Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bai thi Em yeu Lich su Viet Nam da dat giai cao nam 20152016 thay co va cac em tham khao nhe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ và tên: LÊ TRUNG HIẾU Lớp: 9A Trường: THCS Tam Hưng- Huyện Thanh oai - Hà Nội.. BÀI THAM DỰ CUỘC THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM” Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng Tám và tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, độc lập có ý nghĩa như thế nào với một quốc gia? Trả lời Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với những cuộc khởi nghĩa, cách mạng giành chính quyền trong cả nước. Là người dân Việt Nam hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên được một sự kiện được coi là trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên giành chính quyền trong cả nước. Đó chính là cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc cách mạng được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ hai. Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền…. Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”. Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đều ghi nhận sự thành công của cách mạng tháng Tám là nền tảng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 9-8-1945, sau khi chiến thắng hoàn toàn quân Đức, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến công quân Nhật. Trong vòng không đầy một tuần lễ, quân đội Liên Xô đánh tan gần một triệu quân Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc), buộc Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh Thái Bình Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt. Từ ngày 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang, nhận định cơ hội cho nhân dân Việt Nam giành quyền độc lập đã tới, những điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, do ông Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng phụ trách. Ngay trong đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 cho đồng bào và chiến sỹ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa; quyết định Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có sao vàng năm cánh; chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.” Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên với tinh thần "Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ở các tỉnh xa chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng thấm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhuần chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và Ban Việt Minh đã chủ động kịp thời phát động nhân dân nổi dậy. + Từ ngày 14/8 đến ngày 18/8, nhiều xã, huyện thuộc phần lớn các tỉnh ở Bắc Kỳ, một số tỉnh ở Trung Kỳ và Nam Kỳ đã nối tiếp nhau chớp thời cơ đứng lên giành chính quyền. + Ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên , mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Quân giải phóng chiếm nhiều vị trí, bao vây và tiến công quân Nhật trong thị xã. + Tại Hà Nội, ngày 15/8/1945, Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa) đã được thành lập. Uỷ ban đã khẩn trương hoàn thành kế hoạch khởi nghĩa. Quần chúng ở nội ngoại thành đã sẵn sàng xuống đường. Chính quyền bù nhìn rệu rã đến cực điểm. Khâm sai Bắc Kỳ đã bỏ nhiệm sở ở Hà Nội. Điều kiện khởi nghĩa ở Hà Nội đã chín muồi. Ngày 18/8, Uỷ ban quân sự cách mạng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19/8, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành với khí thế cách mạng sục sôi xuống đường biểu dương lực lượng. Cuộc biểu tình thị uy nhanh chóng biến thành khởi nghĩa giành chính quyền. Quần chúng lần lượt chiếm Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Sở mật thám, Sở cảnh sát Trung ương, Sở bưu điện, Trại bảo an binh. Hơn 1 vạn quân Nhật không dám chống cự, phải giao chính quyền cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi đã cổ vũ các địa phương trong cả nước. + Tại Huế, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã nổ ra ngày 23/8. Hàng chục vạn nhân dân nội thành đã biểu tình thị uy, chiếm các công sở. Chiều 30/8, trước cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tham dự tại Ngọ Môn, Bảo Đại đã nộp ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ Trung ương lâm thời. Chế độ phong kiến mục nát đã sụp đổ. + Ở Sài Gòn, sáng 25/8 quần chúng tràn xuống đường phố chiếm Sở cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà máy điện, giành toàn bộ chính quyền Thắng lợi ở Sài Gòn có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ. + Tiếp đó lực lượng khởi nghĩa lần lượt giành chính quyền ở các tỉnh Hồng Gai, Sơn La, Cần Thơ (26/8), Rạch Giá (27/8) Hà Tiên, Đồng Nai Thượng (28/8). Như vậy, chỉ trong nửa cuối tháng Tám năm 1945, chính quyền của bọn đế quốc, phong kiến và tay sai thống trị gần 100 năm bị đập tan và chế độ quân chủ tồn tại hàng nghìn năm bị xóa bỏ vĩnh viễn, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thật sự thuộc về tay nhân dân ta. Cách mạng tháng Tám thành công. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở đường đưa dân tộc ta tiến hẳn vào kỷ nguyên mới trong lịch sử của mình: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà nước công nông ra đời ở Việt Nam, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành một nước độc lập tự do và dân chủ. Ngày 19-8-1945, khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Tân Trào (Tuyên Quang) về Hà Nội. Người ở và làm việc tại số nhà 48 phố Hàng Ngang. Tại đây, Bác đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, làm việc cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Ủy ban Giải phóng dân tộc, chuẩn bị cho ra mắt Chính phủ lâm thời và Ngày Lễ tuyên bố Độc lập của đất nước. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân đủ các tầng lớp ở thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời và toàn thể nhân dân Việt nam trịnh trọng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đọc Tuyên ngôn Độc lập,tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã kế thừa, tổng kết tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời kỳ đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo và chú trọng những giá trị pháp lý quốc tế. Bản tuyên ngôn độc lập là kết tinh ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, từ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đến “núi sông bờ cõi đã chia” và sáng ngời “nền văn hiến”; đồng thời, kế thừa và phát triển những giá trị tiến bộ của nhân loại. Bản Tuyên ngôn đề cao những giá trị về quyền con người và từ quyền con người, Bác đã nâng lên quyền của các dân tộc. Mở đầu Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó, Người còn đề cập tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những tư tưởng bất hủ về quyền con người, là những lẽ phải không ai chối cãi được.Từ việc thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người, Hồ Chí Minh đi tới khẳng định quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã tố cáo và lên án mạnh mẽ chính sách áp bức của chủ nghĩa thực dân đối với dân tộc Việt Nam, trái với những tuyên truyền lừa bịp của đế quốc, thực dân đối với các dân tộc thuộc địa: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.” Bản Tuyên ngôn cũng nêu bật cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của Pháp, Nhật; đồng thời khẳng định giá trị hiện thực và cơ sở pháp lý của nước Việt Nam độc lập. Tuyên ngôn nêu rõ: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Khẳng định hiện thực lịch sử, đồng thời Bản Tuyên ngôn cũng làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 được dựa trên cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc đó; đồng thời khẳng định, chủ quyền dân tộc Việt Nam được xác lập từ cuộc đấu tranh lâu dài chống thực dân, phát-xít và được bảo đảm bởi những cam kết quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn,” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn Độc lập cũng là áng văn chính luận giàu chất trí tuệ, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không khô khan, lý trí mà giàu cảm hứng, không bi lụy, cảm thương, mà có giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, thuyết phục. 70 năm đã qua, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào lòng người như sự thức tỉnh, khẳng định niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam vào tương lai tươi đẹp. Đó là áng văn bất hủ gópphần làm nên cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta. Hoà chung trong không khí sục sôi của nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy với lòng quyết tâm sắt đá giành lại chính quyền về tay nhân dân. Người dân quê hương em cũng một lòng một dạ “niềm tin đi theo Đảng”, cùng nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Là một huyện ven đô, Thanh Oai – quê hương em sớm được tiếp thu ánh sáng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng, do đó phong trào đấu tranh cách mạng đòi dân sinh dân chủ diễn ra ở nhiều nơi trong huyện. Sự ra đời của tổ Đảng ở Phú Diễn cuối năm 1940 là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển về chất của phong trào cách mạng ở Thanh Oai, mở ra giai đoạn phát triển mới cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên địa bàn huyện. Đây là cơ sở Đảng đầu tiên ở huyện Thanh Oai, từ đây phong trào cách mạng ở tổng Tả Thanh Oai đã có tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Đầu năm 1942, chi bộ Đảng ở nhà pháo Bình Đà – cơ sở Đảng thứ 2 được thành lập trên địa bàn huyện, đến năm 1944 đã phát triển 3 cơ sở Đảng. Từ năm 1942 đến tháng 8/1945, các cơ sở Đảng đã tích cực xây dựng, phát triển các tổ chức cứu quốc, lực lượng tự vệ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tán phát truyền đơn, tổ chức quần chúng mít tinh, đấu tranh vũ trang…, đến tháng 3-1945 đã có hơn 10 làng có cơ sở cách mạng, lực lượng chính trị được mở rộng. Ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 “Lệnh tổng khởi nghĩa”, khắp các làng xã Thanh Oai sục sôi khí thế nổi dậy giành chính quyền. Sáng ngày 27/8/1945, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hàng trăm quần chúng tự vệ vũ trang đã tổ chức biểu tình chiếm huyện lỵ Kim Bài. Từ đây, chính quyền cách mạng từ huyện đến xã được thành lập. Dưới ngọn cờ yêu nước của mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo, nhân dân Thanh Oai bằng sức mạnh và lực lượng của mình đã đạp đổ gồng xiềng nô lệ và bộ máy chính trị chính quyền bù nhìn từ thôn, xã đến huyện áp đặt từ hàng trăm năm trước để giành chính quyền làm chủ quê hương, góp phần không nhỏ vào thành công chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói “Không có gì quý hơn Độc lập, tự do”. Vâng, độc lập có một vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Có độc lập, con người sẽ có tất cả. Có độc lập nhân dân sẽ được sống trong ấm no hạnh phúc, không sợ hãi về những gì chiến tranh, sự xung đột, bạo loạn gây ra. Có độc lập, các quốc gia mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của mình ngày càng phồn vinh. Quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập tự do là vô cùng quý giá thiêng liêng, không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, quyền xâm hại độc lập dân tộc của một quốc gia, dân tộc khác..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 2: Hãy giới thiệu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám(khoảng 1-2 trang A4). Theo em, giá trị lịch sử, văn hóa khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được thể hiện ở những điểm nào? Trả lời. Văn Miếu- Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Nơi đây là chứng nhân cho những nét đẹp văn hoá lâu đời của Việt Nam, là biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội. Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, thời vua Lý Thánh Tông, thờ các tiên thánh tiên sư của đạo Nho và dùng làm nơi dạy học. Người thầy đầu tiên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Chu Văn An và học trò đầu tiên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan. Nơi đây, lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ Khổng Tử, Chu Công và bốn môn đồ của Khổng tử là Nhan Uyên, Tăng Sâm, Mạnh Tử và Tử Tư. Vua Lý Thánh Tông còn cho đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối, vẽ hình “thất thập nhị hiền” (72 người hiền) của đạo Nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám - trường học cao cấp đầu tiên của nước ta, nằm sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho các hoàng tử con vua, hoàng thân, con các đại thần, quý tộc (nên gọi tên là Quốc Tử). Đến thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ vừa lên ngôi đã tuyển chọn các nho sinh ưu tú ở các nơi vào Quốc Tử Giám để được các thầy giỏi giảng dạy. Đời Lê Thánh Tông đặt ra lệ khắc tên tuổi những người thi đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng tại Văn Miếu để lưu danh. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trên diện tích rộng 54331m², nằm giữa bốn dãy phố: phố Quốc Tử Giám chạy qua cổng chính bao phía Nam, phố Văn Miếu bao cạnh phía Đông, phố Tôn Đức Thắng bao cạnh phía Tây; đằng sau là phố Nguyễn Thái Học bao phía Bắc. Đây là quần thể kiến trúc được quy tụ trong một khuôn viên rộng rãi với năm khu chính. + Khu thứ nhất, gồm hồ Văn, Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng. Trước mặt Văn Miếu là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa. Cổng chính tam quan có lầu, tầng trên gắn ba chữ “Văn Miếu môn”. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn mang nhiều nét độc đáo, nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở có một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ. Phía bên trong lại mở 3 cửa cuốn không có cánh. Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiên và 4 mái nóc. Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc. Bờ nóc cũng có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt. + Khu thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Kiến trúc Đại Trung môn được làm theo kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ “Đại Trung môn”. Con đường thẳng từ Văn Miếu Môn tới Đại Trung môn rồi tiếp tới Khuê Văn Các. Khuê Văn Các xây dựng vào năm 1805, đời Gia Long triều Nguyễn là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Gác “vẻ đẹp sao Khuê” là một lầu vuông hai tầng, chồng diêm tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước.Kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác gỗ phía trên. Bao quanh bốn mặt tầng gác gỗ là hàng lan can con tiện, trang trí theo đề tài bát bảo, mỗi mặt có một cửa tròn gắn trong khung vuông có những đường nối đặc trưng cho ánh sao Khuê đang tỏa sáng. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thếp vàng 3 chữ “Khuê Văn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các”. Đây là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trung khoa thi hội. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song với con đường trục chính giữa, chia khu vực thứ hai này thành bốn dải khá cân bằng. + Khu thứ ba, là khu vườn bia, chính giữa khu này là giếng Thiên Quang. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tinh) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn). Thiên Quang là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh thúy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Hai bên phải, trái của giếng Thiền Quang là hai dãy nhà bia đá lớn gọi là vườn bia, di sản có giá trị và ý nghĩa nhất của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bia đều được dựng trên lưng rùa đá. Tất cả có 82 bia, mỗi bên 41 bia dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Tấm bia sớm nhất được dựng vào năm 1484, khắc tên các vị Tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Với 82 tấm bia tiến sĩ đã ghi lại họ tên, quê quán của của 1304 vị tiến sĩ đã thi đỗ trong 82 khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung Hưng Mỗi bia Tiến sĩ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo trán bia, diềm bia, chân bia đều có những hình ảnh điêu khắc tinh xảo, phản ánh sinh động cảnh sinh hoạt của người dân; hình ảnh quan văn, quan võ; các đề tài trang trí “lưỡng long chầu nguyệt”... Vật liệu dựng bia là đá xanh được tuyển chọn rất kỹ, việc tạo dáng và khắc bia cũng rất công phu, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kỹ năng chế tác. Trong 82 tấm bia còn lại thì tấm nhỏ nhất cao gần 1,4m là những bia đầu tiên, bia lớn nhất là bia đời Cảnh Hưng cao đến 2,14m. Giữa hai dãy bia có hai nhà bia nhỏ ghi bài văn nói về những lần tu sửa. Ngày 9/3/2010, UNESCO một tổ chức uy tín về: Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận 82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới. + Khu thứ tư, bắt đầu bằng cửa Đại Thành. Qua cửa Đại Thành tới sân Đại bái, nhà Bái đường là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, Thất thập nhị hiền,… Nhà Đại bái trải dài suốt chiều ngang sân với 9 gian, song song với lớp thứ hai ở phía sau là hậu cung. Nhà Đại bái có hai trụ đá mang dòng chữ “Canh Thìn xuân quý phụng mệnh kính lập” vâng lệnh vua lập mùa xuân năm Canh Thìn (1760). Chính giữa nhà Đại bái treo bức hoành lớn “Vạn thế sư biểu” (người thày của muôn đời) chữ của vua Khang Hy (1662 - 1722) Trung Quốc viết tặng sứ thần ta đem về khắc vào hoành sơn son thiếp vàng. Bên tả có hai bức hoành: “tập Đại thành” và “ Đức tham thiên địa”, bên hữu cũng hai bức: “Đạo quán cổ kim” và “Phúc tư vãn”. Trong Đại bái còn có một chuông lớn “Bích ung đại chung” đúc năm Cảnh Hưng (1768) do Nguyễn Nghiễm đứng ra làm, chuông này trước treo ở Trường Giám. + Khu thứ năm, là khu Thái học - nền cũ của trường Quốc Tử Giám thời Lê. Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn: “nhà Thái Học ba gian có tường ngang, lợp ngói đồng…, nhà Minh Luân ba gian hai trái… Nhà giảng dạy ở phía Đông và phía Tây hai dãy đều 14 gian… phòng học của học sinh tam xá ở phía Đông và phía Tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian dành cho hai người ở…” lại còn “kho để văn khắc sách 4 gian, nhà bếp hai gian…” Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử và tự nhiên, đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính với nhiều công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt. Đó là Khuê Văn Các, Đại điện Thành và các hiện vật là chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ, rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ, và những cây đa, cây đại cổ thụ chứng kiến cảnh học hành, thi cử qua các triều đại Lý, Trần, Lê,… Những giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật thể ở mảnh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đất địa linh nhân kiệt này đã góp phần quan trọng làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng Bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi. Một trong những di tích được coi là có giá trị bậc nhất tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 82 tấm Bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải, trái của giếng Thiên Quang. Các nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác, thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại. Các nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại. Các nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam. Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảng. Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại. Với bề dày gần 1000 năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đào tạo cho đất nước hàng ngàn nhân tài. Đây cũng là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời phong kiến. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt nam xưa và nay đều tôn vinh Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt nam. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài của dân tộc Việt Nam. Từ những giá trị lịch sử, văn hóa - giáo dục to lớn đó mà ngày nay: Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đồng thời cũng là nơi Nhà nước tổ chức trao học hàm cho các vị giáo sư, phó giáo sư, và tổ chức lễ tuyên dương các thủ khoa sau mỗi kỳ tốt nghiệp đại học, trao các giải thưởng về khoa học và giáo dục và còn là nơi tổ chức Ngày thơ Việt Nam vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi. Qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử giám đã đi cùng Thủ đô và đất nước 1000 năm tuổi, đã chứng kiến bao đổi thay của đất nước. Nơi đây mãi mãi là một chứng nhân lịch sử, luôn theo dõi từng bước đi của người dân Việt Nam. Nơi đây mãi mãi là biểu tượng cho văn hoá và lịch sử của Hà Nội, của Việt Nam. Câu 3: Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đó. Trả lời Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của đấu tranh dựng nước và giữ nước, có lẽ bởi thế dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra bao nhân tài tuấn kiệt văn võ song toàn. Đó là những cá nhân kiệt xuất, người gánh trọng trách dân tộc trên vai, là thuyền trưởng của con tàu dân tộc trong những ngày đen tối nhất. Những đấng anh minh ấy là kết tinh của tinh hoa dân tộc, người đại diện cho sức mạnh, ước mơ, nguyện vọng của nhân dân. Trong suốt chiều dài 1000 năm tuổi, Thăng Long – Hà Nội có biết bao vị anh hùng tuấn kiệt, nhiều nhà lãnh đạo anh minh sáng suốt đã viết lên những trang sử hào hùng cho dân tộc như Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, …. Nhưng nhân vật em yêu thích nhất là Lý Thái Tổ - vị vua khai mở triều Lý. Đó là một con người vừa có tâm vừa có đức, uyên bác, thông hiểu đông tây kim cổ. Là một vị vua luôn luôn quan tâm, lo lắng cho muôn dân trăm họ, là người đã đưa ra quyết định quan trọng, dẫn đến những bước ngoặt lớn lao của vận.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> mệnh đất nước – quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La- đây là một quyết định táo bạo, dũng cảm không phải vị vua nào cũng dám làm. Đó là một quyết định thể hiện tầm nhìn chiến lược của một bậc minh chủ nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài của kinh đô, đất nước. Điều đó cũng thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, là trách nhiệm lớn của người cầm lái anh minh. Sự anh minh của Lý Công Uấn còn thể hiện ở việc ông đã chọn Đại La làm nơi đóng đô. Ông đã nhìn thấy ở mảnh đất này có đủ những yếu tố địa lý, vị thế chính trị để phát triển một kinh đô vững mạnh. Rõ ràng, sự anh minh, sáng suốt đã giúp Lý Công Uẩn đưa ra một quyết định mang tính lịch sử. Một ngàn năm trôi qua, người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đã phải thừa nhận đó là một quyết định sang suốt. Lịch sử đã chứng minh điều đó, Hà Nội đã và đang phát triển theo thế của một con rồng bay, ngày càng đi lên và được bạn bè quốc tế yêu mến gọi bằng cái tên “Thành phố rồng bay.”. Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người làng Cổ Pháp (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, nơi vẫn còn lưu giữ ngôi đền Lý Bát Đế nổi tiếng thờ 8 vị vua triều Lý). Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Về thân thế của Lý Công Uẩn, truyền thuyết kể rằng thân phụ Lý Công Uẩn là người làm thuê ở chùa Tiêu Sơn thuộc vùng Bắc Ninh. Trong thời kỳ làm công ở đây, người này phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai. Bị đuổi ra khỏi chùa, hai vợ chồng bìu díu nhau đến khu rừng báng thì vừa mệt, vừa khát, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Người chồng để vợ ngồi lại nghỉ, còn mình tìm đến giếng nước giữa rừng lấy nước uống cho cả hai vợ chồng. Không may, người chồng ngã xuống giếng mà chết. Người vợ chờ lâu bèn đến giếng tìm chồng thì thấy giếng đã bị đất đùn lấp kín thành hình bông hoa có 8 cánh. Than khóc một hồi, thân xác rã rời, người vợ đành lết đi tìm nơi tá túc và may mắn được sư trụ trì chùa Ứng Tâm (nay là chùa Dặn) gần đấy thương hại cho ở lại. Lại nói về sư trụ trì chùa Ứng Tâm Lý Khánh Văn. Đêm trước, ông nằm mơ thấy Long thần báo mộng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nửa thực nửa ngờ, sáng hôm sau, nhà sư sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Thầy trò túc trực từ sáng đến chiều mới thấy người phụ nữ có thai khổ sở đến xin ngủ nhờ qua đêm. Sau khi nghe rõ nguồn cơn câu chuyện, nhà sư thương tình cho người phụ nữ bất hạnh ở lại trong chùa chờ kỳ khai hoa mãn nhụy. Mấy tháng sau, trong một đêm vần vũ, từ chái nhà nơi người phụ nữ tá túc bỗng tỏa ánh hào quang rực rỡ, hương thơm bay ngào ngạt. Thấy sự lạ, nhà sư cùng bà hộ chùa tìm đến xem thì thấy người đàn bà đã trở dạ, sinh được cậu con trai kháu khỉnh, mặt mũi khôi ngô, sáng láng, trên hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Người đàn bà ấy chết ngay sau khi sinh được con. Sau đó, trời nổi mưa giông, sấm chớp giật liên hồi. Thương cảm đứa bé mồ côi, sư Khánh Văn bèn nhận lấy làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn đến tuổi đi học, thiền sư Khánh Văn bèn gửi sang chùa Lục Tổ là nơi người anh có pháp danh Vạn Hạnh làm trụ trì, nhờ thiền sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng có truyền thuyết khác nói rằng mẹ Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà, người làng Dương Lôi (Bắc Ninh). Một hôm, bà Ngà đi chùa lễ Phật, buổi trưa nằm ngủ dưới gốc cây nằm mơ thấy có thần nhân đến giao hoan cùng. Tỉnh dậy, bà có thai. Đến kỳ lâm bồn, bà sinh được cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn lên 3 tuổi, bà Ngà bèn mang Công Uẩn vào chùa cho làm con nuôi sư Khánh Văn. Đoạn sau của truyền thuyết này cũng giống truyền thuyết trên. Lý Công Uẩn tư chất thông minh, sáng láng, được sư Vạn Hạnh khen “không phải là người thường. Sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm chúa trong thiên hạ”. Sau này, khi được vua Lê Đại Hành sùng kính, phàm những việc lớn nhỏ trong triều đình hay bình thiên hạ nhà vua đều tham vấn ý kiến, thiền sư Vạn Hạnh bèn tiến.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cử Lý Công Uẩn. Vào triều làm quan, Lý Công Uẩn càng tỏ rõ là người có tài thao lược, được vua Lê Đại Hành rất tin dùng. Dưới triều Tiền Lê, Lý Công Uẩn được phong tới chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Sau này, khi vua Lê Đại Hành băng hà, ngôi báu được truyền cho hoàng tử thứ 3 là Lê Long Việt, tức vua Lê Trung Tông. Sau khi lên ngôi được 3 ngày, Lê Trung Tông bị chính em ruột của mình là Lê Long Đĩnh sát hại, tiếm ngôi vua, sử gọi là Ngọa Triều. Khi ấy, quần thần ai cũng kinh sợ lánh xa, duy có Lý Công Uẩn ôm xác vua Trung Tông kêu khóc. Long Đĩnh khen là người trung nghĩa bèn cho giữ nguyên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Do chơi bời trác táng, Ngọa Triều bị bệnh nặng và qua đời khi mới 24 tuổi. Khi ấy, con của Long Đĩnh là hoàng tử Sạ còn quá bé, đất nước lại lâm cảnh khốn khó do nạn tranh giành quyền lực và sự tha hóa của vua Ngọa Triều, quần thần bèn đồng loạt tôn cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua với ước mong đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị. Là người trung nghĩa, thắng thắn, Lý Công Uẩn nhiều lần từ chối lời thỉnh cầu của quần thần. Vì nghĩa lớn, thái hậu Dương Vân Nga (hoàng hậu của vua Lê Đại Hành) phải đích thân khoác hoàng bào lên người cho Lý Công Uẩn, khi ấy, Lý Công Uẩn mới nhận lời lên ngôi vua, lập ra triều Lý năm 1009. Lên ngôi báu, nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, bốn bề núi giăng, không xứng là đất định đô của một quốc gia độc lập, càng khó để xây dựng đất nước phồn thịnh, Lý Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng địa”, “ở trung tâm của trời đất”, “được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam bắc đông tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa”, Lý Thái Tổ bèn soạn thiên chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để tham vấn ý kiến quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Mùa thu năm 1010, đoàn thuyền dời đô của nhà vua cập bến thành Đại La. Ngay lúc ấy, theo truyền thuyết, nhà vua nhìn thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên, nhân đó đổi tên thành Đại La thành thành Thăng Long. Định đô tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho đổi tên cố đô Hoa Lư thành phủ Tràng An, đổi tên quê hương Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, chia cả nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Đất nước ta dưới thời vua Lý Thái Tổ trị vì rất ổn định. Thiên hạ được yên ổn, nhân dân chí thú làm ăn, ngày càng no ấm. Lý Thái Tổ ở ngôi từ năm 1010 đến năm 1028, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Đất nước ta hôm nay đang vươn lên những tầm cao mới. Vai trò lãnh đạo của những vị thủ lĩnh quân sự một thời đã đi vào những trang sử vẻ vang. Những vị vua anh minh, thương nước, thương dân như Lý Công Uẩn đã góp phần giúp nhân dân ta tạo nên sức mạnh để có thể đánh thắng bất kỳ thế lực ngoại xâm nào cho dù chúng có mạnh đến đâu. Và hôm nay, chúng em, thế hệ trẻ trong thời kỳ mới, tự hào là những con người mới sẽ ra sức rèn đức, luyện tài để trở thành những công dân tốt, những thủ lĩnh trẻ của một thời đại mới..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> PHỤ LỤC KÈM THEO BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM” Hình ảnh minh hoạ cho câu 1:. Hình 1: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ngày 13-8-1945. Hình 2: Quốc dân Đại hội tại Tân Trào ngày 16-17/8/1945.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hình 3: Bức tranh tái hiện Đại hội Quốc dân tại Đình Tân Trào ngày 16-8-1945 để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ảnh: Tư liệu- Báo Dân trí.. Hình 4: Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân tiến về Thái Nguyên. Hình 5: Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hình 6: Vua Bảo Đại trao Ấn Kiếm. Hình 7: Khởi nghĩa ở Hà Nội 19/8/1945..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hình 8: Phủ Khâm Sai (Bắc Bộ Phủ) 19/8/1945 Chùm hình ảnh 9: Những hình ảnh về cuộc cách mạng tháng 8/1945 (Nguồn sưu tầm: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.). Mít tinh tại Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội ngày 17/8/1945.. Quần chúng hoan hô anh em Việt Minh cướp Bắc Bộ Phủ ngày 19/8/1945. Ngày 19/8/1945, nhân dân giành chính Đoàn biểu tình của tổ chức phụ nữ Cứu quyền tại Bắc Bộ Phủ quốc ở Hà Nội ngày 19/8/1945.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đồng bào Công giáo tham gia mít tinh Nhân dân Hà Nội đón quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở phố Tràng Tiền, Hà ngày 19/8/1945 ở Hà Nội Nội, tháng 8/1945. Toàn cảnh Lễ mít tinh tại Vườn hoa Ba Đình - Hà Nội, ngày 02/9/1945. Đoàn thể Phụ nữ cứu quốc Hà Nội ngày 02/9/1945 tại Ba Đình.. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trong ngày 02/9/1945 tại Hà Nội.. Quang cảnh buổi họp chính quyền Dân chủ nhân dân Việt Nam năm 1945.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình 10: Ngày 19/8/1945, hàng vạn người dân Thủ đô dự míttinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn thành phố chào mừng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN). Hình 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hình 12: Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02-9-1945. (Ảnh tư liệu/ TTXVN). Hình 13: Hầm trú ẩn ở xã Tam Hưng, Huyện Thanh oai - Nguồn: Nguoithanhoai.vn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hình ảnh minh hoạ cho câu hỏi số 2:. Hình 14: Toàn cảnh quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hình 15: Ban thờ danh sư Chu Văn An trong Văn Miếu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hình 16: Hồ Văn trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.. Hình 17: Cổng chính tam quan trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.. Hình 18: Đại Trung môn trong di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám...

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hình 19: Khuê Văn Các trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Đây vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trung khoa thi hội.. Hình 20: Giếng Thiền Quang còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hình 21: Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba. Hình 23: Bia Tiến sĩ trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hình 24: Danh sách các quan Tế tửu và Tư nghiệp Quốc tử Giám, trong đó có Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Trực –người quê Thanh oai, Hà Nội. Nguồn: Nguoithanhoai.vn. Hình 25: Nhà bia Tiến sĩ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hình 26: Đại Thành môn, khu điện thờ trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.. Hình 27: Quốc Tử Giám – Nhà Thái Học trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. .. Hình 28: Khu nhà Bái Đường Văn Miếu..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hình ảnh minh hoạ cho câu 3.. Hình 29: Tượng đài Lý Thái Tổ ở hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội.. Hình 30: Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×