Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai 1 Tu ghep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề Tiếng Việt – Ngữ pháp: Từ Loại I. Mức độ cần đạt. - Hiểu thế nào là đại từ, quan hệ từ. - Biết tác dụng của đại từ và quan hệ từ trong văn bản. - Biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ trong khi nói và viết. - Biết các lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về đại từ và quan hệ từ - Nhận biết các đại từ và các loại đại từ : đại từ chỉ trỏ và đại tử để hỏi. II. Phương tiện dạy học - GV: SGK,SGV, CTGDPT môn ngữ văn - HS: SGK III. Tiến trình tiết dạy * Kiểm tra bài cũ: Trong bài “CCTCNCBB” đề cập đến vấn đề gì ? Có bao nhiêu cuộc chi tay ? 1. Hoạt động khởi động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. TIẾT 9: ĐẠI TỪ Hoạt động của Giáo Viên – Học Sinh  GVHD học sinh đi vào khái niệm Học sinh đọc hai đoạn văn SGK / 54 → HS đọc [a]. Từ “nó” trong [a] trỏ ai ? Nó: trỏ nguời, chỉ em tôi → HS đọc [b]. Từ “nó” trong [b] trỏ con vật gì ? Nó: trỏ sự vật: con gà trống của anh Bốn Linh. → Nhờ đâu em biết được nghĩa của 2 từ “ nó ” trong 2 đoạn văn này ? Dựa vào ngữ cảnh cụ thể: [ a ] nó thay thế cho em tôi ở câu trước. [ b ] nó thay thế cho con gà của anh Bốn Linh ở câu trước. → HS đọc [c].Từ “ thế” ở [c] trỏ sự việc gì ? Thế: trỏ hoạt động: chia đồ chơi. → Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ “ thế” ? ( Dựa vào ngữ cảnh cụ thể. Thế là bổ ngữ cho động từ nghe. ) → HS đọc [d]. Từ “ ai” trong bài ca dao dùng để làm gì ? Ai: hỏi. Các từ nó, thế, ai dùng để trỏ nguời, trỏ vật, trỏ hoạt động, … thì gọi là đại từ. → Vậy em hiểu thế nào là đại từ ?. → Các từ : “ nó, thế, ai ” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ? [ a ] Nó :Giữ vai trò là chủ ngữ. [ b ] Nó : Giữ vai trò là định ngữ ( Phụ ngữ ) [c] Thế là bổ ngữ cho động từ nghe. [d] Ai giữ vai trò là chủ ngữ. Nội dung bài học I. Thế nào là đại từ. - Đại từ : dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... hoặc dùng để hỏi . Được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói . - Vai trò ngữ pháp của đại từ: làm CN,VN, trong câu hay phụ ngữ của D, Đ, T,… . VD: Nó / lại khéo tay nữa → CN Học sinh giỏi / là nó → VN Tiếng nó dõng dạc nhất xóm → PN cho động từ Tiếng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span>  GVHD học sinh tìm hiểu các loại đại từ Đọc câu hỏi 1 SGK / 55 → [a ] Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, … trỏ gì ? Trỏ người hoặc sự vật còn gọi là đại từ xưng hô ( nhân xưng ). → [b ] Các đại từ: bấy, bấy nhiêu, trỏ gì ? Số lượng → [c ] Các đại từ: Vậy, thế trỏ gì ? Hoạt động, tính chất, sự việc. Lưu ý: Đó cũng là đại từ dùng để trỏ. Đọc câu hỏi 2 SGK / 56 → [a ] Các đại từ: ai, gì, … hỏi về gì ? Hỏi về nguời, vật. → [b ] Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về gì ? Hỏi về số luợng. → [ c ] Các đại từ: sao, thế nào hỏi về gì ? Hỏi về hoạt động, tính chất . Lưu ý: Đó cũng là đại từ dùng để hỏi → GV gọi HS khái quát lại kiến thức theo sơ đồ. II. Các loại đại từ: 2 loại 1. Đại từ để trỏ: dùng để - Trỏ người, sự vật ( đại từ xưng hô ). - Trỏ số lượng (bao nhiêu, …) - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.(vậy, thế , …) 2. Đại từ để hỏi: dung để - Hỏi về người, sự vật (ai, gì , …) - Hỏi về số lượng ( bao nhiêu) - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào) Sơ đồ hệ thống phân loại đại từ. Đại từ. ĐT ĐTđể để hỏi trỏ. - Thế nào là đại từ ? Cho ví dụ ? - Vai trò ngữ pháp của đại từ ? Cho ví dụ ? 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1/56 a, Xếp các đại từ trỏ nguời, vật vật theo bảng duới đây: Ngôi Số ít Số nhiều 1 tôi, ta tao , tớ, …( I ) Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ ( we) 2 anh, chị, hắn ( he, she) Các anh, các chị (they) 3 nó ( it) Chúng nó, chúng họ ( they) b: So sánh nghĩa của hai từ “ Mình ” Mình ( Cậu giúp đỡ mình với nhé) → Trỏ người ( ngôi 1) Mình ( bài ca dao) → Trỏ người ( ngôi 2 ) Bài tập 2/57: Con nguời có cố có ông / Con có cha như nhà có nóc. Bài tập 3/57: Đặt câu với mỗi từ : ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung - Tất cả chúng ta ai cũng phải đi học - Tôi biết làm sao bây giờ. / Mọi nguời nói sao tôi chẳng hiểu gì cả . - Lớp mình có bao nhiêu bạn là có bấy nhiêu tính tình khác nhau. 4.Hoạt động ứng dụng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài tập 4 / 57: Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi , em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự ? Ở truờng, ở lớp , có hiện tuợng xưng hô thiếu lịch sự không ? Nên ứng xử thế nào đối với hiện tuợng đó ? Bài tập 5 / 57 : Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em học ( Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc ) Tiếng Việt: đa dạng phong phú biểu cảm, ... Tiếng nuớc ngoài : ít xưng hô hơn, có tính chất trung tính , không mang tính biểu cảm 5. Hoạt động bổ sung: Đọc tài liệu liên quan đến bài học Hướng dẫn học ở nhà a. Học bài: Thế nào là đại từ ? Các loại đại từ ? Cho ví dụ . b. Soạn bài: chủ đề TLV: Văn bản và tạo lập văn bản : Mạch lạc trong văn bản –SGK / 31.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chủ đề Tập Làm Văn: Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản I. Mức độ cần đạt. - Hiểu thế nào là liên kết, mạch lạc, bố cục và vai trò của chúng trong văn bản - Biết các bước tạo lập văn bản: định hướng, lập đề cương, viết, đọc lại sửa chữa văn bản. - Biết viết đoạn văn,bài văn có bố cục, mạch lạc và sự liên kết chặt chẽ. - Biết vận dụng. các kiến thức về phép liên kết, mạch lạc, bố cục vào đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói. II. Phương tiện dạy học - GV: SGK,SGV, CTGDPT môn ngữ văn - HS: SGK III. Tiến trình tiết dạy * Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đại từ ? Cho ví dụ ?. - Vai trò ngữ pháp của đại từ ? Cho ví dụ ? 1. Hoạt động khởi động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: HS nhắc lại bố cục bài văn. Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không thể không liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn được phân cắt rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ?. TIẾT 10: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN Hoạt động của Giáo Viên – Học Sinh. Nội dung bài học. HS đọc yêu cầu câu 1 SGK / 31.  [ a ] Mạch lạc là từ Hán Việt hay thuần Việt ? Mạch lạc ( từ Hán Việt) theo 2 nghĩa: - Đông y: Mạch máu, ống dẫn máu trong cơ thể. - Đường, hệ thống: Địa mạch, xung mạch → Vậy theo em mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì ? Cả 3 ý trong sách giáo khoa.  [ b ] Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Đồng ý. Vì mạch lạc là một mạng lưới về ý nghĩa nối liền các phần, các đoạn của văn bản. Trong văn thơ nó còn gọi là mạch văn, mạch thơ. Còn trong văn bản mạch văn được thể hiện dần dần. Nó trôi chảy, thành dòng, thông suốt, liên tục. → Vậy trong văn bản có mạch lạc không ? → Vậy điều kiện nào để cho văn bản có tính mạch lạc ? HS đọc yêu cầu câu 2 SGK / 31.  [ a ] Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê → Sự việc chính ? Cuộc chia tay → Nhân vật chính: Thủy - Thành → Chủ đề: Quyền trẻ em và vấn đề ly hôn → Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản phải như thế nào ?. I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.  [ b ] Các từ then chốt lặp lại thể hiện điều gì ? ( chủ đề ). → Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ?. - Văn bản: Phải mạch lạc. - Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc. + Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mạch lạc của văn bản  [ c ] Các đoạn văn được liên kết theo trình tự nào ? Liên kết theo trình tự không gian , thời gian.. + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp lý truớc sau hô ứng àm cho chủ đề liền mạch và gợi đuợc nhiều hứng thú cho nguời đọc. - Trong văn bản có mạch lạc không ? - Điều kiện nào để cho văn bản có tính mạch lạc ? 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1 / 32 a. Văn bản “Mẹ tôi” - Đề tài: Công ơn to lớn của mẹ; - Chủ đề: Mẹ tôi (vấn đề: nói về mẹ, đối tuợng : mẹ của tôi) b. - ( 1 ) Văn bản “Lão Nông và các con” – Đề tài: Lao động - Chủ đề: LN dạy các con phải lao động - ( 2 ) Đề tài: Ngày mùa ở làng quê; - Chủ đề: Sắc vàng trù phú ở làng quê vào ngày mùa . 4. Hoạt động ứng dụng Bài tập 2 / 34 không , Vì nếu thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của 2 nguời lớn , làm phân tán chủ đề, mất đi sự mạch lạc trong văn bản. 5. Hoạt động bổ sung: Đọc tài liệu liên quan đến bài học Hướng dẫn học ở nhà a. Học bài: Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ? b. Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản sgk/ 45.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. Tiến trình tiết dạy * Kiểm tra bài cũ: Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ? 1. Hoạt động khởi động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Tình huống Các em đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em học những kiến thức và kỹ năng ấy để làm gì ? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản hay còn một lí do nào khác nữa ?. TIẾT 11: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Hoạt động của Giáo Viên – Học Sinh. GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK / 45 → Câu 1: Khi nào cần tạo lập văn bản ? Viết thư, viết Tập Làm Văn, phát biểu ý kiến,... Nội dung bài học. Các bước tạo lập văn bản: 04 bước. Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập, tan học em chạy về nhà báo tin cho cha mẹ và em kể lại quá trình phấn đấu của em để có được ngày hôm nay chắc chắn cha mẹ sẽ vui và tự hào về đứa con của mình. Vậy trong tình huống trên em sẽ xây dựng một văn bản nói hay viết ? Nếu chọn văn bản nói thì văn bản nói ấy có nội dung gì ? ( Giải thích lí do đạt kết quả tốt trong học tập ). Nói cho ai nghe ? (đối tượng ). Để làm gì ? ( Mục đích nói để mẹ vui, tự hào về con của mình ). Vậy khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích giao tiếp.. → Câu 2: Xác định vấn đề: viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì, viết như thế nào → định hướng. → Câu 3:Tìm ý, sắp xếp ý, lập dàn ý → xây dựng bố cục. → Câu 4: Viết thành văn. → Câu 5: Kiểm tra lại.. 1. Định hướng chính xác 2. Xây dựng bố cục 3. Diễn đạt thành văn 4. Kiểm tra lại. Trình bày các bước tạo lập văn bản ? 3. Hoạt động thực hành Bài tập 1 / 46: a) Cần thiết b) định hướng: (viết cho ai) quan trọng . c) xây dựng bố cục: để làm bài văn không thiếu sót, xác định đúng chủ đề, không lạc đề d) Kiểm tra lại : lỗi chính tả, dùng từ, diển đạt Bài tập 2 / 46 : - Thiếu: Báo cáo kinh nghiệm học tập tốt, - Xác định đúng đối tuợng giao tiếp (hs) Bài tập 3 / 46, 47 Xây dựng dàn bài: a) Ghi ý, b) Các mục, các phần lớn nhỏ ghi kí hiệu để phân biệt 4. Hoạt động ứng dụng Bài tập 4 / 47 Thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì trót nói lời thiếu lễ độ đối với mẹ Xây dựng các bước 1.Định hướng: viết cho ai (bố), viết để làm gì (xin lỗi mẹ), viết cái gì(sự hối hận) viết ntn (viết thư) 2. Xây dựng bố cục: MB: Nhận ra lỗi, TB: Trình bày nỗi ân hận, KB: Lời xin lỗi, hứa hẹn . 3. Diễn đạt thành văn 4. Kiểm tra lại 5. Hoạt động bổ sung: Đọc tài liệu liên quan đến bài học Hướng dẫn học ở nhà a. Học bài: Nêu các buớc tạo lập văn bản b. Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản sgk / 59.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> III. Tiến trình tiết dạy * Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tạo lập văn bản ? 1. Hoạt động khởi động: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:. TIẾT 12: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN Hoạt động Giáo Viên – Học Sinh Giáo viên ghi đề → Có mấy bước tạo lập văn bản ? Kể ra ? → Bước định huớng trình bày những gì ? - Viết cho ai ? - Viết đề làm gì ? - Viết cái gì ? → Em hãy xây dựng bố cục đề bài - Một lá thư có mấy phần ? ( 3 phần ) - Phần đầu viết cái gì ? - Phần nội dung thư ghi những gì ?. - Phần cuối thư ghi như thế nào ?. → Bước 3 làm gì ? → Bước 4 như thế nào ?. Nội dung bài học I. Đề bài: Thư cho một nguời bạn để bạn hiểu về đất nuớc mình * Các bước thực hiện 1. Định hướng - Đối tuợng: (viết cho ai) Viết cho nguời bạn nuớc ngoài cùng tuổi ( tên bạn, tên nước bạn) - Mục đích: ( viết để làm gì) để bạn hiểu về đất nuớc mình, tạo tình đaòn kết hữu nghị . - Nội dung: (Viết cái gì) Cảnh đẹp của đất nuớc và con người Việt Nam 2. Xây dựng bố cục MB: Đầu thư: địa điểm, ngày tháng, năm. TB: Phần chính bức thư: - Lời thăm hỏi sức khỏe - Ca ngợi tổ quốc bạn - Giới thiệu tổ quốc mình ( con nguời, phong cảnh, văn hóa, phong tục, lịch sử) KB: Cuối thư : Mời bạn đến thăm đất nuớc mình, mong tình bạn lâu bền, ... Ký tên TB: địa chỉ liên lạc (ghi họ tên) 3 Diễn đạt thành văn 4. Kiểm tra lại. Phần đầu , phần cuối thư viết như thế nào ? 3. Hoạt động thực hành Gọi HS viết đoạn MB, KB, các đoạn trong TB 4. Hoạt động ứng dụng Ra đề bài viết số 1 – miêu tả - lập dàn ý 5. Hoạt động bổ sung: Đọc tài liệu liên quan đến bài học Hướng dẫn học ở nhà a. Học bài: Cách viết các phần MB, TB, KB b. Soạn bài: Chuẩn bị bài viết số 1 SGK / 44, 45.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> BÀI VIẾT SỐ 1 Văn miêu tả ( làm ở nhà ) Hoạt động của Giáo Viên – Học Sinh → Giáo Viên ghi đề → Giáo Viên hướng dẫn học sinh cách làm bài → Giáo Viên nhắc học sinh về nhà làm bài theo dàn ý.. → Giáo Viên quy định thời gian thu bài. Nội dung bài học Đề: Tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa DÀN BÀI. Mở bài Giới thiệu cánh đồng lúa quê em. Thân bài - Tả khái quát: diện tích rộng ngàn thước, màu sắc : xanh ngút ngàn, vàng tươi trải rộng mênh mông. - Cảnh sinh hoạt của người dân trên đồng :tỉa, dậm,.gặt.. , âm thanh :cười nói, máy nổ, chim chóc trên đồng . - Chăm sóc và bảo quản : Bơm nước, phun thuốc, bón phân, lặt cỏ. - Tình cảm của mọi người trên đồng khi lúa trúng, khi lúa thất ... - Lợi ích của đồng lúa đối với người nông dân. Kết bài Cảm nghĩ và nhận xét của em vế đồng lúa quê em.. Nêu nhiệm vụ chính của từng phần ở bài văn miêu tả ? 3. Hoạt động thực hành: GV ghi đề 4. Hoạt động ứng dụng: HS về nhà viết bài 5. Hoạt động bổ sung: Nhắc hs đọc bài trước khi nộp Hướng dẫn học ở nhà 1.Học bài: Về viết bài tiết sau nộp 2.Soạn bài: Chủ đề văn học - Thơ dân gian VN - Ca dao- dân ca Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình bài 1 và bài 4 SGK / 35 Đọc trước bài ca dao – dân ca Trả lời những câu hỏi trong SGK. Tìm thêm một số bài ca dao – dân ca nói về tình cảm gia đình..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×