Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.03 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT LÝ BÔN. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132. HỌ VÀ TÊN:..................................................................... SỐ BÁO DANH: ............................. Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở: A. Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao. B. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời C. Trong năm, Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh D. Biên độ nhiệt năm cao, số giờ nắng nhiều Câu 2: Miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh, ẩm vào nửa sau của mùa đông là do: A. Xuất phát từ khối khí áp cao nên độ ẩm lớn B. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn C. Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía đông qua biển vào nước ta D. Cuối mùa đông miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm không khí bão hòa. Câu 3: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi: A. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn, số giờ nắng nhiều B. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến C. Nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, giáp Biển Đông rộng lớn D. Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á Câu 4: Từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam, gió đông bắc hoạt động ở đây thực chất là do: A. Gió mùa mùa đông B. Gió Tín phong bán cầu Nam C. Gió mùa mùa hạ D. Gió Tín phong bán cầu Bắc Câu 5: Hướng vòng cung là hướng núi chính của: A. Vùng núi Tây Bắc B. Dãy Hoàng Liên Sơn C. Vùng núi Trường Sơn Bắc D. Vùng núi Đông Bắc Câu 6: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tác động thuận lợi đến sản xuất nông nghiệp ở khía cạnh: A. Áp dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào sản xuất B. Phòng trừ dịch bệnh C. Tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi D. Áp dụng mạnh mẽ tiến bộ KHKT vào sản xuất Câu 7: Cho bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng của Huế Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 độ (0c) Lượng 161,3 62,2 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,4 473,4 795,6 580,6 297,4 mưa(mm) Để thể hiện chế độ nhiệt mưa trong năm của Huế, biểu đồ thích hợp nhất là: A. Đường biểu diễn B. Kết hợp ( cột và đường) C. Cột đơn gộp nhóm D. Biểu đồ miền Câu 8: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên : A. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương. B. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt. C. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá Câu 9: Các loại gió thổi đến nước ta gió có hướng Đông Bắc là : A. Gió mùa mùa hạ, gió Tín phong B. Gió Tín phong Nam bán cầu, gió Lào C. Gió Phơn, gió mùa Đông Bắc D. Gió Tín phong, gió mùa mùa đông Câu 10: Vùng có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên ở nước ta: A. Đông Nam Bộ B. Tây Nguyên C. Đông Bắc D. Đồng Bằng sông Cửu long Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng: A. Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang đều mưa nhiều vào thu- đông B. Đà Lạt và Nha Trang có nền nhiệt tương đồng nhau C. Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. Vào mùa hạ, hướng gió chính của Tp Hồ Chí Minh là Tây Nam Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về biển Đông: A. Là một biển tương đối kín B. Là một biển rộng C. Là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 13: Thiên nhiên nước ta bị phân hóa khác nhau giữa các khu vực là do: A. Địa hình núi thấp chiếm 85% diện tích. B. Có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển C. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam D. Địa hình nhiều đồi núi Câu 14: Cao nguyên nào không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam: A. Lâm Viên B. Di Linh C. Mộc Châu D. Mơ Nông Câu 15: Đặc điểm địa hình đồi núi thấp đã làm cho: A. Thuận lợi phát triển du lịch ở miền núi B. Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ ràng C. Tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta không bị phá vỡ D. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc Câu 16: Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do : A. Vào mùa Xuân sông ngòi nhận được lượng nước lớn từ băng tuyết tan B. Trong năm khí hậu có hai mùa mưa và khô C. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi D. Nước ta có lượng mưa lớn, địa hình dốc Câu 17: Cho bảng số liệu- Lượng mưa ,lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Theo bảng số liệu trên, hãy giải thích vì sao TPHCM có lượng cân bằng ẩm thấp nhất: A. Do TPHCM có nhiệt độ cao quanh năm, nên biên độ nhiệt độ nhỏ B. Do TPHCM có mùa mưa kéo dài, nên cân bằng ẩm thấp nhất C. Do TPHCM có cán cân bức xạ dương quanh năm, lại có vị trí xa biển D. Do TPHCM có nhiệt độ cao, mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh Câu 18: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7 là do : A. Nước ta nằm trong giới hạn vĩ tuyến từ 8°34’B đến 23°23’B B. Nước ta nằm gần xích đạo nên cùng múi giờ với Băng Cốc và GiaCacTa C. Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc D. Nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến từ 102°Đ đến 109°24Đ Câu 19: Trong năm, vùng đồng bằng Bắc bộ có hai hướng gió chính là: A. Tây Nam và Đông Nam B. Đông Bắc và Đông Nam C. Đông Bắc và Tây Nam D. Đông Bắc và chính Nam Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy giải thích đặc tính kín của Biển Đông,là do : A. Phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông nam được bao bọc bới các vòng cung đảo B. Là Địa Trung Hải phương đông C. Phía đông, đông nam là lục địa, phía tây được bao bọc bởi các vòng cung đảo D. Phía đông và phía tây là lục địa, phía bắc và phía nam được bao bọc bởi các đảo Câu 21: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa là: A. Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp Biển Đông rộng lớn. B. Do vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn C. Do trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta giáp với Biển Đông rộng lớn D. Do có góc nhập xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Câu 22: Hệ sinh thái nào của nước ta lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Amadôn ở Nam Mĩ : A. Hệ sinh thái rừng trên các đảo B. Rừng nhiệt đới ẩm. C. Rừng ngập mặn D. Hệ sinh thái trên đất phèn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 23: Tính bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây là của vùng núi: A. Trường Sơn Nam B. Tây Bắc C. Đông Bắc D. Trường Sơn Bắc Câu 24: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, được gọi là: A. Lãnh hải B. Vùng tiếp giáp lãnh hải C. Thềm lục địa D. Vùng đặc quyền kinh tế.. Câu 25: Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế , nhưng các nước khác vẫn được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là: A. Nội thủy B. Vùng đặc quyền kinh tế C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Lãnh hải. Câu 26: Nội thủy là vùng: A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí B. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền , ở phía trong đường cơ sở. D. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 20 hải lí. Câu 27: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở : A. Vùng đồng bằng châu thổ B. Vùng đồng bằng ven biển C. Vùng núi cao D. Vùng đồi núi thấp Câu 28: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên: A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá C. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.. B. Có nhiều tài nguyên khoáng sản D. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt Câu 29: Thời gian Gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta là từ: A. Tháng V đến tháng X B. Tháng IV đến tháng XI C. Tháng XI đến tháng IV D. Tháng VI đến tháng XII Câu 30: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là: A. Địa hình nước ta được trẻ lại B. Sự bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông C. Địa hình đồi núi được nâng cao lên D. Bề mặt các cao nguyên thường bị chia cắt mạnh Câu 31: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: A. Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động , thực vật. B. Nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. C. Nằm tiếp giáp với Biển Đông D. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Câu 32: Quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, là: A. Quá trình Feralit B. Quá trình phong hóa C. Quá trình bồi tụ D. Quá trình xói mòn, rửa trôi Câu 33: Theo chiều Bắc- Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ độ: A. 23°23’B- 8°34’N B. 102°09’Đ- 109°24’Đ C. 8°34’B- 23°23’B D. 23°23’B- 8°34’B Câu 34: Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là: A. Rừng nhiệt đới gió mùa B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh C. Rừng gió mùa nửa rụng lá D. Rừng thưa khô rụng lá Câu 35: Hãy chọn nhận định đúng nhất về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta: A. Giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông B. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn C. Tăng cường tính chất nóng ẩm của các khối khí di chuyển qua biển D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ Câu 36: Vùng đất của nước ta là: A. Phần đất liền và vùng trời phần đất liền B. Vùng đồng bằng ven biển và vùng biển C. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo D. Phần đất liền và vùng nội thủy. Câu 37: Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị oC) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội. 16,4 17. 20,2. 23,7. 27,3. 28,8. 28,9. 28,2. 27,2. 24,6. 21,4. 18,2.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> TP Hồ Chí Minh 25,8 26,7. 27,9. 28,9. 28,3. 27,5. 27,1. 27,1. 26,8. 26,7. 26,4. 25,7. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu: A. Hà Nội có 5 tháng lạnh và 7 tháng nóng B. Hà Nội có 2 tháng lạnh và 5 tháng nóng C. TP HCM không có tháng lạnh và có 12 tháng nóng D. Biên độ nhiệt năm của TPHCM là 3,2°C Câu 38: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng: A. Khoáng sản B. Rừng C. Thủy năng D. Du lịch Câu 39: Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam: A. Địa hình có tính phân bậc, hướng núi chính Đông Bắc- Tây Nam. B. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp D. Địa hình nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp Câu 40: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: A. Tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành C. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông D. Nhiều đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ---------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>