Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Tài liệu Kỹ thuật đo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 29 trang )


Môn học: KỸ THUẬT ĐO
Số tín chỉ: 3
Đánh giá:
- Điểm quá trình: 40 %
+ Bài kiểm tra 20% (1 bài – tuần 9)
+ Bài tập nộp 20%
- Điểm thi kết thúc: 60 % ( thi cuối kỳ - hình
thức thi: viết)

KỸ THUẬT ĐO
Mô tả khóa học:
Giới thiệu nguyên lý cơ bản của kích thước và
dung sai hình học, đưa ra các tiêu chuẩn ANSI
mới nhất. Sinh viên sẽ áp dụng các ký hiệu
dung sai và kích thước hình học trong dung sai
hình dáng, profin, hướng, độ đảo và vị trí vào
các bài toán cơ khí.

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
a) Bản vẽ kỹ thuật
-
Bản vẽ kỹ thuật là một công cụ giao tiếp, trao đổi
thông tin giữa nhà thiết kế và nhà sản xuất.
-
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu diễn đạt sự mô tả
chính xác của một chi tiết. Sự mô tả này gồm có
những hình vẽ, những từ, những số và những ký
hiệu. Những thành phần này cùng nhau diễn đạt
thông tin về chi tiết tới tất cả người dùng bản vẽ.
- Cách tạo bản vẽ kỹ thuật



CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Thông tin bản vẽ kỹ thuật bao gồm:
+ Hình học (mẫu, kích cỡ, và hình dáng của chi
tiết)
+ Những mối liên hệ chức năng
+ Dung sai cho phép cho chức năng thích hợp
+ Vật liệu, nhiệt luyện, phủ bề mặt
+ Tài liệu thông tin về chi tiết (số hiệu chi tiết, lần
duyệt)
-
Thành phần quan trọng của bản vẽ là kích thước
và dung sai

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Ví dụ bản vẽ má kẹp của êtô

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Kích thước và dung sai được xác định theo tiêu
chuẩn ASME Y14.5M-1994
-
ASME (American Society of Mechanical
Engineers): hiệp hội kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ
-
Y14.5: ký hiệu tiêu chuẩn
-
M: đơn vị hệ mét
-
1994: tiêu chuẩn được phê chuẩn năm 1994


CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Sự cần thiết của bản vẽ chính xác
+ Một bản vẽ xác định hoàn toàn một chi tiết
+ Hậu quả của bản vẽ thiếu thông tin

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Bản vẽ chi tiết: hình vẽ và các thông số của một
chi tiết
-
Bản vẽ lắp: bản vẽ gồm nhiều chi tiết lắp ghép
với nhau, thông số các chi tiết
-
Kích thước: số, đơn vị, vị trí, hướng, đường kích
thước, đường gióng, mũi tên, các kỹ hiệu hình
học…
-
Một số qui tắc kích thước
+ Hình dạng, kích cỡ, vị trí
+ Đường kích thước: độ dài ngắn nhất, gần đối
tượng nhất

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
+ Ghi kích thước theo một cách duy nhất
+ Kích thước không nên lặp lại
+ Mỗi chi tiết đều có đủ kích thước cần thiết
+ Mỗi kích thước nên có dung sai
+ Những kích thước trong cuốn sách này được

biểu diễn ở dạng đơn vị mét. Hệ Đơn Vị Mét
Quốc Tế (SI) được dùng. Milimet (mm) là đơn vị
phổ biến của kích thước đo lường dùng trong
những bản vẽ kỹ thuật theo hệ mét.

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Trong công nghiệp, một ghi chú thông thường
sẽ được chỉ ra trên bản vẽ để viện dẫn hệ mét.
Một ghi chú thông thường điển hình là: “TRỪ
KHI ĐƠN VỊ KHÁC ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH,
TẤT CẢ KÍCH THƯỚC LÀ MILIMET”
-
Ba quy ước được dùng khi xác định kích
thước trong đơn vị hệ mét :
+ Khi một kích thước mét là một số nguyên, dấu
thập phân và số không (0) được bỏ qua.
+ Khi một kích thước mét nhỏ hơn một milimet,
một số không đứng trước dấu thập phân.

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
Ví dụ:

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
Ví dụ, kích thước “0,2” có một số 0 bên trái của
dấu thập phân.
+ Khi một kích thước mét không phải là một số
nguyên, một dấu thập phân với phần chia của một
milimet được xác định
-

Phương pháp ghi kích thước: phụ thuộc chi tiết
+ Dạng hình chữ nhật: các kích thước song song
hoặc vuông góc với các trục, mặt
+ Dạng chuỗi: các kích thước trên một đường
thẳng, kế tiếp nhau

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
+ Bảng kích thước, liên hệ kích thước
b) Dung sai và các dạng lắp ghép
-
Dung sai: là đại lượng tổng cộng mà đặc trưng
của chi tiết được phép thay đổi trong phạm vi
kích thước xác định.
-
Giá trị dung sai được xác định bằng độ chênh
lệch giữa giới hạn lớn nhất và giới hạn nhỏ nhất.
-
Cách xác định: trực tiếp, chú ý, đề bài

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Các dạng dung sai
+ Dung sai kích thước “+”, “-”: đối xứng ( đều ,
không đều), một phía

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
+ Dung sai kích thước giới hạn: nhỏ nhất – lớn
nhất

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ

+ Dung sai hình học: chương 2
c) Các dạng lắp ghép (giữa hai chi tiết lắp ghép)
-
Lắp lỏng: giữa hai chi tiết luôn có độ hở
-
Lắp chặt: giữa hai chi tiết luôn có độ dôi
-
Lắp trung gian

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
d) Dung sai phối hợp
-
Dung sai phối hợp là hệ thống kích thước với
dung sai và đặc trưng hình học được chỉ rõ
trên bản vẽ.
-
Hạn chế của dung sai phối hợp
+ Vùng dung sai chữ nhật hoặc vuông
+ Vùng dung sai cố định.
+ Hướng dẫn kiểm tra không rõ ràng

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Ví dụ về vùng dung sai vuông:

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Ví dụ về kiểm tra không rõ ràng:

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
e) Kích thước và dung sai hình học (GD&T)
- GD&T là một ngôn ngữ quốc tế mà được dùng

trong những bản vẽ kỹ thuật để mô tả chính xác
một chi tiết.
-
Ngôn ngữ GD&T gồm có một bộ những biểu
tượng, những quy tăc, những khái niệm, và những
quy ước.
-
GD&T là một ngôn ngữ toán học chính xác mà
có thể được dùng để mô tả kích thước, hình dáng,
phương hướng, và vị trí của những đặc trưng chi
tiết.

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
-
Lợi ích của GD&T
+ Cải thiện sự giao tiếp: các nhà thiết kế, sản xuất
và kiểm tra đều tuân theo một ngôn ngữ.
+ Thiết kế tốt hơn: cung cấp cho nhà thiết kế
công cụ để thể hiện trên bản vẽ.
+ Cho phép mở rộng phạm vi dung sai: tiết kiệm
chi phí sản xuất trong nhiều trường hợp.

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Bản vẽ sử dụng GD&T

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Bản vẽ dùng dung sai phối hợp

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Sự so sánh giữa GD&T và dung sai phối hợp

KHÁI NIỆM
BẢN VẼ
DUNG SAI PHỐI HỢP DUNG SAI HÌNH HỌC
HÌNH DẠNG
VÙNG DUNG
SAI
Điều kiện: Những vùng dung
sai hình chữ nhật hoặc hình
vuông cho những vị trí lỗ.
Kết quả: Ít dung sai có giá trị
đối với lỗ
Các chi phí sản xuất cao hơn
Điều kiện: Có thể dùng biểu
tượng đường kính xung quanh
vùng dung sai
Kết quả: Thêm 57% dung sai
cho vị trí lỗ
Các chi phí sản xuất thấp hơn
SỰ LINH
ĐỘNG VÙNG
DUNG SAI
Điều kiện:Vùng dung sai
được cố định
Kết quả: Những chi tiết đúng
bị loại bỏ
Các chi phí hoạt động cao
hơn
Điều kiện: Cho phép mở rộng
vùng dung sai
Kết quả: Những chi tiết đúng

được sử dụng
Các chi phí hoạt động thấp hơn

CHƯƠNG 1: DUNG SAI VÀ BẢN VẼ CƠ KHÍ
- Sự so sánh giữa GD&T và dung sai phối hợp
KHÁI NIỆM
BẢN VẼ
DUNG SAI PHỐI HỢP DUNG SAI HÌNH HỌC
SỰ DỄ DÀNG
TRONG VIỆC
KIỂM TRA
Điều kiện: Cho phép nhiều
lựa chọn mốc đo lường mặc
định cho việc thiết lập khi
kiểm tra chi tiết
Kết quả: Nhiều người kiểm
tra có thể có những kết quả
khác nhau
Những chi tiết tốt bị loại bỏ
Chi tiết hỏng được chấp
nhận
Điều kiện: Hệ thống mốc đo
lường diễn đạt một phương
pháp cho việc kiểm tra
Kết quả: Những hướng dẫn rõ
ràng cho việc kiểm tra
Loại bỏ những bàn cãi đối với
việc chấp nhận chi tiết

×