Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ket luan du gio cac tiet day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.26 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>


<b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
Số: 20/CV-THLN <i>La Ngâu, ngày 17 tháng 10 năm 2016</i>


V/v kết luận kiểm tra, dự giờ đánh
giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên


Kính gửi: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học La Ngâu


Thực hiện Quyết định số 61/QĐ-THLN ngày 10/10/2016 của hiệu trưởng
Trường Tiểu học La Ngâu về việc dự giờ đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên
(tiết 1),


Căn cứ báo cáo kết quả dự giờ đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ kiểm tra
(được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-LN ngày 10/10/2016), Hiệu trưởng
Trường Tiểu học La Ngâu kết luận như sau:


<b>1. Nhận xét các tiết dự giờ</b>
<b>* Ưu điểm:</b>


- Trên cơ sở nắm bắt có hệ thống về nội dung chương trình dạy học, các tiết
dạy giáo viên đã xác định vị trí của từng bài trong chương trình; xác định khá rõ
các kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm theo chuẩn kiến thức - kỹ năng;


- Hầu hết các tiết dạy đã sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy phù hợp
với đặc trưng của từng môn học. Trong mỗi tiết dạy, việc sử dụng các hình thức tổ
chức dạy học khá linh hoạt. Giáo viên cơ bản đã nắm vững và tổ chức có chất


lượng các hình thức dạy học như dạy học toàn lớp, dạy học cá nhân và dạy học
theo nhóm lớn, nhóm nhỏ. Hoạt động học tập của học sinh đã được tích cực hố,
nhất là bước hình thành kiến thức mới; bên cạnh hoạt động cá nhân, nhiều tiết dạy
giáo viên đã biết tổ chức cho học sinh có nhiều cơ hội để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
trong học tâp. Một số tiết dạy, đã có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt nhằm
củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh; quan tâm dành nhiều thời gian cho việc
thực hành luyện tập.


- Một số giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp dạy học nhóm, chuyển các
cơng việc cần thiết cho nhóm làm việc, giúp học sinh có thời gian thực hành nhiều
hơn, tương tác với nhau nhiều hơn, có cơ hội học hỏi lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau
cùng giúp nhau tiến bộ. Từ đó, giảm thời gian làm việc của giáo viên;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>* Tồn tại:</b>


- Một số tiết dạy chưa xác định được chuẩn KTKN nên hiệu quả tiết dạy
chưa đạt, tiết dạy còn vượt chuẩn và tự thêm chuẩn;


- Một số tiết dạy, tuy xác định được chuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng chưa
xác định được nội dung trọng tâm nên việc phân bố thời gian cho tiết dạy, từng
hoạt động chưa hợp lí. Có nhiều tiết dạy vượt quá thời gian quy định;


- Một số tiết dạy ít tạo cho học sinh có cơ hội được luyện tập; việc theo dõi
tiếp sức, động viên những học sinh trung bình, học sinh yếu trong lớp chưa được
giáo viên quan tâm một cách đúng mức; thường tác động vào một bộ phận học sinh
khá, giỏi; còn để học sinh ngoài lề tiết học;


- Một số tiết dạy giáo viên chưa chủ động tách tiết (theo công văn 986) để
đảm bảo yêu cầu chuẩn KTKN tiết dạy, phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách;



- Các kĩ năng quản lý lớp, quản lí nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng soạn
giáo án trình chiếu powerpoint ở một số tiết dạy còn hạn chế;


- Vẫn còn cịn máy móc, cứng nhắc, hiệu quả chưa cao trong việc tổ chức
hoạt động học tập của học sinh. Vấn đề tổ chức học nhóm cịn mang tính hình thức,
hoạt động của học sinh chưa thực sự là hoạt động hợp tác, giáo viên giao việc, chỉ
định học sinh trả lời khi các em chưa kịp tư duy, trao đổi. Quy trình hoạt động
nhóm chưa thật sự khoa học;


- Trong các tiết dạy ít thấy giáo viên sử dụng các thủ pháp sư phạm, nghệ
thuật dạy học nên sức thuyết phục của các tiết dạy chưa cao;


- Việc sử dụng, vận hành thiết bị CNTT chưa thuần thục, còn lúng túng hoặc
chuẩn bị chưa kỹ nên khi thực hiện còn vụng về, mất thời gian, trục trặc kỹ thuật,
ảnh hưởng đến việc theo dõi và tư duy của học sinh;


- Một số giáo viên cho học sinh biết trước nội dung bài dạy, dẫn đến tiết học
mất tự nhiên, sáo rỗng;


- Một số lớp chưa có nề nếp và thói quen học tập; giáo viên chưa quan tâm
đến mơi trường xung quanh lớp học, chưa trang trí góc học tập; còn sử dụng thước
bảng để hướng dẫn học sinh trong dạy học.


<b>* Kết quả</b>


Có 07 tiết. Trong đó: Tốt: 03; Khá: 03; Trung bình: 01


<b>2. Kết quả chung: </b>(bảng tổng hợp kèm theo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Để thực hiện tiếp nối công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong thời gian


tiếp theo, Nhà trường định hướng cho các tổ chuyên môn một số công việc sau:


1. Các tổ chuyên môn cần tổ chức rút kinh nghiệm về kết luận của hiệu
trưởng; tiếp tục chỉ đạo các tổ làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tạo cơ
hội để giáo viên nắm bắt, tiếp xúc với kinh nghiệm giảng dạy, làm chủ kiến thức.


2. Chọn lựa những giáo viên tiêu biểu đủ khả năng về chuyên môn, đạo đức
để thực hiện các tiết thao giảng cấp trường; để bồi dưỡng và đăng ký tham gia thi
cấp huyện, cấp tỉnh trong năm tới.


<i><b>Nơi nhận:</b></i> <b>HIỆU TRƯỞNG</b>


- Như kính gửi;
- Lưu VT.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×