thân; thực hành đo đạc, tính toán ngoài thực tế...  Trong mỗi tiết học, GV thường tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động như: Hoạt động trải nghiệm ( Đo đạc, tính toán, vẽ hình..), khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng, tìm tòi. Thiết kế mỗi tiết dạy theo qui trình 5 bước: B1: Gợi động cơ, tạo hứng thú ( Hoạt động khởi động) để kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú học tập của học sinh. Thông qua trò chơi, câu đố, kể chuyện, đặt tình huống, ôn kiến thức cũ...Có thể thực hiện cá nhân, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp. Hoạt động này GV chưa chốt kiến thức. B2: Trải nghiệm ( Hoạt động hình thành kiến thức). Học sinh dùng những vốn hiểu biết, kiến thức, kỷ năng đã có để trải qua các tình huống có vấn đề, từ đó nảy sinh kiến thức mới. Có thể thực hiện cá nhân, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp B3: Phân tích, khám phá, rút ra bài học (Hoạt động hình thành kiến thức). Học sinh rút ra được khái niệm, tính chất, qui tắc, dấu hiệu nhận biết hoặc các bước giải một dạng toán. GV có thể cho học sinh thực hiện hoạt động cá nhân, cặp đôi, thảo.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> luận nhóm...Thường là hoạt động: đọc kỹ nội dung sau và làm bài tập sau đó. Sau hoạt động này lúc GV chốt kiến thức bài học. B4: Thực hành ( Hoạt động Luyện tập). Học sinh vận dụng các kiến thức vừa tiếp thu được để giải các bài tập áp dụng đồng thời biết tránh các sai lầm trong quá trình làm Toán.Trong hoạt động này mức độ khó của các bài tập được nâng lên. GV thường cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để kiểm tra kết quả, sửa sai sót cho nhau. B5: Vận dụng ( Hoạt động tìm tòi, vận dụng, mở rộng). Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn. Hoạt động này học sinh có sự trợ giúp của gia đình, bạn bè, khai thác trên Internet...Các em chia sẻ sản phẩm và báo cáo kết quả với giáo viên. Hoạt động vận dụng GV thường cho HS về nhà thực hiện. Lưu ý: Trong mỗi tiết học, GV cố gắng cho học sinh thực hiện đến hoạt động luyện tập ( Có thể chưa xong hoạt động luyện tập) 3.5.6. Sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong việc dạy học Toán theo mô hình THM GV biết sử dụng hợp lý bảng, máy chiếu, phòng bộ môn, các phần mềm Toán học …để hỗ trợ tiến trình dạy học, để chiếu các sản phẩm của học sinh giúp học sinh phát hiện các sai sót của bản thân cũng như của bạn để kịp thời điều chỉnh sửa sai hoặc giúp các em biết được các bước để thực hiện giải một bài toán. Không trình chiếu lại các nội dung đã có trong tài liệu hướng dẫn học tập. 3.5.7. Sử dụng hợp lý công cụ đánh giá và linh hoạt hình thức đánh giá Công cụ đánh giá: đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng cho điểm. Hình thức đánh giá: HS tự đánh giá; HS đánh giá theo cặp, theo nhóm; giáo viên quan sát để nhận xét; đánh giá qua bài kiểm tra viết; qua hồ sơ, vở học tập; đánh giá thông qua báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học; thí nghiệm; đánh giá qua các hoạt động giáo dục, hoạt động các câu lạc bộ... Đánh giá bằng nhận xét trong cả quá trình học tập của học sinh để giúp học sinh tiến bộ, từng bước hoàn thiện về kiến thức, kỷ năng còn hạn chế, từ đó giúp học sinh hoàn thành tốt các bài kiểm tra cuối học kỳ. 3.6. Phương hướng cho thời gian tiếp theo 3.6.1.Đối với cán bộ quản lý các trường Tiếp tục quan tâm đến công tác truyền thông, tuyên truyền trong đối tượng là học sinh, cha mẹ học sinh, đội ngũ giáo viên về những tiến bộ của mô hình THM. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề đi sâu giải quyết các vấn đề nảy sinh về THM..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiếp tục triển khai các văn bản, nội dung tập huấn về THM cho đội ngũ. Triển khai thực hiện tốt Công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH ngày 8/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng Internet. Động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn,Cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh trung học để các em được trải nghiệm, phát triển năng lực. Tổ chức các câu lạc bộ: Toán, Văn, tiếng Anh, Tin học, Cờ vua, Bóng đá, Văn nghệ phù hợp lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý ...để thu hút học sinh tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho các em. Đối với các trường không áp dụng mô hình THM, có thể lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình THM để bổ sung vào đổi mới phương pháp giáo dục đang thực hiện, đảm bảo lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. 3.6.2. Đối với giáo viên Muốn thành công với mô hình THM, GV giảng dạy cần xác định, hoàn thiện phương pháp giảng dạy theo mô hình này; khắc phục khó khăn hạn chế; chủ động học hỏi, trao đổi rút kinh nghiệm; tìm biện pháp nâng cao chất lượng. Tiếp tục hướng dẫn học sinh phương pháp học tập mới phù hợp đặc trưng bộ môn; tạo thói quen tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập cho các em. Tích cực nghiên cứu các văn bản chỉ đạo để thực hiện đúng phương pháp dạy cũng như đánh giá theo mô hình THM. Quan tâm nhiều hơn tới học sinh để kịp thời nắm bắt được năng lực, phẩm chất của từng em, từ đó có biện pháp thích hợp để phát huy các năng lực, phẩm chất đó. Tham gia Cuộc thi : “Dạy học theo chủ đề tích hợp” để đổi mới phương pháp, để hình thành và phát triển các kỷ năng quan sát, thu nhận, xử lý thông tin; kỷ năng phân tích, tổng hợp...của bản thân. Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý cho học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học; sử dụng dạy học trực tuyến, trường học kết nối... Coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu ở nhà, ngoài trường. 3.6.3. Đối với học sinh Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Tăng cường sự hợp tác, chia sẻ với giáo viên, với bạn bè để phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. Tự nguyện tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao; các Cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh trung học; Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> giải quyết các tình huống thực tiễn... để rèn kỷ năng sống, phát triển năng lực, phẩm chất. 3.6.4. Công tác tham mưu, phối kết hợp Các trường cần tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với Phòng GD & ĐT, với các trường bạn để thực hiện việc dạy học theo mô hình THM có hiệu quả. Phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể để tiếp tục tuyên truyền về mô hình THM, tìm kiếm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện mô hình THM. Trên đây là một số kinh nghiệm, giải pháp bước đầu trong quá trình chỉ đạo, giảng dạy môn Toán theo mô hình THM của cán bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên trường THCS Gung Ré, Lê Lợi. Hòa Ninh, Nguyễn Du, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp và của quí thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Di Linh, Ngày 27 tháng 2 năm 2017. Duyệt của chuyên môn Phòng GD & ĐT. Nguyễn Văn Thượng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×