Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CDTHBK40Tran Thi HuongKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.31 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Khoa Tiểu học – Mầm non. ------. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.. Lớp: Cao đẳng Tiểu học B – K40 Sinh viên: Trần Thị Hương GVHD: ThS. Trần Dương Quốc Hòa. 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong thời gian qua, em đã có 4 tuần thực tập tại trường Tiểu học Cây Gáo A. Dưới sự phân công của nhà trường, em được phân công về giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp 4. Trong thời gian thực tập này, em đã được học hỏi từ giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong trường rất nhiều kinh nghiệm, các phương pháp dạy học mới trong nhiều môn nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. A. Ý tưởng về cách tổ chức lớp học Trong những tuần vừa qua em thấy có những học sinh rất yếu phân môn Chính tả. Giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn về vấn đề làm thế nào để học sinh ít bị sai lỗi chính tả thường mắc phải. Vì thế em có một ý tưởng là gắn một số hình ảnh có lồng ghép quy tắc chính tả trang trí ở một góc của lớp. Khi đó HS sẽ thường xuyên được thấy và ôn lại quy tắc chính tả, nắm vững kiến thức hơn.. k, gh, ngh. i. ê e. Các âm đầu k, gh, ngh đứng trước các âm i, e, ê. Còn các âm e, g, ng đứng trước các âm còn lại.. N láy với. Phân L-N tiếngbiệt N chỉ láy Đa số khôngvới có với các GItừ dùng (Đối âm đầu và KH âm L láy).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Chữ s không đứng đầu các tiếng có âm đệm (oa, oă, uê, uâ). - Các từ láy vần thường dùng x. - Láy âm đa số dùng cả. Cậu có biết cách phân biệt s/x.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Ý tưởng về đồ dung dạy học Ở tuần đầu về trường thực tập em được tham dự rất nhiều tiết day mẫu của các cô trong trường và em cũng được tham dự một số tiết dạy học vần. Trong phân môn học vần này giáo viên dạy cho học sinh những vần mới, từ mới. Sau đó giáo viên luyện đọc cho học sinh đọc đúng rồi cho các em tự luyện đọc trong nhóm với nhau. Và trong quá trình em quan sát các em luyện đọc trong nhóm thì có một số em không chú ý luyện đọc cùng các bạn. Qua đó em có một ý tưởng để các em học sinh tập trung để luyện đọc trong nhóm cùng các bạn, tạo hứng thú để các em luyện đọc trong nhóm nhiều hơn. Đó là đồ dùng “ bánh xe học vần”. - Mô tả “Bánh xe học vần” là một tấm rô ki hình tròn được bao bởi bìa bao bóng, ở giữa có một cái mũi tên để chỉ các vần hoặc từ khóa mới học ( như hình vẽ dưới đây). Ví dụ: ở bài số 47 SGK Tiếng việt lớp 1. Sau khi GV giới thiệu 2 vần mới “en” và “ên”, luyện đọc rồi hướng dẫn HS viết bảng xong chuyển sang phần luyện đọc các từ ứng dụng, như thường GV gọi HS đứng dạy đọc thì em muốn thêm ở.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> phần này là cho HS tự luyện đọc thêm trong nhóm thông qua “bánh xe học vần” (như hình dưới đây). Ở phần này một HS sẽ quay cái mũi tên, mũi tên chỉ từ nào thì gọi một bạn đọc lại từ đó. Với đồ dung này sẽ giúp HS thêm hứng thú. áo len. khen ngợi. nền nhà. mũi tên. trong tiết học từ đó các em sẽ tự luyện đọc trong nhóm với nhau nhiều hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×