Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

khắc phục những nguyên nhân còn hạn chế trong việc dạy học môn âm nhạc theo phương pháp mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.75 KB, 8 trang )

khắc phục những nguyên nhân còn hạn chế trong việc dạy học môn âm
nhạc theo phương pháp mới

A - Đặt vấn đề:
1, Cơ sở lý luận:
Qua nghiên cứu các sách lí luận do các nhà khoa học viết, mỗi định nghĩa
đều có một vài khía cạnh khác nhau về phương pháp dạy học phản ánh sự nhận
thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về bản chất, khái niệm phương
pháp dạy học ở mỗi thời kỳ nhất định, tôi thấy định nghĩa này được mọi người
thừa nhận đó là:
"Phương pháp dạy học là cách thức nhận thức hoạt động của giáo viên
trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động để giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh
những kiến thức, nội dung học tập". Đây là định nghĩa tôi thấy rất phù hợp với
bối cảnh hiện nay, khi toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng "phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
trong hoạt động học tập.
Vấn đề này không chỉ riêng ngành giáo dục quan tâm mà là của toàn xã
hội, nhất là những giáo viên đứng lớp như chúng tôi. Tôi cảm thấy mình cần
phải vận dụng như thế nào, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc dạy học theo
phương pháp mới.
Góp phần nhỏ vốn kinh nghiệm của bản thân vào sự phát triển giáo dục, và
công cuộc xã hội hoá giáo dục và phát triển xã hội công bằng - dân chủ - văn
minh.
Cũng như nhiều môn học truyền thống được giảng dạy lâu năm ở trường
THCS, môn Âm nhạc là một môn học tương đối mới mẻ, đội ngũ giáo viên ít,
phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thực sự phù hợp với đối tượng học
sinh phổ thông.
2, Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm qua, dù môn âm nhạc phổ biến dạy đại trà chưa đồng bộ.
Nhưng các nhà nghiên cứu giáo dục âm nhạc và đôi ngũ giáo viên đã xây dựng
được mô hình tương đối hợp lí về phương pháp dạy học ở trường THCS.


Vậy dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS nhằm mục đích gì ? Trước hết
cần khẳng định rằng: Dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào
tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những ca sĩ, nhạc sĩ Mà
thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, giúp các em
1
hoàn thiện các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ, góp phần cùng với các môn học khác,
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường cũng như mục tiêu giáo dục của cấp
học, ngành học.
Nhận thức được vấn đề này, qua tham gia các đợt tập huấn về chương trình
SGK mới, phương pháp dạy học mới ở Bộ giáo dục và tham khảo tài liệu tham
khảo tài liệu, thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp, bạn bè Tôi nhận thấy một số
nguyên nhân còn hạn chế của đồng nghiệp còn mắc phải trong việc giảng dạy
phương pháp mới như sau:
+ Học sinh vẫn quen lối học thụ động, học theo lối truyền khẩu.
Giáo viên:
+ Kiểm tra, đánh giá còn theo lối cũ, chưa khuyến khích cách học tự giác
của học sinh.
+ Sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế.
+ Thiếu sáng tạo trong cách dạy.
+ Soạn giáo án chưa rõ ràng, chưa có hiệu quả, mang tính hình thức.
b. giải quyết vấn đề:
Từ những nguyên nhân đó, tôi đã rút ra giải pháp đã khắc phục những hạn
chế trên như sau:
a, Thực tế học sinh vẫn còn ảnh hưởng cách học cũ "lối học truyền khẩu",
học đối phó trong giờ học như tình trạng phổ biến. Học "tập đọc nhạc" các em
nghe đọc, sau đó ghi tên nốt vào các nốt, nhạc trong bài (TĐN) rồi học thuộc
lòng, một vài lần "học vẹt" các em mai một kiến thức.
2
Biện pháp khắc phục tối ưu nhất là: Cấm tất cả các học sinh không được
ghi tên nốt bằng kí hiệu riêng, ở bất kì bài TĐN nào hay ở sách, vở, giấy và

cần giải thích cho các em rằng nhận biết nốt nhạc cũng như nhận biết một người,
các em nhìn nhiều lần thì sẽ quen. Ngoài ra giáo viên ra bài tập về nhà chép 10
khuông nhạc sau
và thường xuyên kiểm tra vở chép nhạc, TĐN trên lớp theo nhóm, cá nhân,
củng có thể chỉ bất kỳ nốt nhạc nào trong bài để học sinh nói đúng tên nốt.
b, Việc kiểm tra, đánh giá kết quả của một bài học, một chương trình học:
Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và thiết kế bài dạy, cần nắm vững mối
quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá. Chúng ta cần khắc phục thói quen cũ. Như:
Khi chấm bài (đánh giá cho điểm), giáo viên chỉ chú trọng đến cho điểm mà
quên không củng cố và vạch rõ những ưu, khuyết điểm khi học sinh trả bài và
cần bổ sung những lỗ hổng cho học sinh từ đó tìm ra những biện pháp giúp đỡ
học sinh kém, bồi dưỡng học sinh có năng lực tốt và phát triển kỹ năng và thói
quen học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
c, Sử dụng thiết bị dạy học ở đâu đó vẫn còn hạn chế như: Giáo viên lên
lớp dạy chay. Thực tế không phải là không có đồ dùng dạy học mà vì chúng ta
chưa biết sử dụng một cách phù hợp. Qua dự giờ đồng nghiệp, bạn bè, tôi rút ra
một số kinh nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng dạy học sau.
+ Mặt khác giáo viên sử dụng nhạc cụ "đàn phím điện tử" thiếu chính
xác như: Đàn giai điệu chưa rõ ràng, mạch lạc, thiếu chính xác. Để khắc phục
nguyên nhân này giáo viên phải nghiên cứu, nắm vững kiến thức và thực hành
tốt trước khi lên lớp.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan như: Tranh, ảnh, bảng phụ, bản đồ để vận
dụng vào tiết dạy.
3
Ví dụ dạy hát các bài dân ca Tây Nguyên thì dùng bản đồ địa chính Việt
Nam để giới thiệu vào bài hay dùng một số bức tranh có cảnh sinh hoạt âm nhạc
của các vùng, miền để giới thiệu cho học sinh. Hay như một bức tranh về dàn
hoà tấu dạy ở lớp 6 (Âm nhạc thường thức) "Giới thiệu thể loại nhạc đàn và
nhạc hát" nhưng cũng phù hợp để giới thiệu với tiết dạy ở lớp 7 "Giới thiệu thể
loại nhạc đàn".

Và cũng có thể mượn một vài bức tranh của môn lịch sử để vận dụng vào
môn học, bài dạy của mình như: Các vị anh hùng của dân tộc đó là chị Võ Thị
Sáu để giới thiệu vào bài dạy "Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn với bài hát Biết ơn chị
Võ Thị Sáu" (lớp 8).
Chúng ta không những tích hợp trong phương pháp dạy học mà cần tích
hợp cả cách sử dụng đồ dùng từ các môn học khác, từ các tiết dạy khác để vận
dụng, sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
d, Một vài sáng tạo trong cách dạy: Chúng ta biết rằng môn âm nhạc yếu tố
tạo hứng thú để phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh là điều rất cần thiết.
Thực tế dạy học tôi nhận thấy các em thường hát hay tập đọc nhạc thiếu nhạc
cảm, khô khan, cứng nhắc từ đó tôi đưa ra 2 cáhc này ngay trong giờ lên lớp.
- Cách 1: GV hát đúng giai điệu, lời ca bài hát đó nhưng thiếu nhạc cảm.
- Cách 2: GV hát đúng giai điệu, lời ca bài hát đó nhưng rất có nhạc cảm và
lột tả được nội dung của tác phẩm và ý đồ của tác giả.
HS nghe xong và chọn cách hát nào cho phù hợp. Tuy nhiên học sinh sẽ
chọn cách hát thứ 2.
Hướng dẫn học sinh đọc đúng tính chất và có nhạc cảm các bài TĐN tôi
cũng thực hiện thủ pháp tương tự như trên.
Và tôi cũng giải thích để các em biết rằng: Muốn đọc thơ, kể chuyện, đọc
một bài văn hay các em cũng phải đọc nhiều để hiểu được nội dung và ý nghĩa
của tác phẩm, lúc đó các em mới thể hiện hay được.
Vậy môn âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật âm thanh thì các em
cần trau chuốt hơn trong khi thể hiện.
e, Soạn bài là một yếu tố rất quan trọng và cũng một phần quyết định giờ
dạy có hiệu quả hay không. Trước tiên chúng ta phải quan tâm đến vấn đề.
- Mục tiêu: Trước đây mục tiêu giảng dạy "cho thầy" còn bây giờ thay bằng
mcụ tiêu học tập của trò. Chính là kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tiếp theo là
khâu chuẩn bị: Giáo viên có chuẩn bị tốt thì lên lớp mới có hiệu quả và nêu
4
được những cái cần thiết để phục vụ cho dạy học về phần lí thuyết cũng như

thực hành.
- Tiến trình giờ dạy phải rõ ràng, cấu trúc hợp lí để người xem cảm thấy
như nhìn được toàn bộ giờ dạy trên lớp và vận dụng một vài thủ pháp nêu trên.
Ngoài ra cần phân bố thời gian cho phù hợp trước khi lên lớp. Từ những
nghiên cứu nêu trên, tôi đã vận dụng vào việc giảng dạy theo phương pháp mới,
tôi thấy cácc giờ dạy có hiệu quả cao. Sau đây là một tiết dạy mà tôi minh hoạ:
Tiết 19: Học bài hát: Đi cắt lúa
Dân ca Hơ rê (Tây Nguyên).
I. Mục tiêu:
- Qua học hát học sinh biết được một bài điệu dân ca Hơ rê (Tây Nguyên).
Biết được sự phong phú, độc đáo của nền ca nhạc dân gian các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên.
- Tập hát đúng giai điệu của câu hát trong bài có luyến 3 âm.
II. Giáo viên chuẩn bị:
- Đàn điện tử, song loan, phách tre.
- Hát thành thạo bài "Đi cắt lúa".
- Tranh, ảnh về núi rừng Tây Nguyên.
- Bản đồ địa chính Việt Nam
- Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ.
- Tham khảo 1 số bài dân ca Tây Nguyên (ru em) dân ce Xê đăng "Bạn ơi
lắng nghe" (Dân ca Bana)
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1, ổn định tổ chức
- Giới thiệu khách (nếu có) Lớp đứng chào (vỗ tay)
- Kiểm tra sĩ số - Lớp trưởng báo cáo
2, Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đan xen vào giờ học
3, Giảng bài mới:
Giới thiệu nội dung:

Học bài hát: Đi cắt lúa
Dân ca: Hơ rê (Tây Nguyên) HS ghi vào vở.
a, Giới thiệu bài
Giáo viên treo bản đồ và nêu câu hỏi ? 1 HS lên chỉ trên bản đồ.
5
Em hãy chỉ địa danh của các tỉnh thuộcTây Nguyên Tỉnh Đắclắc - Lâm Đồng -
Gia Lai.
GV: Tây Nguyên là một vùng đất màu mỡ thuộc các
tỉnh như: Lâm Đồng, Đắc lắc, Gia Lai Nơi đây
thuộc địa phận sinh sống của dân tộc ít người. Như
Hơ rê, Eđê, Xê đăng các em hãy kể vài bài hát của
các dân tộc đó.
HS kể: Bạn ơi hãy lắng
nghe (dân ca Bana), dân ca
Xêđăng bài "ru em", dân ca
Xêđăng
- GV hát trích đoạn 2 bài hát học sinh nêu. HS nghe.
- Người dân Tây Nguyên họ đã vật lộn với thiên
nhiên, thú dữ để bảo vệ nương ngô, rẫy lúa chiến
thắng giặc ngoại xâm giữ cho dân làng được yên vui
và cũng rất yêu ca hát nhảy múa
GV treo ảnh phóng to cảnh thiên nhiên và sinh hoạt
âm nhạc của người Tây Nguyên.
HS nhận xét.
Khung cảnh thiên nhiên ở
Tây Nguyên đẹp
? Qua bức ảnh các em cảm nhận được điều gì ? Những bộ trang phục thổ
cẩm với những đường nét
hoa văn rất đẹp với những
nhạc cụ đàn TRưng, cồng,

chiêng với ban nhạc,
chứng tỏ người dân Tây
Nguyên rất yêu âm nhạc.
GV: Các bạn nhỏ Tây Nguyên rất yêu âm nhạc và
họ vẫn hát các bài ca ngợi quê hương như bài "đi cắt
lúa" dân ca Hơ rê (Tây Nguyên).
Sưu tầm: Lê Toàn Hùng
Đặt lời mới: Lê Minh Châu
GV treo bảng phụ chép nhạc và lời bài hát. HS quan sát
Bài hát chỉ có một lời, nội dung ca ngợi sự ấm no,
hạnh phúc của người dân Hơ rê, khi ngày mùa về, có
giai điệu vui tươi, tình cảm.
GV đàn giai điệu và hát diễn cảm. HS nghe 1 - 2 lần
GV gọi 2 HS đọc lời ca nhận xét từ đệm HS đọc lời nhận xét từ đệm
"ê, ê".
GV "Ê" là từ đệm của các bài hát Tây Nguyên. Như
ở Nghệ An - Hà Tĩnh thường sử dụng các từ đệm:
Hò ơ
Hỏi: Em hãy nhận xét bài hát. HS nhận xét: Bài hát viết ở
nhịp 2/4, ô nhịp đầu là nhịp
lấy đà, có sử dụng dấu
6
huyền 3 âm, 2 âm với các
từ đệm "ê"
GV chia câu, đánh dấu chỗ lấy hơi.
b, Tập hát: Tập theo lối "móc xích".
Luyện thanh cho HS luyện theo đàn các âm "ê, a".
HS luyện giọng theo dàn
các âm "a, ê".
- GV hát mẫu 1 lần cả bài HS nghe

- GV tập từng câu 1 và hát mẫu mỗi câu 2 - 3 lần HS hát từng câu 1 đến hết
bài
- GV lưu ý các từ luyến 2 - 3 âm như "hát, sướng "
những chỗ nghịch phách "vang lừng "
HS hát đúng giai điệu
- Kiểm tra một số em trong quá trình tập HS hát cá nhân
- GV chia tổ (hoạt động 2) Vận động nhẹ
- GV mở giai điệu ghi sẵn và làm mẫu hát + gõ
phách - nhịp 2
Lần lượt các nhóm hát + gõ
theo phách, nhịp 2.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi một số học sinh hát + vận động theo nhạc 4 - 5 HS lần lượt thể hiện
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 3.
Tập hát âm "ê" theo giai điệu HS quan sát nghe và ghi
nhớ.
- GV dùng từ đệm "ê" và hát theo cao độ nốt nhạc HS nghe
- GV cho HS hát âm "ê" theo giai điệu VD: Ê Ê Ê
Ê
đàn em vui
hát
HS hát 2 lần
- GV chia lớp làm 2 cách thể hiện  GV nhận xét 1 nửa lớp hát lời + gõ nhịp
- GV nhận xét 1 nửa lớp hát âm "ê"
- Kiểm tra một số em và cho điểm (và ngược lại)
? Nêu cảm xúc của em về giai điệu, nội dung lời ca
gợi cho ta biết điều gì ?
2 HS trả lời.
4, Củng cố:

- Kể một vài bài hát thuộc dân ca Tây Nguyên mà
em biết
HS trả lời: Ru em (dân ca
Xêđăng)
- Cho lớp thể hiện bài hát HS hát lại bài hát, kết hợp
gõ nhịp 2.
- GV nhận xét, cho điểm 1 vài em.
- GV cho học sinh nghe lời mới: HS nghe.
Thầy cô khen em ngoan, em hứa quyết tâm học
hành, em luôn vâng lời cô thầy danh nhiều điểm
mười nè. Gửi tặng thầy cô mến yêu, em hát khúc ca
yêu trường, yêu quê hương mình tươi đẹp, thêm yêu
HS hát 1 lần
7
cuộc đời nè.
5, Dặn dò - nhận xét:
- Dặn học sinh thuộc lời bài hát và đặt lời mới theo
giai điệu bài "Đi cắt lúa" chủ đề tự chọn.
- Nhận xét: Ưu khuyết điểm.
iii. kết quả:
Những kinh nghiệm trên tôi đã vận dụng hợp lý vào các tiết dạy trong thời
gian qua, tôi thấy hiệu quả của các giờ dạy tốt hơn thể hiện ở các mặt sau:
+ Học sinh hứng thú học tập, thể hiện ở các giờ học các em chú ý xây dựng
bài.
+ Tình trạng học TĐN theo lối truyền khẩu không là vấn đề trầm trọng nữa.
+ Kết quả học tập của học sinh ngày một tốt hơn.
iv. kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm học hỏi ở đồng nghiệp, những người đi
trước và kinh nghiệm của bản thân mong các bạn tham khảo, góp ý bổ sung cho
tôi để có phương pháp giảng dạy ngày một tốt hơn.

v. kiến nghị - đề xuất:
- Mỗi trường học đều có phòng chức năng cho các môn đặc thù như môn
âm nhạc.
- Thường xuyên tổ chức cho các giáo viên dạy môn âm nhạc dự giờ góp ý
cho nhau để rút ra kinh nghiệm phương pháp dạy học mới tốt hơn ./.
8

×