<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG TH “B” LƯƠNG AN</b>
<b>TRÀ TỔ :MỘT</b>
<b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT</b>
<b>NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
<i>Lương An Trà, ngày 5 tháng 02 năm 2017</i>
<b>BÁO CÁO</b>
<b>Kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên tiểu học</b>
<b>Năm học:2016-2017</b>
Họ và tên:
<b>PHAN THỊ KIM THANH</b>
.Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 04/12/1987 .Năm vào ngành: 2011
Tổ chuyên môn:Khối 1
Chức vụ: Dạy lớp 1D
<b>I.NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1: </b>
<b>A.Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 :</b>
<i><b> 1. Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương</b></i>
<i><b>trình, tài liệu BDTX.</b></i>
<b>A - NHIỆM VỤ CHUNG</b>
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.
Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng
lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học
sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống.
Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá
học sinh tiểu học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh
khó khăn.
<b>B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>
<b>I</b>
.
<b>Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động</b>
<b>và phong trào thi đua:</b>
1. Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận
động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, “Mỗi thầy giáo, cơ
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tập trung các nhiệm vụ:
</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>
Thực hiện tốt công tác bàn giao chất lượng giáo dục, tiếp tục triển khai các
biện pháp giúp đỡ học sinh khó khăn về học, khơng để học sinh ”ngồi sai lớp”,
không để học sinh bỏ học.
2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt
động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Giáo viên chủ động phối hợp với
gia đình và cộng đồng cùng tham gia giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.
Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. . tổ chức cho
học sinh thực hiện lao động vệ sinh trường, lớp học và các cơng trình trong khn
viên nhà trường để tất cả học sinh đều được tham gia nhằm giáo dục cho học sinh
tình yêu lao động và biết những việc làm cụ thể để giữ gìn "trường xanh, lớp sạch".
Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào Cờ Tổ quốc; thực hiện có nề nếp
các bài tập thể dục tại chỗ trong học tập, sinh hoạt cho học sinh.
Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản
vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích
cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trị chơi dân gian, dân ca, ngoại khố phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Tổ chức “Tuần làm quen” đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh
thích nghi với mơi trường học tập mới và vui thích khi được đi học.
<b>II. Thực hiện chương trình giáo dục </b>
1. chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã
hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung, tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt,
đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Tiếp tục sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong
trường và SHCM các cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM
thơng qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Giáo viên tham gia SHCM qua trang
mạng thông tin “Trường học kết nối”.
3. Thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo TT 22 ( 6/11/2016 )
Thông tư 22/2014/TT-BGDĐT ngày 6/11/2016 về quy định đánh giá học sinh
tiểu học đã được sửa đổi, bổ sung giúp giáo viên khắc phục khó khăn về kỹ thuật khi
thực hiện đánh giá học sinh; đồng thời, giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc đánh
giá thường xun bằng nhận xét đó là: chủ yếu nhận xét, hướng dẫn bằng lời nói trực
tiếp để hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn trong các giờ học và hoạt động giáo dục,
tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp
lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập
trung vào hoạt động chuyên môn.
</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>
5.Dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn tại Công văn số
3535/BGDĐT-GDTH ngày 27/5/2013 của Bộ GD&ĐT.
6. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo
vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an tồn giao thơng;
phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và
hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp
lực đối với học sinh .
<b>III</b>
.
<b>Một số hoạt động khác:</b>
1. Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt. Tổ chức Hội thi “Viết chữ
đẹp” cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh….
<i><b>2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề</b></i>
<i><b>nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.</b></i>
Qua học tập và nghiên cứu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của
cấp tiểu học 2016 – 2017. Giúp bản thân tôi nắm rõ công văn hướng dẫn của Sở
giáo dục và đào tạo, từ đó thực hiện tốt các nội dung đã được nêu rõ trong cơng
văn. Bên cạnh đó giúp bản thân xác định rõ những việc cần làm trong năm học,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
bản thân.
<b>B</b>
<b>.</b>
<b>Hướng dẫn đánh giá học sinh theo thông tư 22 /2016/TT- BGDĐT:</b>
<i><b>1. Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương</b></i>
<i><b>trình, tài liệu BDTX.</b></i>
<b>A. Nhiệm vụ chung</b>
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
<b>B. Nhiệm vụ cụ thể</b>
<b>Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu</b>
<b>học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm</b>
<b>2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo</b>
1.
Sửa đổi, bổ sung tên Điều 4
và khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 4
như sau:
“
<b>Điều 4</b>
.
<b>Yêu cầu đánh giá</b>
” ( đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất)
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:
</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>
“3. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết
hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó
đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau: (Năng lực, phẩm chất )
“2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn
kết, yêu thương.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“
<b>Điều 6. Đánh giá thường xuyên</b>
* Khái niệm đánh giá thường xuyên:
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được
thực hiện theo tiến trình nội dung của các mơn học và các hoạt động giáo dục. Đánh
giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ,
điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên về học tập:
a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và
cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết,
có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm
bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh
giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp
đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
3. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở
từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về
những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hồn thiện bản thân;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên,
giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“
<b>Điều 10. Đánh giá định kì </b>
(4 kì)
</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>
so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp
tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn
cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học
sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của mơn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Hồn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học
hoặc hoạt động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các mơn học: Tiếng Việt, Tốn, Khoa
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì mơn Tiếng Việt, mơn Tốn
vào giữa học kì I và giữa học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát
triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
-
<b>Mức 1:</b>
nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
-
<b>Mức 2:</b>
hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức
theo cách hiểu của cá nhân;
-
<b>Mức 3:</b>
biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
<b>- Mức 4:</b>
vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm,
không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của
bài kiểm tra định kì khơng dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết
quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường
xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để
đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá
trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất
của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:
</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“
<b>Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh</b>
<b>hoạt </b>
Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm
quyền được chăm sóc và giáo dục.
1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập được đánh giá
như đối với học sinh khơng khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu hoặc theo yêu cầu của
kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá
theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo
dục cá nhân.
3. Đối với học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét,
đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp học linh hoạt và kết quả đánh giá
định kì mơn Tốn, mơn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy
định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 13 và Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 13 như sau:
“
<b>Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá</b>
”
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“
<b>Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá</b>
1. Hồ sơ đánh giá gồm Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của
lớp.
2. Giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả
đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.
3. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học
tại trường, được giao cho học sinh khi hồn thành chương trình tiểu học hoặc đi học
trường khác.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:
“1. Xét hồn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hồn thành chương trình lớp học phải đạt các điều
kiện sau:
- Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo dục:
Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;
</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>
- Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên;
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hồn thành chương trình lớp học, giáo
viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hồn thành chương
trình lớp học;
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hồn
thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các mơn học, hoạt
động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo
viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại
lớp.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“
<b>Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh</b>
1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách
quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận
học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thơng tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp
giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với
giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế
của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của
Quy định này;
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học
cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung
học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh,
bàn giao cho nhà trường.
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ
chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh hồn thành chương trình tiểu
học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“
<b>Điều 16. Khen thưởng</b>
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
a) Khen thưởng cuối năm học:
</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một mơn học
hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp cơng
nhận;
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên
khen thưởng.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“
<b>Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo</b>
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“
<b>Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng</b>
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh
theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực
hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá
học sinh.
3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kì; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; xác
nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lí hồ sơ đánh giá học
sinh.
4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi
và quyền hạn của hiệu trưởng.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“
<b>Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên </b>
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học
sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn
giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập,
rèn luyện của mỗi học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên
truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại
Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh
giá.
2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:
</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực
hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu chất
lượng giáo dục học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
3. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh
có nội dung chưa hồn thành hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần thiết,
giáo viên thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá của mỗi học
sinh.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“
<b>Điều 20. Quyền và trách nhiệm của học sinh</b>
1. Được nêu ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng
về kết quả đánh giá.
2. Tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo viên.”
<b>Điều 2.</b>
<b>Bãi bỏ và thay đổi từ ngữ</b>
1. Bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11.
2. Thay đổi cụm từ “đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3.
<b>Điều 3.</b>
<b>Trách nhiệm tổ chức thực hiện</b>
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
<b>Điều 4. Hiệu lực thi hành</b>
Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
<i><b>* Nội dung nhận thức qua TT22 </b></i>
a)
<b>Môn học và hoạt động giáo dục</b>
( kiến thức và kĩ năng ) : hoàn thành tốt : điểm
9 và 10; hoàn thành : điểm 5 đến điểm 8; chưa hoàn thành điểm dưới 5 )
b)
<b>Năng lực và phẩm chất</b>
: tốt – đạt – cần cố gắng.
c) Đánh giá học sinh theo định kì ( giữa học kì I và cuối học kì 1; giữa học kì II và
cuối học kì II
<b> Kiểm tra định kì:</b>
Khối 1, 2, 3 cuối kì 1 và cuối kì 2. Đối với khối 4 và 5 có thêm
kiểm tra giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2 và cuối kì 2
d)
<b>Đề kiểm tra:</b>
phải ra theo chuẩn kiến thức kĩ năng và có đủ 4 mức độ
đ)
<b>Về hồ sơ và sổ sách gồm có</b>
: bảng tổng hợp đánh giá kết quả của học sinh và học
bạ vào cuối năm học
e)
<b>Xét khen thưởng</b>
: học sinh đạt từ điểm 9 và 10 kèm theo năng lực và phẩm chất
tốt.
<b>2. Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào hoạt động nghề nghiệp </b>
<b>thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. </b>
</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>
- Kích thích giáo viên tư duy và khơng ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ
môn khác nhau để có được những kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi
hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay.
- Đánh giá chính xác học sinh về kiến thức kĩ năng cũng như năng lực và phẩm chất
qua từng tiêu chí thể hiện thơng qua phiếu thơng tin ( giữa học kì I, cuối kì I, giữa kì
II, cuối học kì II ) Bên cạnh đó , qua các kì thi để đánh giá lại học lực của học sinh để
đi đến khen thưởng, lên lớp và thi lại một cách chính xác
<i><b>2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề</b></i>
<i><b>nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.</b></i>
Qua học tập và nghiên cứu thông tư 22 bản thân tôi đã nắm bắt kịp thời,
chính xác về nội dung hướng dẫn đánh giá học sinh theo thông tư 22 và đã áp
dụng vào việc đánh giá học sinh năm học 2016 – 2017 đúng theo thông tư 22.
<b>C</b>
<b>. </b>
<b>Dạy học giải tốn có lời văn ở tiểu học theo phương pháp tích cực:</b>
<i><b>1. Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương</b></i>
<i><b>trình, tài liệu BDTX.</b></i>
* Mục đích ý nghĩa
- Về chương trình có 3 bước. Thực hiện chuyên đề 4 bước
- Xác định chuyên đề hay ý tưởng
- Mô tả hành động cần tiến hành nghiên cứu tài liệu
- Xây dựng kế hoạch thu hoạch tài liệu.
- Ghi các câu hỏi cần nghiên cứu của chuyên đề
- Kế hoạch thời gian để thực hiện, phân công chuẩn bị.
- Lập kế hoạch cho SHCM theo chuyên đề có 5 bước
- Q trình thực hiện có 3 bước
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cá nhân
* Hoạt động 2: Cho biết phương pháp, quy trình khi dạy bài tốn có lời văn.
- Các cơ sở giải tốn có lời văn
- Các phương pháp diễn dịch (suy diễn)
- Các phương pháp quy nạp
- Các phương pháp tương tự
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp
- Dấu hiệu lựa chọn phép tính
- Phép cộng, trừ, nhân, chia
- Dạy học giải tốn có lời văn
- Bài tốn có lời văn bao gồm hai bộ phận: Phần số, phần hỏi.
- Dạy học tốn có lời văn thực hiện 3 nhiệm vụ: viết lời giải, viết phép tính phù hợp,
viết đáp số.
* Tiến hành giải toán đơn và dạy toán hợp.
- Bước 1: đọc đề
- Bước 2: HS trình bày bài giải
- Bước 3: GV hỏi HS vì sao lựa chọn phép tính ấy?
</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>
* Cần quan tâm:
- Khả năng tư duy, sáng tạo, suy luận.
- Phân tích qua việc lựa chọn phép tính thích hợp ( khơng phải thực hiện phép tính
cho kết quả đúng hay sai (nhiệm vụ của việc dạy phép tính số học trước đó).
* Quy trình dạy học giải tốn hợp
- Bước 1: yêu cầu đọc đề
- Bước 2: yêu cầu tóm tắt đề
- Bước 3: hướng dẫn HS tìm cách giải.
* Phân tích bài tốn
Đặt những câu hỏi vừa sức với HS, không quá dễ, không gợi ý những phép tính, giải
tốn đơn (trong bài tốn hợp đó).
- Bước 4: u cầu HS trình bày bài giải
- Bước 5: yêu cầu HS đánh giá bài giải ( khơng chỉ đơn thuần là kiểm tra, kết quả
phép tính, đáp số đánh giá mà nên nhắc đến phát triển tư duy của trẻ).
* Hoạt động 3: Thực hành
1) Tìm hiểu một số khó khăn (đầy đủ dữ liệu chưa) trong mỗi bài tốn sau đây:
<b>Bài tốn 1:</b>
có ba mươi sáu học sinh và bốn người lớn cung leo lên một chiếc xe bus
có năm mươi chỗ. Hỏi cịn dư lại bao nhiêu chỗ trống trên xe?
Đơn vị ( HS, người lớn, chỗ,..)
Số được cho dạng chữ thay vì kí số
Ngữ cảnh của bài tốn (xe bus)
Chưa nói rõ tình trạng xe bus có người sẵn hay chưa?
Có tính chỗ cho tài xế trong số 50 chỗ trên xe hay khơng?
Đề bài khơng nói rõ số người ngồi trên xe đúng hay ngồi trên ghế
Chưa nói rõ 1 người 1 ghế hay khơng?
2) Soạn một đề tốn theo quy trình giải
Bài tốn: Thùng thứ nhất đựng được 25 lít dầu, thùng thứ hai chứa nhiều hơn
thùng thứ nhất 7 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai chứa được mấy lít dầu?
Quy trình giải
HS đọc đề tốn, tìm hiểu nội dung
HS tóm tắt đề bài tốn
Phân tích bài tốn
Bài tốn cho biết gi?
Bài tốn hỏi gì?
Muốn tìm kết quả ta làm thế nào?
HS làm bài vào vở và kiểm tra nhau
GV kiểm tra và nhận xét
<i><b> * Nội dung nhận thức: </b></i>
- Lập kế hoạch cho SHCM theo chuyên đề có 5 bước
- Về chương trình có 3 bước. Thực hiện chun đề 4 bước
- Giúp cho giáo viên có thêm những vốn kiến thức về giải tốn có lời văn.
- Phát triển các kĩ năng ở mơn tốn, chú trọng năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh và có khả năng nhận biết và biết giải các dạng tốn có lời văn.
</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>
- Giáo viên có khả năng xây dựng đề và đưa ra những dạng toán về giải toán có lời
văn ( dạng tốn đơn và tốn hợp ) giải theo quy trinh phù hợp với học sinh.
<i><b>2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề</b></i>
<i><b>nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.</b></i>
Qua học tập và nghiên cứu chun đề Dạy học giải tốn có lời văn theo
phương pháp tích cực qua đó giúp bản thân tơi nắm được phương pháp giải
tốn có lời văn theo phương pháp tích cực và đã vận dụng và áp dụng vào dạy
học mơn Tốn ở lớp 1 trong năm học 2016 -2017.
<b>D</b>
<b>. </b>
<b>Tích hợp kĩ năng sống thông qua dạy môn Tiếng việt , Đạo đức:</b>
<i><b>1. Kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương</b></i>
<i><b>trình, tài liệu BDTX.</b></i>
a) Kĩ năng sống là khả năng thích ứng của mỗi HS là khả năng tiếp thu kiến thức và
hình thành thái độ và kĩ năng trong cuộc sống.
b) Vì sao cần phải giáo dục KNS cho HSTH?
Vì giáo dục KNS cho HSTH là một việc rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp
cho các em tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
c) Những KNS nào cần phải dạy cho HSTH?
- Tư duy, sáng tạo
- Phê phán
- Giải quyết vấn đề, hiệu quả
- Hợp tác làm việc nhóm
- Thể hiện sự cảm thơng
d) Những khó khăn gặp phải khi giáo dục KNS cho HSTH
- Những khó khăn về cách cư xử
- Về thực hành, giao tiếp trong xã hội
- Chưa đưa thành một phân môn cụ thể trong chương trình nên giáo dục KNS vẫn
chưa thấy hiệu quả.
- Chỉ áp dụng vào một số phân môn
- Chưa tự giác chuẩn bị ĐDDH
- Thời gian lồng ghép tài liệu rất ngắn nên hiệu quả còn thấp.
- Lồng ghép vào tiết dạy còn lúng túng đối với một số giáo viên chưa có kinh
nghiệm.
- Hoạt động 2: thiết kế bài dạy tích hợp ( biết, hiểu, vận dụng và thái độ)
<b>* Nội dung nhận thức </b>
- Qua chuyên đề cần giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống nào phù hợp trong
tiết dạy và những khó khăn gặp phải khi giáo dục KNS cho HSTH
</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>
<i><b>2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề</b></i>
<i><b>nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.</b></i>
Qua chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Tiếng việt
và môn Đạo đức. Khi vận dụng vào tiết dạy giáo viên cần biết cách sử dụng
một số phương pháp trong giáo dục KNS cụ thể cho học sinh tiểu học.
Ví dụ: Thay vì chỉ nêu giáo dục kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp chung chung.
Thì giáo viên nêu ra việc làm cụ thể: Khi gặp thầy cô hoặc người lớn
tuổi cần phải gật đầu chào hỏi.
Biết giáo dục học sinh phòng tránh tai nạn thường gặp ở nhà, ở trường,
phịng tránh tai nạn giao thơng, biết kính trọng thầy cơ giáo, biết kính trọng
người lao động, biết trung thực trong học tập.
Ngoài ra còn giáo dục các em phòng chống các bệnh về mắt, mũi, miệng,
tai,da,…Các bệnh truyền nhiễm như hiện nay.
<b>NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO</b>
<i>(Ký ghi rõ họ tên)</i>
<b> PHAN THỊ KIM THANH</b>
</div>
<!--links-->