Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Công việc của các nhà quản lý: Lý thuyết và thực tế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.29 KB, 5 trang )

Công việc của các nhà quản lý: Lý
thuyết và thực tế

Các nhà quản làm làm những gì? Một nghiên cứu mới đây đối với 5 CEO
và các nhà quản lý đã kết luận rằng công việc quản lý liên quan tới các vai trò
tương tác giữa những cá nhân, vai trò thông tin và vai trò quyết định.


Trên lý thuyết
Chính xác bạn làm những gì? Trên cương vị một nhà quản lý, rất khó để trả
lời câu hỏi này. Các cuốn sách kinh doanh thường trả lời rằng: lên kế hoạch, tổ
chức, hợp tác và kiểm soát. Không chỉ có vậy, công việc của một nhà quản lý còn
có thể phức tạp hơn nhiều. Họ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, rất khó để diễn
tả hết được. Sức ép của công việc có thể hướng nhà quản lý tới:
• đảm nhiệm quá nhiều công việc

• những gián đoạn không ngừng khi làm việc

• trả lời vội vã nhiều sự kiện phức tạp

• hành động hơn là suy nghĩ

• ra quyết định mà không thấy được bức tranh lớn.
Vậy một nhà quản lý làm gì? Làm thế nào để các nhà quản lý có thể vượt
qua các sức ép và yêu cầu đối với công việc của họ? Điều quan trọng nằm cách
thức suy nghĩ và phân bổ công việc để giải quyết hiệu quả sự phức tạp và rời rạc
trong hoạt động quản lý. Không chỉ có vậy, nhà quản lý cần quay trở lại để nhìn
thấy một bức tranh bao quát hơn đối với các hoạt động của mình.

Trên thực tế
Những gì các nhà quản lý thực sự làm


Cho dù là một nhà giám sát hay một CEO, thành công của nhà quản lý phụ
thuộc trước tiên vào việc nhận ra chuỗi các vai trò mà công ty mong đợi họ thực
hiện tốt nhất.
Vai trò tương tác cá nhân
• Đứng mũi chịu sào - Nhà quản lý đại diện cho một tập thể trước công ty
hay một cộng đồng khác rộng lớn hơn.
• Lãnh đạo – Nhà quản lý tuyển dụng, đào tạo và động viên các nhân
viên.

• Đầu mối liên lạc – Nhà quản lý duy trì một liên lạc với các đồng nghiệp
và cổ đông bên ngoài phạm vi quyền hạn của họ.

Vai trò thông tin

• Giám sát – Nhà quản lý thúc đẩy các mạng lưới cá nhân để rà soát môi
trường cho các thông tin thiết yếu.

• Phổ biến – Nhà quản lý cung cấp thông tin cho các nhân viên cấp dưới
vốn dĩ thiếu khả năng tiếp cận các dữ liệu quan trọng.

• Phát ngôn viên – Nhà quản lý cung cấp thông tin thay mặt tập thể của
mình tới ban lãnh đạo công ty hay tới các cá nhân, tổ chức bên ngoài.


Vai trò ra quyết định

• Nhà doanh nghiệp – Nhà quản lý khởi xướng các dự án nhằm cải thiện lợi
nhuận hay quy trình của tập thể.

• Dàn xếp các mâu thuẫn, bất ổn – Nhà quản lý sẽ dàn xếp các khủng hoảng

phát sinh từ các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, hệ thống hay chỉ là một tai
nạn không ngờ tới.

• Phân bổ các nguồn lực – Nhà quản lý quyết định ai sẽ nhận những gì,
phân bổ các thời gian công việc, tham gia vào quyết định,….

• Đàm phán – Nhà quản lý sử dụng các thông tin chiến lược để giải quyết
các phàn nàn, thiết lập các hợp đồng và đẩy mạnh các quyết định chia sẻ.


Trở thành một nhà quản lý hiệu quả hơn

Việc thấy được và áp dụng các vai trò quản lý khác nhau sẽ giúp các nhà
quản lý loại bỏ cảm giác bị tràn ngập và rời rạc, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra với
một bức tranh tổng thể trong tâm trí. Nhà quản lý có thể chinh phục được các
thách thức của những trách nhiệm lớn lao với sự quan tâm và suy xét thấu đáo.
Những nguyên tắc đó có thể giúp nhà quản lý:

• Nhận thức các vai trò tự nhiên của hoạt động quản lý. Tập trung được
những gì nhà quản lý thực sự yêu thích và thoải mái tuỳ thuộc vào yêu cầu của
từng hoàn cảnh cụ thể.

• Giảm bớt gánh nặng công việc chồng chất lên đôi vai bằng việc đưa ra
cho các nhân viên cấp dưới các thông tin họ cần để đảm bảo mức độ độc lập trong
công việc.

• Tránh đưa ra những quyết định nông cạn nhờ tận dụng tối đa lợi thế của
các phân tích chuyên môn.

• Buộc bản thân làm những gì mà mình tin rằng quan trọng. Nếu những suy

nghĩ là quan trọng, hãy lên lịch trình cụ thể cho nó. Nếu nhà quản lý coi trọng
những sáng kiến, hãy đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội báo cáo trực tiếp.

×