Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 21 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG THCS TÂN ĐÔNG. BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ THỊ LỤA. NĂM HỌC 2016 – 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI. - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Tây Ninh. - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Tân Châu. - Trường THCS Tân Đông. - Địa chỉ: Tổ 7 - Ấp Đông Hiệp - Xã Tân Đông - Tân Châu - Tây Ninh. + Điện thoại: 0663751287. Email: - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) 1. Họ và tên: Ngô Thị Lụa + Ngày sinh: 21/02/1983. Môn: Địa lí.. + Điện thoại: 01629757163. Email:
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án dạy học:. TÍCH HỢP NỘI DUNG MÔN SINH HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỊCH SỬ, NGỮ VĂN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 8 TIẾT 43. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM. * Tình huống 1: KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI. BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI. * Tình huống 2: KỂ TÊN CÁC VƯỜN QUỐC GIA MÀ EM BIẾT. TỪ ĐÓ GIỚI THIỆU 1 VƯỜN QUỐC GIA TIÊU BIỂU NHẤT. * Tình huống cần giải quyết là: * Tình huống 1: Thế nào là một hệ sinh thái? (bài 50 – HỆ SINH THÁI - Sinh học 9). Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì? (Bài 60 – BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI – Sinh học 9) * Tình huống 2: Kể tên các vườn quốc gia ở nước ta mà em biết? Nếu là 1 hướng dẫn viên du lịch em sẽ thuyết trình và giới thiệu như thế nào về vườn quốc gia Cúc Phương với du khách trong nước và thế giới? 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: * HS nắm được: - Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. - Nguyên nhân sinh vật nước ta phong phú đa dạng. - Sự giàu có và quý hiếm của sinh vật nước ta. - Các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và sự phân bố của chúng. - Giá trị của các hệ sinh thái. - Biết giới thiệu và thuyết trình về vườn quốc gia Cúc Phương. b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ sinh vật. - Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia. - Có kỹ năng liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống. - Có kỹ năng giới thiệu, trình bày lời nói và thuyết trình một cách khoa học, logic, đặc biệt là trước đám đông. c. Thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên. - Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Đối tượng dạy học của dự án: Đối tượng: học sinh. Số lượng: 20 em. Số lớp thực hiện: 1. Khối lớp: 8. 4. Ý nghĩa của dự án: Qua thực tế dạy học tôi nhận thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để có thể tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách hiệu quả nhất. Là một giáo viên, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn, nên tôi xin trình bày và thử nghiệm một ý tưởng nhỏ đối với môn Địa Lý lớp 8. Rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy những lớp còn lại. Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Sinh học, Giáo Dục Công Dân, Lịch Sử, Ngữ Văn vào môn Địa Lí đã giúp tiết học sinh động hơn, học sinh tích cực hơn, không còn khô khan và nhàm chán. Từ đó làm bài giảng có sức thuyết phục hơn. Qua một số tiết dạy có vận dụng kiến thức liên môn đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng được lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước của mình, đồng thời giúp học sinh ý thức hơn trong việc học phải đi đôi với hành và có được các kĩ năng giải quyết tình huống và ứng dụng vào thực tế đời sống của bản thân.. 5. Thiết bị dạy học, tư liệu: - Tư liệu sử dụng: Sách giáo khoa, Sách giáo viên các môn Địa lí, Sinh học, Giáo Dục Công Dân, Lịch Sử, Ngữ Văn. - Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên google. - Từ các kiến thức đã học học sinh nêu được khái niệm về hệ sinh thái, giải quyết tình huống. Trình bày và giới thiệu về vườn quốc gia Cúc Phương.. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Ngữ Văn: Những bài văn, bài thơ tả về VQG Cúc Phương. - Lịch Sử: Giới thiệu về lịch sử hình thành VQG Cúc Phương. - Sinh học: Khái niệm Hệ sinh thái, giải quyết tình huống nhằm nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái biển. - Giáo dục công dân: Giới thiệu nội dung một số điều Luật, Nghị Định liên quan, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên sinh vật, có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên. * Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Tình huống 1: Thế nào là một hệ sinh thái? Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì?.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hình 50. Mô tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới - Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loại động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Chiến dịch “Làm sạch bãi biển”. Chiến dịch “Làm sạch bãi biển”.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tác dụng của chiến dịch “làm sạch bãi biển”: + Làm sạch bãi biển. + Làm cho nguồn nước biển không bị ô nhiễm. + Bảo vệ hệ sinh thái biển. * Tình huống 2: Kể tên các vườn quốc gia ở nước ta mà em biết? Nếu là 1 hướng dẫn viên du lịch em sẽ thuyết trình và giới thiệu như thế nào về vườn quốc gia Cúc Phương với du khách trong nước và thế giới? - Các vườn quốc gia: Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẽ Bàng (Quảng Bình), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh)…... Vườn quốc gia Cúc Phương.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vườn quốc gia Cúc Phương: “Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Có lẽ ấn tượng đầu tiên chính là một cánh rừng xanh như một viên ngọc bích dưới nền trời xanh thẳm! Từ cổng vào tới khu nhà sàn nghỉ dưỡng khoảng hai mươi cây số. Thu xếp xong tư trang, chúng em được chia nhóm và được giao thời gian biểu cho các hoạt động khám phá ở đây. Mỗi nhóm nhỏ cùng nhau lựa chọn khu vực yêu thích và khởi hành chuyến hành trình. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Cây gỗ ở đây đều là các cây lá rộng, tán lả lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau vì mỗi loài cây thích nghi với lượng ánh sáng khác nhau. Có những cây hướng sáng, chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt lọt xuống phía dưới cho những loài ưa râm hơn. Cứ như thế chúng cùng tồn tại. Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống Cuối ngày ai cũng mỏi nhừ bắp chân vì vốn không quen đi bộ xa và leo dốc như thế nhưng ai cũng vui và không ngớt kể cho nhau nghe những điều thú vị trong một ngày khám phá. Một chuyến đi chưa đủ để cho chúng em cảm nhận hết sinh thái của những khu rừng Việt Nam nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng em đã gắn bó với rừng hơn và cảm nhận được nhịp thở của rừng.. RỪNG CÚC PHƯƠNG Bướm bay nghìn con trong tối rồi trong sáng Hoa phong lan nửa tím nửa màu... em Anh qua rừng Cúc Phương có hồn cây lao xao hồn người thầm lặng Hôn lên những hoa rừng tên lạ lẫn tên quen. Chế Lan Viên.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRÍCH BÀI THƠ: ĐI TRONG RÙNG CÚC PHƯƠNG ….. Đi trong rừng Cúc Phương Tôi nghĩ về đất nước Đất nước bốn nghìn năm Cây chờ xanh nghìn tuổi. Cây vù hương nghìn mùa Phả hương vào xa ngái Cây kim giao gửi lại Đời sau bao ân tình Cho ta đêm trăng thanh Đỉnh trăng lu ngày ấy Bốn nghìn năm còn đấy Quả sấu non trên cánh Rừng vẫn rừng nguyên sinh Cây vẫn cây nguyên sắc. Đi trong rừng Cúc Phương Tôi nghĩ về đất nước... Dương Kỳ Anh - Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáp ranh giữa 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, cách Hà Nội hơn 100km về phía tây nam. Tọa độ địa lí: 20019’0’’B, 105036’30’’Đ. Là VQG đầu tiên của Việt Nam. Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú đa dạng và độc đáo..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hệ động thực vật Là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 ha..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô... + Động Người Xưa: là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của rừng Cúc Phương.. Động Người Xưa + Hang Con Moong: nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau. Hang Con Moong có địa tầng văn hoá khá dày, có cấu tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro than. + Hang Mang Chiêng: là di tích mộ táng của cư dân thời đại Đá mới có tổ hợp công cụ đá gần với văn hóa Hòa Bình, chứa nhiều hiện vật, di cốt động vật, di cốt người. + Động Trăng Khuyết: nằm sâu trong rừng, từ trong cửa động nhìn ra ngoài là hình trăng khuyết. + Động Sơn Cung: là hang động nằm trên tuyến thăm quan cây trò ngàn năm. + Động Phò Mã: là hang động đẹp với nhiều nhũ đá tự nhiên. Để vào động phải đi qua hồ Yên Quang 3, vượt qua thung lũng và núi đá. + Động Thủy Tiên: được tạo nên Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa Lư). Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương. Do.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> hoạt động núi đá vôi, có nét đẹp được cho là giống cung vua Thủy Tề với những tiên nữ dưới nước.. Động Thủy Tiên - Trong vườn còn có suối nước nóng 38ºC. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 5070m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Nhiều loài thú quí như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, khỉ... Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay... là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong rừng tự nhiên. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp và lạ. - Hiện nay,vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu. - Ðến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi những cơn mưa rừng dữ dội đã đi qua. Đường tới Vườn Quốc gia Cúc Phương rất thuận tiện. Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Ðộng, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn... đang cuốn hút khách du lịch đến tham quan và các nhà khoa học đến nghiên cứu. Tại vườn còn có một số chương trình du lịch cho khách lựa chọn như: Đi bộ, du lịch mạo hiểm, leo núi… *VQG Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra học sinh bằng hình thức chấm điểm bài làm trắc nghiệm của học sinh theo nhóm. (4 nhóm) * Đề kiểm tra: 15 phút Câu 1: Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh nào? (2 điểm) a/ Ninh Bình b/ Nghệ An c/ Quảnh Ninh d/ Tây Ninh Câu 2: Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập vào năm nào (2 điểm) a/ 1983 b/ 1982 c/ 1962 b/ 1963 Câu 3: Vị trí của vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng? (2 điểm) a/ Trung du miền núi Bắc bộ. b/ Bắc Trung bộ c/ Tây Nguyên d/ Đồng bằng sông Hồng Câu 4: Vườn quốc gia Cúc Phương được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? (2 điểm) a/ 1982 b/ 1991 c/ 1995 d/ Chưa công nhận. Câu 5: Ý nghĩa của chiến dịch “làm sạch bãi biển”? (2 điểm) a/ Làm sạch bãi biển. b/ Làm cho nguồn nước biển không bị ô nhiễm. c/ Bảo vệ hệ sinh thái biển. d/ Cả 3 đáp án đúng. * Đáp án: Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: d Câu 5: d. 8. Các sản phẩm của học sinh: - Đa số học sinh hiểu bài, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài trong tiết học. - Bốn nhóm thực hiện khá tốt bài kiểm tra. Giáo viên thực hiện. Ngô Thị Lụa.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tuần: 32 - Tiết: 43 Ngày dạy:. Bài 37. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM. 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: *Hoạt động 1: - HS biết: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam. - HS hiểu: Nguyên nhân sv nước ta phong phú đa dạng. *Hoạt động 2: - HS biết: Sự giàu có của sv nước ta. - HS hiểu: 1 số loài nằm trong sách đỏ VN. *Hoạt động 3: - HS biết: Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta và phân bố của chúng. - HS hiểu: Giá trị của các hệ sinh thái. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Rèn kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ sinh vật. - HS thực hiện thành thạo: Xác định sự phân bố của các loại rừng, vườn quốc gia. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Tính cách: Yêu thiên nhiên. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Trình bày và giải thích được đặc điển chung của sinh vật Việt Nam - Sự giàu có về thành phần loài sinh vật - Nắm được các kiểu hệ sinh thái rừng và sự phân bố của chúng 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bản đồ động, thực vật VN. 3.2. Học sinh: Tập bản đồ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1:……………………................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng:.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nước ta có những nhóm đất nào? (8đ). *Nước ta có 3 nhóm đất chính: - Nhóm đất feralit (chiếm 65% diện tích tự nhiên) hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi. Có giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp - Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ. - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 21% diện tích tự nhiên) Tập trung ở các đồng bằng, nhất là ĐBSCL và ĐBSH. Nhóm đất này tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là cây lúa.. Kể tên 1 kiểu hệ sinh thái ở nước ta? - Hệ sinh thái nông nghiêp. (2đ). 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS *Khở động: Việt Nam có nguồn tài nguyên động thực vất vô cùng phong phú. Vì vậy được mệnh danh “Rừng vàng, biển bạc”. Sự giàu có và đa dạng đó như thế nào? Chúng được phân bố ở đâu và những đặc trưng gì? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu qua bài học hôm nay: Hoạt động 1: Cá nhân (10 phút) Dựa vào kiến thức thực tế cho biết sinh vật sống ở những môi trường nào? - Cạn, nước (mặn, ngọt, lợ ), ven biển. Dựa bản đồ sinh vật Việt Nam + nội dung SGK cho biết sinh vật Việt Nam mang đặc điểm gì? Giải thích xem tại sao sinh vật nước ta phong phú đa dạng? - Thảo luận và báo cáo kết quả. + Môi trường sống của Việt Nam thuận lợi: ánh sáng dồi dào, nhiệt độ cao, nước đủ, tầng đất sâu dày, vụn bở… + Nhiều luồng sinh vật di cư tới: Trung Hoa, Himalaia, Malaisia, Ấn.Độ - Mianma. + Do nền nhiệt - ẩm khác nhau, sự tương phản giữa đồng bằng – ven biển – đồi núi, hệ sinh thái thay đổi từ B – N, Đ – T… *GDMT: Là học sinh các em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta? Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Do tác động của con người, diện tích rừng ở nước ta ngày càng suy giảm. Điều này gây tác động xấu đến. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Đặc điểm chung: - Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng về thành phần loài, gen di truyền và hệ sinh thái do các điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> môi trường. Hoạt động 2: Cả lớp (10 phút) Sự giàu có về sinh vật của nước ta được thể hiện như thế nào? - GV: + Cá mặt trăng, khỉ mặt đỏ, vooc đầu trắng… + Động vật: sao la, tê giác 1 sừng, sếu đầu đỏ, vooc… + TV: chò, sến, gụ, lim…. - GV giải thích cuốn: “Sách đỏ Việt Nam”. + Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Hoạt động 3: Cả lớp (15 phút) GV nêu câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn: Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ? Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. *Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loại động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái. Hệ sinh thái ở nước ta như thế nào? Nêu tên và sự phân bố đặc điểm nổi bật các kiểu hệ sinh thái ở nước ta? - Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển: Rộng 300.000 ha dọc bờ biển, ven hải đảo. Sống trong bùn lỏng, cây sú, vẹt, đươc, các hải sản, chim thú. GV nêu câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn: Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì? - Vùng đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. - Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: GV nêu câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn: Kể tên các vườn quốc gia ở nước ta mà em biết? Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẽ Bàng (Quảng Bình), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh)… GV nêu câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn: Nếu là. 2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật: - Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái: - Nước ta có nhiều hệ sinh thái phân bố khắp mọi miền đất nước. - Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển rừng ngập mặn. - Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng rụng lá mùa khô, rừng ôn đới núi cao… - Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. - Hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át hệ sinh thái tự nhiên..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1 hướng dẫn viên du lịch em sẽ thuyết trình và giới thiệu như thế nào về vườn quốc gia Cúc Phương với du khách trong nước và thế giới? - Hệ sinh thái nông nghiệp: VN là nước nông nghiệp phát triển từ lâu đời nên các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng đa dạng và mở rộng. HST bán tự nhiên (nông, lâm kết hợp). HST nhân tạo (vườn cây, ao cá, nhà kính)… Lên xác định trên bản đồ các hệ sinh thái này? - HS: + Quan sát các tranh về rừng ở Việt Nam. Nêu ví dụ? Xác định trên bản đồ? (Cúc Phương - Ninh Bình.), Phong Nha - Kẽ Bàng (Quảng Bình), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh)….. Nêu ví dụ? (rừng khộp – Tây Nguyên) Nêu ví dụ?(vùng Hoàng Liên Sơn) - Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hồ Hiệp thuộc huyện T.Biên, diện tích 18.765 ha, năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát thành vườn quốc gia Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? - Bảo tồn ghen. Nhân và lai tạo giống mới, phát triển du lịch sinh thái, tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, rèn luyện thân thể), xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên...) *GV giới thiệu nội dung một số điều luật, Nghị Định liên quan : Luật Đa dạng Sinh học (2008) Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm : Nghị định đã phân chia động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 02 nhóm tùy theo mức độ nguy cấp và sự bảo vệ của pháp luật đối với các loài đó. Trong đó:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. 4.4. Tổng kết: Giá trị kinh tế và xã hội của vườn quốc gia? - Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương. - Tạo môi trường sống tốt cho xã hội như chữa bệnh, rèn luyện thân thể. - Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Hãy chứng minh sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam? Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật (bản địa chiếm 50%) + Thực vật: 14.600 loài. + Động vật: 11.200 loài. 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: + Học bài *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài mới bài 38 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM + Nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật? + Tại sao phải bảo vệ tài nguyên sinh vật? 5. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(19)</span>
<span class='text_page_counter'>(20)</span>
<span class='text_page_counter'>(21)</span>
<span class='text_page_counter'>(22)</span>