Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

HDGDNGLLHoi thi tim hieu lang nghe truyen thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chủ đề hoạt động tháng 1: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC HỘI THI TÌM HIỂU VỀ CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƯƠNG I.. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Giáo dục nhận thức : Nâng cao hiểu biết về các làng nghề truyền thống ở Bình Dương, ý nghĩa quan trọng của việc giũ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống trong gia đoạn mới - Giáo dục kỹ năng: Biết phân tích quy trình sản xuất các sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bình Dương - Giáo dục thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa xã hội cho nhà trường và địa phương tổ chức, yêu quý kính trọng người lao động, sử dụng tiết kiệm sản phẩm lao động. II.. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG * Nội dung giáo dục: - Giúp các em hiểu biết thế nào là làng nghề truyền thống - Thông qua các hoạt động các em học sinh có hiểu biết về một số làng. nghề thống ở Bình Dương cùng với quy trình sản xuất của các làng nghề như: gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, heo đất, nhang, guốc mộc… * Hình thức tổ chức: Thi tìm hiểu, văn nghệ, ghép tranh, ô chữ, đố vui. III.. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Để thực hiện tốt cuộc thi nhóm sẽ chuẩn bị những phần sau: - Nội dung: * Làng nghề truyền thống + Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời. + Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, xóm phố nghề. + Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. + Có kỹ thuật và công nghệ ổn định. + Sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc là chủ yếu nhất..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Thông tin một số làng nghề truyền thống ở Bình Dương + Gốm sứ – Minh Long: Ở Bình Dương thì sản phẩm gốm sứ Minh Long được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng và ngày càng khẳng định đẳng cấp thương hiệu gốm sứ tại Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ của Minh Long hiện nay rất đa dạng và phong phú với hơn 15.000 mẫu mã, chủng loại, vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa mang phong cách hiện đại. Các hình ảnh khắc họa trên sản phẩm đều thể hiện sự gần gũi mộc mạc và bình dị như: lũy tre làng, cánh cò quê hương, cậu bé chăn trâu thổi sáo… hay những xóm làng Bắc Bộ, vùng sông nước miền Tây, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước… Những hình ảnh ấy làm xao động bất cứ ai là người Việt Nam, nhất là người Việt Nam xa quê luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Gốm sứ Minh Long còn lồng ghép vào sản phẩm giá trị đạo đức văn hóa dân tộc qua nhóm sản phẩm “Khối tình”, “54 dân tộc”, “Vinh quy bái tổ”… Từ những sản phẩm đó, có thể nói gốm sứ Minh Long luôn vận dụng triết lý phương Đông vào trong sản phẩm rất công phu, tinh tế và sắc sảo… thu hút đông đảo người tiêu dùng cũng như khách du lịch trong và ngoài nước. + Nghề làm heo đất - Lái Thiêu, Bình Dương Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống. Đặt chân đến khu làng nghề này, ngay từ đầu cổng khu phố đã nghe phảng phất mùi sơn. Đi sâu vào làng, màu sắc rực rỡ của heo đất ập vào mắt. Nghề làm heo đất trước đây quy tụ thành từng khu vực riêng (gọi là xóm heo đất), nhưng những năm gần đây nhiều gia đình đã chuyển nghề. Từ hơn 200 hộ làm heo đất, hiện nay chỉ còn hơn 30 hộ nằm rải rác. Nói là làng heo đất nhưng thực tế người dân không sản xuất duy nhất heo đất. Để cạnh tranh với heo nhựa, ngoài việc làm “heo quay” (tên gọi của những người làm nghề), họ đa dạng hóa sản phẩm như: vịt, cá vàng, doremon, thiên nga, bồ câu... Sản.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phẩm của làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Lưu Văn Thành, một người làm nghề lâu năm, cho biết: “Trung bình mỗi tháng tôi xuất 2.000 con “heo quay” sang Thái Lan. Gọi là theo nghề nhưng trong làng không phải ai cũng sản xuất. Có hộ chuyên mua lại heo đã được nung ở các lò đưa về nhà gia công, trang trí hoa văn giai đoạn cuối và bán lại cho thương lái. Từ những việc phân chia công đoạn một cách tự nhiên này, heo đất được sản xuất theo dây chuyền... tay. Có hộ chuyên bán đất sét, có hộ chuyên nặn và nung heo, có hộ làm trang trí, hoàn thiện sản phẩm”. + Nghề làm nhang ở Dĩ An, Bình Dương Làng nhang Dĩ An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề đã có hơn 100 năm tuổi nay vẫn lặng lẽ tồn tại và phát triển trong lòng một thị xã công nghiệp hóa sôi động.Tỉnh Bình Dương vốn là nơi có có tốc độ đô thị hóa nhanh ở phía Nam. Quan sát người thợ chẻ nhang mới thấy khâm phục sự điêu luyện của người làm nghề. Mỗi động tác của người chẻ đều thoăn thoắt, dứt khoát và nhìn qua thanh tre là biết phải chẻ làm ba, làm tư để phù hợp với li, tấc của loại tăm hay chân nhang. Hiện làng nghề nhang Dĩ An có hơn 50 hộ gia đình làm nghề chẻ tăm nhang. Trung bình mỗi tháng, một lao động cũng có thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng từ nghề này. Do là nghề thủ công truyền thống nên công việc có thể làm quanh năm và thời điểm bận rộn nhất là giai đoạn vài tháng gần tết do nhu cầu của khách hàng. Làm nhang là nghề lắm công phu và đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nguyên liệu làm nhang chỉ là bột cây keo, mạt cưa, bột áo và bột thơm nhưng phải hòa trộn tỉ lệ sao cho khi thắp nhang chóng bắt lửa, tỏa mùi thơm và lâu tàn. Bởi thế, trong quá trình làm nhang thì trộn bột là khâu khó nhất, nó đòi hỏi người thợ phải đều tay. Sau đó cho nước thấm từ từ vào bột đến khi bột đạt được độ dẻo. Nếu nước nhiều bột sẽ bị nhão và tốn nhiều bột áo, khi se nhang sẽ bị móp. Nếu trộn quá nhiều keo, khi thắp nhang thường bị.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tắt. Để có những cây nhang dính chắc và tròn đều, người thợ phải thật khéo tay trên bàn se. + Nghề chạm khắc gỗ - P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một. Đây là một nghề có truyền thống lâu đời, với hơn 200 năm tồn tại và được các thế hệ nghệ nhân truyền cho con cháu đến ngày nay. Đất Thủ Dầu Một từng được coi là cái nôi của nghề mộc gia dụng Nam Bộ do nơi đây có nhiều rừng và nhiều gỗ quý. Đây cũng là miền đất sản sinh ra những nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ tài hoa. Hiện nay, tại phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một vẫn còn tồn tại làng điêu khắc gỗ Phú Thọ và làng guốc Phú Văn. Đồ gỗ gia dụng của vùng đất Thủ từ lâu đã nổi tiếng gần xa do kiểu dáng đẹp, chất liệu tốt. Thợ chạm trổ Bình Dương biết chạm trổ, khắc họa các hoa văn, mô típ trang trí thanh cao như: tùng, bách, trúc, mai, các loại hoa cúc, mẫu đơn... Với đôi bàn tay khéo léo tài hoa cùng với óc sáng tạo và kinh nghiệm về kỹ thuật chạm, khảm xà cừ trên các tủ thờ, ghế dựa, trường kỷ, hương án... cũng như các loại hoành phi, câu đối, các nghệ nhân nghề điêu khắc gỗ ở Bình Dương đã tạo nên các sản phẩm phù hợp thị hiếu thẩm mỹ của cư dân trong vùng rồi lan tỏa ra toàn quốc, hình thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo của vùng đất Bình Dương. + Nghề sơn mài - Địa chỉ: P. Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một. Xuôi theo Quốc lộ 13 về hướng Bắc, qua trạm thu phí Suối Giữa rẽ trái vào đường Hồ Văn Cống, du khách sẽ thấy tấm bảng lớn với tiêu đề “Làng sơn mài Tương Bình Hiệp” như giới thiệu với quý khách gần xa biết đây là địa bàn của dân làm nghề sơn mài. Càng đi sâu vào trong làng, du khách sẽ gặp nhiều cửa hàng bày bán đủ mặt hàng được làm từ sơn mài. Từ những sản phẩm lớn như tủ, giường, bàn ghế, đến những sản phẩm nhỏ hơn như tranh ảnh, bình hoa, hộp đựng đồ trang sức… bằng bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa, các sản phẩm ấy trở nên giá trị với những đường nét tinh xảo, nhẹ nhàng. - Tổ chức: + Người dẫn chương trình: Phượng – Trang..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Ban giám khảo: (Giáo viên chủ nhiệm) – (Bí thư đoàn trường). - Phân công + Chuẩn bị nội dung thư mời: Trang + Trang trí tên hội thi, phòng học, sắp xếp bàn ghế: học sinh lớp 12a1 + Gói phần thưởng: Trang, Tuyết, Tâm, Phượng. + Thiết kế powerpoint: Phượng. + Thiết kế câu hỏi cho vòng 1: Tâm, Tuyết, Trang, Phượng. + Bảng tên đại biểu: Tâm. + Nước uống cho đại biểu: Tuyết. + Mua vật dụng trang trí, vật dụng cho hoạt động (bìa thư, bong bóng, keo, keo hai mặt, kéo, giấy A3, A4, bút lông, giấy gói quà, nước suối): Phượng + Chuẩn bị 4 mật thư: Trang + Chuẩn bị 4 bức tranh và cắt thành 12 mảnh: Tâm + Chuẩn bị 4 bức tranh để các nhóm dán vỏ trứng: Tuyết. + Máy tính và loa: Tuyết. - Thể lệ cuộc thi: Cuộc thi có 3 vòng thi. + Vòng 1: có 6 ô hàng ngang mỗi đội sẽ lần lượt chọn hàng ngang và trả lời theo gợi ý trong vòng 30 giây. Nếu đội chơi trả lời đúng thì được 10đ, nếu không có câu trả lời thì các đội còn lại sẽ được dành quyền trả lời. Mỗi đội có 1 lần duy nhất đặt ngôi sao hy vọng cho câu trả lời của mình. Mỗi ngôi sao hy vọng nhân đôi số điểm. + Vòng 2: Các đội chơi cử 1 thành viên nhận mật thư và tiến hành giải mật thư với nhóm. Sau khi giải được mật thư, các thành viên nhóm sẽ lên nhận bìa thư và thực hiện yêu cầu được ghi trong bìa thư. Thời gian hoàn thành vòng thi: đội nhanh thứ nhất: 40 điểm, đội nhanh thứ 2: 25 điểm, đội nhanh thứ 3: 10 điểm. + Vòng 3: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên nhận dụng cụ cho vòng thi. Các bạn sẽ sử dụng vật liệu do giáo viên cung cấp để hoàn thành bước tranh với tiêu chí: đẹp, giống, đúng thời gian, tinh thần làm việc nhóm. Trong vòng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 10 phút, các bạn sẽ dùng keo để dán các vỏ trứng lên trên giấy để được 1 bức tranh hoàn chỉnh. Sau khi hết thời gian, các nhóm cử thành viên lên miêu tả quá trình thực hiện bức tranh. - Chuẩn bị vật dụng cho từng vòng thi: * Vòng 1: - Chuẩn bị thiết kế ô chữ trên powerpoint. - Soạn 6 câu hỏi cho trò chơi ô chữ: (1): Làng nghề sản xuất heo đất nổi tiếng ở địa phương nào của Bình Dương? - LÁI THIÊU (2): Sản phẩm của làng nghề nào mà nguyên liệu chỉ là bột, cây keo, mạt cưa, bột áo và bột thơm? - LÀNG NHANG (3): Ở Tương Bình Hiệp làng nghề nào là niềm tự hào, vinh dự của người dân địa phương ở đó? - SƠN MÀI (4): Bình Dương nổi tiếng về gốm sứ Minh Long. Vây nó được thành lập vào năm nào? - 1970 (5): Nơi đâu là miền đất sản sinh những nghệ nhân, thợ chạm khắc tài ba? PHƯỜNG PHÚ THỌ (6): “Ngày ngày vẫn đang tới, là một đêm vắng lặng thoáng đâu đây tiếng guốc lộc cộc”. Từ lời bài hát , bạn hãy đoán xem lời bài hát đề cập đến làng nghề nào? – GUỐC MỘC. * Vòng 2: - Lựa chọn 4 bức tranh về làng nghề: gốm, nhang, guốc, sơn mài. Cắt mỗi bức tranh thành 12 mảnh và cho vào các bìa thư. - Chuẩn bị 4 tờ thấy A3 cho các nhóm dán mảnh ghép và chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 cuồn băng keo, 1 cây kéo. - Nội dung mật thư cho các đội chơi: + Mật thư 1 Khóa: Điểm số 1,2. Thằng 1 bắt sống, thằng 2 giết chết..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nội Dung: GIHJEKPOSLBRUEWOCGSDTARIAPNQHIVPEKEXFMLJA ZNOGUFANKHJAENOGX Bạch văn: Ghép bức tranh về làng nhang. + Mật thư 2 Khóa: Đem tử hình các tù nhân mang số Nội dung: G1HEP2STR67ANHV04EEF45LA6NG3SO4W78NM2AI8F Bạch văn: Ghép tranh về làng sơn mài + Mật thư 3: Khóa: “Được ngọc” Nội dung: 1 SOOS WUHT FAIB JNAAHN Bạch văn: Nhận bìa thư số 1 + Mật thư 4: Khóa: Đi từ Bắc vô Nam. Nội dung: 30 SOOS WUHT FAIB JNAAHN Bạch văn: Nhận bìa thư số 03 * Vòng 3: - Chuẩn bị 4 bức tranh tùy ý trên giấy A4. Vỏ trứng gà, vịt, cút. Băng keo hai mặt và viết lông nhiều màu. IV.. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG * Mở đầu: - Giáo viên ổn định lớp học và giới thiệu đại biểu. - Giáo viên cho tập thể chơi 1 trò chơi “Xin mời” - Tuyên bố lí do - Giáo viên nêu lên nội dung buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là “Thi tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở Bình Dương” (kèm theo chiếu một số làng nghề: Gốm, Nhang, Guốc…) - Giáo viên chia lớp thành 5-7 thành viên một nhóm. - Giáo viên phổ biến thể lệ cuộc thi: Gồm 3 vòng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Vòng 1: Thi giải ô chữ + Vòng 2: Đi tìm mảnh ghép + Vòng 3: Hóa thân làm thợ - Sau khi đã phổ biến cuộc thi, giáo viên và lớp bắt đầu bước vào các vòng thi.  Vòng 1: THI GIẢI Ô CHỮ - Giáo viên phổ biến thể lệ: Có 6 hàng ngang , lần lượt mỗi nhóm sẽ chọn một ô hàng ngang và trả lời theo gợi ý trong vòng 30 giây. Nếu đội chơi trả lời đúng thì được 10đ, nếu không có câu trả lời thì các đội còn lại sẽ được dành quyền trả lời. Mỗi đội có 1 lần duy nhất đặt ngôi sao hy vọng cho câu trả lời của mình. Mỗi ngôi sao hy vọng nhân đôi số điểm. - Kết thúc phần thi, giáo viên cho một số em trình bày hiểu biết của bản thân về làng nghề nào mà các em đó đã từng biết cho lớp. - Sau đó, giáo viên tổng hợp điểm số của các nhóm. * Thời gian giao lưu giữa các vòng, nhóm có ít điểm nhất sẽ lên giao lưu với lớp bằng một tiết mục văn nghệ.  Vòng 2: ĐI TÌM MẢNH GHÉP - Giáo viên phổ biến thể lệ vòng thi: các đội chơi cử 1 thành viên nhận mật thư và tiến hành giải mật thư với nhóm. Sau khi giải được mật thư, các thành viên nhóm sẽ lên nhận bìa thư và thực hiện yêu cầu được ghi trong bìa thư. - Thời gian hoàn thành vòng thi: + Đội nhanh thứ nhất: 40 điểm + Đội nhanh thứ 2: 25 điểm + Đội nhanh thứ 3: 10 điểm  Vòng 3: HÓA THÂN LÀM THỢ - Giáo viên phổ biến nội dung vòng 3: Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên nhận dụng cụ cho vòng thi. Các bạn sẽ sử dụng vật liệu do giáo viên cung cấp để hoàn thành bước tranh với tiêu chí: đẹp, giống, đúng thời gian, tinh thần làm việc nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Trong vòng 10 phút, các bạn sẽ dùng keo để dán các vỏ trứng lên trên giấy để được 1 bức tranh hoàn chỉnh. - Sau khi hết thời gian, giáo viên cho nhóm cử thành viên lên miêu tả quá trình thực hiện bức tranh và miêu tả nội dung của bức trang của mình. * Vòng thi phụ cho tập thể lớp: Các bạn sẽ xung phong chọn 1 làng nghề và trình bày hiểu biết của mình về đặc điểm, dụng cụ làm việc, quá trình sản xuất ra sản phẩm của làng nghề đó. Khi hoàn thành, các bạn sẽ nhận được 1 phần quá cho cá nhân mình. V.. KẾT THÚC - Đánh giá: Sau khi qua sát các hoạt động, ý kiến của thành viên các nhóm qua những trò chơi mà giáo viên đưa ra. Mỗi nhóm sẽ được đánh giá theo tiêu chí về kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý công việc, khả năng nắm bắt và giải quyết thông tin, tinh thần, trách nhiệm… - Nhắc nhở: những thiếu xót trong quá trình tham gia vòng thi của các nhóm. - Phát thưởng: giáo viên sẽ trao những phần quà cho đội chiến thắng, đồng thời khuyến khích những đội còn lại có gắng hơn nữa, phát huy tinh thần giữ gìn truyền thống dân tộc. - Nhận xét: Qua các phần thi tìm hiểu về các làng nghề truyền thống ở Bình Dương, các em đã phần nào nắm chắc hơn về truyền thống cũng như nơi chứa đựng những nghệ nhân tạo ra những sản phẩm mang bản sắc không riêng gì ở Bình Dương mà đó còn là nét đẹp của Việt Nam. Từ đó phát huy tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức để lưu lại, gìn giữ những sản phẩm tinh túy của đất nước ta..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhóm 1: 1. Lê Thị Hồng Trang 2. Nguyễn Thị Tâm 3. Nguyễn Thị Ngọc Phượng 4. Nguyễn Thị Lý Tuyết.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×