Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi thu THPT Quoc Gia 2017 mon Sinh hoc ma 248 THPT Yen Lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.5 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi có 04 trang). ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi: 248. Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Trong các cấu trúc và cơ chế di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp xuất hiện nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ? (1) Tái bản ADN. (2) Phiên mã. (3) Nhiễm sắc thể. (4) Ribôxôm. (5) Dịch mã. (6) mARN. Số câu trả lời đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 2: Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung sau: (1). Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực (2). Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn (3). Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới ( 4). Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3' (5) . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y ( 6 ). Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Số nội dung nói đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào? A. Lai nghịch. B. Lai phân tích. C. Lai thuận. D. Cho tự thụ. Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền? (1) Là mã bộ ba (2) Gồm 63 mã bộ ba (3) Có ba mã kết thúc (4) Được dùng trong quá trình phiên mã (5) Mã hóa 24 loại axit amin 6) Có tính thoái hóa A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 5: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên thể nào sau đây A. Thể bốn nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép B. Thể khuyết nhiễm. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể ba nhiễm kép. Câu 6: Biến dị tổ hợp có đặc điểm là: A. không phải là nguyên liệu của tiến hoá. B. không làm xuất hiện kiểu hình mới. C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. Câu 7: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.Cơ thể có KG AaBbccDdEe tự thụ sẽ cho bao nhiêu loại kiều hình khác nhau? A. 8. B. 4. C. 16. D. 32. Câu 8: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là: A. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tưong đồng trong phát sinh giao tử của chúng đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen. C. sự phân li độc lập của một cặp NST tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của cặp alen. D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp alen. Câu 9: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật nào sau đây? A. Tương tác bổ sung. B. Di truyền đa hiệu. C. Ngoài nhiễm sắc thể (DT ngoài nhân). D. Tương tác cộng gộp. Câu 10: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp khác giảm phân bình thường, thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào? A. AaB, B. AaBb, O. C. AaB và b hoặc Aab và B. D. B. AaB, Aab, B và b. Câu 11: Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen? A. Liên kết gen làm hạn chế xuẩt hiện các biến dị tổ hợp. B. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập vói nhau được. C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. D. Số nhóm liên kết tương ứng với số NST lưỡng bội của loài. Câu 12: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội? A. 1, 3, 7, 9. B. 4, 7 và 8. C. 1, 4, 5, 6 D. 4, 5, 6, 8. Câu 13: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là: A. đảo đoạn, chuyển đoạn. B. lặp đoạn, đảo đoạn. C. lặp đoạn, chuyển đoạn. D. mất đoạn, chuyển đoạn. Câu 14: Khi cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với số lượng và thành phần gen như sau: ABD = 50, ABd = 200, aBD =50, aBd = 200, Abd =50, AbD =200, abd = 50, abD = 200. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số trao đổi chéo là: A. Aa.BD/bd , f = 20. B. Aa.bD/Bd, f = 20. C. Aa.Bd/bD, f = 10. D. Aa.Bd/bD, f = 20. Câu 15: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. Xác suất để họ sinh thêm 3 người con có cả trai, gái và ít nhất có một người không bệnh là: A. 126/256. B. 165/256. C. 141/256. D. 189/256. Câu 16: Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn trên NST X. Một người phụ nữ mang gen bệnh thể dị hợp lấy người chồng khoẻ mạnh bình thường. Về mặt lý thuyết, con của họ như thế nào về bệnh này? A. Con gái: 100% bình thường ; Con trai: 50% bình thường, 50% bệnh. B. Con gái:50% bình thường, 50% bệnh; Con trai: 75% bình thường, 25% bệnh. C. Con gái: 100% bình thường ; Con trai: 100% bệnh. D. Con gái: 50% bình thường, 50% bệnh; Con trai: 50% bình thường, 50% bệnh. Câu 17: Operon Lac ở vi khuẩn E.coli không có chức năng nào sau đây? A. Tương tác với ARN pôlimeraza. B. Tổng hợp các enzim chuyển hoá đường lactôzơ. C. Tổng hợp prôtêin điều hoà. D. Tương tác với chất ức chế. Câu 18: Lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gen cùng qui định một tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 3:1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung nào sau đây? A. 9: 6: 1. B. 9: 3: 3: 1. C. 9: 7. D. 12: 3: 1. Câu 19: Tên gọi của các bậc cấu trúc NST tính từ nhỏ đến lớn là: A. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Cromatit =>Vùng xếp cuộn=>NST B. ADN = >Sợi nhiễm sắc => Sợi cơ bản => Vùng xếp cuộn =>Cromatit=>NST C. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Vùng xếp cuộn =>NST=>Cromatit.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> D. ADN = > Sợi cơ bản => Sợi nhiễm sắc => Vùng xếp cuộn =>Cromatit=>NST Câu 20: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? 1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho. A. 3, 4, 6. B. 3, 5, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 5. Câu 21: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Đao là: A. thể 3 ở cặp NST 21- có 47 NST. B. thể 1 ở cặp NST 21 - có 45 NST. C. thể 1 ở cặp NST 23 - có 45 NST. D. thể 3 ở cặp NST 23 - có 47 NST. Câu 22: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Sát nhập hai NST vào nhau thành 1 NST. B. Mất NST. C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST Câu 23: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 5 và số 7. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là: A. 1 B. 1 /16 . /8 . C. ¼. D. ½ . Câu 24: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu? A. 1/32. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/64. Câu 25: Khi nói cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.Coli có những phát biểu sau: 1. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời điểm để tạo thành một phân tử mARN. 2. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của protein ức chế với Operator. 3. Đặc điểm chung trong các cơ chế điều hòa của Operon Lac là gen điều hòa đều tạo ra protein ức chế. 4. Vùng vận hành (O) nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 5. Cụm gen cấu trúc Z, Y, A là tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. Số đáp án đúng là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập? A. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. B. Đều làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Đều làm xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. Câu 27: Cho biết tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật Menden và hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của cây hoa đỏ (cây M), phương pháp nào sau đây không được áp dụng? A. Cho cây M lai với cây hoa trắng . B. Cho cây M tự thụ phấn. C. Cho cây M lai với cây hoa đỏ thuần chủng. D. Cho cây M lai với cây có kiểu gen dị hợp. Câu 28: Các gen không alen có những kiểu tương tác nào? (1) Alen trội át hoàn toàn alen lặn (2) Alen trội át không hoàn toàn alen lặn (3) tương tác bổ sung (4) Tương tác bổ trợ (5) tương tác cộng gộp Câu trả lời đúng là: A. 1, 3, 5. B. 1 ,2, 3, 5. C. 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 29: Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. B. Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. C. Có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính. D. Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp nhiễm sắc thể. Câu 30: Bộ ba mã sao (côđon) trên mARN của axit amin mêtiônin là: A. 3'GUA5'. B. 5'XAU3'. C. 3'XAU5'. D. 3'AUG5'..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 31: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là: A. Không phân biệt được gen trội hay lặn. B. Chỉ biểu hiện ở con đực. C. Được di truyền ở giới dị giao. D. Luôn di truyền theo bố. Câu 32: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN. C. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. Câu 33: Một quần thể có gen A bị đột biến thành alen a, B bị đột biến thành alen b, D bị đột biến thành alen d. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Số loại kiểu gen có thể được tạo ra tối đa của các thể đột biến là : A. 1. B. 19. C. 37 . D. 27. Câu 34: Gen ban đầu có trình tự nucleotit như sau: 1 3 6 9 12 15 18 5’... A T G G X A T A A G G A G G A A A T … 3’ 3’... T A X X G T A T T X X T X X T T T A … 5’ Gen bị đột biến do tác nhân 5-BU tác động. Trường hợp xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Cặp số 12 B. Cặp số 1 C. Cặp số 15 D. Cặp số 9 Câu 35: ARN trong tế bào không có chức năng nào sau đây ? A. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm. B. Truyền đạt thông tin di truyền. C. Vận chuyển axit amin. D. Lưu giữ thông tin di truyền. Câu 36: Cho bộ NST 2n=4, kí hiệu AaBb (A,B là NST của bố; a,b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó: - 20% tế bào sinh tinh có xảy ra bắt chéo tại 1 điểm ở cặp Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo - 30% tế bào sinh tinh có xảy ra bắt chéo tại 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo - Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp NST Aa, Bb Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là: A. 150. B. 75. C. 100. D. 200. Câu 37: Thể đột biến là: A. cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. B. quần thể có nhiều cá thể mang đột biến. C. cá thể mang đồng thời nhiều đột biến. D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Câu 38: Đặc điểm nào là không đúng đối với đột biến đa bội chẵn? A. Sinh tổng hợp các chất mạnh. B. Thường gặp ở thực vật. C. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt. D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường. Câu 39: Phát biểu nào là không đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Càng gần tâm động thì tần số hoán vị gen càng lớn. B. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên NST. C. Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng số phần trăm các giao tử hoán vị. D. Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn hoặc bằng 50%. Câu 40: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là: A. gen trên phân tử ADN dạng vòng. B. gen trên NST giới tính. C. gen trong tế bào sinh dưỡng. D. gen trên NST thường. ----------- HẾT ---------Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐÁP ÁN SINH HỌC - ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Mã đề 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248 248. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40. Đáp án D D B B A C C B A C D B D D D A C C D B A A C A A C C C B A C B B B D B D D A A.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×