Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ke hoach BDTX20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.22 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Số:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. /KH-THCS.LQĐ Phước Hậu, ngày 01 tháng 8 năm 2016 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016-2017. Các căn cứ xây dựng kế hoạch: - Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở; - Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;. - Công văn số 932/SGDĐT-GDCN&GDTX ngày 20/06/2014 của Sở Giáo dục Đào tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT; - Công văn số 484/KH-PGDĐT ngày 28/9/2016 của Phòng GDĐT Ninh Phước về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016-2017; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THCS Lê Quý Đôn và đặc điểm, tình hình thực tiễn ở địa phương và đơn vị. I. MỤC TIÊU CỦA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) nhằm cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành; 2. Học tập BDTX nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường; 3. BDTX giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định; 4. Kết quả đánh giá BDTX là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên. II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Đối tượng bắt buộc: Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn. 2. Đối tượng được miễn, giảm, hoãn BDTX trong năm học:. - Giáo viên nghỉ hưu theo chế độ trong năm học; - Giáo viên nữ nghỉ chế độ thai sản; - Giáo viên sức khỏe yếu đã đi điều trị từ 03 tháng trở lên có giấy xác nhận của bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên; - Giáo viên đi học tập trung liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm học; - Giáo viên là báo cáo viên cấp tỉnh (Sở GDĐT), cấp huyện (Phòng GDĐT). III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Nội dung và thời lượng bồi dưỡng thường xuyên: Tổng thời lượng BDTX là 120 tiết/năm học, gồm:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1.1. Khối kiến thức bắt buộc: a) Nội dung bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học. - Thời lượng BDTX: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung BDTX: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT Ninh Thuận, cụ thể như sau: + Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 (5 tiết); + Bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ triển khai chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, các hoạt động giáo dục: * Dạy học theo chủ đề và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh (10 tiết); * Hướng dẫn SHCM về ĐMPPDH và KTĐG; Tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TT GDTX qua mạng (5 tiết). + Các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng GDĐT): (10 tiết) * Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Bộ GDĐT; * Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Sở GDĐT; * Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Phòng GDĐT. - Tài liệu BDTX: Nhà trường bồi dưỡng tập trung. Các văn bản, tài liệu giáo viên có thể tham khảo trên cổng thông tin điện tử của Sở, Phòng GDĐT và website của trường. b) Nội dung bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương. - Thời lượng BDTX: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung BDTX: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT Ninh Thuận, cụ thể như sau: + Bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: * Chuyên đề 1: Những nội dung cơ bản trong báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng (5 tiết); * Chuyên đề 2: Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” (5 tiết); * Chuyên đề 3: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội sau 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới (20162020) (5 tiết); + Tình hình kinh tế-xã hội của địa phương: * Chuyên đề: Những vấn đề kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện trong 6 tháng đầu năm 2016; Nghị quyết đại hội, chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện (5 tiết). Các nội dung trên được bồi dưỡng với hình thức tập trung vào tháng 8/2016 tại Trung tâm Chính trị huyện, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên viết thu hoạch. + Các chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương xã Phước Hậu (10 tiết, nhà trường tổ chức triển khai tại đơn vị). - Tài liệu BDTX: Do Sở GDĐT tổ chức biên soạn, cung ứng, giới thiệu. 1.2. Khối kiến thức tự chọn: Nội dung bồi dưỡng 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thời lượng BDTX: 60 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung BDTX: Căn cứ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/20111 của Bộ GDĐT, cụ thể như sau: Môđun bồi dưỡng chung cho tất cả giáo viên do nhà trường chọn theo định hướng của Sở, Phòng GDĐT: a) Môđun 13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học (15 tiết); b) Môđun 16: Hồ sơ dạy học (15 tiết); c) Môđun 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học (15 tiết); d) Môđun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm (15 tiết). - Tài liệu BDTX: Nhà trường sẽ giới thiệu trên website của trường chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TTBGDĐT ngày 08/8/2011 của BGDĐT. 2. Hình thức, thời gian bồi dưỡng thường xuyên: - Hình thức bồi dưỡng: + BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các hình thức sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường (Thông qua tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, văn bản về quy định, quy chế, hướng dẫn công tác chuyên môn; các hoạt động dự giờ, thăm lớp, trao đổi rút kinh nghiệm; sinh hoạt chuyên đề chuyên môn,…). + BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hế thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng (Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo của nhà trường, Sở, Phòng GDĐT). + BDTX theo hình thức học tập từ xa (Tích cực khai thác các nguồn tài liệu được đăng tải trên một số Website qua mạng Internet). - Phương pháp bồi dưỡng: Chú trọng thực hành, kết hợp các hình thức hội giảng, thảo luận; đảm bảo ít nhất 70% thời lượng bồi dưỡng dành cho việc trao đổi, thảo luận, thực hành soạn bài. - Thời gian bồi dưỡng: Chu kỳ bồi dưỡng hàng năm của năm học bắt đầu từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2017. Thời gian bồi dưỡng tập trung chủ yếu sẽ được tổ chức trong hè. Thời gian tự học thực hiện trong năm học và kết thúc chậm nhất vào cuối tháng 5/2016 để thực hiện công tác đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên đồng thời xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên năm học tiếp theo (Đính kèm kế hoạch BDTX giáo viên năm học 2016-2017 cụ thể). IV. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên: - Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các môđun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. - Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. 2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX: 2.1. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX: a) Đối với những nội dung BDTX được tổ chức tại cơ sở bồi dưỡng: Cơ sở thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài viết thu hoạch. Căn cứ điểm kiểm tra của từng giáo viên được cơ sở bồi dưỡng thông báo về đơn vị, nhà trường tổng hợp điểm, đánh giá xếp loại kết quả BDTX. b) Đối với những nội dung BDTX được tổ chức tập huấn tại đơn vị: Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX theo nội dung bồi dưỡng 1 và nội dung bồi dưỡng 2 thông qua bài viết thu hoạch. c) Đối với những nội dung BDTX mà giáo viên tự học: Tổ chuyên môn tổ chức đánh giá kết quả BDTX theo nội dung bồi dưỡng 3. Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: - Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm); - Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm). Lưu ý: - Cán bộ quản lý thuộc tổ chuyên môn nào thì được tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó. - Điểm của từng môđun của nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng của các giáo viên trong tổ tham gia đánh giá. Nếu điểm đánh giá của một giáo viên nào đó chênh lệch từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình cộng của các giáo viên là không hợp lệ, và lúc đó, điểm đánh giá được xác định là điểm trung bình cộng của các giáo viên còn lại. 2.2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX: Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10,0 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi môđun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần). 2.3. Điểm trung bình kết quả BDTX: Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau: ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các môđun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3. ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định. 3. Xếp loại kết quả BDTX: 3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5,0 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau: - Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5,0 đến dưới 7,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5,0 điểm; - Loại K nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7,0 đến dưới 9,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6,0 điểm; - Loại G nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9,0 đến 10,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7,0 điểm. 3.2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học. 3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX: 4.1. Nhà trường tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên. 4.2. Phòng GDĐT cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với giáo viên hoàn thành kế hoạch. Không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lãnh đạo nhà trường: - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp kế hoạch bồi dưỡng về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định; - Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định; - Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX; - Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng. Đưa kết quả bồi dưỡng trong việc xem xét thi đua khen thưởng hàng năm; - Thực hiện tốt việc lưu trữ kết quả bồi dưỡng vào hồ sơ giáo viên. Đưa kết quả bồi dưỡng trong việc xem xét thực hiện các chế độ, chính sách, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, giáo viên. 2. Tổ chuyên môn: - Hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên trong tổ; - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục; - Giám sát việc thực hiện kế hoạch BDTX của tổ viên; có kế hoạch giúp đỡ, tác nghiệp để cùng nhau hoàn thành kế hoạch BDTX. 3. Giáo viên: - Xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân, báo cáo tổ chuyên môn và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường; - Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. 4. Thực hiện lưu trữ hồ sơ: a) Cá nhân giáo viên: - Sổ học tập BDTX giáo viên (Ghi tóm lược nội dung cốt lõi của các nội dung BDTX; các nội dung vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn giáo dục, dạy học; ý kiến thảo luận của tổ chuyên môn); - Kế hoạch BDTX cá nhân; - Các môđun BDTX. b) Nhà trường: - Kế hoạch BDTX của nhà trường; - Bảng tổng hợp kết quả BDTX giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Báo cáo kết quả BDTX; - Bài kiểm tra (Báo cáo chuyên đề, bài viết thu hoạch); các biên bản đánh giá giáo viên; - Giấy chứng nhận kết quả BDTX (Lưu tại hồ sơ CC-VC) Trên đây là kế hoạch BDTX giáo viên của Trường THCS Lê Quý Đôn, năm học 20162017. Yêu cầu tất cả cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về lãnh đạo nhà trường để có hướng giải quyết kịp thời./. HIỆU TRƯỞNG. Nơi nhận: - Phòng GDĐT (Báo cáo); - Các PHT; - Các Tổ trưởng CM; - Website của trường; - Lưu VT.. Đàng Tấn Giảng. DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO. PHÒNG GDĐT NINH PHƯỚC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phước Hậu, ngày 01 tháng 8 năm 2016. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian. Nội dung BDTX. Tháng Xây dựng kế hoạch BDTX giáo 08/2016 viên năm học 2016-2017. Triển khai thực hiện. Nội dung bồi dưỡng 2: 1. Bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: - Những nội dung cơ bản trong báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng; - Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng”; - Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội sau 5 năm (2011-2015) và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới (2016-2020). 2. Tình hình kinh tế-xã hội của địa phương: - Những vấn đề kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện trong 6 tháng đầu năm 2016; Nghị quyết đại hội, chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện. Tháng Nội dung bồi dưỡng 1: 09/2016 - Chỉ thị nhiệm vụ năm học 20162017 của BGDĐT; - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Bộ, Sở, Phòng GDĐT; Nội dung bồi dưỡng 2: Các chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương xã Phước Hậu.. Số tiết. 5 tiết. 5 tiết. Thời gian, hình thức BDTX 01/08/2016. Từ 08/08/2016 đến 10/08/2016. Kết quả cần đạt - Kế hoạch đầy đủ nối dung, cụ thế, đúng các văn bản hướng dẫn.. - Nắm vững nội dung và biết vận dụng trong thực tế giảng dạy và giáo dục.. BDTX tập trung 5 tiết. 5 tiết. 5 tiết 10 tiết. 10 tiết. 08/09/2016 BDTX tập trung. - Nắm vững chỉ thị, nội dung thực hiện nhiệm vụ năm học và biết vận dụng trong thực tế giảng dạy và giáo dục. - Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung tập huấn vào thực tiễn công tác dạy học và kiểm tra đánh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thời gian. Nội dung BDTX. Số tiết. Thời gian, hình thức BDTX. Kết quả cần đạt giá.. Nội dung bồi dưỡng 1: - Dạy học theo chủ đề và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Hướng dẫn SHCM về ĐMPPDH và KTĐG; Tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TT GDTX qua mạng.. Tháng Nội dung bồi dưỡng 3: 10/2016 Môđun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.. Tháng Nội dung bồi dưỡng 3: 11/2016 Môđun 13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học.. Tháng Nội dung bồi dưỡng 3: 01/2017 Môđun 16: Hồ sơ dạy học.. Tháng Nội dung bồi dưỡng 3: 02/2017. 15/09/2016 BDTX tập trung. - Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung tập huấn vào thực tiễn công tác dạy học và kiểm tra đánh giá. - Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung tập huấn trong công tác đổi mới SHCM; Tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn.. 15 tiết. BDTX bằng tự học kết hợp SHCM hoặc BDTX bằng hình thức tự học từ xa (Qua mạng Internet). Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học.. 15 tiết. BDTX bằng tự học kết hợp SHCM hoặc BDTX bằng hình thức tự học từ xa (Qua mạng Internet). Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học.. 15 tiết. BDTX bằng tự học kết hợp SHCM hoặc BDTX bằng hình thức tự học từ xa (Qua mạng Internet). Nắm vững và vận dụng hiệu quả các nội dung bồi dưỡng vào thực tiễn dạy học.. 10 tiết. 5 tiết. BDTX bằng tự Nắm vững và vận dụng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thời gian. Nội dung BDTX. Số tiết. Môđun 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học.. 15 tiết. Tháng - Tổ chức kiểm tra, đánh giá công 05/2017 tác BDTX giáo viên; báo cáo kết quả về Phòng GDĐT. - Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên năm học 2017-2018. Nơi nhận:. Thời gian, hình thức Kết quả cần đạt BDTX học kết hợp hiệu quả các nội dung bồi SHCM dưỡng vào thực tiễn dạy học. hoặc BDTX bằng hình thức tự học từ xa (Qua mạng Internet) - Thực hiện nghiêm túc, đúng hướng dẫn. - Cụ thể, khả thi.. HIỆU TRƯỞNG. - Phòng GDĐT (Báo cáo); - Các PHT; - Các Tổ trưởng CM; - Website của trường; - Lưu VT.. Đàng Tấn Giảng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×