Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.94 KB, 26 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 25 Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2017 Tập đọc: Tiết 73+74. SƠN TINH,THỦY TINH (sgk/70- TG:70phút) I.Mục tiêu: + Biết ngằt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. + Hiểu nội dung:Truyện giải thìch nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt. Trả lời câu hỏi ( 1,2,4). Học sinh khá- giỏi trả lời đựoc câu 3. II. Đồ dùng dạy học: - GV: tranh minh họa bài tập đọc trong Sgk, bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. - HS: sgk III.Các hoạt động dạy học: 1.H động 1: bài cũ “Voi nhà” - Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra bài cũ “ Voi nhà” - Nhận xét và tuyên dương 2.Hoạt dộng 2: Luyện đọc Mục tiêu đọc trơn được cả bài - GV đọc mẫu toàn bài - Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có.Từ khó đọc chung cho HS luyện đọc. - Đọc từng đoạn trước lớp.Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau.Từ mới cuối bài cho HS giải nghĩa. - Cho HS đọc theo nhóm. - Tồ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân. - Nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt. Tiết 2 3.Hoạt động 3:Tìm hiểu bài Mục tiêu: Hiểu nội dung bài - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi SGK. Câu 1: Nững ai đến cầu hôn Mị Nương? Câu 2: Hùng Vương đã phân xử viậc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào? Câu 3:Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần? Câu 4: Yêu cầu HS thảo luận để trà lời câu hỏi số 4 sgk. GV kết luận.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4.Hoạt động 4:Luyện đọc lại bài Mục tiêu: Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. - Gọi HS nhận xét và tuyên dương các nhóm đọc tốt 5.Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Gọi 1 HS đọc lại cả bài - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài chuẩn bị bài sau. VI. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Toán:Tiết 121. MỘT PHẦN NĂM Sgk/122 – TG: 35phút I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: +Nhận biết bằng hiện tượng trực quan” Một phần năm”.Biết đọc, biết viết 1/5. +Biết thực hành chia các nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau. + Làm các bài tập trong sgk. II.Đồ dùng dạy học: -GV: các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. -HS: Vở III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: bài cũ “ bảng chia 5” -Gọi HS đọc bảng chia 5 -Nhận xét 2.Hoạt động 2: Dạy bài mới Giới thiệu “ Một phần năm” (1/5) -HS quan sát hình vuông sgk và thảo luận nhóm: +Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau? +Trong đó mấy phần được tô màu? =>Kết luận:Hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau.Trong đó 1 phần được tô màu.Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông. -Hướng dẫn viết 1/5, đọc : một phần năm. 3.Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1:Nhận biết bằng hình ảnh trực quan “ Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -yêu cầu HS đọc đề bài tập 1 + Đã tô màu 1/5 hình nào? -Yêu cầu HS lám cá nhân, nhận xét và sữa bài. -Nhận xét bài làm HS. Bài 3: Mục tiêu;Biết thực hành chia các nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau -GV tổ chức cho HS chia theo nhóm. -Nhận xét, tuyên dương. 4.Hoạt động 4: Cũng cố- dặn dò -Củng cố:Tồ chức cho học sinh chơi trò chơi “ ai đúng, ai nhanh” GV nhận xét, tuyên dương. -Nhận xét bài học. Chuẩn bị: bài Luyện tập IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2017 Thề dục: Tiết 49 ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ VÀ DANG NGANG TRÒ CHƠI “ NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” Thời gian: 35 phút I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: -Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng,hai tay chống hông và dang ngang. -Thực hiện đi nhanh chuyển sang chạy. -Biết cách chơi và tham gia trò chơi II.Địa điểm – Phương Tiện: - Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân tập và chơi trò chơi. III.Nội dung và phương pháp lên lớp: 1.Phần mở đầu: - Nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài - Khởi động - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên sân trường - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông… - Ôn giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp - Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.Phần cơ bản: - Ôn đi vạch kẻ thẳng hai tay chống hông - Đi kiểng hai tay chống hông. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy - Ôn trò chơi:” Nhảy đúng, nhảy nhanh” 3.Phần kết thúc: - Thà lỏng - Nhận xét - Dặn dò VI.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………........................................................... Kể chuyện:Tiết 25 SƠN TINH, THỦY TINH SGK/62- Tg: 35phút I.Mục tiêu; Yêu cầu cần đạt: - Xếp đùng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện BT1,dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện BT2. Học sinh khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện BT3. II.Đồ dùng dạy học: - GV: 3 tranh minh họa câu chuyện trong SGK ( phóng to, nếu có thề). - HS: SGK III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: bài cũ “Quả tim khỉ” - Gọi 3 HS lên bảng kể lại theo câu chuyện “Quả tim khỉ” theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS kể lại 1 đoạn. - Nhận xét và tuyên dương HS. 2.Hoạt động 2:Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Mục tiêu:Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Treo tranh và cho HS quan sát tranh. - Hỏi: Bức tranh 1 minh họa điều gì? - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? - Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3? - Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện. - GV nhận xét. 3.Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ nội dung truyện Mục tiêu: Dựa vào tranh minh họa, kể lại được tửng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ.Mỗi nhóm có 3HS và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm: các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp.Mỗi HS kể 1 đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. 4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - Củng cố: em hãy nêy ý nghĩa câu chuyện? - Nhận xét - Dặn dò: Nhận xét tiết học.Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………… Toán: Tiết 122 LUYỆN TẬP Sgk/123 – Tg: 35 phút I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng chia 5 - Biết giải bài toán có một phép chia ( trong bảng chia 5). - Bài tập cần làm. Bài 1,2,3. II.Phương tiện dạy học: - GV: bảng phụ - HS: vở bài tập III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Một phần năm” - GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu học sinh nhận biết các hình đã tô màu 1/5. - GV nhận xét và tuyên dương HS..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1,2: Thuộc bảng chia 5 HS tính nhẩm. Chẳng hạn: 20 : 5 = 4 10 : 5 =2 30 : 5 = 6 - Chữa bài, nhận xét bài làm của HS - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. Bài 2: Lần lượt thực hiện tình theo từng cột theo hình thức cá nhân. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3: Biết giải toán có một phép chia( trong bảng chia 5). - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Phân tích bài toán giúp HS nắm được yêu cầu của bài. - Nhận xét bài làm của HS Bài giải: Số quyển vở mỗi bạn có là: 35 : 5 = 7 ( quyển vở) Đáp số: 7 quyển vở 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Tổ chức cho 2 HS thi tính nhanh - Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: chuẩn bị bài Luyện tập chung. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Chính tả (Tập chép): Tiết 49 SƠN TINH, THỦY TINH Sgk/49 – Tg: 35 phút I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2(a/b) hoặc BT3(a/b), hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2 - HS: vở III.Các hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Voi nhà” - Yêu cầu HS viết các từ sau: lụt lội, rụt rè, sút bón. - GV nhận xát và tuyên dương HS..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu: Nhìn bảng và chép lại chính xác đoạn từ “ Hùng Vương thứ mười tám…cầu hôn công chúa”. - GV đọc đoạn viết + Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? + Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - Đọc lại các tiếng: tuyệt trần, chàng trai, non cao cho HS viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sữa lỗi cho HS( nếu có) - GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài. - Đọc bài cho HS soát lỗi. - Chấn bài và nhận xét. 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: Làm các BT chính tả phân biệt: Dấu hỏi/ Dấu ngã Bài 1: VBT - Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS làm bài nhanh.% HS làm đầu tiên dược tuyên dương. Bài 2: VBT - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho HS thi tìm từ giữa các nhóm. Trong cùng một khoảng thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc. - GV nhận xét và tuyên dương. 4.Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Củng cố - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: bé nhìn biển. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Thủ công: Tiết 25 LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ Tg: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Biết cách làm dây xúc xích trang trí. + Cằt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích đều nhau. *Lồng ghép HDNGLL: Biết về một vài loài dây xúc xích II.Đồ dùng dạy học:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - GV: dây xúc xích mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, giấy trằng, kéo, hồ. - HS: giấy thủ công, giấy trằng, kéo, hồ dán. III.Hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Nhận xét sự chuẩn bị của Hs. 2.Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét. Mục tiêu: Hs biết quan sát mẫu và nhận xét. *Lồng ghép HDNGLL; xem tranh triễn lãm 5 phút Nội dung: giới thiệu dây xúc xích - Gv sưu tầm ,giới thiêu cho Hs một số loài dây xúc xích( vật thật) + Dây xúc xích trang trí trong đám cưới + Dây xúc xích trang trí trong ngày hội + dây xúc xích trang trí trong lều trại - Gv giới thiệu dây xúc xích mẫu, yêu cầu Hs thảo luận nhòm theo gợi ý sau: + Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? + Hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào? + Để có được dây xúc xích ta làm như thế nào? Gv nhận xét và kết luận 3.Hoạt động 3: Gv hướng dẫn mẫu Mục tiêu: Hs biết cách làm dây xúc xích GV dùng tranh quy trình hướng dẫn Hs thực hành làm dây xúc xích. Bước 1: cắt thành các nan. - Lấy 3 – 4 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1ô, dài 12ô. Mỗi tờ giấy cắt khoảng 4 – 6 nan. Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích - Bôi hồ vào các đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng tròn. - Luồn nan thứ hai khác màu vào vòng nan thứ nhất. Sau đó bôi hồ dán thành vòng tròn thứ hai. - Luồn tiếp nan thứ ba vào vòng nan thứ hai. Bôi hồ dán thành vòng tròn thứ ba. - Làm giống như vậy đối với các nan còn lại theo thứ tự cho đến khi dây xúc xích dài theo ý muốn. 4.Hoạt động 4: Thực hành nháp Mục tiêu: Bước đầu biết cách làm dây xúc xích - Yêu cầu Hs nhắc lại các làm dây xúc xích - Yêu cầu Hs thực hành làm nháp theo nhóm - Theo dõi giúp đỡ Hs, nhận xét 5.Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Củng cố: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại quy trình.Gv nhận xét. - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: tiết sau thực hành IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2017 Mĩ thuật: Tiết 25 VẼ TRANG TRÍ: TẬP VẼ HỌA TIẾT DẠNG HINH VUÔNG, HÌNH TRÒN Sgk/30 – tg: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Hiểu họa tiết ddang hình vuông, hình tròn + Biết cách vẽ họa tiết + Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích *Lồng ghép HDNGLL: Biết chơi trò chơi” thử tài đoán vật” II.Đồ dùng dạy học: - GV: Vẽ to họa tiết dạng hình vuông, hình tròn – Một số bài vẽ của Hs năm trước – Sưu tân thêm họa tiết dạng hình vuông, hình tròn. - HS: Vở tập vẽ, màu vẽ, chì, gôm… III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs Gv nhận xét sự chuẩn bị của Hs 2.Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét Mục tiêu: Hs biết được họa tiết dạng hình vuông, hình tròn GV giới thiệu một số họa tiết và gợi ý Hs quan sát và thảo luận nhóm theo gợi ý: + Họa tiết là hình vẽ để làm gì?\ + Họa tiết trang trí như thế nào? GV gợi ý cho Hs nhận xét họa tiết dạng hình vuông, hình tròn + Các cánh hoa vẽ bằng màu +Nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ ở các họa tiết GV cho HS xem hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH và đặt câu hỏi gợi ý cho HS nhận xét - Hai họa iết có dạng hình vuông - Hai họa tiết khác nhau về hình về màu - Hai họa tiết có dạng hình tròn - Hai họa tiết cũng khác nhau về hình và màu.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.Hoạt động 3: Cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn Mục tiêu: HS biết cách vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn GV hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ hình vuông, hình tròn ( yo, nhỏ tùy ý) +Kẻ các đường trục chia hình ra nhiều phần bằng nhau để vẽ họa tiết cho đều. + Có thể vẽ được nhiều họa tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn. Gv gợi ý HS cách vẽ màu: +Các hình giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. +Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở các họa tiết. 4.Hoạt động 4: Gv cho HS thực hành: Mục tiêu: Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích GV nêu yeu cầu của bài thực hành - Vẽ họa tiết dạng hình tròn vào cái túi và vẽ màu theo ý thích - Vẽ họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích - Có thể tìm họa tiết khác với hình hứơng dẫn GV giùp HS làm bài: - Tìm họa tiết. Cách vẽ màu( nhìn trục vẽ cho đều) . Vẽ màu - Cần kích lệ hs có cách vẽ riêng. 5.Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá Mục tiêu: Biết nhận xét đánh giá bài của bạn. GV gợi ý HS nhận xét một số bài và tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích - Gv có thể nêu một số bài vẽ đẹp về hình và màu - Nhận xét chng tiết học 6.Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò *Lồng ghép HDNGLL: vui chơi( 10phút) Nội dung: trò chơi “ thử tài đoán vật” GV thành lập 2 đội chơi, mỗi đội 2 em, 1 em lấy đồ vật và mô hình tả dáng, đặc điểm, em còn lại( bịt mắt) đoán là vật gì?. Trong thời gian 2 phút, đội nào đoán được nhiều đồ vật hơn là đội chiến thắng. - Gv nhận xét về tinh thần , thái độ tham gia - Nhận xét, dặn dò: em nào chưa vẽ xong về nhà vẽ tiếp và chuẩn bị bài tuần sau quan sát các con vật quen thuộc. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Tập Đọc: Tiết 75 BÉ NHÌN BIỂN Sgk/ 63-tg: 35 phút.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> I.Mục tiêu - Yêu cầu cần đạt: + Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên. + Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu. + Hiểu bài thơ:bé rất yêu biển, bé thấy biển to rộng mà ngộ ngĩnh như trẻ con( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 3 khổ thơ đầu) *Lồng ghép giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo.(HD3-Bộ phận). II.Đồ dùng dạy học: - Gv: Tranh minh họa BT đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc. - HS: SGK III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” - Gọi HS đọc bài và TLCH sgk tương ứng với nội dung - Nhận xét và tuyên dương 2.Hoạt động 2: Luyện đọc Mục tiêu: Đọc bài lưu loát, hiểu các từ mới - GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: giọng vui tươi, thích thú. - Yêu cầu HS đọc từng câu.Nghe và chỉnh sửa lỗi HS nếu có=> Từ khó đọc chung cho Hs luyện đọc. - Đọc từng khổ thơ trước lớp.Yêu cầu Hs đọc từng bài nối tiếp nhau => Từ mới cuối bài cho Hs giải nghĩa. - Chia nhóm và theo dỏi Hs đọc theo nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc. - Đọc cá nhân - Gv nhận xét và tuyên dương . 3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài *Lồng ghép GDTNMTB,HĐ: Hs hiểu thêm về phong cảnh biển. Mục tiêu: Hiểu được nội dung của bài văn - Yêu cầu Hs đọc thầm từng khổ thơ và TLCH sgk: Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? Câu 2: Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? Câu 3: Em thích khổ thi7 nào nhất? Vì sao? 4.Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ Mục tiêu; Hoc thuộc lòng bài thơ - GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ. Yêu cầu Hs đọc đồng thanh bài thơ. Sau đó xóa dần bài thơ trên bảng cho Hs thuộc lòng. - Tổ chức cho Hs thi đọc thuộc lòng bài thơ 5.Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Củng cố: Gọi 1 Hs đọc cả bài - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, dab85 Hs về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Toán: Tiết 123 LUYỆN TẬP CHUNG Sgk/124 – tg: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản. + Biết giải toán có một phép nhân ( trong bảng chia 5) + Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số. - Bài tập cần làm: BT 1,2,4 II.Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ - HS: Vở III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Luyện tập” - Gọi Hs lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 5, làm BT 3,4 - Gv nhận xét và tuyên dương 2.Hoạt động 2: Luyện tập Bái 1: Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản. Hướng dẫn Hs tính theo mẫu: 3 x 4 : 2 = 12 : 6 = 6 - Gv nhận bài làm của Hs Bài 2: Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số. - Nhắc Hs cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm thừa số trong một tích. - Nhận xét bài làm của Hs Bài 4: Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5) - Gọi 1 Hs đọc đề bài. - Phân tích bài toán giúp Hs nắm yêu cầu của bài. - Nhận xét bài làm của Hs 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Củng cố: cho Hs chơi trò chơi “ câu cá” - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò: chuẩn bị bài Giờ, phút IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………….. Luyện từ và câu: Tiết 25 TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO? Sgk/64 – Tg: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Nắm được một số từ ngữ về sông biển( BT 1, 2) + Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi vì sao? (BT3,4) - Giao tiếp ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực II.Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phủ viết sẵn BT3. BT2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. - HS: vở III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy” - Kiểm tra 4 HS - Nhận xét và tuyên dương 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về sông biển. Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? - Giao tiếp: ứng xử văn hóa - Lằng nghe tích cực Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống Bài 1: - Gọi 1 Hs đọc yêu cầu. - Chia Hs thành các nhóm nhỏ.Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài. - Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ. Bài 2: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập. Đáp án: sông, suối, hồ - Nhận xét và cho điểm Hs. Bài 3:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Gọi 1Hs đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu Hs cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài. Kết luận: Trong câu văn “ Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” Thì phần được in đậm là lí do cho việc “ không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là:” Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?” Bài 4: - Lắng nghe tích cực Hoàn tất một nhiệm vụ: Thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi. - Nhận xét và tuyên dương Hs 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị: từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Tự Nhiên và Xã Hội: Tiết 25 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN Sgk/52 – Tg:35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn. + Quan sát và chỉ ra được một số loài cây sống trên cạn. - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối. - Phát triễn kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. - Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối. II.Phương tiện dạy học: - GV: Ảnh minh họa trong Sgk trang 52,53. Bút dạ quang, giấy A3, phấn màu. Một số tranh ảnh ( Hs sưu tằm). - HS: Sgk.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> III.Tiến trình dạy học: 1.Hoạt động 1:” Cây sống ở đâu ?” - Gv phát các câu hỏi cho các nhóm và yêu cầu kt trong nhóm. - Cây có thể trồng được ở những đâu? 1. Giới thiệu tên cây. 2. Nơi sống của loài cây đó. 3. Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loài cây đó. - GV theo dõi và nhận xét 2.Hoạt động 2: Kể tên các loài cây sống trên cạn.( Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột) Mục tiêu: kể tên các loài cây sống trên cạn. Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn. - Thảo luận nhóm –Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 1.Tên cây 2.Thân, cành, lá, hoa cùa cây. 3.Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gí? - Yêu cầu 1, 2 nhóm Hs nhanh nhất trình bày, các nhóm khác nhận xét,bổ sung. 3.Hoạt động 3: Làm việc với SGK Mục tiêu: Nêu được lợi ích của những loài cây đó. - Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của những loài cây đó. * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. * Phát triển kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối. - Thảo luận nhóm – Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi – chia sẻ. - Yêu cầu các nhóm trình bày theo từng hình. - Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc: - Loại cây ăn quả - Loại cây lương thực, thực phẩm. - Loại cây cho bóng mát. - Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc: - Loại cây lấy gỗ? - Loại cây làm thuốc?.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc… 4.Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Trò chơi “ tìm đúng loài cây” * Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nân làm gì để bảo vệ cây cối. * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. - Trò chơi: + Gv phổ biến luật chơi + Gv sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhụy cây sẽ ghi tên chung tất cả các loài cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm. Tìm các loài cây thuộc đúng nhóm để gắn vào. + Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả. + Gv nhận xét. - Nhận xét dặn dò: Nhận xát tiết học. Chuẩn bị:Một số loài cây sống dưới nước. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017 Thể Dục: Tiết 50 ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY TRÒ CHƠI “ NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” Thời gian: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. + Thực hiện đi nhanh chuyển sang chạy. + Biết cách chơi và tham gia chơi được. II.Địa điểm – Phương tiện: - Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ an toàn - Gv chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân tập và chơi trò chơi. III. Nội Dung và Phương Pháp Lên Lớp: 1.Phần mở đẩu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài. - Khởi động. - Chạy nhẹ nhàng trên đại hình tự nhiên 70 – 80m. - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông….
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Ôn giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp. - Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung. 2.Phần cơ bản: a/ + Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông + Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. + Đi kiểng hai tay chống hông. + Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. b/ + Ôn trò chơi: “ nhảy đúng, nhảy nhanh” 3.Phần kết thúc: - Thả lỏng - Nhận xét - Dặn dò IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Toán: Tiết 124 GIỜ, PHÚT Sgk/125 – tg:35phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Biết 1 giờ có 60 phút + Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. + Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. + Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. - Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3 II.Đồ dùng dạy học: - GV: Mô hình đồng hồ (bằng nhựa hoặc bằng bìa). Đồng hồ để bàn hoặc đồng hồ điện tử ( nếu có) - HS: Vở bài tập toán III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Luyện tập chung” - Sửa bài 4: - Gv nhận xét tuyên dương 2.Hoạt động 2: Dạy bài mới * Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 - Gv nói: “ Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút. - Gv viết:1 giờ = 60 phút..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Gv sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 6 giờ.Hỏi Hs: “ Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?” - Gv quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói; “ Đồng hồ đang chỉ 8giờ 15 phút” rồi viết: 8giờ 15phút. - Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8giờ 30phút hay là 8 giờ rữơi.” - Gv viết: 8giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi. - Gv gọi Hs lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét. - Gv yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh,chẳng hạn: +” Đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút.” 3.Hoạt dộng 3: Luyện tập Bài 1,2: Biết 1 giờ có 60 phút.Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Biết đo đơn vị thời gian: giờ, phút. - HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: - HS xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh vẽ. - Xem đồng hồ. - Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh. Bài 3: Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. - HS làm bài cá nhân rồi chữa bài. - GV nhận xét bài làm của HS. 4.Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Trò chơi: GV gọi 2 Hs lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ cá nhân và yêu cầu, chẳng hạn: “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ rưỡi” - Nhận xét: Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Tập Viết: Tiết 25 CHỮ HOA V Sgk/64 – tg:35phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Viết đúng chữ V hoa( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Vượt ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3lần). + Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> II.Đồ dùng dạy học: + Gv: Chữ mẫu V. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. + Hs: Bảng, vở. III.Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra vở viết - Yêu cầu viết:U, Ư - Hãy nhằc lại câu ứng dụng - Viết: U – Ư , Ươm cây gây rừng - Gv nhận xét tuyên dương 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ. Viết V(cỡ chữ vừa nhỏ). Hứong dẫn HS quan sát thảo luận nhóm và nhận xét: Gắn mẫu chữ V - Chữ V cao mấy li? - Viết bởi mấy nét? - Gv chỉ vào chữ V và miêu tả: + Gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải. - Gv viết bảng lớp - Gv hứơng dẫn cách viết: + Nét 1: Đặt bút lên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K; dừng bút trên đường kẻ 6. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 1. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẽ 5. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết 2 lượt. - GV nhận xét uốn nắn 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết câu ứng dụng theo cỡ nhỏ,chữ viết đùng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. Treo bảng phụ: Giới thiệu câu: V – Vượt suối băng rừng. Quan sát thảo luận nhóm đôi và nhận xét: - Nêu độ cao các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Hs viết bảng con Viết: V - Gv nhận xét và uốn nắn 4.Hoạt động 4: Viết vở Mục Tiêu: Viết và trình bày bài viết vào VTV Vở tập viết: - Gv nêu yêu cầu viết - Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài - GV nhận xét chung. 5.Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Củng cố: GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. GV nhận xét tuyên dương - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học.Nhắc HS hoàn thành tốt bài viết.Chuẩn bị chữ hoa X IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Âm Nhạc: Tiết 25 ÔN 2 BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỀN TRƯỜNG VÀ HOA LÁ MÙA XUÂN Thời gian: 35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Biết hát theo giai điệu và lời ca *Lồng ghép HDNGLL: Biết nội dung câu chuyện “ Tiếng Đàn Thạch Sanh” II.Đồ dùng dạy học: - Gv: Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ quen dùng - HS: Nhạc cụ gõ III.Hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Bài cũ - Kiểm tra 2 nhóm HS hát lại bài Chú chim nhỏ dễ thương - Gv nhận xét đánh giá 2.Hoạt động 2: Ôn tập 2 bài hát - Ôn tập 2 bài hát: Trên con đường đến trường và Hoa lá mùa xuân. 4.Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Cho Hs thi đua hát Gv nhận xét tuyên dương.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Nhận xét dặn dò: Ôn 3 bài hát vừa học IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… THỰC HÀNH KỸ NĂNG SỐNG Bài 13:ĐỘNG VIÊN CHĂM SÓC Sgk/52 – Tg:35phút I.Mục tiêu: - Hiểu được nội dung ý nghĩa của sự động viện và chăm sóc. - Rèn luyện thói quen, động viên, chăm sóc người khác. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài tập trong Sgk. - Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Đọc truyện bài:” Hoa chu đáo” -Hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi? + Vì sao bố Hoa lại vui và tự hào về Hoa? + Theo em những việc làm nào thể hiện sự động viên, chăm sóc? Hoạt động 2: 1.Đánh dấu X vào ô trống ở ý em chọn. 2.Hãy nối các hình ảnh với các ô chữ cho đúng. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2017 Chính Tả( Nghe viết): Tiết 50 BÉ NHÌN BIỂN Sgk/66 – tg: 35 phút I.Mục tiêu: -Yêu cầu cần đạt: + Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày 3 khổ thơ 5 chữ. + Làm được bài tập 2(a/b), hoặc BT 3 (a/b) hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn II.Đồ dùng dạy học: -GV: Tranh vẽ minh họa bài thơ (nếu có).Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. -HS: Vở III.Các hoạt động dạy học:.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1.Hoạt động 1: Bài cũ “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” -Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau: + Lỏng lẽo, buồn bã, - Nhận xét 2.Hoạt dộng 2: Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Bé nhìn biển. -Gv đọc bài thơ Bé nhìn biển. + Lần đầu tiên ra biển,Bé thấy biển như thế nào? + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp? - Yêu cầu Hs đọc và viết các từ khó. - GV đọc cho Hs viết đúng theo yêu cầu. - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó cho HS chữa - Thu chấm bài. Nhận xét bài viết 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu: Củng cố quy tắc chính tả ch/tr Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trong thời gian 5 phút,các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc. - Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 2: VBT (2a) - Yêu cầu Hs tự đọc đề bài và làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Gọi Hs đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và tuyên dương Hs. 4.Hoạt động 4: Cũng cố - dặn dò - Củng cố: Nhắc lại bài học - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò những HS viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại. Chuẩn bi: Vì sao Cá không biết nói? IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Toán: Tiết 125 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ Sgk/126 – Tg:35 phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt:.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. + Biết đo đơn vị thời gian: Giờ, phút. + Nhận biết các khoảng thời gian: 15 phút, 30 phút. + Bài tập cần làm: BT 1,2,3 II.Đồ dùng dạy học: - GV: mô hình đồng hồ - HS: Vở - mô hình đồng hồ - DKHĐ: Cá nhân, nhóm III.Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài cũ “Giờ, phút” - 1 giờ = … phút - Đặt đồng hồ chỉ vào 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1,2: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết đơn vị đo thời gian: Giờ, phút. - Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ.( GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.) Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút. Bài 2: - Trước hết Hs phải đọc và hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động. Ví dụ: + Hoạt động: “Tưới rau’ + Thời điểm: “ 10 giờ 30 phút chiều” - Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động. - Trả lời câu hỏi của bài toán. Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối” và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành “ 19 giờ và 4 giờ 30 chiều” Bài 3:Nhận biết các khoản thời gian: 15 phút, 30 phút. - Gv chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi Gv hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc. 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Tổ chức cho Hs thi đua theo nhóm.Gv nhận xét tuyên dương.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Luyện tập IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Tập Làm Văn: Tiết 25 ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý – QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI Sgk/66 – tg: 35phút I.Mục tiêu: - Yêu cầu cần đạt: + Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường (BT1,2) + Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cành trong tranh(BT3) - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực *Lồng ghép giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo( Bài 3 – Toàn phần) II.Phương tiện dạy học: -GV: câu hỏi gợi ý BT 3 trên bảng phụ. Tranh minh họa bài tập 3( phóng to, nếu có) -HS: Sgk III.Tiến trình dạy học: 1.Hoạt động 1: “ Đáp lời phủ định.Nghe – Trả lời câu hỏi” - Gọi 2 Hs lên bảng đóng vai, thể hiện các tình huống trong bài tập 2,SGK/58 - Gọi 1 Hs khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao? - Nhận xét và tuyên dương Hs 2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Mục tiêu: Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày. Biết nhìn tranh và nói những điều về biển. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống. Bài 1: - Gọi 1 Hs đọc yêu cầu. - Gọi 1 Hs đọc đoạn hội thoại. - Khi đến nhà Dũng, Hà nòi điều gì với bố Dũng?.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào? - Đó là lời đồng ý hay không đồng ý? - Lời của bố Dũng là một lời khẳng định ( đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào? Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lời cảm ơn chân thành. Bài 2: - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài. - Yêu cầu 1 số cặp Hs trình bày trước lớp - Nhận xét và tuyên dương Bài 3: *Lồng ghép GDTNMTB,HĐ: Qua bài tập làm văn HS hiểu thêm về biển, yêu quý biển - Treo tranh minh họa và hỏi: Bức trann vẽ cảnh gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh và TL các câu hỏi sau: + Sóng biển ntn? + Trên mặt biển có những gì? + Trên bầu trời có những gì? - Nhận xét và tuyên dương Hs 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - Củng cố: Khi đáp lời đồng ý chúng ta cần đáp lại ntn? - Nhận xét dặn dò: Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển. Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý.Tà ngắn về biển - Nhận xét tiết học. IV.Phần bồ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… SINH HOẠT LỚP TUẦN 25 I/Nhận xét tuần 24 - Tồ trưởng nhận xét tình hình trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình cả lớp - Giáo viên bổ sung nhận xét: Tuyên dương những mặt tốt, nhằc nhở hs khắc phục những tồn tại. II/ Kế hoạch tuần 25: - Vệ sinh trường lớp, nhắc nhở Hs đi tiêu đi tiểu đúng nơi qui định và giữ vệ sinh chung..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Ôn tập giữa HK2 ( Toán + Tiếng Việt) trong các tiết học..
<span class='text_page_counter'>(27)</span>