Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Y tuong moi trong viec day hoc mon TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.61 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON. Ý TƯỞNG MỚI TRONG VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. GIẢNG VIÊN: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA SINH VIÊN: NGUYỄN DUY NAM LỚP: CAO ĐẲNG TIỂU HỌC C-K40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON Giáo viên: Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên: Nguyễn Duy Nam Lớp: Cao đẳng Tiểu học C-K40. MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong việc dạy học môn tiếng việt ở tiểu học. Nội dung ý tưởng: Ý tưởng mới trong hoạt động bài tập ứng dụng trong phân môn Chính tả lớp 3. Trong quá 1 tháng thực tập tại Trường tiểu học Phan Chu Trinh em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác Chủ nhiệm và.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> công tác Giảng dạy. Khi được tham gia các tiết dự giờ của trường nói chung và của khối nói riêng em đã lĩnh hội và tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm của các giáo viên từ việc chuẩn bị giáo án tới việc lên lớp thực hiện một tiết dạy. Một số giáo viên lớn tuổi em quan sát các cô vẫn theo cách dạy cũ hầu như không đổi mới và sáng tạo vào bài dạy từ việc dạy bài mới đến việc ứng dụng bài tập em thấy các cô vẫn có cái gì đó gọi là “phong cách truyền thống” . Nói chung học sinh có thể vẫn tiếp thu được nhưng các em của chúng ta có hăng say không có tích cực không có ganh đua không thì còn chưa biết đặc biệt là trong phần bài tập. Ví dụ: Trong quá trình thực tập tại trường em có dự một tiết Chính tả (Nghe - viết): Quê hương ruột thịt. Phân biệt oai/oay. Em đánh giá từ phần chuẩn bị đến phần vào tiết Chính tả giáo viên thực hiện rất trơn tru và nhuần nhuyễn, các từ giáo viên đọc rất chuẩn đọc cũng vô cùng là diễn cảm nói chung em rất thích phần này nhưng khi chuyển qua phần bài tập ứng dụng phân biệt vần oai/oay với bài tập: Tìm các từ chứa tiếng có vần oai/oay. Giáo viên cho làm phần này bằng hình thức thi đua giơ tay 2 dãy, theo em quan sát thì làm vậy học sinh rất thụ động trò nào biết thì giơ không biết thì ngồi nhìn hoặc nói chuyện có khi có 1 hay 2 cánh tay giáo viên cứ gọi mãi rồi nhận xét xong qua bài tập khác, như vậy giáo viên có nắm được học sinh mình hiểu bài hay không ? Trình độ tiếp thu của học sinh mình như thế nào ? Nếu là em trong hoạt động này và với ngay bài tập này em sẽ tổ chức cho học sinh một trò chơi “World Cup Từ” để giúp học sinh có thể vừa học vừa chơi hứng thú học tập hơn.. Mục tiêu ý tưởng: Bằng việc kết hợp thi đấu bóng đá em sẽ dực vào việc sắp xếp đội hình và chia thành các bảng thi đấu để tổ chức trò chơi. + Gợi được tinh thần hứng khởi tham gia. + Kích thích trí sáng tạo. + Thể hiện tinh thần đoàn kết. + Tạo tinh thần ganh đua. + Giúp học sinh nắm và hiểu bài tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nội dung ý tưởng: + Chuẩn bị: Các bảng tên đeo đầu bao gồm trung vệ, hậu vệ, tiền đạo. + Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 đội mỗi đội gồm 10 thành viên các đội tự đặt tên theo các đội bóng mình yêu thích để tạo tính sôi nổi. - Các đội bốc thăm thi đấu theo cặp với nhau và tìm ra 2 đội mạnh nhất vào chung kết. - Thi đấu theo sơ đồ chiến thuật kim cương ( 4-4-2 ): Bao gồm 2 trung vệ - 2 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo. + 2 trung vệ có nhiệm vụ tìm các tiếng có chứa vần oai. + 2 hậu về có nhiệm vụ tìm các tiếng có chứa vần oay. + Sau khi tìm xong lập tức chuyền bóng (chuyền tiếng) cho 4 tiền vệ: 4 tiền vệ chia nhau tìm các từ có chứa tiếng trên. + Sau khi tìm xong các tiền vệ ngay lập tức chuyền từ ngay cho 2 tiền đạo. Nhiệm vụ của 2 tiền đạo bây giờ là ghi bàn tức là đặt câu có chứa các từ đó đặt câu thật nhanh ghi ngay lên bảng. * Đội nào hoàn thành nhanh nhất và chính xác nhất coi như chiến thắng và sẽ được nhậm giải thưởng. Ưu điểm: Tạo tính sôi nổi hứng khởi kích thích được tư duy và sáng tạo của học trò nếu làm theo hình thức này thì sẽ có 40 em trong lớp được tham gia như vậy đồng nghĩ với việc hầu hết các em trong lớp đều tham gia xây dựng bài tránh tình trạng thụ động tạo sự tự tin cho các em. Khuyết điểm: Ban đầu trò chơi có thể làm các em hơi khó hiểu và tốn thời gian các em sẽ điều chỉnh được sau nhiều lần tham gia. Trên đây là phần trình bày ý tưởng của em về hoạt động bài tập của phân môn Chính tả lớp 3 giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập. Mong thầy xem và góp ý giúp em. Em xin cám ơn thầy..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×