Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bai thi em yeu lich su xu Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI DỰ THI EM YÊU LỊCH SỬ XỨ THANH</b>



<b>Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu</b>
(tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng
những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một
trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.


<b>Trả lời:</b>


Một trong những ơng vua xứ Thanh mà em u thích nhất là Lê Lợi với
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh,
khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng
mới …


<i><b>Chân dung vua Lê Lợi</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm
dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê
Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc
Minh, khôi phục nền độc lập, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới xây dựng và
phát triển đất nước.


Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham),
nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm qn
trưởng một phương". Ơng là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương
(anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại
Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ơng ni chí lớn đánh đuổi xâm lăng.
Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ơng khơng chịu khuất. Ơng
nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao
lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh
đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của


vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc
Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một
quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.


Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng
với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên
quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.


<i><b>Tai gốc cây đa nơi diễn ra hội thề Lũng Nhai( thuộc núi rừng Lam Sơn) </b></i>
<i><b>Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất trong bộ chỉ huy làm lễ tế cáo đất trời, thề</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng
hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ
các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú
như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm
Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê
Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng
lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi
nghĩa ấy.


Khơng có Lê Lợi, khơng có phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng Lê
Lợi không chỉ là người nhen nhóm, tạo lập ra tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn mà
ơng cịn là nhà chỉ đạo chiến lược kiệt xuất. Một nét đặc sắc, mới mẻ trong
đường lối chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Minh mà Lê Lợi thực hiện là dựa vào
nhân dân để tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhìn vào lực lượng nghĩa
binh và bộ chỉ huy, tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa, có thể thấy rõ tính chất nhân
dân rộng rãi của nó, một đặc điểm nổi bật khơng có ở các cuộc khởi nghĩa khác
chống Minh trước đó. Dựa vào sức mạnh của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi
lực lượng xã hội trong một tổ chức chiến đấu, rồi từ cuộc khởi nghĩa ở một địa
phương, lấy núi rừng làm căn cứ địa, phát triển sâu rộng thành cuộc chiến tranh


giải phóng dân tộc trên quy mơ tồn quốc. Đây là một cống hiến sáng tạo to lớn
về đường lối chiến tranh của Lê Lợi và bộ tham mưu của ông, để lại một kinh
nghiệm lịch sử quý giá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quan tâm giải quyết hàng đầu sau khi đất nước được giải phóng là việc tăng
cường củng cố, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Về phương diện
này, Lê Lợi đã làm được hai việc có ý nghĩa lịch sử. Thứ nhất, ơng đã thành
cơng trong cuộc đấu tranh ngoại giao, thiết lập quan hệ bình thường giữa triều
Lê và triều Minh. Thứ hai, Lê Lợi đã kiên quyết đập tan những âm mưu và hành
động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát
Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu. Trong bài thơ làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi
Chị (bên sơng Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Lê Lợi đã
nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:


Trong 5 năm làm vua, Lê Lợi có những cơng lao to lớn. Đại Việt sử ký
toàn thư viết: "Vua hăng hái dấy nghĩa binh đánh dẹp giặc Minh, 20 năm mà
thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, định luật lệ, chế lễ nhạc, mở khoa thi, đặt
cấm vệ, lập quan chức, lập phủ huyện, thu góp sách vở, mở trường học, có thể
gọi là có mưu lớn, sáng nghiệp’’.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tại Lam Kinh Thọ Xn Thanh Hố cịn là nơi an táng các vị vua và
hồnh hậu triều Lê. Với những cơng trình kiến trúc to lớn những tác phẩm điêu
khắc tinh xảo là một trong những khu di tích lớn và quý báu nhất nước ta. Mấy
năm gần đây nhà nước và nhân dân đang từng bước đầu tư công sức tiền của
nhằm bảo vệ, tôn tạo để khu Lam Kinh ngày càng xứng đáng với tầm vóc và giá
trị lịch sử văn hố của nó.


Lê Lợi là một ơng vua xứ Thanh mà em yêu nhất trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung và Lịch sử xứ Thanh nói riêng.



<b>Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Cơng trình này là một</b>
trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn:
Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27/6/2011, Tổ
chức UNESCO đã chính thức cơng nhận cơng trình này là Di sản văn hóa thế
giới. Đó là cơng trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp
cộng đồng hiểu biết về cơng trình này.


<b>Trả lời:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Hình ảnh cổng Thành Nhà Hồ</b></i>


Là người hướng dẫn viên di lịch em xin giới thiệu về Thành nhà Hồ, một
cơng trình độc nhất vơ nhị tại Việt Nam như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh
Lộc, Thanh Hố). Đây là cơng trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một khơng hai
tại Việt Nam. Được Hồ Q Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn
được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà
Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.


Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ
phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài,
đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.


<i><b>Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hồng thành.</b></i>


Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sơng Bưởi, phía bắc
có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đơng có núi Hắc Khuyển,
phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Hồng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vng. Chiều Bắc
-Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính
hướng Nam - Bắc - Tây - Đơng gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Mỗi cửa
đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái
vịm. Những phiến đá trên vịm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.


Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82
m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng cịn lại chỉ có một
cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.


Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá
dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng
vào tháng 8/1402.


<i><b>Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời</b></i>
<i><b>tiết, tường thành phía ngồi cịn khá ngun vẹn</b></i><b>.</b>


Tồn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến
đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vng vức, xếp chồng khít lên nhau.
Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24
tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần
100.000 m3 đất được đào đắp công phu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Theo sử sách trong thành cịn rất nhiều cơng trình được xây dựng, như
điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây
Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác
gì kinh đơ Thăng Long.


Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết cơng trình kiến trúc bên


trong Hồng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa
giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ
chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ
đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.


Thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và
phát huy giá trị lịch sử của di tích này. Trước mắt tỉnh sẽ thực hiện việc bảo tồn,
tu bổ, tôn tạo theo đúng luật Di sản văn hóa của Việt Nam và Cơng ước quốc tế
về di sản thế giới, tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch bảo
tồn, trùng tu di sản này.


Tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng từng bước khai quật khảo cổ học,
kêu gọi nguồn lực đầu tư nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn di tích và thu hút du
khách. “Cùng với cố đơ Huế, Hồng thành Thăng Long, tỉnh Thanh Hóa rất vinh
dự và tự hào vì có một kinh thành được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới”,


<b>Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tơi muốn cưỡi cơn gió</b>
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đơng, đánh đuổi qn Ngơ,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tơi muốn cưỡi cơn gió mạnh,
đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đơng, đánh đuổi qn Ngơ, giành lại
giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Đó
chính là Bà Triệu đã có cơng lãnh đạo nhân dân chống giặc Ngơ để giành lại
giang sơn, khôi phục quyền tự chủ; nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm
của dân tộc và của người phụ nữ Việt Nam.



<i><b>Khởi nghĩa Bà Triêu- chống quân Ngô</b></i>


Vào thế kỷ thứ III dân tộc ta đang trên bước đường trưởng thành với ý
thức độc lập, tự chủ ngày một hoàn chỉnh. Nhân dân Giao Chỉ rên xiết dưới ách
bóc lột thậm tệ của các viên Thái thú và quan quân nhà Đông Ngô. Chúng bắt
dân xuống biển mò ngọc trai, lên rừng bắt chim thú q cống nạp về triều đình,
nơng dân bị bắt đi lao dịch xa, thợ thủ công bị bắt đưa về Đơng Ngơ, thương
nhân bị cấm đốn đi lại buôn bán. Thái thú Lữ Đại đã tàn sát hàng vạn người
Việt trong các cuộc đàn áp. Mâu thuẫn xã hội thời kỳ này chủ yếu giữa nhân dân
Giao Châu với bọn đô hộ nhà Đông Ngô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Một cuốn sử Trung Quốc viết sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 100 năm, đã
phải thừa nhận cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao Châu, tiêu biểu là cuộc nổi
dậy do Bà Triệu lãnh đạo, đã làm chao đảo nền thống trị của nhà Ngơ ở nước ta
“tồn Giao Châu đều chấn động”. Sự kiện lịch sử về Bà đã qua đi hàng nghìn
năm, nhưng hình ảnh Bà vẫn sống động trong lòng dân tộc Việt Nam, nhân dân
ghi về lịch sử của chính mình:


Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ ghánh nước rửa bành cho voi


Muốn coi lên núi mà coi


Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.


Bà Triệu quê ở quận Cửu Chân (Thanh Hoá), sau khi Triệu Quốc Đạt mất,
Bà thay thế giữ cương vị thủ lĩnh của phong trào.


Thứ sử Giao Châu là Lục Dận Đem 8000 quân tinh nhuệ đến đánh, Bà


chống nhau với nhà Ngô được năm sáu tháng, Song do chênh lệch về lực lượng
và khơng có sự hỗ trợ của phong trào đấu tranh rộng khắp nên mỗi ngày căn cứ
Bồ Điền bị giặc bao vây cô lập. Bà Triệu lập đàn Minh thệ sơn trên đỉnh núi
Tùng, thề nguyện hy sinh vì nước. Bà đã tự vẫn trên núi vào ngày 26 tháng 2
năm mậu Thìn (3 - 248). Ba vị tướng họ lý chiến đấu trận cuối với lũ giặc, cùng
hy sinh anh dũng dưới chân núi. Ngày nay trên đỉnh núi tùng có lăng mộ Bà, nơi
ba vị tướng họ Lý hy sinh ở núi có phần mộ được nhân dân gìn giữ bao đời. Từ
núi Tùng qua cánh đồng lúa chừng 500m về phía Đơng là núi Gai - nơi ngơi đền
thờ Bà. Bà Triệu là nữ anh hùng cứu nước, cũng là vị phúc thần được các thế hệ
dân làng Bồ Điền thờ tại đình làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

lực, tự lực tự cường đã làm cho âm mưu đồng hoá của phong kiến Trung Quốc
hoàn toàn thất bại.


Bà Triệu một người phụ nữ bình thường, đã lập nên sự nghiệp lớn lao, nối
tiếp Hai Bà Trưng chứng minh bằng thực tế người phụ nữ Việt nam là người mở
đầu cho trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta - Đó là đặc điểm riêng biệt mà
ít thấy ở các dân tộc khác trên thế giới.


<i><b>Đền thờ của Bà trên sườn núi Gai</b></i>


Dân làng Bộ Điền xây đình làng để thờ bà, Đền thờ bà, Lăng bà, Đình
làng phú điền trở thành các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, hằng năm cứ vào
ngày 19 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch nhân dân tổ chức lễ hội tại đền để tưởng
nhớ công ơn Bà Triệu.


<b>Câu 4 : Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu</b>
những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng
nhất?



<b>Trả lời:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

tranh cách mạng đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở
Thanh Hóa năm 1945, đồng thời giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như trong công cuộc đổi mới, phát triển và
hội nhập hiện nay.


<i><b>Ngôi nhà diễn ra lễ thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ,
ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại
Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ
Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê
Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của
Đảng bộ Thanh Hóa.


Ngơi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên
Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội
nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là
cũng tại ngơi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng
sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có thể nói sự ra đời
của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với Đảng bộ, nhân
dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta. Chấm
dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh
đạo của một chính Đảng.


<i><b>Lê Hữu Lập: Người cộng sản tiêu biểu của đất Thanh mà em ấn tượng nhất.</b></i>


Đến Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, ta sẽ có dịp được chiêm ngưỡng bức
ảnh trang trọng của đ/c Lê Hữu Lập, lớp đảng viên đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.



<i><b>Bia tưởng niệm đ/c Lê Hữu Lập tại xã Xuân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Ngay từ nhỏ, đ/c đã sẵn có lòng yêu nước thương dân, cảm nhận được nỗi khổ
của những người dân mất nước và sự bất công do thực dân Pháp và bọn phong
kiến gây ra.


Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, đ/c tham gia hoạt động
cách mạng, sang Trung Quốc tham gia vào tổ chức Tâm Tâm Xã – một tổ chức
cách mạng của người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc.


Năm 28 tuổi, đ/c được gặp đ/c Nguyễn Ái Quốc và được Người giác ngộ
cách mạng rồi được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên CM đồng chí hội
(TNCMĐCH) – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do đ/c Nguyễn
Ái Quốc sáng lập. Sau đó, đ/c được cử về nước cùng với các đ/c khác để tuyên
truyền giác ngộ cách mạng cho những thanh niên yêu nước ở Thanh Hóa, Thái
Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị… đưa sang Quảng Châu huấn luyện.


Năm 31 tuổi, đ/c được bầu vào BCH kỳ bộ thanh niên Trung Kỳ, được cử
sang Thái Lan hoạt động và bị tòa án Nam Triều Thanh Hóa kết án tử hình vắng
mặt.


Tháng 3/1930, khi tổ chức VN Thanh niên CM đồng chí hội chuyển thành
tổ chức cộng sản, do cơng lao đóng góp tích cực, đ/c Lê Hữu Lập trở thành đảng
viên cộng sản. Đ/c thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa
tại thơn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa).


Đầu năm 1934 đ/c đã tham gia được Ban Viện trợ cách mạng Đông
Dương cử về hoạt động ở tỉnh Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một
cơ sở ở huyện Nghi Lộc. Tại đây, đ/c lâm bệnh nặng và được đưa về điều trị ở


nhà thương Vinh, do bệnh quá nặng, lại bị sự kiểm soát gắt gao của thực dân
Pháp, vào một ngày cuối tháng 6/1934, đ/c đã trút hơi thở cuối cùng, thọ 37 tuổi.
Đ/c Lê Hữu Lập là người thanh niên cộng sản lứa đầu tiên của đất Thanh, người
chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trị nhiệt thành của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính u, đ/c đã chiến đấu khơng mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình
cho sự nghiệp của dân, của nước, góp phần viết nên những trang sử hào hùng
trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

cơng ơn người cộng sản đầu tiên của quê hương. Đảng bộ và nhân dân xã Xuân
Lộc nói riêng và Hậu Lộc nói chung rất mong muốn có được khu nhà truyền
thống để tưởng nhớ cơng lao đóng góp của đ/c Lê Hữu Lập, người đảng viên mà
cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, cho nhân dân, nêu một tấm gương sáng
về người Đảng viên Cộng sản chân chính ln đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc
lên trên hết, mãi mãi để thế hệ sau chúng ta học tập, phấn đấu và noi theo.


<b>Câu 5: </b> Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn:
“Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính
<i>trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho</i>
<i>cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới </i>
(1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật
nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách
nhiệm bản thân?


<b>Trả lời:</b>


Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và
mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì
sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành
công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những


hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân
Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.


Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó
Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989
đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng
khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất
cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ
trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi
mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất,
kinh doanh.


Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục
phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đồn kết một lịng từng
bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi
mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê
hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010
-2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu
người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức
trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính cơng
(PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế
(PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn
kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được
nâng lên.



<i><b>Khu kinh tế Nghi Sơn</b></i>


Thích ứng với tăng trưởng, chủ động hội nhập và vượt qua những rào cản
của tâm lý sản xuất nhỏ, đó là những bài học căn cốt được đúc rút từ những năm
đầu đổi mới cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tỉnh Thanh đang hội tụ đầy đủ
các yếu tố để có thể hồn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
yêu: phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Nhưng chúng ta vẫn không quên lời cặn
dặn của Người: Mỗi người phải xắn tay áo làm và mấu chốt kế hoạch phải thiết
thực và phải làm được.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×