Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KE HOACH PHAT TRIEN GIAO DUC TRUONG THCS DON XUAN GIAI DOAN 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.98 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ CÚ


<b>TRƯỜNG THCS ĐƠN XN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

PHỊNG GD & ĐT TRÀ CÚ


<b>TRƯỜNG THCS ĐÔN XUÂN</b>
<b> Số: /KH -THCS</b>


<b> CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do - Hạnh phúc</b>


<i> Đôn Xuân, ngày 09 tháng 01 năm 2015</i>


<b>KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS ĐÔN XUÂN</b>
<b>GIAI ĐOẠN 2015 – 2020</b>


<b>A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG</b>


- Trường trung học cơ sở Đôn Xuân được UBND huyện Trà Cú ra Quyết định
thành lập vào năm 1989, với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 12 người, số lớp 8
lớp.


- Trường tọa lạc tại ấp Chợ, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Là
vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer, nghề nghiệp
chính là nghề nông và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, có thu nhập bình quân thấp, đời
sống còn gặp nhiều khó khăn.


- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 nhằm xác
định rõ mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát
triển, là cơ sở quan trọng để nhà trường xác định các bước đi cụ thể cho từng năm để
đạt được mục tiêu đề ra.



<b>B. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, THỜI CƠ, THÁCH THỨC CỦA</b>
<b>TRƯỜNG</b>


<b>1. Thực trạng</b>


a. Điểm mạnh: năm học 2013 -2014


- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường gồm: 46 người, trong đó Ban
giám hiệu 2 người, nhân viên 3 người, giáo viên đứng lớp 41 giáo viên, với số lớp
hiện có là 22 lớp, số học sinh là 806 học sinh.


- Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó có 32 giáo viên có
trình độ trên chuẩn, 03 giáo viên đang theo học trên chuẩn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Về chất lượng học sinh:


+ Trong năm học 2013 – 2014, đạo đức học sinh có chuyển biến tích cực:
Loại tốt chiếm 62,46 %, khá chiếm 34,46 %, trung bình 3,08 %, không có học sinh có
đạo đức yếu.


. Trường có 21 lớp với số học sinh 750 (số liệu cuối năm học).


.Có học sinh giỏi cấp trường 97 em, chiếm tỉ lệ 14,7%. Học sinh giỏi cấp huyện
11 em và 06 học sinh giỏi cấp tỉnh. Hội khỏe phù đổng cấp huyện đạt 7 giải, cấp tỉnh
2 giải.


. Tỉ lệ tốt nghiệp năm 2013 – 2014 đạt 100%.


- Về cơ sở vật chất: 12 phòng học (cơ bản: 10 phòng; bán cơ bản 02 phòng), 01


phòng bộ môn dạy tin học, 01 phòng máy chiếu, và 02 phòng thực hành, thí nghiệm
(bán cơ bản)….nhìn chung đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện
nay.


- Về công tác xã hội hóa giáo dục năm học 2013 - 2014: Được sự quan tâm của
các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, các
mạnh thường quân đã có những đóng góp trong việc vận động ủng hộ tập, viết cho
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Tổng số tập 4550 quyển, 800 cây viết, 1 xe
đạp, trên 1039 kg gạo, 48 bộ quần áo, 41 suất học bổng trị giá 17.950.000 đ (mười
bảy triệu, chín trăm, năm mươi ngàn đồng). Tổng số học sinh được hỗ trợ 178 em.
Ban Đại diện cha mẹ học sinh đóng góp số tiền 17.178.000 đồng để xây dựng thêm 1
nhà vệ sinh cho học sinh.


- Công tác phổ cập THCS đã được Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận
hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2013.


b. Điểm yếu:


- Chất lượng học tập của học sinh: Học sinh chưa có ý thức cao trong học tập,
học sinh yếu, kém còn khá cao chiếm 10,46 %. Trong đó đặc biệt ở khối 6 có học sinh
có học lực kém chiếm 3,01%.


- Tỉ lệ học sinh bỏ học nữa chừng vẫn còn cao (1.7%)


-Tính chuyên cần của học sinh chưa cao, số lượng nghỉ học trong ngày còn
nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập cuối năm.


- Về cơ sở vật chất: Còn thiếu phòng bộ môn, phòng làm việc, phòng Ban giám
hiệu, phòng đa năng, ….



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Có sự tín nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh
trong xã. Được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm
hỗ trợ cho học sinh nghèo.


- Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và
lòng yêu nghề mến trẻ (100% giáo viên đủ chuẩn).


- Nhu cầu giáo dục ở địa phương rất cao và ngày càng nâng lên.


- Tỉ lệ phụ huynh quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình khá cao nên tỉ
lệ học sinh giỏi các cấp đều tăng.


<b>3. Thách thức:</b>


- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội
trong thời kỳ hội nhập ( thi vào trường chuyên…)


- Tỉ lệ người dân tộc chiếm trên 60% và có trên 30% học sinh thuộc diện hộ
nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn.


- Chất lượng học sinh đầu vào khá thấp, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu
học chưa theo kịp chương trình THCS.


- Các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chưa đầy đủ,
các phòng bộ môn, phòng chức năng chưa có…


- Cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.
<b>C. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ MỤC TIÊU</b>
<b>1. Xác định phương hướng chiến lược:</b>



<b>a.</b> Các vấn đề ưu tiên trong giai đoạn 2015-2020


- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Tiếp tục đưa giáo
viên đi học nâng chuẩn, tập huấn chuyên môn theo yêu cầu của ngành.


- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý.


- Hoàn chỉnh từng tiêu chí, để đạt các chuẩn trường Quốc gia. Xây dựng từng
bước để hoàn thiện nội dung cơ bản của trường học thân thiện, học sinh tích cực.


-Hoàn thành đánh giá ngoài, tiếp tục bổ sung những mặt còn yếu. Từng bước
quảng bá thương hiệu nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường thật sự là một trong những trường hàng đầu
trong huyện, về môi trường học tập an toàn, thân thiện, chất lượng, tạo ra những con
người thành đạt trong cuộc sống và ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc
sống.


 Sứ mệnh: Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, siêng năng
trong công việc có khả năng thích ứng sự thay đổi môi trường trong xã hội.


 Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:


- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng tự trọng - Tính sáng tạo



- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
<b>2. Mục tiêu:</b>


- Mục tiêu chung: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục,
trường đạt chuẩn Quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


 Mục tiêu cụ thể:


- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên


+ Tạo điều kiện để giáo viên học tập trên chuẩn và có trên 90% giáo viên
trên chuẩn vào năm 2020.


+ 100% tổ trưởng chuyên môn đã có trình độ trên chuẩn.


+ Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính, biết soạn giáo án điện tử, biết truy
cập Internet 100%.


+ Phấn đấu có 15% giáo viên đạt danh hiệu là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có
20% là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, còn lại là giáo viên dạy giỏi cấp trường.


+ Phấn đấu đến năm 2020 có 1 giáo viên đạt trình độ sau đại học
- Về học sinh:


+ Duy trì sĩ số hàng năm 98% trở lên


+ Về chất lượng học tập: Trên 60% học sinh khá giỏi (20% học sinh giỏi), tỉ
lệ học sinh yếu dưới 5%, không có học sinh kém, học sinh giỏi cấp huyện hàng năm
15 học sinh trở lên, học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đạt 7 giải trở lên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Cơ sở vật chất:


-Tham mưu với cấp trên xây dựng thêm 08 phòng (phòng học và phòng chức
năng).


-Các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng được sửa chữa nâng cấp
kịp thời hàng năm.Các Trang bị thiết bị phục vụ dạy và học đầy đủ.


- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh, sạch, đẹp”, sân trường được bê tông
hóa toàn bộ vào năm 2016.


 Công tác xã hội hóa:


-Liên hệ với phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương, Hội khuyến học
để giúp đỡ học sinh nghèo thông qua việc trao các suất học bổng.


- Trang bị cho học sinh nghèo hàng năm đủ sách, tập, viết, và được hưởng đầy
đủ các chế độ chính sách của Nhà nước.


- Vận động giáo viên trích lương hàng tháng giúp học sinh nghèo, học sinh có
hoàn cảnh khó khăn.


 Hoạt động ngoại khóa:


- Thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng.


- Phối hợp với trạm Y tế để giáo dục học sinh phòng chống các bệnh thường
gặp, bệnh HIV/AIDS…..


- Phối hợp với Công an giao thông, giáo dục luật giao thông cho học sinh.


- Phối hợp với Hội cựu chiến binh xã, Chi Đoàn xã giáo dục truyền thống cách
mạng cho học sinh nhân các ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 và
ngày giải phóng huyện Trà Cú 31/12 , ngày 30/4 và 1/5…


- Tổ chức tốt các ngày hội nhân ngày lễ lớn trong năm: 20/11;8/3;5/9…
<b>3. Phương châm hành động</b>:


- Giáo dục tư tưởng trong đội ngũ giáo viên hết lòng phụng sự Tổ Quốc. Tất cả
vì học sinh thân yêu.


<b>D. THÔNG TIN VỀ TÀI CHÍNH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Nguồn kinh phí để lót Đanl sân trường là vận động từ Ban đại diện cha mẹ
học sinh và nguồn quỹ căn tin.


- Xin phòng giáo dục hỗ trợ xây dựng thêm 08 phòng học và phòng chức năng.
<b>E. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG</b>


<b>1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:</b>


- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng
giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới
các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn,
giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản.


- Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên bộ
môn.


<b>2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:</b>



- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất
chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có
phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm quyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


- Người phụ trách: Ban giám hiệu và tổ chuyên môn
<b>3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:</b>


- Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả lâu dài.


- Người phụ trách: Hiệu trưởng, giáo viên phụ trách cơ sở vật chất và trang
thiết bị giáo dục, kế toán, nhân viên.


<b>4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:</b>


- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ
giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được
máy tính phục vụ cho công việc, thực hiện hội giảng cấp trường bằng giáo án điện tử,
thường xuyên mở các cuộc hội thảo cho giáo viên trao đổi và học tập lẫn nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Xây dựng trường học văn minh, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà
trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên, cán bộ công nhân viên.


- Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà
trường.


- Nguồn lực tài chính:


+ Ngân sách nhà nước


+ Ngoài ngân sách (từ xã hội, cha mẹ học sinh, các công ty xí nghiệp trong
địa bàn).


- Nguồn lực vật chất:


+ Khuôn viên nhà trường, phòng làm việc


+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy và học


+ Người phụ trách: Ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn, tổng phụ
trách, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.


<b>F. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH</b>


1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến
toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, UBND xã,
Ban đại diện cha mẹ học sinh.


2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách
nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến
lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.


3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
Giai đoạn 1: Từ năm 2015 - 2018
Giai đoạn 2: Từ năm 2018 – 2020


4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng
cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá kế


hoạch thực hiện trong từng năm cụ thể.


5. Đối với Phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ
chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

7. Đối với cá nhân cán bộ giáo viên, nhân viên: Căn cứ vào kế hoạch chiến lược,
kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng
năm học, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các
giải pháp để thực hiện có hiệu quả.


Trên đây là kế hoạch phát triển giáo dục của trường THCS Đôn Xuân giai đoạn
2015 – 2020 đã triển khai và được sự thống nhất của tập thể sư phạm nhà trường. Rất
mong được sự đóng góp của UBND xã, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Trà Cú
để kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp
học với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


-Phòng GD&ĐT;
-UBND xã;
- Lưu .


<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


<b>Trầm Quốc Thương</b>
<b>XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ ĐÔN XUÂN</b>


</div>


<!--links-->

×