Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CDTHCK40HOANG THI LIENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.97 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI Năm họcHỌC 2016 ĐỒNG - 2017 NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI LỚP CAO ĐẲNG TIỂU HỌC C – K40 KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON LỚP ĐẲNG TIỂU HỌC C – K40 BÀICAO KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN. MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG MỚI TRONG VIỆC DẠY  HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN : PHƯƠNG PHÁP Giảng DẠY viên:HỌC Th.s Trần TIẾNG Dương VIỆT Quốc Hoàng Sinh viên: Lại Thị NgọcHỌC Nhung TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG MỚI TRONG VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC MSSV: 1141070139. Giảng viên: Trần Dương Quốc Hoàng Sinh viên: Hoàng Thị Liên MSSV:2115130121. Năm học: 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trong một tháng vừa qua Trường đại học Đồng Nai đã cho em về kiến tập tại trường Tân Phong A và được xếp vào lớp 1/1. Khoảng thời gian này đã giúp em học hỏi được ít nhiều các kiến thức như công tác chủ nhiệm hay công tác giảng dạy. Qua việc được dự giờ một số tiết mẫu về phân môn học vần của cô hướng dẫn thì em thấy mình có một ý tưởng về tổ chức một bài dạy. - Sau đây em xin trình bày ý tưởng của mình và đây cũng là bài em đã dạy tại trường em kiến tập. Học Vần Bài 52: Ong - Ông (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: -Đọc, viết đúng vần, tiếng khóa, từ khóa: ong,ông,võng,sông. -Đọc được từ ứng dụng: con ong, cây thông, vòng tròn, công viên. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt lớp 1 - Dụng cụ để chơi trò chơi. - Bài giảng điện tử (hình ảnh minh họa cho từ khóa và từ ứng dụng). - Sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 2. Học sinh: - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt lớp 1 - Bảng con - Sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 III. Các hoạt động Dạy - Học: Hoạt động 1: khởi động 1. Thử tài trí nhơ - Trò chơi “ chiếc nón kỳ diệu” a. Mục tiêu: Học sinh đọc viết được các từ ứng dụng cuồn cuộn,con vượn,thôn bản,chia phần b. Chuẩn bị: - Giáo viên: một hình tròn bằng bìa cứng có trục ở giữa, trên trục có gắn mũi tên bằng bìa cứng. Trên hình tròn chia các ô ghi vần uôn,ươn,ôn,an,un,en,ên,....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh: Bảng con, phấn. c.. Tiến hành:. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm có số lượng học sinh bằng nhau. - Các nhóm oẳn tù xì xem nhóm nào được đi trước. Mũi tên dừng ở vần nào,thì giáo viên đọc một câu hỏi mà đáp án có chứa vần học sinh vừa quay được, các nhóm có nhiêm vụ thảo luận tìm xem từ đó là từ nào và viết vào bảng con. khi giáo viên gõ thước,các nhóm phải giơ bảng. Nhóm nào tìm được đúng từ thì được 10 điểm - Cứ như vậy cho đến khi tìm được hết 4 từ ứng dụng, nhóm nào có số điểm cao nhất thì sẽ được thưởng một món quà. -Giáo viên cho cả lớp đọc từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sách giáo khoa. -Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mơi: - Hôm nay chúng ta sẽ học hai vần mới đó là ong - ông Hoạt động 2 : Dạy bài mơi: học vần bài ong - ông a. Mục tiêu: học sinh nhận biết vần ong - ông và các từ khóa cái võng - dòng sông. b. Tiến hành: - Giáo viên giới thiệu vần ong. - Ghi vần ong lên bảng và hỏi vần ong được ghép bởi mấy âm- hs: vần ong được ghép bởi 2 âm âm o đứng trước âm ng đứng sau. - Giáo viên cho hoc sinh so sánh âm o/vần ong giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào: +Giống nhau: đều có âm o đứng trước +Khác nhau: vần ong có âm ng đứng sau - Phân tích lại vần ong - học sinh: vần ong có âm o đứng trước âm ng đứng sau - Giáo viên - Học sinh ghép vần ong trong bảng cài. - Giáo viên đánh vần:o-ngờ-ong - Hoc sinh:cá nhân-cả lớp - Giáo viên đọc trơn: ong - Học sinh:cá nhân - cả lớp - Có vần ong muốn có tiếng võng ta làm thế nào?- Học sinh: có vần ong muốn có tiếng võng ta thêm âm v đứng trước vần ong - Học sinh ghép tiếng võng trong bảng cài. - Học sinh phân tích tiếng võng - Học sinh: tiếng võng có âm v đứng trước vần ong đứng sau dẫu ngã đặt trên đầu âm o. Đánh vần vờ-ong-vong-ngã-võng - Học sinh: cá nhân-cả lớp. Đọc trơn: võng - Hoc sinh: cá nhân - cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -. Đưa hình ảnh :. - Giáo viên hỏi: + Trong bức tranh này có hình ảnh gì?- Học sinh: Cái võng + Phân tích từ “cái võng” - Hoc sinh: từ cái võng có hai tiếng tiếng cái đứng trước tiếng võng đứng sau. - Cho học sinh đọc từ “cái võng” -Hoc sinh: Cá nhân-cả lớp - Giáo viên hỏi: Từ “cái võng” tiếng nào có vần mình mới học?- Học sinh: từ “cái võng” có tiếng võng chứa vần ong mình mới học. - Cho học sinh đọc lại từ đầu: + Lượt đầu theo thứ tự + Lượt sau không theo thứ tự. ong võng cái võng - Ghi vần ông lên bảng và hỏi vần ông được ghép bởi mấy âm- hs: vần ông được ghép bởi 2 âm âm ô đứng trước âm ng đứng sau. - Giáo viên cho hoc sinh so sánh vần ong/vần ông giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> +Giống nhau: đều có âm ng đứng sau +Khác nhau: vần ong có âm o đứng trước, vần ông có âm ô đứng trước - Phân tích lại vần ông - học sinh: vần ông có âm ô đứng trước âm ng đứng sau - Giáo viên - Học sinh ghép vần ông trong bảng cài. - Giáo viên đánh vần:ô-ngờ-ông - Hoc sinh:cá nhân-cả lớp - Giáo viên đọc trơn: ông - Học sinh:cá nhân - cả lớp - Có vần ông muốn có tiếng sông ta làm thế nào?- Học sinh: có vần ông muốn có tiếng sông ta thêm âm s đứng trước vần ông. - Học sinh ghép tiếng sông trong bảng cài. - Học sinh phân tích tiếng sông- Học sinh: tiếng sông có âm s đứng trước vần ông đứng sau. - Đánh vần: ô-ngờ-ông-sờ-ông-sông- Học sinh: cá nhân-cả lớp. - Đọc trơn: sông - Hoc sinh: cá nhân - cả lớp - Đưa hình ảnh :. - Giáo viên hỏi: + Trong bức tranh này có hình ảnh gì?- Học sinh: dòng sông + Phân tích từ “dòng sông” - Hoc sinh: từ dòng sông có hai tiếng tiếng dòng đứng trước tiếng sông đứng sau. - Cho học sinh đọc từ “dòng sông” - Cá nhân-cả lớp - Giáo viên hỏi: Từ “dòng sông” tiếng nào có vần mình mới học?- Học sinh: từ “dòng sông” có tiếng sông chứa vần ông mình mới học. - GD môi trường: cần phải giữ gìn dòng sông sạch đẹp, không xả rác xuống sông, không thải các chất hóa học xuống sông,không làm ô nhiễm dòng sông. - Cho học sinh đọc lại từ đầu: + Lượt đầu theo thứ tự + Lượt sau không theo thứ tự.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ông sông dòng sông. Hoạt động 3: trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ” a. Mục tiêu: từ trò chơi, học sinh rút ra được từ ứng dụng có có tiếng chứa vần vừa học . b. Tiến hành: - Đưa hình ảnh:. - Đây là con gì?- Học sinh: con ong - cá nhân - Giáo viên cho học sinh giải nghĩa - Hoc sinh: con ong thường hay hút mật trên những bông hoa - Giáo viên chốt nghĩa: ong thì có nhiều loại ong mật,ong vò vẽ,..các loài ong thường hút các nhụy hoa để lấy mật và mật ong thì chúng ta có thể ăn, uống.Dặn kĩ một điều à khi thấy ong và các tổ ong thì không được nghịch và lại gần nó sẽ chích mình bị đau. - Đây là cái gì?- Học sinh:vòng tròn - Các em thường nhìn thấy vòng tròn ở đâu?Học sinh: cái vòng đeo tay, dây buộc tóc,quả trứng gà. - Giáo viên chốt nghĩa: các em thường thấy vòng tròn ở những vật dủng hàng ngày giống như dây cột tóc, vòng tay,dây thun..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đây là cây gì?- Học sinh: Cây thông - Các em thường thấy cây thông vào mùa nào?Học sinh: Mùa no-el. - Giáo viên chốt nghĩa:vào ngày 24-25 hằng năm thì người ta thường trang trí cây thông rất đẹp ở những nơi trung tâm.. - Đây là đâu?- học sinh: Công viên - Các em đã đi công viên bao giờ chưa?- Học sinh trả lời - Giáo viên chốt nghĩa: công viên là khu vui chơi vào những ngày cuối tuần các em thường được ba mẹ dắt đi công viên để vui chơi giải trí - Giáo viên chiếu hoàn chỉnh 4 từ ứng dụng và yêu cầu học sinh đọc- Học sinh: Cá nhân-cả lớp - Giáo viên hỏi: Hãy tìm những tiếng chứa vần mình mời học trong các từ trên-Học sinh:trả lời-cá nhân - Đọc lại các tiếng vừa gạch chân-học sinh: cá nhân- cả lớp - Cho học sinh gạch chân các tiếng chứa vần mình mới học vào sách giáo khoa- Học sinh lấy sách giáo khoa và gạch chân các tiếng chứa vần mình mới học . NGHỈ GIẢI LAO GIỮA TIẾT Trò chơi: Chú mèo nhà em - Mục tiêu: giúp các em biết được đặc điểm chú mèo bắt chước những động tác của mèo. - Cách chơi: Cả lớp đứngt ại chỗ, Giáo viên av2 học sinh cùng hát và nói: GV: con mèo HS: meo, meo, meo..(bắt chước tiếng mèo) GV: mắt nó, mắt nó HS: Trong veo, trong veo (chỉ tay vào mắt) GV: chân mèo, chân mèo HS: Giỏi leo, giỏi leo ( hai tay diễn tả động tác mèo trèo) GV: Nó nằm, nó ngủ HS: Đôi mắt lim dim (hai tay áp má, mắt lim dim) GV: Chuột trong gầm tủ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HS: Thoắt thôi, chộp liền ( bùng dậy vồ vào hai vai bạn) GV: Nó đến bên em HS: Tì vai - Cọ má(1 tay nắm vai 1 tay vuốt má) GV: Cả nhà đều khen HS: Mèo con giỏi quá ( vỗ tay hoan hô ngồi vào chỗ) Hoạt động 4: Viết bảng con a. Mục tiêu: học sinh nhận biết vần, tiếng qua kiểu chữ viết. Viết âm, vần là hoạt động khắc họa sâu và kết nối hình thức chữ viết với âm thanh của tiếng, từ đang học. b. Tiến hành: - Gv hỏi: Chữ ong có con chữ nào cần lưu í độ cao- Học sinh: con chữ g cần lưu í độ cao - Gv:vậy con chữ g cao mấy dòng ly- Học sinh: cao 5 dòng ly - Gv: vậy các con chữ còn lại bao nhiêu dòng ly- Học sinh: 2 dòng ly. - Gv vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ ong: điểm đặt bút ở giữa dòng ly thứ 2 viết con chữ o nối nét với con chữ n nối nét với con chữ g dừng bút ở đường kẻ thứ 2 được chữ ong,đồ lại một lần nữa. - Gv: vậy chữ ong nằm trong mấy ô lớn- Học sinh: hai ô lớn - Chữ ông viết tương tự chữ ong chỉ thêm dấu mũ trên đầu âm ô dấu mũ nằm ở dòng ly thứ 3 - Học sinh viết bóng cùng giáo viên. - Học sinh viết vào bảng con. - Gv hỏi: Chữ cái võng có con chữ nào cần lưu í độ cao- Học sinh: con chữ g cần lưu í độ cao - Gv:vậy con chữ g cao mấy dòng ly- Học sinh: cao 5 dòng ly - Gv: vậy các con chữ còn lại bao nhiêu dòng ly- Học sinh: 2 dòng ly. - Gv vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ cái võng: điểm đặt bút ở giữa dòng ly thứ 2 viết con chữ c nối nét với con chữ a nối nét với con chữ i dừng bút ở đường kẻ thứ 2 lia bút lên viết dấu sắc trên đầu âm ă nằm trong dòng ly thứ 3 cách 1 con chữ o hoặc 2 ô ly nhỏ viết tiếp chữ võng đặt bút giữa dòng ly thứ hai viết con chữ v nối nét với con chữ o nối nét với con chữ n nối nét với con chữ g lia bút lên dòng ly thứ 3 trên đầu con chữ o viết dấu ngã,đồ lại một lần nữa. - Gv: vậy chữ cái võng nằm trong mấy ô lớn- Học sinh: 4 ô lớn - Gv hỏi: Chữ dòng sông có con chữ nào cần lưu í độ cao- Học sinh: con chữ d,s, g cần lưu í độ cao - Gv:vậy con chữ d,s,g cao mấy dòng ly- Học sinh: con chữ d cao 4 dòng ly, con chữ s cao s dòng li rưỡi, con chữ g cao 5 dòng ly - Gv: vậy các con chữ còn lại bao nhiêu dòng ly- Học sinh: 2 dòng ly. - Gv vừa viết vừa hướng dẫn cách viết chữ dòng sông: điểm đặt bút ở giữa dòng ly thứ 2 viết nét cong kín lia bút lên đường kẻ thứ 5 viết một nét móc ngược dài nối nét với con chữ o nối nét với con chữ n nối nét với con chữ g dừng bút ở đường kẻ thứ 2 lia bút lên dòng ly thứ 3 viết dấu huyền trên đầu con chữ o cách 1 con chữ o hoặc 2 ô ly nhỏ viết tiếp chữ sông đặt bút ở dòng ly thứ nhất viết con chữ s cao 2 dòng ly rưỡi rồi nối nét với con chữ ô nối nét với con.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> chữ n nối nét với con chữ g lia bút lên dòng ly thứ 3 trên đầu con chữ ô viết dấu mũ,đồ lại một lần nữa. - Học sinh viết bóng cùng giáo viên. - Học sinh viết vào bảng con. Hoạt động 5:Củng cố -Dặn dò - Cho các em chơi trò “tìm âm ghép vần” (nếu còn thời gian): - Lớp chia thành hai đội mỗi đội chọn ra 5 người để chơi, có 2 tấm bài úp vào bảng. Khi nghe báo hiệu bắt đầu: hai đội lên chơi lật tấm bìa và lần lượt viết tiếng có chứa vần của đội mình lên bảng, bắt đầu từ em số 1 đến em số 5. Hết 5 phút đội nào được nhiều tiếng chứa vần có nghĩa thì đội đó thắng - Các em về đọc lại các vần vừa học, rèn thêm chữ viết. - Chuẩn bị tập vở cho tiết 2 - Tiết học kết thúc.. Em mong thầy chỉnh sửa và góp ý cho bài em hoàn chỉnh hơn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×