Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SO PHAN CON NGUOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.12 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỐ PHẬN CON NGƯỜI – SÔ-LÔ-KHỐP I/Mục tiêu cần đạt: -Về kiến thức:Giúp học sinh hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn Sô-lô-khốp. Tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vượt qua số phận éo le. -Về kĩ năng: Hướng dẫn, rèn luyện học sinh vận hành được hành động đọc phù hợp với các kĩ năng đọc hiểu. -Về thái độ: Giáo dục lối sống và rèn luyện nhân cách sống cao đẹp cho học sinh. Học sinh biết chia sẻ, đồng cảm, suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. II/Chuẩn bị bài học 1/Giáo viên - Dự kiến cách thức tổ chức học cho học sinh đọc hiểu tác phẩm: Tổ chức giờ học kết hợp các kỹ năng đọc hiểu với các phương pháp như gợi mở, phân tích, thảo luận, nêu vấn đề. “ Ứng dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào việc giảng dạy tác phẩm “ Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp. - Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu có liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị các phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, giáo án, ảnh chân dung nhà văn Sô-lô-khốp, máy chiếu, máy tính, các trang giáo án điện tử, một số đoạn trong phim “ Số phận con người” 2/Học sinh Soạn bài, thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn học bài của giáo viên, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, có bài đánh giá, phê bình về đoạn trích truyện ngắn Số phận con người. III/Tiến trình dạy học: 1/Ổn định lớp 2/Kiểm tra bài cũ 3/Bài mới: Lời vào bài: Trong thế kỉ XX, gương mặt điển hình của văn học Nga cũng là tên tuổi lớn trong nền văn học của nhân loại về truyện ngắn hiện thực XHCN - Sô-lô-khốp . Là nhà văn Xô viết được giải thưởng Noben văn học 1965, Sô-lô-khốp đã được ca ngợi là một trong những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỉ XX. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Sô-lô-khốp là Số phận con người. Với truyện ngắn “Số phận con người”, tác giả cho thấy nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo… Chúng ta sẽ được biết đến văn hào lỗi lạc ấy qua tiết học hôm nay. GV ghi đề lên bảng. Chúng ta biết rằng số phận là từ chỉ họa phúc, sướng khổ thường là họa nhiều hơn phúc dành riêng cho cuộc đời mỗi người ngoài ý muốn của họ.Vậy số phận con người được Sô-lô-khốp thể hiện như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PV: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sô-lô-khốp? DG: Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, ông từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí ủy ban xã, đấu tranh vũ trang. Ông từng sống ở Matcova và làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây để sinh sống và thực hiện giấc mơ viết văn. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất vỡ hoang; Họ chiến đấu vì TQ; Sông Đồng êm đềm. PV: Nêu xuất xứ, thời điểm sáng tác và vị trí truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lôkhốp: DG: Truyện gồm 2 phần: Mở đầu, kết thúc và 3 chương. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xô-cô-lốp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận và nhận Va-ni-a làm con cho đến kết thúc tác phẩm. Đây là tác phẩm đầu tiên trong văn học Xô viết đã tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện và chân thực.. PV: Giáo viên cho HS đọc và xem đoạn phim sau đó tóm tắt tác phẩm. Truyện Số phận con người gồm có phần mở đầu, phần kết thúc và ba chương . Chương một: là tiểu sử của Xô-cô-lôp từ những năm trai trẻ đến thời gian chiến tranh vệ quốc bắt đầu : Những năm nội chiến anh tham gia Hồng quân. Năm đói 1922, cả gia đình anh chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê cho phú nông nên sống sót. Xô-cô-lôp làm nghề mộc, nghề nguội rồi lấy vợ, dần dần xây dựng được một gia đình hạnh phúc, có nhà cửa, vợ hiền và ba con. Chương hai : Chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lôp từ giả vợ con ra mặt trận, anh bị phát xít bắt làm tù binh, phải chịu đựng bao sự tra tấn hành hạ dã man của kẻ thù. Cuối cùng Xô-cô-lôp chạy trốn khỏi trại tù trở về với hồng quân. Về đơn vị được ít lâu thì anh nhận được tin đau đớn : một trái bom của phát xít đã vùi chôn ngôi nhà cùng với vợ và hai đứa con gái của anh. Chương ba : một hy vọng mới sưỡi ấm tâm hồn. I/Tìm hiểu chung: 1/Tác giả - Mikhaiin Sô-lô-khốp ( 1905- 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã nhận được giải thưởng Noben về văn học. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên của sông Đông.Ông tham gia cách mạng từ rất sớm.Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. - Tác phẩm của Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống, về con người và chiến tranh. Ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm; Tập truyện Truyện Sông Đông; Số phận con người. 2/Văn bản: a/Xuất xứ, vị trí tác phẩm: - Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lôkhốp được công bố lần đầu tiên trên báo “Sự thật” ngày 31/12/1956. - Về sau, truyện được in trong tập Truyện sông Đông.. b/Tóm tắt tác phẩm .Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của Sôlô-khốp Vào mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây-Xô-cô-lốp 46 tuổi và bé Va-ni-a chừng 5- 6 tuổi trên bến đò.Nhân dịp này, Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình. Khi chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lốp ra trận, bị thương hai lần, sau đó bị đọa đày trong các trại tập trung Phát xít.Tìm cách trốn về, anh mới hay tin vợ và con gái anh đã bị bom Phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng của anh là đứa con trai, nhưng chiến tranh gần kết thúc, tiến gần Berlin, đứa con của anh đã tử thương đúng ngày chiến thắng 9/5, anh chỉ kịp nhìn con trai lần cuối. Trở lại đời thường: Xô-cô-lốp giải ngũ, về chỗ vợ chồng một người bạn và xin vào làm việc trong đội xe vận tải.Tại đây, anh gặp bé Vania côi cút và quyết định nhận nó làm con. Tình yêu thương với Vania đã làm trái tim anh ấm lại.Nhưng nhiều đêm anh vẫn mơ thấy vợ con, tỉnh dậy gối đẫm nước mắt. Một sự việc không may xảy ra: một lần.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giá lạnh của Xô-cô-lôp: anh nhận được thư của người con trai lớn nay đã là đại úy pháo binh. Khi chiến tranh sắp kết thúc tiến đến gấn Beclin, anh nhận được tin con trai cũng báo cho biết cũng tiến gần đến Bec-lin. Xô-cô-lốp chờ đợi đến giờ phút hai cha con gặp nhau. Và anh được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối cùng, con trai anh bị tử trận đúng vào ngày mồng 9 tháng 5, ngày chiến thắng. DG: Đọc tác phẩm số phận con người, ta vô cùng xúc động trước trang đời đầy nước mắt và máu của Xô-cô-lốp. Năm 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cùng với hàng triệu người Xô viết cầm vũ khí đứng lên, Xô-cô-lốp ra trận.. trời mưa, đường trơn, xe trượt đụng nhẹ vào chân một con bò, Xô- cô-lốp bị thu bằng lái xe. Hai cha con đã quyết định cuốc bộ đến địa phương khác, nơi người đồng đội cũ của Xô-cô-lốp đang làm việc. Hai con người côi cút, hai hạt cát bị sức lực của bão tố chiến tranh thổi bạt đến những miền xa lạ. Cái gì đang chờ đợi họ phía trước? Ý chí kiên cường sẽ giúp họ vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi chướng ngại trong cuộc sống.. II/TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/Chiến tranh và số phận con người:. a/Nhân vật Xô-cô-lốp */Trong chiến tranh: - Là một chiến sĩ Hồng quân kiên cường, khí phách - Chiến đấu bị thương hai lần -Bị đọa đày trong trại tập trung Phát xít - Vợ và hai con gái bị bom giết hại từ 1942. - Con trai A-na-tô-li một học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, hy sinh trong ngày chiến thắng tại Béc lin. => Chịu nhiều đau thương cay đắng đối diện với nỗi đau cùng cực. PV: Sau khi đọc và xem xong đoạn phim về tác phẩm Số phận con người, em thấy tác giả đã nói gì với chúng ta về số phận của các nhân vật ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 về chiến tranh và số phận con người PV: Trong chiến tranh, Xô-cô-lốp là một chiến sĩ như thế nào? Anh phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong cuộc chiến và kết quả ra sao? DG:Xô-cô-lốp đã là người chiến thắng, ngẩng cao đầu trong trại tập trung của kẻ thù, mưu trí dũng cảm trở về đội ngũ, chiến đấu bằng tất cả lòng căm thù sục sôi với kẻ đã hủy hoại hạnh phúc gia đình, và cả “niềm hi vọng cuối cùng”. Trớ trêu thay, vào ngày cờ đỏ thắm trên nóc nhà.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Quốc hội Đức, anh đã phải tiễn đưa con mình. Dẫu biết sự hi sinh ấy là anh hùng, là cần thiết, nhưng quả thật đó là một cú đập phũ phàng của định mệnh khiến bất cứ ai yếu lòng cũng có thể quỵ ngã. Có lẽ đó cũng là những trang viết gợi nhắc cho chúng ta nhiều nhất về ý nghĩa tàn khốc của chiến tranh, vinh quang và cay đắng, hạnh phú và bất hạnh, niềm vui chung và nỗi đau riêng để từ đó suy ngẫm và hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của sự hi sinh. PV: Tìm những chi tiết miêu tả nỗi đau đớn của Xô-cô-lốp khi mất con? Nỗi đau đó gợi cho em cảm xúc gì về số phận con người trong chiến tranh? DG: Nhận được tin con trai đã hi sinh đúng vào ngày chiến thắng, Xô-cô-lốp nghẹn ngào thốt lên:“Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi… Trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra … Tôi trở về như người mất hồn …Qua những lời lẽ ấy,ta thấy được nỗi đau đớn tột cùng, tiêu tan cả niềm vui và hi vọng của người lính trong chiến tranh. Tác giả đã phản ánh sự thật chiến tranh. Vì độc lập và sự sống còn của dân tộc, Xô-cô-lốp đã phải chịu những mất mát và hi sinh to lớn. Sau 5 năm chiến tranh, hơn 20 triệu người Xô viết bị chết, hàng ngàn thành phố, hàng vạn làng mạc bị bom đạn phát xít biến thành tro tàn. Gia đình Xôcô-lốp gánh chịu bao đau thương, mất mát. Hoàn cảnh đau thương đã đặt nhân vật đứng trước thử thách để bộc lộ bản lĩnh. PV:Cuộc sống và số phận của Xô-cô-lốp trong chiến tranh thì như thế, vậy hoàn cảnh của Xôcô-lốp sau chiến tranh như thế nào? DG: Khi giải ngũ, đón nhận nỗi đau mất vợ, mất con, không nhà cửa nên Xô-cô-lốp quyết định không trở về quê hương -> Hàng loạt câu hỏi hiện ra trong anh: “Về đâu bây giờ? Chả nhẽ lại về Vôrô-ne giơ? Không được! Còn gì đau đớn hơn khi một người tha thiết với quê hương lại từ bỏ quê hương? ”. Mảnh đất quê hương là nơi đã ghi dấu. * Sau chiến tranh(Trước khi gặp bé Va-ni-a) - Hoàn cảnh: + Không vợ con, không nhà cửa không hi vọng, không trở về quê hương. + Trở thành người lang thang ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ..  Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.. * Tâm trạng:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> những mất mát khôn cùng khiến anh phải trốn chạy, nơi đó khắc ghi bao kỉ niệm tươi đẹp trong cuộc đời, nơi anh sống bình yên với gia đình, nơi người thân tiễn anh ra trận với hi vọng anh sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình.Thế mà giờ đây những hố bom phát xít đã để lại trên nền nhà anh và cướp đi sinh mệnh của những người thương yêu nhất cuộc đời anh. Không thể chịu đựng được điều đó, anh phải trốn chạy quê hương.. - Suy sụp như người mất hồn - Nỗi buồn đau mất mát in đậm trên gương mặt anh, vò xé trái tim anh.. PV: Có thể nói rằng, sau chiến tranh anh sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.--> PV: Hoàn cảnh mất mát, đau thương do chiến tranh để lại khiến Xô-cô-lốp rơi vào tâm trạng như thế nào? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào? DG: Sau chiến tranh, nhiều người lính trở về mang trên mình đầy thương tích: sức khỏe sa sút, cạn kiệt. Xô-cô-lốp cũng vậy. Rơi vào nỗi đau cùng cực khiến Xô-cô-lốp cảm thấy quả tim rệu rã lắm rồi, nhiều khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi….Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hôn”. Bão tố chiến tranh đã đem đến cho con người không chỉ là mất mát tang thương, điêu tàn mà còn là vết thương thời hậu chiến. - Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống -> Lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh. PV: Từ đó, ta thấy chiến tranh đã để lại hậu quả đau thương gì trong cuộc đời?. Chuyển: Chiến tranh không chỉ đem lại những đau thương, mất mát, nhấn chìm con người đầy bản lĩnh, khí phách như Xô-cô-lốp mà còn xảy ra với trẻ thơ bé bỏng, đáng thương, tội nghiệp như bé Va-ni-a.. à Chiến tranh đã tước đoạt tất cả những gì quí giá nhất của anh: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng… b/Bé Va-ni-a:. * Hoàn cảnh: - Bố chết ngoài mặt trận, mẹ bị bom chết. - Ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, rách bươm xơ mướp, bẩn như ma lem... * Tâm trạng: - Thơ dại nhưng vẫn ý thức được nỗi bất hạnh của mình: đôi lúc lặng thinh, tư lự, thở dài… - Biết bố hi sinh nhưng vẫn mong ngày gặp bố, kí ức ấu thơ đôi lúc bất chợt ùa về… Bé cũng là nạn nhân đau thương của chiến tranh. è Sô-lô-khốp không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PV: Cuộc đời bé Va-ni-a có gì đặc biệt đáng chú ý? Đặc biệt là qua cuộc trò chuyện giữa Xô-côlốp và Va-ni-a giúp chúng ta biết thêm về hoàn cảnh của bé Va-ni-a? 2/Nghị lực vượt lên số phận PV: Chính hoàn cảnh đưa đẩy đã khiến tâm trạng của cậu bé như thế nào? DG: Bé Va-ni-a là hiện thân cho thảm họa chiến tranh. Cha chết ở mặt trận. Mẹ bị bom chết trên tàu hỏa khi hai mẹ con đang đi tàu. Bé cũng không biết, không nhớ mình từ đâu đến. Bà con thân thuộc không còn ai cả.Và chỉ biết lang thang nơi hiệu giải khát ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đấy, áo quần em thì rách bươm xơ mướp, mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc bụi bẩn như ma lem.. TIẾT 2: Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. Chuyển ý: Sống âm thầm trong bi kịch, trái tim tưởng chừng như hoàn toàn tan nát, chai sạn vì đau khổ. Xô-côlốp đã đập lên những nhịp đập xúc động.Với cuộc sống buồn đau tưởng như quá sức chịu đựng, Xôcô-lốp vẫn cố gắng để không rơi vào tuyệt vọng. Số phận Xô-cô-lốp sẽ đi đâu về đâu? Liệu anh có chìm sâu trong tuyệt vọng hay vượt qua được thử thách của cuộc sống? Số phận con người không chỉ nói về nỗi đau chiến tranh mà còn là cuộc chiến đấu với số phận của con người Xô viết đặc biệt là những con người vượt qua số phận. Chuyển ý: Hãy hình dung xem điều gì sẽ tiếp tục xảy ra nếu như rơi vào cảnh ngộ bi đát ấy là một con người yếu ớt, thiếu bản lĩnh? Không phải bom đạn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> trong chiến tranh mà chính sự tuyệt vọng cùng nỗi cô đơn có thể hạ gục con người. Xô-cô-lốp sẽ rượu chè be bét ? Xô-cô-lốp sẽ lang thang như một kẻ tâm thần? Xô-cô-lốp sẽ sống âm thầm căm lặng vô cảm với thế giới xung quanh? Hay biết đâu một ngày nào đó tuyệt vọng sẽ dẫn anh đến với nấm mồ của sự hư vô. Còn Va-ni-a bé bỏng tội nghiệp và đáng thương sẽ trở thành đứa trẻ chai sạn? Sẽ bị quăng ra bên lề cuộc sống? Cái ánh mắt sáng ngời sau trận mưa đêm cũng chẳng còn nữa bởi chiến tranh đã cướp mất tuổi thơ em. Có biết bao nhiêu vực xoáy nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi họ ở phía trước. Liệu họ có thể vượt lên? Số phận con người không chỉ nói về nỗi đau chiến tranh mà còn là cuộc chiến đấu với số phận của con người Xô viết đặc biệt là những con người vượt qua số phận . PV: Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con như thế nào? DG: Bản lí lịch tốc kí qua cuộc đối thoại giữa Xôcô-lốp và Va-ni-a đã cho thấy toàn bộ thảm cảnh của cậu bé.Và tâm hồn tưởng chừng như chai sạn, hóa đá của Xô-cô-lốp bỗng rung lên khi nhìn thấy vẻ ngây thơ, tội nghiệp đáng thương của bé Va-nia. Xô-cô-lốp thấy thích nó, nhớ nó mong chạy thật nhanh để đến gặp Va-ni-a. Nhìn ánh mắt như ngôi sao ngời sáng sau trận mưa đêm, đôi hàng mi cong vút, Va-ni-a giống như một con chim non bé nhỏ. Đáng lẽ phải chạy nhảy nô đùa. Đáng lẽ phải hồn nhiên vô tư. Nhưng em lại thở dài -Xô-cô-lốp đau xót vì điều đó. Anh xót xa hơn khi biết chú bé cũng giống như mình: không bố mẹ, không người thân thích, không gia đình vì bom đạn Phát xít. Nước mắt trào ra nóng hổi và sôi lên bởi cảm xúc yêu thương nóng bỏng của Xô-cô-lốp. PV: Điều gì khiếnXô-cô-lốp có quyết định nhanh chóng như vậy?. DG: Quyết định ấy đột ngột đến với anh từ tiếng nói của lòng nhân hậu, yêu thương, dù bao đau đớn. a/Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con: “Không thể để mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con.”. -Xót thương cho cảnh ngộ của Va-ni-a. -Yêu mến vẻ đẹp hồn nhiên vô tư, thánh thiện nhưng tư lự thở dài. -Đồng cảm, tình phụ tử thiêng liêng, tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh. -Cảm xúc tâm trạng: +Va-nia-a:nhảy. à Tấm lòng nhân hậu của Xô-cô-lốp. - Tình người như ngọn lửa suởi ấm hai trái tim cô đơn lạnh giá: Va-ni-a: nhảy chồm lên hôn Xô-cô-lốp; ríu rít líu lo vang rộn..; toàn thân rung lên như ngọn cỏ trước gió. Xô-cô-lốp: Mắt mờ đi.. Người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy; trái tim êm dịu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> mất mát, dù bầm dập trước những đòn đánh của số phận thì Xô-cô-lốp và Va-ni-a cần nương tựa vào nhau để sưởi ấm tâm hồn cho nhau. PV: Nhận Va-ni-a làm con, ta nhận ra được điều gì ở con người Xô-cô-lốp?- PV: Khi Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi đã tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? (Quyết định của Xô-cô-lốp đã đem lại niềm hạnh phúc như thế nào cho cả hai bố con? DG: Cả Xô-cô-lốp và Va-ni-a đều hạnh phúc. Va-ni-a bộc lộ niềm hạnh phúc theo cách của trẻ thơ: hồn nhiên và mãnh liệt. Bé “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán như con chim chích, nó líu lo vang rộn buồng lái”. Thế là con chim non bé bỏng ấy đã tìm lại được giọng hót của mình trong tình yêu thương của Xô-cô-lốp dành cho. Xúc động đã làm cho Va-ni-a cứ run lên như ngọn cỏ trước gió, ghì chặt lấy người cha mình mà “lặng im run rẩy”. Chưa có mái nhà nhưng hai cha con họ đã có một tổ ấm. Ở đó, Va-ni-a được hưởng tình yêu thương qua những chăm sóc vụng về của người cha. Còn Xô-cô-lốp, người cha ấy cũng xúc động không kém. Mắt anh mờ đi, cả người run lên, hai bàn tay lẩy bẩy. Anh không thể lái xe được, phải tắt máy dừng lại để bế con, cũng chẳng còn bụng dạ nào để đi tới kho thóc, anh đưa con trai về sự hồi sinh mãnh liệt. nhà. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Xô-cô-lốp đã ngủ một giấc yên lành. Anh thấy“lòng vui không lời nào tả xiết” khi nghe tiếng ngáy khe khẽ của Va-ni-a như con sẻ non dưới mái rạ. Anh nhẹ nhàng ngắm con trong giấc ngủ.Có Va-ni-a Xô-cô-lốp đã b. Những thử thách mới trong đời thường: lấy lại phần nào bóng dáng của gia đình với trẻ thơ, trách nhiệm, niềm hi vọng những gì tưởng như đã - Những khó khăn vất vả của người đàn mất hết trong chiến tranh. Một sinh linh bé bỏng, ông khi phải chăm sóc đứa con bé bỏng… ngây thơ Va-ni-a lại là chỗ dựa tinh thần cho con người kiên cường, dày dạn nhưXô-cô-lốp.Vì thế, trái tim tưởng suy kiệt, chai sạn vì đau khổ của Xôcô-lốp đã trở nên dịu êm. PV: Quyết định của Xô-cô-lốp đã tạo nên điều gì? Chuyển ý: Cuộc vượt lên số phận ấy có thực sự đơn giản nhẹ nhàng?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> PV: Khi nhận bé Va-ni-a làm con, Xô-cô-lốp phải đối mặt với những khó khăn gì trong cuộc sống? Xô-cô-lốp có những cử chỉ, ân cần, chăm sóc Vani-a như thế nào? DG: Kể từ khi nhận Va-ni-a làm con, cuộc đời Xôcô-lốp có nhiều xáo trộn và gánh lấy những trách nhiệm nặng nề.Tìm cho nó một mái nhà ( đưa về ở cùng mình tại nhà vợ chồng người bạn), Xô-cô-lốp phải săn sóc từ cái ăn, cái măc, giấc ngủ rồi mai đây còn lo việc học hành(những lo toan tỉ mỉ mà bàn tay đàn ông vụng về, không thành thạo) (cho nó ăn, mua sữa, luộc trứng, hâm nóng thức ăn, đưa nó đi cắt tóc, tắm rửa, cho nó ngủ rồi đi mua áo quần, ngủ chung nó đạp tung khăn trải giường, bò lên nằm vắt ngang, …Tất cả những hành động đó được thực hiện với tình yêu thương nồng hậu, hệt như tình cảm của người cha đối với con mình. Do vậy, Va-ni-a cũng xem Xô-cô-lốp là người cha mất tích từ chiến trường trở về tìm con. Dù mệt mỏi và vất vả với cậu con trai mới của mình nhưng Xô-cô-lốp tìm được khoảnh khắc bình yên, tâm hồn nhẹ nhõm và bừng sáng lên như lời anh kể: “Tôi ngủ chung với nó, và lần đầu tiên,sau bao nhiêu năm tôi được ngủ một giấc yên lành”, ngủ chung với nó thật không yên, nhưng quen hơi không có nó thì buồn. Đêm đêm khi thì nhìn nó ngủ, khi thì thơm mớ tóc xù của nó, trái tim tôi đã từng bị đau khổ làm chai lì, được hồi phục trở lại mềm dịu hơn”.Và đáp lại tình cảm của Xô-cô-lốp, Va-ni-a yêu anh bằng tất cả tình cảm của một đứa con: không rời xa cha nửa bước, vắng cha thì khóc, cha chưa về thì không chịu ngủ và thức cho đến khuya. Hai số phận đau khổ, dựa vào nhau, nâng đỡ nhau: Va-ni-a bé bỏng cần có vòng tay cứng cáp của Xôcô-lốp cưu mang, giúp đỡ chở che; còn Xô-cô-lốp tình thương và trách nhiệm khiến anh bình tĩnh lại, cố đứng thẳng dậy, vươn mình vượt qua số phận để trong anh thức dậy một niềm hi vọng mới làm việc và chờ đợi ngày Vaniuska lớn lên. PV: Trong hạnh phúc được yêu thương chăm chút cho bé Va-ni-a, Xô-cô-lốp luôn phải đối diện với. - Những ám ảnh của quá khứ không bao giờ dứt, luôn giày vò anh, đêm nào cũng mơ thấy những người thân, nước mắt đẫm gối… - Xảy ra chuyện rủi ro khiến anh bị tước bằng lái… à Tác giả miêu tả rất chân thật muôn mặt của đời sống thường ngày, đó cũng là những thử thách không nhỏ mà anh sẽ phải đối diện và vượt qua..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> thử thách của số phận như thế nào? DG:Nỗi đau quá khứ luôn giày vò tâm can. Hầu như đêm nào anh cũng mơ thấy người thân đã quá cố.Và lúc nào cũng thế, ở bên này hàng rào dây thép gai, vợ con thì tự do ở bên kia. Xem ra, kí ức chiến tranh quá đỗi kinh hoàng.Không những thế, hai cha con phải đối mặt với thực tế đầy khó khăn thời hậu chiến và những tình huống đôi khi thật trớ trêu: đụng phải con bò và bị tước bằng lái, đau khổ làm Xô-cô-lốp không ở yên một chỗ và hai cha con cùng cuốc bộ đến địa phương khác, nơi đồng đội cũ của Xô-cô-lốp đang làm việc. Điều đó có thể khẳng định rằng: con người có thể ngừng ngay được tiếng súng, nhưng dư âm của nó thì chẳng dễ gì xóa bỏ.. PV: Nhận xét về thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm? Thái độ của người kể chuyện DG:Truyện được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện. Ở đây có 2 người kể chuyện Người thứ nhất là Xô cô lốp, người thứ hai là chính tác giả. Người kể chuyện là nhân vật bộc lộ một tâm hồn đau khổ nhưng cương nghị, dũng cảm. Trong lời tâm sự anh vừa nói với người nghe, vừa nói với chính mình, vừa thuật kể vừa phân tích: “Về đâu bây giờ? Chả nhẽ lại về Veronegio?Không được! Trời ơi thật không thể tưởng tượng được tôi thấy lòng vui không lời nào tả xiết “chỉ một mình tôi thì cần gì đâu?Anh bạn a! Không phải vô cớ mà nó hỏi cái áo bành da tô đâu! (qua cách nói năng, tâm tính, giọng điệu, tâm trạng); người kể chuyện là tác giả đậm chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận làm cho lời văn đầy âm hưởng bi tráng và mãnh liệt. Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó. Sự luân.  Trong tất cả mọi hoàn cảnh, bao giờ ta cũng thấy ẩn sâu trong con người Xô-cô-lốp là một tính cách Nga: khiêm nhường mà quảng đại, kiên cường dũng cảm mà nhân ái bao dung - nhân vật mang tầm vóc sử thi.. 3/ Thái độ của tác giả và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm: a/Thái độ của người kể chuyện: Xô-cô-lốp và tác giả.. -Xô-cô-lốp: tin cậy, cởi mở có phần hồn nhiên, bộc trực, dễ xúc động. -Tác giả: +kể theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu nhân vật. +không che giấu thiện cảm, đặc biệt đối với Xô-cô-lốp. +bày tỏ đồngcảm, khâm phục và tin tưởng ở.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> phiên và bổ sung điểm nhìn trần thuật làm tăng thêm sức hấp dẫn của thiên truyện Qua đó, ta thấy Sô-lô-khốp không che giấu thiện cảm đặc biệt đối với Anđrây Xô cô lốp, “người khách lạ đã trở thành thân thiết” đối với mình. Nhà văn xúc động mãnh liệt trước số phân con người “với nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con”. tính cách Nga kiên cường.. PV: Giọng kể của Xô-cô-lốp như thế nào?Còn giọng kể của tác giả?. b/Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm: - Tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng vào tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. Nhà văn hi vọng thế hệ sau sẽ kế thừa và phát huy những tính cách tốt đẹp ấy. - Mơ ước một thế giới hòa bình, hạnh phúc cho trẻ em trong sự hy sinh che chở của các thế hệ cha anh với trái tim nhân hậu vô bờ. - Tránh lối tô hồng hiện thực với kết thúc có hậu. Tác giả báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con nguời phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc và chiến thắng số phận.. PV: Từ cuộc đời của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp đầy xúc cảm, yêu thương và trân trọng về số phận con người. Thông điệp ấy được thể hiện rõ nhất qua đoạn văn nào trong tác phẩm ? GV cho HS đọc lời trữ tình ngoại đề sau: Trữ tình ngoại đề là yếu tố ngoài cốt truyện, thậm chí có thể lược bỏ bởi vì nó chỉ nhắc lại và nhấn mạnh những gì tác giả đã gián tiếp giãi bày trong phần trần thuật. Trữ tình ngoại đề là lúc nhà văn không còn ẩn sau hình tượng nghệ thuật nữa mà như đứng hẳn ra để mô tả, phơi bày một cách khách quan trước bạn đọc.Lời lẽ trữ tình ngoại đề là những lời văn mạnh mẽ mà lắng động suy tư, chứa chan niềm hi vọng vào sức mạnh tinh thần của con người. PV: Qua số phận cuộc đời Xô-cô-lốp và Va-ni-a cùng với lời bình luận của tác giả, em có kết luận gì về cuộc sống của con người sau chiến tranh và tính cách Nga? PV:Em có suy nghĩ gì khi đọc lời bình luận ở đoạn 1?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đoạn 1: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ …Cái gì đang chờ đón họ phía trước? Thiêt́ nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường đời nếu như Tổ quốc kêu gọi. Đoạn 1: Những suy nghĩ sâu sắc về tính cách Nga, về sự tiếp nối giữa các thế hệ, về nghĩa vụ và trách nhiệm, sự hi sinh vô tư của con người cho Tổ quốc Hình ảnh “hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi đến những miền xa lạ”, chi tiết đêm nào Xô-cô-lốp cũng khóc ướt đẫm gối và việc Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con đã cho ta thấy một sự thật phũ phàng về số phận côi cút nhỏ bé và những nỗi đau dai dẳng của con người sau chiến tranh, cùng với muôn vàn khó khăn họ phải đương đầu nhưng họ đã vượt qua tất cả bằng chính tấm lòng nhân ái bao la. Nhờ nó, hai cha con anh đã vượt qua được sự cô đơn. Hình ảnh trên cho ta thấy đôi lúc ta phải rơi vào những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phải đối mặt với những nỗi đau về vật chất và tinh thần ghê gớm nhưng nếu cứ để nó gặm nhấm thì nó sẽ hủy hoại cuộc đời. Vậy ta phải thoát khỏi nó bằng nhiều cách : Bằng ý chí và nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống và tình yêu con người, bằng niềm tin và hi vọng một điều tốt đẹp nào đó. Đừng bao giờ để cho mình chìm nghỉm trong nỗi đau riêng rẽ.. PV:Em có suy nghĩa gì về lời bình luận 2? “Với nỗi buồn thấm thía,tôi nhìn theo hai bố con …Có lẽ cuộc chia tay của chúng tôi sẽ thanh thản tốt đẹp hơn ; nhưng Va-niu-ska mới đi được ít bước , đôi chân lũn cũn chuệnh choạng , chợt quay lại nhìn tôi , vẫy bàn tay xíu xíu hồng hồng. Bỗng như có một bàn chân con vật nào đó mềm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt đi. Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. Đoạn 2: Giọt nước mắt lặng lẽ quay đi để bảo toàn niềm vui cho con trẻ của người kể chuyện cũng là giọt nước mắt mà Xô-cô-lốp âm thầm khóc trong đêm để Va-ni-a không bao giờ biết những bất hạnh thực sự đã đến với người bố yêu quý của mình. Đó là những giọt nước mắt của truyền thống nhân ái yêu thương, quý trọng con người trong văn học Nga. Nước mắt là sản phẩm , là diễn biến của tình cảm . Có những giọt nước mắt khổ đau , có những giọt nước mắt hạnh phúc , có những giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ, không thể sẻ chia vì vậy càng lắm đau buồn . Nói dối là điều không tốt , đặc biệt là nói dối trẻ con lại càng tệ hại hơn . Tuy vậy , trên đời này cái gì cũng đúng một cách tương đối , những lời nói dối đẹp đẽ lại rất cần thiết . Có một câu danh ngôn đáng để chúng ta suy ngẫm : ” Một người chưa biết nói những lời nói dối đẹp đẽ thì người đó không bao giờ biết đến thế giới chân thực . (A.France ) . Tôi muốn nói đến những giọt nước mắt âm thầm và những lời nói dối đẹp đẽ của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp trong truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Nga : Mi-khai Sô-lôkhốp . Đề thi tốt nghiệp năm 2012 Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô – lô – khốp viết: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… (Ngữ văn 12, Tập 2, tr 123, NXB Giáo dục 2008). III/Tổng kết: 1/Nghệ thuật: -Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến trạng thái nhân vật. -Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn. -Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động cho người đọc. 2/Nội dung ( Ý nghĩa văn bản) Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.. Bài học: - Cuộc sống cần có tình thương yêu và tấm lòng nhân hậu, có tinh thần trách nhiệm với cuộc đời. - Không đầu hàng số phận cho dù trong.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hai con người được nói ở trên là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì? a. Hai con người được nói ở trên là những nhân vật : Xô - cô - lốp và Vania. b. Tác giả gọi họ là hai con người côi cút. Vì sau chiến tranh họ mất hết người thân và không còn nơi nương tựa. Xô cô lốp mất vợ và ba đứa con trong đó có Annatoli là cậu con trai độc nhất. Bé Vania thì bố mẹ đều chết trong chiến tranh . c. Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì? Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn, nhà văn đã nhìn thấy sự cay đắng, sự đau khổ của số phận con người sau chiến tranh. Qua hình ảnh hai hạt cát bị bão tố chiến tranh thổi bạt đến những vùng xa lạ, nhà văn nêu cao tính cách Nga kiên cường, nhân hậu. Nếu ai đó hỏi rằng: Đâu là nơi lạnh nhất trên thế giới này ? Bắc cực chăng? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng giờ thì không. Nơi lạnh nhất là con người sống không có tình người. Đó là một chân lý. Chỉ có tình thương yêu giữa con người với con người mới có thể làm tan chảy khối băng lạnh giá trong một tâm hồn con người. Với M. Solokhov cũng vậy, theo ông chỉ có tình thương của con người mới có thể chữa lành vết thương ở trái tim con người mà thôi. “Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân” và hai con người cô đơn ấy đã gìn giữ nâng niu hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, họ thu nhặt niềm vui nhỏ bé của chính mình “Tôi ngủ chung với nó và lần đầu tiên sau bao nhiêu năm tôi được ngủ một giấc yên lành”. M. Solokhov đã thật sự rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh. Hỡi những con người đang sống trong hạnh phúc, giàu có hãy quan tâm đến số phận những con người nghèo khó trong xã hội. Xã hội cần quan tâm đến họ, chế độ mà họ đang kính trọng hãy quan tâm đến họ nhiều hơn! Bởi vì có họ thì xã hội mới tồn tại được đến ngày nay. Họ đã phải bỏ lại sau lưng tất cả, hi sinh tất cả mọi thứ quý giá của mình để đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người. Họ - người lính, không đòi hỏi một ân huệ, một sự đãi ngộ nào của chính phủ, họ chỉ cần xã hội quan tâm đến họ, coi họ như một. hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. 2. Trong cuộc sống trước những nỗi đau đớn mất mát, hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, con người cần: - Phải có ý chí, nghị lực kiên cường vượt lên số phận. - Tràn đầy niềm tin trong cuộc sống, để hướng tới một tương lai tốt đẹp..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> con người để họ thực sự được sống như một con người! Xô-cô-lốp và Va-ni-a sẽ đi về đâu? “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được, chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu được với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường…” PV: Hãy rút ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ? DG:Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thực,. Truyện Số phận con người là kết quả của những năm tháng nhà văn tiếp cận với cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của dân tộc Nga , trong đó nhà văn khắc họa con người Nga kiên cường , bình dị, nhân ái. ” Số phận con người ” là một kiệt tác của văn chương Nga và văn chương của thế giới vào thế kỷ 20, là nốt nhạc bi thảm trong khúc nhạc trầm hùng , gieo vào lòng người đọc những suy ngẫm về chiến tranh, về số phận và sức mạnh của con người. Ngay tựa đề của tác phẩm đã hàm chứa tính triết lý. “Số phận” là cái mà con người không thể tránh khỏi, không thể lường trước được, nhưng tâm hồn và bản lĩnh của con người là điều mà số phận không thể nào tước đoạt được. Qua tác phẩm, nhà văn đã mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, biểu dương khí phách anh hùng của người lính xô viết , khám phá chiều sâu của tính cách Nga bình dị, nhân ái. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, đầy hấp dẫn. .. Rút ra bài học có ý nghĩa giáo dục: PV: Tình cảm và cách vượt lên số phậncủa Xô-côlốp đem đến cho các em bài học gì?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> PV: Trong cuộc sống trước những nỗi đau mất mát, hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, ta phải làm thế nào để vượt qua?. 1/ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp: - Mikhaiin SoloKhop ( 1905- 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã nhận được giải thưởng Noben về văn học. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên của sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm.Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. - Tác phẩm của Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống, về con người và chiến tranh. Ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm; Tập truyện Truyện Sông Đông; Số phận con người. 2 /Những điểm cơ bản trong cuộc đời của M.Sôlôkhôw giúp ta hiểu thêm về văn nghiệp của ông: - Sôlôkhôw sinh ra và lớn lên ở vùng sông Đông của nước Nga.Cuộc sống của ông gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì thế, tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông.Tiêu biểu như bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”. - Ông trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc nên có điều kiện hiểu biết về cuộc sống của nhân dân mình trong và sau chiến tranh cùng với những phẩm chất kiên cường, nhân hậu của họ . Tác phẩm “Số phận con người” là cảm hứng về chiến tranh. Tác phẩm đã tạo một bước ngoặt mới trong sang tác của ông. 3/Xuất xứ, thời điểm sáng tác và vị trí truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp: - Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp được công bố lần đầu tiên trên báo “Sự thật” ngày 31/12/1956. - Đây là tác phẩm đầu tiên trong văn học Xô viết đã tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toán diện và chân thực. - Về sau, truyện được in trong tập Truyện sông Đông. 4/ Tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm : a/ Tóm tắt truyện “Số phận con người” của Sô-lô-khốp - Mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, tác giả gặp một người đàn ông dắt tay một em bé khoảng chừng năm, sáu tuổi trên bến đò. Hai người chào nhau rồi chuyện trò. Người đàn ông tên là Xô-côlốp. Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe câu chuyện của đời mình. Chuyện kể rằng: + Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Xô-cô-lốp nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và 2 con gái bị bom giặc sát hại. Đúng vào ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ. + Kết thúc chiến tranh, Xô-cô-lốp giải ngũ, anh về sống với vợ chồng người bạn, nhận công việc lái xe, đau buồn nên hay vào quán uống rượu và ngẫu nhiên anh gặp được bé Va-ni-a. Cả bố mẹ em đều bị chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Va-ni-a làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo, coi đó là một nguồn vui lớn. Tuy vậy, Xô-côlốp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ, mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt”nhưng anh vẫn cố giấu không cho bé Va-ni-a biết nỗi khổ của mình. Rồi Xô-cô-lốp gặp chuyện rủi ro, bị tịch thu mất bằng lái. Anh đưa bé Va-ni-a đến một nơi ở khác, hai cha con anh cùng đi bộ. - Tác giả tạm biệt hai cha con chú bé trong niềm xúc động, tin tưởng vào lòng nhân ái và ý chí kiên cường của người Nga. b/Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Tác phẩm vừa tố cáo chiến tranh phát xít tàn bạo, vừa thể hiện sự cảm thông, yêu thương những số phận bất hạnh do chiến tranh gây ra; vừa biểu dương, ca ngợi tính cách kiên cường và nhân hậu, niềm tin vào cuộc sống của nhân dân Nga. - Đồng thời thông qua tác phẩm, Sô-lô-khốp muốn nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người; khẳng định vai trò của nhân dân tạo nên lịch sử, song cũng nhấn mạnh lịch sử phải có trách nhiệm trước mỗi cá nhân. 5/ Hình tượng nhân vật Xô-cô-lôp trong truyện ngắn “Số phận con người”: Xô-cô-lốp là biểu tượng cho số phận và nghị lực phi thường, lòng nhân ái vượt qua số phận của người dân Nga trong và sau chiến tranh phát xít : a/ Số phận đau thương: - Trong chiến tranh : anh đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; vợ con bị phát xít giết hại. - Sau chiến tranh : anh rơi vào cảnh ngộ không gia đình, người thân, cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. b/ Nghị lực và lòng nhân ái vượt qua số phận: - Bị chiến tranh vùi dập nhưng vẫn không mất niềm tin và hy vọng. Bằng ý chí kiên cường của người lính, anh tiếp tục sống và làm việc. - Bằng sự đồng cảm và tấm lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp nhận nuôi bé Va-ni-a, yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Va-ni-a bằng tình cảm cha con. Anh âm thầm chịu đựng những mất mát, đau thương của bản thân không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn. Tóm lại, qua nhân vật Xô-kô-lốp, nhà văn đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến : Chính ý chí, nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai sẽ giúp con người vượt qua những mất mát do chiến tranh gây nên và bi kịch của số phận. 6/ Ý nghĩa tiếng khóc của bà chủ nhà trong đoạn trích “Số phận con người”? - Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh của bé Va-ni-a. - Đó là tiếng khóc thương cho cả Xô-cô-lốp. - Đó là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô-cô-lốp. - Đó cũng là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của mình (bà cũng không có con) 7/Cách kể chuyện của tác giả có gì đặc biệt ? Nhận xét về thái độ của người kể chuyện? - Truyện được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện, người kể kể lại câu chuyện được nghe từ người khác. + Người kể chuyện thứ hai là Xô-cô-lốp xưng “tôi”, tự kể lại câu chuyện của đời mình theo giọng điệu, suy nghĩ, tâm hồn của bản thân. Người đọc cảm nhận anh là người bộc trực, cởi mở, có tâm hồn đa cảm, vừa kiên cường, vừa nhân hậu. + Người kể chuyện thứ nhất ( là nhà văn) cũng xưng “tôi . Sô-lô –khốp tỏ ra rất khách quan để ghi lại câu chuyện cuộc đời của người lính. Nhưng qua giọng điệu, một vài cử chỉ của tác giả, ta hiểu được tấm lòng và tình cảm, sự khâm phục của ông đối với nhân vật. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm.. 8/ Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong tác phẩm: - Trong tác phẩm, điểm nhìn của tác giả (cụ thể là người kể chuyện) hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật chính Xô-cô-lốp. Suy nghĩ, nỗi lòng của Xô-cô-lốp cũng chính là của tác giả “Cái chính là ở đây phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em nhìn thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”. - Điểm nhìn trần thuật ấy bộc lộ tấm lòng nhân hậu trìu mến của nhà văn đối với nhân vật nói riêng, đối với con người nói chung. Đồng thời đặt ra vấn đề cần có trách nhiệm quan tâm đối với số phận cá nhân, đặc biệt là đối với trẻ em là những nạn nhân của chiến tranh. 9/ Cái mới của truyện ngắn “Số phận con người” trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. - Truyện ngắn Số phận con người là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cái nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện. - Nhà văn đã dũng cảm nói lên sự thật gai góc: bên cạnh những chiến thắng vinh quang là sự thật về những mất mát vô cùng của con người trong chiến tranh, sự thật về cuộc sống của con người.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> thời hậu chiến, sự thật rằng con người sẽ còn phải đương đầu với số phận đầy thử thách phía trước. Từ đó nhà văn ca ngợi tính cách Nga kiên cường và nhân ái. 10/Ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề cuối truyện “Số phận con người”. Lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm chính là lời giãi bày đầy cảm xúc của người kể chuyện thứ nhất, cũng chính là lời giãi bày của nhà văn Sô-lô-khốp về số phận con người : - Sự đau đớn, xót xa, đồng cảm của nhà văn về số phận của con người trước bão tố phũ phàng của chiến tranh. - Dự báo những khó khăn chướng ngại mà con người phải vượt qua trên con đường hướng tới tuơng lai. - Bày tỏ lòng khâm phục tin tưởng vào phẩm chất của con người Nga kiên cường và nhân hậu sẽ giúp họ đứng vững được, đương đầu với mọi thử thách, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc kêu gọi. - Nhà văn còn đặt ra vấn đề : Xã hội và người lớn cần có trách nhiệm quan tâm đối với số phận cá nhân, đặc biệt là đối với trẻ em là những nạn nhân của chiến tranh. Tóm lại, theo Sô- lô-khốp, số phận là cái mà con người không thể tránh khỏi, không thể lường trước, nhưng tâm hồn và bản lĩnh của con người là điều số phận không thể tước đoạt. Mikhail Solokhov (24/5/1905 - 2/2/1984) là một nhà văn lớn của nền văn học Xô Viết. Có thể nói, truyện ngắn “Số phận con người” là một kiệt tác kinh điển của văn chương Nga và thế giới thế kỉ XX. “Số phận con người” là nốt nhạc bi thảm trong khúc nhạc trầm hùng, gieo vào lòng người đọc những suy ngẫm về chiến tranh, về số phận và sức mạnh của con người. Cũng như một cơn bão lớn, chiến tranh bao giờ cũng gây ra những thảm cảnh đau lòng mà khi tàn lụi, luôn để lại cho con người những đau thương mất mát không gì có thể bù đắp. Sôcôlốp, nhân vật chính của truyện, là một trong những nạn nhân của chiến tranh phải chịu đựng bao sự tra tấn, hành hạ dã man của kẻ thù. Trở về được ít lâu thì anh nhận được một tin đau đớn, một trái bom của máy bay phát xít đã chôn vùi ngôi nhà cùng với vợ và 2 con gái của anh. Một hy vọng mới sưởi ấm tâm hồn giá lạnh của anh khi anh nhận được thư của người con trai lớn nay là một đại úy pháo binh. Anh chờ đợi giây phút bố con gặp nhau nhưng con trai anh đã bị tử trận đúng vào ngày chiến thắng. Đọc truyện “Số phận con người” của M. Solokhov, ta thấy bom đạn chiến tranh như đang từng ngày, từng giờ, từng phút ụp xuống gieo tan vỡ và chết chóc. Trước mắt chúng ta hình như đang có một biểu tượng đau khổ của số phận một con người đầy những bất hạnh, đầy những xót xa qua hình tượng nhân vật Sôcôlốp. Tất cả đều tuột khỏi tay anh. Chiến tranh chỉ vụt thoáng qua mà đã cuốn đi những gì quý báu nhất của anh. Tất cả, phải, tất cả đều không còn. Cả cái hy vọng mà anh rất hằng khao khát được xây thành hiện thực: đứa con trai yêu quý, đứa con trai cuối cùng của anh, ấy vậy mà chiến tranh, chiến tranh khắc nghiệt đã buộc anh phải “Chôn trên đất người, đất Đức niềm vui sướng và niềm hy vọng cuối cùng” của mình. Còn đau xót và cay đắng nào bằng khi tự tay chôn con mình, một đứa con mà anh kỳ vọng cho cuộc đời quá nhiều tang tóc của mình, đó là niềm an ủi duy nhất của anh. Bao nhiêu niềm tin, niềm hy vọng cuối cùng của cuộc đời anh vừa hé lên đã vội bị dập tắt, anh như đứt ruột nghẹn ngào chua xót… Cái đau xót mà hình như anh không thốt ra lời được, cái đau xót đến tột cùng của một con người đầy bất hạnh. Phải chăng đó là “số phận” mà anh phải gánh chịu hay chính chiến tranh đã đưa anh vào tình cảnh bi thảm như thế?!... Theo tôi, ở đây, tác giả đã dựng lên số phận một con người, một số phận điển hình của con người trong chiến tranh. Con người là nạn nhân đau khổ và bất hạnh của chiến tranh. Qua nhân vật Sôcôlốp, tác giả nói lên suy nghĩ rất thực của mình: Hãy ngắm nhìn thật kỹ những con người ấy, những con người ấy chính là nạn nhân của chiến tranh, họ có những đau khổ tột cùng. Chúng ta hãy quan tâm đến họ, đến số phận của những con người bất hạnh, họ chịu số phận ấy là vì chiến tranh, cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo và đáng ghét. Họ có “số phận” ấy là vì họ dám quên mình, họ dám ra đi và dám hy sinh tất cả để bảo vệ chính nghĩa và để giữ gìn cuộc sống tự do, hạnh phúc, hòa bình cho con người. Người lính Sôcôlôp thực sự là một số phận điển hình của con người trong và sau chiến tranh. Sau chiến tranh ông trở về cuộc sống thân thuộc xưa kia. Nhưng quê hương, vợ con tất cả đều không còn. Về đâu bây giờ? Nơi duy nhất anh có thể đi là Urinpinic. Đúng vậy, đó là chỗ nương thân duy nhất của Sôcôlôp và anh quyết định tìm về với người bạn, tìm về nơi để gữi gắm.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> tấm thân mệt mỏi và đau khổ của mình. Đến Urinpinic là để quên đi những chồng chất đau khổ về quá khứ, về số phận bất hạnh của mình. Và cũng chính lúc ấy, Sôcôlôp cảm nhận và bắt gặp một niềm vui, niềm an ủi mới: “Chính vào hồi ấy tôi gặp chú con trai của tôi đấy, chú bé đang nghịch cát đấy”. Cái thời gian để tìm được nguồn an ủi mới ở Sôcôlôp trải qua nhiều khó khăn. Sự đấu tranh của bản thân trong đau buồn, cô đơn; tinh thần và ý chí của anh gần như đang tuột dốc, gần trong gang tấc vực thẳm và rượu chè đã kết liễu cuộc đời anh. Hình như, cuộc đời không ưu ái anh một điều gì cả. Nhưng anh không rơi lệ, nói đúng hơn là Sôlôkhôp không cho giọt nước mắt của nhân vật chính thấm đẫm trang văn, bởi lẽ Sôcôlôp là một người lính. Cuộc đời không lấy hết của ai bao giờ. Một tia sáng của hạnh phúc chợt đến với người lính cô độc: “Một hôm tôi nhìn thấy chú bé ở gần của hàng giải khát, hôm sau lại vẫn thấy”. Sự chú ý của Sôcôlôp có phần hơi đặc biệt. Trong cái nhìn của Sôcôlôp, cậu bé ấy rất tội nghiệp và đáng thương. Phải chăng, đấy là định mệnh đưa đẩy hai con người bất hạnh gặp nhau? Cái bất hạnh của Sôcôlôp cũng như cậu bé Vania: Cha mẹ đều bị chiến tranh cướp đi, sống vất vưởng không nơi nương tựa. Lại thêm một “Số phận con người”! “Số phận” phải làm một con người đau khổ. Thì ra, chiến tranh đâu chừa một ai, cả những đứa trẻ vô tội như Vania. Một đứa trẻ bất hạnh như thế có ai nghĩ đến hay không? Chỉ có những con người từng chịu đau khổ, từng hiểu thế nào là tủi nhục của sự cô đơn như Sôcôlôp thì mới thấy rõ sự mong mỏi của một đứa trẻ, sự quan tâm chân thành của một con người với một con người. “Những giọt nước mắt nóng hổi” đó không còn là những giọt nước mắt của khổ đau và bất hạnh nữa mà đó chính là giọt nước mắt của niềm vui sướng và hạnh phúc, dường như anh đã tìm lại được cái gì đó cho mình qua lời kể:“ngay lúc đó tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên”. Đây chính là sự nhẹ nhõm trong lương tâm và sự bừng sáng của niềm tin vào ngày mai. Có thể nói, tình thương đối với con người như một ngọn lửa hồng ấm áp đã cứu sống một con người bé nhỏ; đồng thời nó đã cứu vớt một con người cô đơn. Hai số phận bất hạnh, hai trái tim cô độc gặp nhau sẽ sưởi ấm cho nhau. Sự sống như được vun bồi thêm và niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Sôcôlôp nhân lên nhiều hơn: “Trời ơi! Thật không thể tưởng tượng được, nó nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi..”. Hạnh phúc quá bất ngờ đối với Sôcôlôp, vậy ra, anh vẫn còn một đứa con trai này, trong giây lát, anh như quên quãng đời đã qua của mình. Vui thật nhiều và hạnh phúc cũng thật nhiều, anh chưa bao giờ nghĩ rằng mình còn có diễm phúc để nghe tiếng gọi “cha”của một đứa bé. Sự xúc động càng dâng cao khi đứa bé “ghì chặt tôi… áp sát vào người tôi!”. Lúc ấy con người đau khổ ở Sôcôlôp hình như đã tan biến đi, thay vào đó là một con người hạnh phúc. Có ai đó đã từng nói rằng:“Trong đêm tối với những đắng cay tận cùng của cuộc sống bạn sẽ nhận ra được giá trị đích thực của tình yêu thương và sự chia sẻ chân thành. Hãy tin rằng bạn không hề đơn độc, với lòng dũng cảm vươn lên bão giông rồi sẽ tan, sau đêm đen trời sẽ sáng và cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những niềm vui, những nụ cười thay thế cho những đau khổ và cả những giọt nước mắt mà bạn đã từng nuốt vào trong”. Tình người ấm áp đã cứu sống hai con người, hai số phận do chiến tranh tạo ra và cũng từ tình người ấm áp đó đã tác động đến hai người bạn của anh - hai vợ chồng không có con; một niềm an ủi mới cho hai vợ chồng ấy. Họ được vui lây cùng niềm vui của Sôcôlôp. Với tâm lòng nhân ái, M. Solokhov đã để cho tình người dạt dào tuôn theo mạch cảm xúc, theo lương tri của một con người. Sự dạt dào của tình người, cái chân lý của cuộc sống: “Thương người như thể thương thân” sao quá đỗi sâu xa và thấm thía đến vậy. Nếu ai đó hỏi rằng: Đâu là nơi lạnh nhất trên thế giới này ? Bắc cực chăng? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng giờ thì không. Nơi lạnh nhất là con người sống không có tình người. Đó là một chân lý. Chỉ có tình thương yêu giữa con người với con người mới có thể làm tan chảy khối băng lạnh giá trong một tâm hồn con người. Với M. Solokhov cũng vậy, theo ông chỉ có tình thương của con người mới có thể chữa lành vết thương ở trái tim con người mà thôi. “Con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân” và hai con người cô đơn ấy đã gìn giữ nâng niu hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, họ thu nhặt niềm vui nhỏ bé của chính mình “Tôi ngủ chung với nó và lần đầu tiên sau bao nhiêu năm tôi được ngủ một giấc yên lành”. Nhưng dường như con người không thể trốn khỏi “số phận” mà cuộc đời dành riêng cho mình. Hạnh phúc luôn “từ chối” Sôcôlôp. Một sự trở trêu nữa lại đến như muốn thử thách sức.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> chịu đựng và lòng kiên trì của anh. Anh bị thu hồi bằng lái chỉ vì một việc không đâu: “Con bò đứng ve vẫy đuôi rồi bỏ chạy vào ngỏ hẻm, còn tôi thì bị tước bằng lái”. Chua xót và cay đắng lắm thay! Con bò thôi, chỉ là một con vật thôi, sao họ lại giải quyết thật tốt cho con bò, trong khi bỏ mặc con người đang đói rét ấy? Thu hồi bằng lái là thu hồi nguồn sống cuối cùng của Sôcôlôp. Số phận thật trớ trêu. Người ta chỉ quan tâm đến con bò mà bỏ qua sự bất hạnh của những con người như Sôcôlôp, như Vani. Chính tình tiết này ngầm chứa một nụ cười chua cay, đằng sau nụ cười là giọt nước mắt chua cay, cười trong cái vị chua chát của cuộc đời. M. Solokhov đã thật sự rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh. Hỡi những con người đang sống trong hạnh phúc, giàu có hãy quan tâm đến số phận những con người nghèo khó trong xã hội. Xã hội cần quan tâm đến họ, chế độ mà họ đang kính trọng hãy quan tâm đến họ nhiều hơn! Bởi vì có họ thì xã hội mới tồn tại được đến ngày nay. Họ đã phải bỏ lại sau lưng tất cả, hy sinh tất cả mọi thứ quý giá của mình để đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người. Họ - người lính, không đòi hỏi một ân huệ, một sự đãi ngộ nào của chính phủ, họ chỉ cần xã hội quan tâm đến họ, coi họ như một con người để họ thực sự được sống như một con người! Sôcôlôp và Vannia sẽ đi về đâu? “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được, chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu được với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường…” Qua tác phẩm “Số phận con người”, M. Solokhov đã dẫn dòng suy nghĩ của chúng ta đi đến “số phận” của từng con người, những con người bình thường, những anh lính bình thường trở về sau chiến tranh. Tác giả thấu hiểu cuộc sống của con người sau chiến tranh. Ông dám nói lên một sự thật rõ ràng mà từ trước tới nay không ai dám nói. Đó là ông đã mô tả cái đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Và ai, ai sẽ là người quan tâm đến “số phận” của họ? Không ai khác hơn đó là xã hội mà họ đang sống, cái xã hội ấy cần quan tâm đến họ nhiều hơn và nhiều hơn nữa… Đây chính là điểm mới, điểm rất mới ở M. Solokhov. Đã qua rồi cái thời xa vắng, nhưng qua cuộc đời và những chiến công của Sôcôlôp, tác giả đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với con người: Nhân loại có thể chiến thắng đau thương, chết chóc, và mọi sự tàn phá hủy diệt do chủ nghĩa phát xít gây nên hay không? Những “số phận” như Sôcôlôp và Vania sẽ đi về đâu trong cuộc đời này? Đó thực sự là nỗi ám ảnh lớn của nhân loại… Chú bé Vania – đôi mắt đen lay láy, cuộc sống vất vưởng là một hình tượng nghệ thuật có thể làm mềm những trái tim sắt đá nhất. Chú bé chính là hiện thân của thế hệ tương lai nước Nga, là vẻ đẹp của sự thơ ngây thánh thiện cần phải chở che, bảo bọc. Cuộc gặp gỡ của hai con người ấy là tất yếu. Không chỉ cảm động vì khoảnh khắc thì thầm của Xôcôlôp với bé Vania: “Ta là bố của con”, lúc nhận bố con cũng là lúc người đọc chứng kiến sự trở lại của những giọt nước mắt ở con người tưởng như trái tim đã khô héo vì đau khổ. Nước mắt - hạnh phúc và xót xa cứ đan quyện vào nhau, thấm vào lòng tất cả mọi người. Ngỡ rằng hạnh phúc đã thật sự trở lại, ngỡ rằng từ đây đầy ắp tiếng cười và những tiếng ríu rít như chim của bé Vania, nhưng kí ức vẫn hiện về đấy ám ảnh. Người đọc phải chứng kiến những lời nói dối – nhưng lạ thay đó lại là lời đẹp hơn trăm lần sự thật. Bởi sự đồng cảm số phận và tình thương yêu đã gắn chặt cuộc đời hai bố con - một người đang cần nén chặt nỗi đau quá khứ và một người cần được bảo đảm tương lai tốt đẹp. Vậy mà định mệnh lại trêu cợt để cho bố con Xôcôlôp lại tiếp tục hành trình giữa đời thường với bao thử thách đón chờ phía trước. Số phận con người là câu chuyện kể chân thực về một con người bình thường. Nhưng cuộc sống bao dồn đẩy sóng gió đã tôi luyện cho anh một phẩm chất kiên cường, một tình thương yêu bao la. Gương mặt người đàn ông ấy đã sắt lại vì đau khổ, nhưng trái tim tổn thương ấy vẫn đập những nhịp thương yêu nồng nàn với con người. Nhà văn đã lên tiếng thay nhân vật ở cuối tác phẩm, bằng tất cả niềm xúc động sâu xa và lòng cảm phục vô hạn trước nhân cách một Con Người chân chính. Bức thông điệp của nhà văn giúp ta nhận ra rõ hơn chân dung của nhân dân Nga, vẻ đẹp của.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> tâm hồn Nga và sức mạnh của con người vượt lên bao bi kịch bất hạnh. Đó là sự khẳng định tuyệt đối của nhà văn thể hiện niềm tin tưởng vào con người, nhân dân và tương lai của đất nước. Nỗi buồn kết lại tác phẩm lại khiến ta nhận ra tầm vóc vĩ đại của đất nước và con người Nga xô viết quả cảm, kiên cường, nhân hậu..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×