Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.53 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 23/ 10/ 2017 Tiết: 37, 38: CHỦ ĐỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ( Nói quá; Nói giảm, nói tránh) A. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1. Kiến thức - Khái niệm nói quá, nói giảm nói tránh. - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…) - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 2. Kỹ năng: -Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá; nói giảm, nói tránh trong đọc - hiểu văn bản. - Phân biệt nói quá với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ: - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. - Biết cách vận dụng cách nói giảm nói tránh trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong viết văn bản. 4. Năng lực cần hướng tới: Năng lực cần đạt Biểu hiện HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi Năng lực tự học nhớ được khái niệm, kiến thức lí thuyết về biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, tham khảo thông tin trong sách TK, SGK....để vận dụng giải quyết các tình huống có vấn đề GV nêu trong bài học và giải quyết các bài tập GV giao . - Phân tích được các tình huống về biện pháp tu từ nói Năng lực giải quyết quá, nói giảm nói tránh vấn đề. - Nêu được tình huống có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. - Hoàn thành đúng các bài tập phần luyện tập trong SGK. Năng lực sáng tạo. - Qua phân tích ngữ liệu HS biết so sánh và bình luận được hiệu quả của biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh trong cách diễn đạt hay tình huống giao tiếp. - Hứng thú, chủ động nêu được các ví dụ biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; Tích cực vận dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh vào lời nói hàng ngày đúng ngữ cảnh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác. - Sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh đúng mục đích. Vận dụng vào lời nói và bài viết văn hiệu quả. - Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. - Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin. - Chủ động, tích cực đề xuất ý kiến, cùng nhóm hoàn thành phần việc GV giao cho nhóm khi thực hiện nội dung bài học. - Khiêm tốn, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, học hỏi các thành viên trong nhóm để tiếp thu kiến thức và vận dụng được kiến thức bài học.. B. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Hình thức : dạy học trên lớp. - Phương pháp : + Phương pháp phân tích ngôn ngữ. + Phương pháp giao tiếp. + Phương pháp rèn luyện theo mẫu. - Phương tiện : + Máy tính, máy chiếu + Phiếu học tập. - Kĩ thuật dạy học : + Kĩ thuật giao nhiệm vụ. + Kĩ thuật chia nhóm. ( chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Kĩ thuật "động não" C. CHUẨN BỊ. - Giáo viên : giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị các ví dụ về nói giảm, nói tránh và nói quá D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức: Tiết Ngày Lớp Sỹ số Ghi chú thứ dạy 1 ..../.... 8A 2 ..../.... 1 ..../.... 8B 2 ..../.... 2. Kiểm tra chuẩn bị bài: Vở soạn bài ở nhà của học sinh. 3. Các hoạt động học tập Hoạt động 1: Khởi động. B1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân (6 phút).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Em hãy cho biết trong chương trình phân môn Tiếng Viêt ở lớp 6, 7 các em đã được học các biện pháp tu từ nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ (theo yêu cầu và hướng dẫn) B3: Báo cáo kết quả - Lớp 6: Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa - Lớp 7: Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, chơi chữ B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:( GV nhận xét đánh giá) * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động dạy- học B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân Gv: Treo bảng phụ ? Cách nói của câu tục ngữ và câu ca dao trên có đúng sự thật không? ? ý nghĩa hàm ẩn của những câu nói ấy là gì? ? Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì? GV treo bảng phụ 2 ( ghi cách nói của ca dao và cách nói bình thường) a. - Đêm tháng năm rất ngắn - Ngày tháng mười rất ngắn - Mồ hôi đổ rất nhiều ? Em có nhận xét gì về 2 cách nói trên? ? Cách nói nào gây ân tượng hơn, sinh động hơn? ?Vậy thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ. Nội dung kiến thức I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ngữ liệu a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) b/ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao). B3: HS báo cáo kết quả và nhận xét 2. Nhận xét: - Cách nói đó không đúng với sự thật. + chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối: rất ngắn. + thánh thót như mưa ruộng cày: mồ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hôi rơi rất nhiều => sự vất vả của người lao động. - Nhấn mạnh mức độ, quy mô, tính chất của sự vật được nói tới. - Trong cách nói của ca dao: + Mức độ, qui mô, tính chất của nội dung sự vật, hiện tượng đã được phóng đại lên. + Điều muốn nói được nhấn mạnh. - Cách nói của ca dao ấn tượng hơn B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm sinh động hơn. Đồng thời tăng giá trị vụ biểu cảm. GV chốt kiến thức 3. Kết luận: - Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu HS đọc phần ghi nhớ. cảm. * Ghi nhớ: SGK T101 II.Nói giảm nói tránh và tác dụng B1: Chuyển giao nhiệm vụ của nói giảm nói tránh. HS hoạt động cá nhân 1.Ngữ liệu Giáo viên lần lượt chiếu lên máy chiếu *Ngữ liệu 1 các ví dụ a. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, ? Những từ in đậm gạch chân trong các cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn ví dụ trên có nghĩa là gì anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong đảng và bầu bạn khắp ? Tại sao người viết , người nói lại dùng nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. cách diễn đạt đó (Hồ Chí Minh, Di chúc) b. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi ! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) Lượng con ông Độ đây mà....Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) * Ngữ liệu 2 ? Tại sao tác giả lại dùng từ “ Bầu sữa” - Phải bé lại lăn vào lòng mộtngười mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa. mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ? So sánh hai cách nói trên và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tinh tế hơn đối với người nghe. ? Qua phân tích các ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh. B2:Thực hiện nhiệm vụ( theo yêu cầu). (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) -Bác sĩ đang khám nghiệm tử thi. * Ngữ liệu 3 a. Con dạo này lười lắm. b.Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm.. 2. Nhận xét: *. Ngữ liệu 1: B3: Báo cáo kết quả: - Các từ in đậm đều có nghĩa là chết ( nói vòng, từ đồng nghĩa, phủ định bằng từ trái nghĩa). - Dùng cách nói đó để giảm bớt sự đau buồn. *. Ngữ liệu 2 - Dùng từ “Bầu sữa”,“tử thi” để tránh sự thô tục gây cười, ghê sợ. *. Ngữ liệu 3 B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - Cách nói a hơi căng thẳng, nặng nề. vụ - Cách nói b nhẹ nhàng tế nhị. GV chốt kiến thức 3. Kết luận: - Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển - Tác dụng: tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô HS đọc ghi nhớ? tục, thiếu lịch sự. * Ghi nhớ; SGK T108 B1: Chuyển giao nhiệm vụ III. Sử dụng nói quá, Nói giảm nói HS hoạt động cá nhân tránh. ? Nói quá, Nói giảm nói tránh thường được sử dụng như thế nào? ( GV lấy VD minh họa) ? Nói quá được sử dụng kèm với biện pháp tu từ nào mà em đã được học? HS hoạt động nhóm * GV chia lớp 4 nhóm thảo luận bài tập để rút ra các cách nói giảm, nói tránh ( Thời gian; 3 phút) Tìm cách nói giảm nói tránh cho các câu sau: a.Bà cụ đã chết b.Bài thơ của anh dở lắm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c.Anh còn kém lắm d. Anh ấy bị thương nặng thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ. ? Để nói giảm nói tránh người ta thường có những cách nói như thế nào? B2:Thực hiện nhiệm vụ( theo yêu - Nói quá, Nói giảm nói tránh được cầu) sử dụng trong lời nói hàng ngày, B3: Báo cáo kết quả: trong văn bản chính luận, văn bản văn chương, ít sử dụng trong văn bản hành chính, văn bản khoa học... - Nói quá được dùng kèm với biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… - Cần thận trọng khi sử dụng nói quá, nhất là khi giao tiếp với người trên, người lớn tuổi… - Nói giảm nói tránh được thực hiện: B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm + Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt. vụ + Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa GV chốt kiến thức thông qua các hình thức ẩn dụ, hoán dụ (nói vòng) + Phủ định từ trái nghĩa. + Tỉnh lược. * Hoạt động 3 : Luyện tập A.Bài tập phần biện pháp tu từ nói quá Tìm biện pháp nói quá và Bài tập 1-SGK T102 giải thích ý nghĩa của chúng a. sỏi đá cũng thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào - GV nhận xét phần trình bàn tay lao động. bày của hs. b. đi lên đến tận trời: Vết thương không có - GV: sửa bài cho HS, nêu nghĩ lí gì, không phải bận tâm. đáp án c. thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. Bài tập 2-SGK T102 Điền các thành ngữ thích hợp a.chó ăn đá, gà ăn sỏi. vào chỗ trống? b.bầm gan tím ruột. - GV nhận xét phần trình c.ruột để ngoài da. bày của hs. d.nở từng khúc ruột. - GV: sửa bài cho HS, nêu e.vắt chân lên cổ. đáp án Bài tập 3-SGK T103 Đặt câu với thành ngữ: Đặt câu với các thành ngữ a.Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. dùng biện pháp nói quá đã b.Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cho? - GV nhận xét phần trình bày của hs. - GV: sửa bài cho HS, nêu đáp án. c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời. d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. e.Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này. Bài tập 4-SGK T103 Tìm 5 thành ngữ so sánh có a.Ngáy như sấm. dùng biện pháp nói quá? b.Trơn như mỡ. ( Tổ chức cho HS thi tìm c.Nhanh như cắt. theo tổ- trò chơi tiếp sức) d.Lúng túng như gà mắc tóc. e.Lừ đừ như ông từ vào đền. Bài tập 6-SGK T103 GV đọc cho HS nghe câu - Giống nhâu: Nói quá và nói khoác đều là chuyện cười “ Con rắn phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, vuông”. hiện tượng HS thảo luận theo nhóm bàn - Khác nhau: Phân biệt biện pháp tu từ nói + Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích quá với nói khoác? nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. + Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực. A.Bài tập phần biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh Bài tập 1-SGK T108 Điền các từ nói giảm nói a.đi nghỉ b.chia tay nhau tránh vào chỗ trống? c.khiếm thị d.có tuổi e.đi bước nữa Bài tập 2-SGK T109 Trong mỗi cặp câu dưới đây, Câu sử dụng nói giảm nói tránh: câu nào có sử dụng cách nói a.Anh nên hoà nhã với bạn bè! giảm nói tránh? b.Anh không nên ở đây nữa! c.Xin đừng hút thuốc trong phòng! d.Nó nói như thế là thiếu thiện chí. e.Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Hãy vận dụng cách nói giảm Bài tập 3-SGK T109 nói tránh để đặt 5 câu đánh a. Anh hát không được hay lắm! giá trong những trường hợp b.Nó học không được khá! khác nhau? c.Nó nói như vậy là không nên! d.Cô ấy không được đẹp! e.Chị ta không được tế nhị trong giao tiếp! Bài tập 4-SGK T109 GV đưa bài tập tình huống : Chia lớp 4 nhóm thảo luận.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nhóm 1, 2 tình huống 1. - Nhóm 3,4 tình huống 2 Trường hợp nào không nên dùng cách nói giảm nói tránh. Nói giảm nói tránh thể hiện cách nói lịch sự, biểu hiện của người có văn hoá. Nhưng khi cần phê bình người phạm lỗi hoặc khi cần thông tin xác thực cần phải nói thẳng, nói thật. * Hoạt động 4 : Vận dụng Câu 1: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá? Gợi ý: Dựa vào những câu văn sau để phát triển ý thành đoạn văn 1/ Chúng tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. 2/ Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Câu 2: Tìm biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau và giải thích ý nghĩa của chúng: a. Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu, Thoại bất tâm đầu bán cú đa. (Lý Bạch) (Rượu gặp tri kỉ nghìn chén còn là ít, Chuyện không hợp ý nửa câu đã là nhiều.) => Khẳng định tình cảm gắn bó của những con người tri kỉ, tâm đầu ý hợp. Còn những người không hợp ý nhau, lời nói chẳng qua chỉ là xã giao mà thôi. b. Ăn mười cái đám cưới không bằng hàm dưới cá trê. => Ý muốn nói hàm dưới cá trê ăn rất ngon. *Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng Câu 1: Tìm các câu có vận dụng cách nói giảm nói tránh trong giao tiếp hàng ngày mà em thường gặp Câu 2: So sánh biện pháp tu từ: Nói quá và nói giảm nói tránh? + Giống nhau: - Đều là các biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ ca, văn chương hay trong đời sống hầng ngày. - Không đi đúng với mức độ phản ánh thực trạng của vấn đề mà lệch đi + Khác nhau: - Nói quá là cách nói cường điệu, phóng đại để nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh, kích thích tò mò, ngạc nhiên của người đọc người nghe - Nói giảm nói tránh là cách nói diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh mang đến cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự tạo sự đồng cảm chia sẻ cho đối phương E. Kết thúc chuyên đề - Củng cố: Khái quát ND, ý nghĩa của chuyên đề - Hướng dẫn VN : + Học thuộc lòng các phần ghi nhớ của chủ đề đã học + Làm các bài tập đã giao phần vận dụng và mở rộng. * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………. --------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×