Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.5 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Tiêu chuẩn 4: QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ</b>
HỘI.
Đã có sự quan tâm và tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện. Ban đại diện CMHS ln gắn
bó và hỗ trợ nhà trường có hiệu quả trong mọi hoạt động. Đảng ủy và chính quyền
cùng các ban ngành đồn thể luôn quan tâm sâu sát và tạo mọi điều kiện để nhà
trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục tại địa phương.
<b>Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học</b>
<i><b>sinh.</b></i>
<i>a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm</i>
<i>và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh,</i>
<i>b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh</i>
<i>hoạt động, </i>
<i>c) Tổ chức các cuộc họp định kì và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ</i>
<i>học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về cơng tác quản lí</i>
<i>của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của</i>
<i>cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.</i>
<b>1. Mô tả hiện trạng:</b>
a) Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm và hoạt động theo điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD
-ĐT ban hành. Mỗi năm học Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp thực hiện ít nhất 3
phiên họp thường kỳ, các phiên họp đều có trên 90% phụ huynh tham gia và phụ
huynh nhất trí cao với kế hoạch năm học của nhà trường. [H4- 4- 01- 01] (Danh
<i>sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và nhà trường ); </i>[H4- 4- 01- 02]
c) Định kì nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh thông qua
giáo viên chủ nhiệm lớp và trực tiếp họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp,
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về cơng tác quản lí nhà
trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ
học sinh và góp ý kiến cho các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
[H4- 4- 01- 04] (Biên bản các cuộc họp cha mẹ học sinh); [H1- 1- 03- 06] ( Báo
<i>cáo tổng kết năm học).</i>
<b>2. Điểm mạnh:</b>
<b>- Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các Thông</b>
tư, Chỉ thị, văn bản của các cấp có liên quan đến học sinh và phụ huynh , tích cực tham
mưu cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền, trách
nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Nhà trường công khai kế hoạch giáo dục từng năm, từng kỳ và chủ động
phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong mọi hoạt động giáo dục, từ giáo dục
văn hóa, giáo dục đạo đức đến giáo dục thể chất.
<b>3. Điểm yếu:</b>
<b>- Việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để nắm bắt tình hình</b>
học sinh kịp thời ở các lớp đơi khi cịn chậm.
<b>- Một số thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp hoạt động chưa đều tay do</b>
cơng việc gia đình nên hoạt động cịn khó khăn.
<b>4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:</b>
- Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ban đại
diện cha mẹ học sinh các lớp trong việc nắm bắt thông tin về học sinh cũng như
trong cơng tác quản lí việc học tập ở nhà của học sinh.
- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp để vận động phụ huynh học
sinh có điều kiện tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tích cực hơn.
<b>5. Tự đánh giá: </b>
<i>5.1. Xác định trường đạt hay không đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:</i>
<i><b>Chỉ số a</b></i> <i><b>Chỉ số b</b></i> <i><b>Chỉ số c</b></i>
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
<i><b>Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền</b></i>
<i><b>và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây</b></i>
<i><b>dựng trường và môi trường giáo dục. </b></i>
<i>a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế</i>
<i>hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường,</i>
<i>b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây</i>
<i>dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh,</i>
<i>c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy</i>
<i>định của các tổ chức, các nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương</i>
<b>1. Mơ tả hiện trạng:</b>
a) Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã kế hoạch và các giải pháp cụ thể để phát triển nhà trường: như cơng
tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp giáo dục học sinh, xây dựng các phòng học bộ
mơn, xây dựng trường học an tồn về an ninh trật tự... [H4 - 4 - 02- 01] (Kế
<i>hoạch phối hớp với ban ngành đoàn thể thực hiện chủ trương và kế hoạch phát</i>
<i>triển giáo dục); [H1- 1- 03- 06] ( Báo cáo tổng kết năm học). </i>
b) Nhà trường đã tích cực phối hợp với Cơng an xã Tân Thạnh, Hội Phụ nữ, Hội
Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học, Đoàn thanh niên và nhân dân trên địa bàn để xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. [H4 - 4 - 02 - 02] (Kế hoạch liên tịch phối
<i>hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự); [H1- 1- 03- 06] (Báo cáo tổng</i>
<i>kết năm học).</i>
<i>(Báo cáo tổng kết năm học); [H4- 4- 02- 04] (Danh sách học sinh có hồn cảnh</i>
<i>khó khăn nhận học bổng).</i>
<b>2. Điểm mạnh:</b>
Trong từng năm học, nhà trường đã tích cực chủ động tham mưu với cấp ủy
Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động
nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, xây
dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, lành mạnh đồng thời làm tốt công tác
thi đua khen thưởng động viên học sinh vươn lên trong học tập, rèn luyện, đặc biệt
vận động xe đạp tặng học sinh nghèo.
<b>3. Điểm yếu:</b>
Nhà trường chưa mạnh dạn trong việc vận động các tổ chức đoàn thể, các doanh
nghiệp ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất.
<b>4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:</b>
- Ban giám hiệu nhà trường cần tích cực và mạnh dạn hơn nữa trong việc
vận động các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài địa
phương hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục, hoạt động tăng trưởng cơ sở vật chất
của trường.
- Tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và vật chất góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đồng thời hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất cho nhà trường.
<b>5. Tự đánh giá: </b>
<i>5.1. Xác định trường đạt hay không đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:</i>
<i><b>Chỉ số a</b></i> <i><b>Chỉ số b</b></i> <i><b>Chỉ số c</b></i>
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt:
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
<i><b>Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương,</b></i>
<i><b>huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá</b></i>
<i><b>dân tộc cho học sinh và thưc hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.</b></i>
<i>b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, cơng trình văn hố; chăm sóc gia</i>
<i>đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có cơng với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa</i>
<i>phương,</i>
<i>c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung,</i>
<i>phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và</i>
<i>kế hoạch giáo dục.</i>
<b>1. Mô tả hiện trạng </b>
a) Nhà trường đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể tổ chức các
hoạt động giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử quê hương, tổ chức tham quan
chăm sóc tường đài Anh Hùng xã Tân Thạnh. [H4- 4- 03- 01] ( Biên bản chăm sóc
<i>di tích lịch sử ở địa phương); [H1- 1- 03- 06] (Báo cáo tổng kết năm học). [H </i>
4-03- 02] ( Hình ảnh chăm sóc di tích lịch sử).
b) Nhà trường có kế hoạch và tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc tường
đài Anh Hùng xã Tân Thạnh. [H1-1- 03- 06] (Báo cáo tổng kết năm học).
c) Thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp, họp cha mẹ học sinh nhà
trường tổ chức tuyên truyền để học sinh và cha mẹ học sinh hiểu được về đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học nhất là dạy học theo phân hóa đối tượng học
sinh. [H1- 1- 03- 06] (Báo cáo tổng kết năm học).
<b>2. Điểm mạnh:</b>
- Nhà trường đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể để giáo dục
học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương đất nước.
- Quan tâm chăm sóc các di tích lịch sử, cách mạng, cơng trình văn hố qua
- Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về nội dung phương pháp dạy học,
tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
<b>3. Điểm yếu:</b>
- Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú.
<b>4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:</b>
- Cần sáng tạo, năng động hơn nữa trong hình thức tổ chức
- Tăng cường tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại ở những di tích lịch sử
truyền thống cách mạng của địa phương.
- Làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục để tăng trưởng về cơ sở vật chất.
<b>5. Tự đánh giá: </b>
<i><b>Chỉ số a</b></i> <i><b>Chỉ số b</b></i> <i><b>Chỉ số c</b></i>
Đạt: Đạt: Đạt:
Không đạt: Không đạt: Không đạt:
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
<b>Kết luận về tiêu chuẩn 4:</b>
Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
được Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương quan tâm giúp đỡ; được
CMHS gắn bó sâu sát và hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động giáo dục góp phần
hồn thành mục tiêu, kế hoạch giáo dục.