Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHIEN LUOC PHAT TRIEN GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.05 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN TRƯỜNG THCS PHONG VÂN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 01/CLPT-THCS. Phong Vân, ngày 30 tháng 8 năm 2016. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trường THCS Phong Vân thuộc thôn Cầu Nhạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn. Tiền thân của trường THCS Phong Vân là trường PTCS Phong Vân huyện Lục Ngạn. Trường được thành lập theo quyết định số 734/QĐ-TC ngày 20/8/1999 của Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang. Toàn bộ diện tích sân trường được lát gạch, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. Khuôn viên nhà trường có hệ thống cây xanh, có đủ hệ thống vành lao, cổng trường, biển trường, nhà để xe cho giáo viên và học sinh. Các công trình phụ trợ đạt yêu cầu. Địa điểm của nhà trường cạnh đường giao thông, thuận lợi cho việc cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh đến trường. Ngoài ra nhà trường gần UBND xã, trạm y tế, đồn công an Tân Sơn rất thuận lợi cho việc liên hệ công tác của nhà trường với các cơ quan trên địa bàn. Nhiều năm học gần đây, nhà trường đã nỗ lực phấn đấu xây dựng nền nếp kỉ cương, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xứng đáng với lòng tin của cán bộ và nhân dân trong toàn xã và là địa chỉ đáng tin cậy của phụ huynh học sinh địa phương. Trường vinh dự được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận Trường THCS đạt chuẩn quốc gia tháng 12 năm 2013 Trải qua 17 năm xây dựng và trưởng thành, đã có bao thế hệ thầy cô giáo, với lòng say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, bằng tâm huyết của mình đã tích cực đóng góp trí tuệ, công sức để xây dựng nhà trường thành đơn vị có nhiều thành tích và truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp “trồng người”. Từ mái trường này, đã có biết bao học sinh đã tốt nghiệp ra trường đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn, họ đã trưởng thành và có mặt trên khắp mọi miền đất nước, tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem sức lực, tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động, phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội. Chiến lược Phát triển Giáo dục của nhà trường nhằm định rõ hướng đi, đề ra mục tiêu và tìm các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Kế hoạch chiến lược Phát triển trường THCS Phong Vân định hướng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường về hoạt động dạy và học; là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của trường; làm căn cứ để nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ xây dựng trường. Từ đó nâng cao chất giáo dục. Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> quyết của Đảng về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã Phong Vân theo kịp đà phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 1. Những thành tựu: 1.1. Quy mô giáo dục được giữ vững Trong giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020, quy mô giáo dục của nhà trường giữ ổn định từ 12 đến 14 lớp với số học sinh trung bình 400 HS/năm; tuyển sinh học sinh lớp 6 hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra. 1.2. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Cùng với sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các em học sinh mà chất lượng giáo dục các mặt của nhà trường không ngừng được nâng lên; luôn đạt và vượt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Học lực Hạnh kiểm Năm học TS HS Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB 2011-2012 461 4,0 50,9 43,9 1,2 68,0 30,2 1,8 2012-2013 426 4,2 53,2 41,2 1,4 70,0 28,1 1,9 2013-2014 404 4,5 52 42,0 1,5 73,9 23,9 2,2 2014-2015 396 5,1 51,6 41,3 2,0 82,3 16,2 1,5 2015-2016 368 5,4 53,5 38,5 2,6 84,2 15,2 0,6 Chất lượng giáo dục mũi nhọn: Năm học HSG cấp tỉnh HSG cấp huyện Điểm TB vào VH VN TT Khác VH VN TT Khác lớp 10 THPT 2011-2012 0 0 3 2 8 2 10 2 2,70 2012-2013 1 0 3 2 9 6 12 1 2,39 2013-2014 0 0 2 1 12 8 8 1 3,60 2014-2015 0 0 4 0 16 10 6 2 3,88 2015-2016 2 0 2 0 20 0 14 2 4,18 2.3- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng dần về chất lượng Tổng số Trình độ đào tạo Giáo viên giỏi Năm học QL GV NV Th.s ĐH CĐ TC Trường Huyện Tỉnh 2011-2012 2 32 5 0 28 10 1 6 5 0 2012-2013 2 32 5 0 28 10 1 12 12 0 2013-2014 2 30 4 0 27 8 1 12 12 2 2014-2015 2 27 4 0 26 6 1 14 14 2 2015-2016 2 28 4 0 27 6 1 16 11 1 *Số HS và số lớp đến năm 2020: Năm học Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 TS HS Số lớp Ghi chú 2016-2017 83 96 100 81 360 12 2017-2018 88 83 96 100 367 12 2018-2019 89 89 88 83 349 12 2019-2020 113 89 89 88 379 13 2020-2021 122 113 89 89 413 15.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Công tác quản lý của Hiệu trưởng: Có tầm nhìn, sáng tạo, được sự tin tưởng, tín nhiệm cao của đội ngũ và địa phương. Có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cho năm, tháng, tuần; được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.4. Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện theo hướng hiện đại hóa. - Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Nhà công vụ GV và các công trình phục vụ người học được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần trong những năm gần đây. - Diện tích đất : 10 000 m2; bình quân đạt khoảng 25m2/học sinh (đơn vị chưa được UBND tỉnh cấp Giấy quyền sử dụng đất) - Số phòng học: 13, Bàn ghế HS: 195 bộ (2 chỗ). Sách vở và đồ dùng học tập: Đảm bảo đủ - Phòng chức năng: 4 (Lý, Hoá, Sinh, Tin) = 295 m 2; Phòng đồ dùng chung: 01 (54m2); Y tế: 1 (20m2); Thư viện: 1 (54m2); Phòng Đoàn đội: 1(20m2); Truyền thống: 1 (54m2) - Phòng hành chính, quản trị: HT: 1 (24m 2), PHT: 1 (24 m2), Văn Phòng : 1( 54m2); Bảo vệ: 1 (12m2); Phòng chờ: 1 (54m2); Phòng Âm nhạc: 01 (54 m2) - Sân chơi, bãi tập: 1000m2 (bình quân 2,5 m2/HS) - Công trình phụ trợ: Nhà xe GV: 1 (40m 2), Nhà xe học sinh: 1 (96m2); nhà bếp khu nội trú: (27m2) - Công trình vệ sinh GV: 2 (18m 2); học sinh: 2 (75m2), Phòng ở GV: 7 phòng (168 m2); Lò đốt rác: 2 - Cơ sở vật chất khác: Máy Photocopy: 1; Đài catset: 4; loa, USB, máy ảnh: 1; máy chiếu projector: 10; máy in: 3; Giếng khoan: 2; máy vi tính: 21 (máy xách tay: 3; Để bàn: 17; Số nối mạng Internet: 21) * Nguyên nhân của những thành tựu: - Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền; các cấp quản lý giáo dục, các đoàn thể địa phương, cha mẹ học sinh. - Nhà trường: Sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường; sự đồng thuận trong quản lý và giảng dạy. - Học sinh: Học sinh tích cực; ham học hỏi; có ý thức vươn lên 2. Hạn chế - Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc và còn bị chi phối bởi những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Hệ thống hành chính chậm được đổi mới. Trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ văn phòng còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp phát triển nhà trường. - Nguồn tài chính hạn hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ. Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số phòng học bộ môn được trang bị hiện đại nhưng hầu hết các phòng này chỉ phục vụ cho công tác quản lý đồ dùng; ít được dùng cho thực hành và nghiên cứu khoa học. Nguồn thu nhập của cán bộ, giáo viên chủ yếu dựa vào lương. Bên cạnh đó đi lại rất khó khăn nên khó thu hút được cán bộ, giáo viên giỏi về công tác tại trường. Một bộ phận cán bộ giáo viên không yên.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tâm công tác lâu dài ở trường, hoặc phải làm thêm những việc ngoài chuyên môn để nâng cao cuộc sống. - Nhà trường còn thiếu phòng sinh hoạt chuyên môn của các tổ; chưa có phòng chức năng dạy học Tiếng Anh, nhà tập đa năng... * Nguyên nhân - Công tác tham mưu của nhà trường với địa phương về xây dựng cơ sở vật chất hiệu quả chưa cao. - Chưa chủ động được công tác tuyển chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 3. Những điểm mạnh, điểm yếu 3.1. Điểm mạnh: - Có truyền thống của một trường tiên tiến - Có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên tâm huyết và trình độ cao - Có chất lượng cao trong công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh. - Có cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo - Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm. 3.2. Điểm yếu. - Quy mô đông nên học sinh không được học 2 buổi/ngày - Nguồn tài chính còn hạn hẹp; cơ sở vật chất chỉ mới đáp ứng ở mức tối thiểu của trường chuẩn quốc gia - Cơ chế chính sách còn hạn chế; chưa thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi yên tâm công tác. Hiện tượng chảy máu chất xám còn xảy ra, nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ cao, sau khi hết thu hút ở vùng đặc biệt khó khăn đã chuyển về nơi có điều kiện công tác thuận lợi hơn. - Học sinh còn tâm lý chủ quan, chưa cố gắng vươn lên trong học tập, do vậy điểm thi vào lớp 10 THPT hàng năm còn thấp. II. BỐI CẢNH VÀ THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ 2015-2020 1. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường Phong Vân là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn, nằm cách trung tâm huyện khoảng 25 km. Có tổng diện tích tự nhiên là: 3690,64 ha; dân số có 1211 hộ, 5449 nhân khẩu, với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 62%, hộ nghèo chiếm khoảng 60%. Trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Phía đông giáp xã Phong Minh; Phía nam giáp Trường bắn Quốc gia Khu vực 1; Phía tây giáp xã Hộ Đáp. Phía bắc giáp xã Tân Sơn. Xã có đường quốc lộ 279 và hai đường tỉnh lộ 290; 248 chạy qua. Năm học 2016-2017 nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên: 34 (Trong đó CBQL 2; GV 28; NV 4). Trình độ đào tạo: Trên chuẩn: 28; Đạt chuẩn: 6. Cơ cấu bộ môn tương đối đảm bảo (Nhà trường có đủ phòng Tin nhưng còn thiếu 2GV môn Tin học; 1 GV môn Vật lý). Nhà trường có GVG cấp tỉnh: 1 đồng chí; cấp huyện: 11 đồng chí; cấp trường 16 đồng chí..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học: 28 đồng chí. Cao đẳng: 4 đồng chí; trung cấp: 1; sơ cấp: 1 đồng chí. Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 2 đồng chí. Tổng số đảng viên trong chi bộ: 15 đồng chí (chính thức 15; dự bị 0). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 6 đoàn viên 2. Thời cơ và thách thức 2.1. Thời cơ: - Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước: Trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2015-2020, Đảng và chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể quan tâm đến giáo dục đào tạo: Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20112020 cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục. - Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. - Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình GD hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. - Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà trường khai thác và phát huy các nguồn lực vật chất, tài chính, văn hoá, chuyên môn, cùng chăm lo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. - Địa bàn xã có nền kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số trẻ, được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Nhiều học sinh hiếu học, có ý thức vượt khó vươn lên, quyết tâm học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp - Nhu cầu giáo dục có chất lượng của phụ huynh và học sinh rất lớn và ngày càng gia tăng (đặc biệt tập trung vào 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh), trong khi đó nhà trường đã được sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh trong khu vực nên có nhiều cơ hội để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. 2.2. Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. - Chất lượng đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên phải được nâng lên. - Cơ sở vật chất ngày càng phải được cải thiện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Đồng thời đội ngũ cũng phải tiếp cận với mô hình trường học mới.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Những vấn đề ưu tiên - Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị đạo đức vững vàng, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường. - Nâng cao chất lượng giáo dục, bao gồm cả chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn (bao gồm cả văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao) - Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Tăng cường giáo dục kỹ năng tự học, kỹ năng sống cho học sinh nhà trường theo hướng "Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực". - Đổi mới công tác quản lý, Ứng dụng CNTT trong dạy- học và quản lý. - Áp dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng vào việc đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường; áp dụng chuẩn trong đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên III. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 1. Quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển giáo dục - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo mục tiêu đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất và bền vững - Phát triển nền giáo dục của dân, vì dân và do dân, là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà Nước trong thời kỳ hội nhập, trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. - Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho các em học sinh trong trường. - Hội nhập quốc tế và giáo dục phải dựa trên sự bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân bản, tiên tiến, hiện đại. - Xã hội hoá GD là phương thức phát triển GD tiên tiến, một xã hội học tập. - Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục 2. Phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS. 3. Phát triển giáo dục phù hợp với các định hướng phát triển KT- XH của địa phương IV. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI 1. Tầm nhìn Là một trong những trường học ở khu vực đặc biệt khó khăn, tuy vậy trường THCS Phong Vân, ngôi trường thân thiện nơi học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới, quyết tâm đưa nhà trường là điểm sáng của ngành giáo dục và đào tạo Lục Ngạn và khu vực 2. Sứ mạng Xây dựng một ngôi trường tiên tiến xuất sắc, tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; có chất lượng giáo dục cao, phát huy tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi học sinh. Là ngôi trường đào tạo những thế hệ học sinh có năng lực, tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và giải quyết vấn đề, có thể lực tốt, có bản.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> lĩnh, trung thực, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội. 3. Giá trị cốt lõi Với truyền thống 17 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, nên bản sắc văn hóa và triết lý phát triển của Trường THCS Phong Vân với một hệ giá trị cốt lõi sau đây: - Chất lượng tiên tiến: Nhà trường cam kết mang đến cho người học một chất lượng đào tạo và phục vụ tốt nhất. Nhà trường luôn hướng đến chất lượng tiên tiến trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của mỗi cá nhân, tập thể và luôn vượt trội trong việc cung cấp một chất lượng giáo dục tốt nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người học. - Đổi mới và sáng tạo: Nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động, nhất là trong bồi dưỡng học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học. Sáng tạo tri thức là một trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường. Luôn khuyến khích khát vọng vươn lên của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh. - Trách nhiệm xã hội cao: Cán bộ, giáo viên luôn đề cao tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân và cộng đồng nhân loại; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hướng người học đến những giá trị của tình đoàn kết, lòng nhân ái - Hợp tác và thân thiện: Nhà trường luôn tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, mọi thành viên đều được tôn trọng, bình đẳng và khuyến khích phát triển. Luôn nêu cao lòng tự trọng; tính trung trực; V. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020 1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến hiện đại phù hợp với điều kiện địa phương và xu thế phát triển của đất nước. Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 2 vào năm 2016 và cấp độ 3 vào năm 2020. Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ cao hơn. 2. Mục tiêu cụ thể - Quy mô nhà trường được giữ vững: Giữ vững quy mô 12 đến 14 lớp với số học sinh trung bình hàng năm từ 360 đến 400 học sinh/năm học; tuyển sinh 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học từ các trường Tiểu học trong xã; tiếp nhận học sinh nơi khác có nhu cầu học tập tại trường. - Chất lượng, hiệu quả giáo dục ổn định và được nâng lên: + Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đạt tỷ lệ học sinh giỏi từ 9,5% trở lên; học sinh tiên tiến đạt 46 % trở lên; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém còn dưới 5%, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban dưới 5 %, tỉ lệ bỏ học dưới 1%; + Tỷ lệ HS công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 98% trở lên; Chất lượng học sinh vào học THPT hàng năm được nâng lên, đạt tỷ lệ 75% trở lên (Điểm thi vào lớp 10 THPT công lập bình quân đạt: 4,5 điểm/môn) + Chất lượng giáo dục mũi nhọn cần được cải thiện, luôn trong tốp 15 của khối THCS huyện Lục Ngạn về chất lượng học sinh giỏi huyện, tỉnh. (trong đó hàng năm có 1-4 giải học sinh giỏi cấp tỉnh; 30-40 giải học sinh giỏi cấp huyện).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Chất lượng đạo đức: 92% hạnh kiểm khá, tốt; không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu; Học sinh trang bị kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội. - Cơ sở vật chất và xã hội hoá giáo dục được tăng cường: Giữ vững trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2015- 2020 cụ thể về xây mới CSVC: + Xây dựng các phòng học bộ môn: Ngoại ngữ, Âm nhạc; có đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập; Xây nhà tập đa năng, khu tập TDTT. + Xây 4 phòng học và mua mới bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn. + Cải tạo lại Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng chức năng chưa đảm bảo kiên cố hóa theo tiêu chuẩn. + Phòng học Tin học với tỷ lệ 2HS/ máy/tiết học; 100% máy được nối mạng Internet cáp quang; 30 % phòng học có máy tính, máy chiếu Projecter. + Cảnh quan nhà trường thường xuyên “ xanh - sạch - đẹp ”. + Xây dựng quỹ khen thưởng từ 15-20 triệu VNĐ/năm - Đội ngũ CB,GV được xây dựng đồng bộ, chất lượng được nâng lên. + Xây dựng đội ngũ GV đồng bộ về cả số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng. + Nâng cao trình độ năng lực cho CBGV, tạo điều kiện tốt để giáo viên được đi học nâng cao trình độ; đạt tỷ lệ 100% đạt chuẩn và trên chuẩn (trên chuẩn là 80%) vào năm 2020. + Chú trọng các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên qua các hình thức chuyên đề; sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; tự tích luỹ, viết, áp dụng và phổ biến SKKN. 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và 80% giáo viên ứng dụng CNTT cao trong dạy học. Số tiết sử dụng CNTT đạt 15% vào năm 2020 + Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; phát hiện và bồi dưỡng các giáo viên trẻ, có năng lực nhiệt tình làm đội ngũ nòng cốt trong phát triển chuyên môn; giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt tỷ lệ 30%. - Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý; phấn đấu đến năm 2020 độ tuổi trung bình của CBQL đạt 40 tuổi. VI. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 1. Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội để xây dựng xã hội học tập và phong trào khuyến học; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở mức hiệu quả nhất. 2. Đổi mới quản lý giáo dục, tạo sự đồng thuận cao và môi trường làm việc, học tập thân thiện. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai hóa các hoạt động của nhà trường. Khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành viên của nhà trường được phát triển, tiến bộ và cống hiến. Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau và sẵn sàng phục vụ tập thể, phục vụ cộng đồng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cá nhân và tập thể trong việc nâng cao uy tín của nhà trường; Xây dựng văn hóa công sở. 3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có đủ năng lực thực hiện sứ mệnh của trường. Xây dựng đội ngũ nhà giáo có đạo đức, năng lực và trách nhiệm; Phát triển đội ngũ cán bộ phù hợp với quy mô giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để có được đội ngũ cán bộ giỏi, xuất sắc về chuyên môn, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> trọng dụng nhân tài. Đầu tư tương xứng với tiềm năng của cán bộ và mức độ ưu tiên của công việc. Xây dựng cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ theo kết quả làm việc. 4. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đặc biệt ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi hoạt động của nhà trường. 5. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục 6. Đặc biệt chú trọng kiểm định chất lượng giáo dục bằng đánh giá trong và đánh giá ngoài, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác. 7. Xây dựng thương hiệu giáo dục của nhà trường, trong đó tập trung vào các bộ môn cơ bản như Toán, tiếng Anh, Ngữ văn, thể dục thể thao (bóng chuyền; cờ vua; điền kinh) VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lộ trình thực hiện: chia làm 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1: Từ 2011 đến 2015 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục, ưu tiên chất lượng học sinh giỏi và chất lượng thi tuyển sinh lớp 10 THPT; phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 2 vào năm 2016; Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. * Giai đoạn 2: Từ năm 2015 đến 2020 Hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá; xây dựng trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đạt cấp độ 3 vào năm 2021; Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức cao. Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương; văn bản điều chỉnh chiến lược phải được Phòng GD&ĐT Lục Ngạn thẩm định và phê duyệt. 2. Phân công thực hiện: - Chi bộ: Xây dựng nghị quyết cụ thể các mục tiêu chiến lược theo nhiệm kỳ và theo từng năm học. - Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm cụ thể hoá chiến lược nhà trường trong kế hoạch từng năm học, chỉ đạo thực hiện và tạo nguồn lực cho việc triển khai có hiệu quả các kế hoạch. Thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá công bằng, khách quan, hiệu quả theo từng năm học. - Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng và trưởng các đoàn thể nhà trường: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của tổ, bộ phận phụ trách; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. - Cán bộ, giáo viên và nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng kỳ học, năm học đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 3. Phổ biến chiến lược. Chiến lược phát triển giáo dục trường Trung học cơ sở Phong Vân giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, được Phòng Giáo dục và Đào tạo Lục Ngạn phê.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> duyệt, báo cáo Đảng uỷ, UBND xã, hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể địa phương và công bố trên website của nhà trường; thông báo trên đài truyền thanh xã Phong Vân trong tháng 8-9/2016. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Lục Ngạn (phê duyệt); - Đảng uỷ, HĐND xã (b/c); - Đài truyền thanh xã (đưa tin); - Lưu: VT.. HIỆU TRƯỞNG. Trần Văn Phi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×