Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thi KHKT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.5 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................2 TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN..................................................................................3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................4 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................4 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................4 III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU NGHIÊN CỨU.....................4 IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................................................................5 V. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ........................................................................5 VI. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU...................................................................5 1. Tổng quan vấn đề.....................................................................................................5 2. Một số đặc điểm của những học sinh phổ thông sử dụng Internet tại Trường THPT Lang Chánh......................................................................................................6 3. Mục đích sử dụng Internet của học sinh..............................................................11 4. Những ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến việc học tập của học sinh phổ thông........................................................................................................................... 12 5. Những ảnh hưởng của việc sử dụng Internet nhận thức....................................15 VII. VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH NHẬN THỨC VỀ INTERNET.............................................................................................16 VIII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................17 1. Kết luận..................................................................................................................17 2. Kiến nghị................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỜI CẢM ƠN. Trong khoảng thời gian từ 22/08/2015 đến nay, nhóm học sinh thực hiện đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của Internet đến hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Lang Chánh” đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ động viên về vật chất và tinh thần của tập thể thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, được sự hướng dẫn nhiệt tình và kịp thời của các thầy cô giáo bộ môn; bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nhận được sự ủng hộ từ các bạn học sinh cùng trong trường, các anh chị học sinh khóa trước. Xin bày tỏ sự biết ơn đến tập thể các thầy giáo, cô giáo Trường THPT Lang Chánh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị, các bạn học sinh trong trường đã ủng hộ động viên và tham gia đóng góp ý kiến cho đề tài. Do còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu còn ít và nên không tránh khỏi những sơ suất khi thực hiện đề tài; nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn học sinh để chúng em hoàn thiện và chỉnh sửa trong đề tài để nghiên cứu của chúng em được ứng dụng trong thực tế nhà trường đạt hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn. Lang Chánh, tháng 10 năm 2016 . Nhóm tác giả..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt, Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội... Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam tháng 11 năm 1997, số người dùng Internet ở Việt Nam tăng nhanh chóng; số liệu thống kê cho thấy tháng 5.2005 là 7,2 triệu người thì tháng 10.2010 là 23.2 triệu và hiện nay là trên 41 triệu người dùng chiếm 45,6% dân số. Riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông, việc sử dụng Internet càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực không thể phủ nhận, việc truy cập Internet còn có những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của nhiều thanh thiếu niên, trở thành mối lo của các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lí. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp, chế tài thực sự có hiệu quả trong việc quản lí dịch vụ Internet cũng như hoạt động hết sức tự do của các trang web. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo nó những vấn đề xã hội nhiều mặt và Internet không nằm ngoài quy luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ảnh về vấn đề bức xúc này. Nhưng những nghiên cứu khoa học nhất là trong xã hội học thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn. Đó là những lí do khiến nhóm học sinh chúng em mong muốn áp dụng các lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của Internet đến hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Lang Chánh”, nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề xuất biện pháp đến các nhà quản lí. Mục đích của đề tài Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của việc truy cập mạng đến hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Lang Chánh Tìm mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet với tác động của nó đến hoạt động học tập của học sinh Từ đó có những đề xuất kiến nghị hợp lí đối với bản thân các bạn học sinh, gia đình, nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt, Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội... Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam tháng 11 năm 1997, số người dùng Internet ở Việt Nam tăng nhanh chóng; số liệu thống kê cho thấy tháng 5.2005 là 7,2 triệu người thì tháng 10.2010 là 23.2 triệu và hiện nay là trên 41 triệu người dùng chiếm 45,6% dân số. Riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông, việc sử dụng Internet càng phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực không thể phủ nhận, việc truy cập Internet còn có những tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của nhiều thanh thiếu niên, trở thành mối lo của các bậc phụ huynh, đặt ra nhiều vấn đề hóc búa đối với các nhà quản lí. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp, chế tài thực sự có hiệu quả trong việc quản lí dịch vụ Internet cũng như hoạt động hết sức tự do của các trang web (cả web lành mạnh lẫn độc hại). Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo nó những vấn đề xã hội nhiều mặt và Internet không nằm ngoài quy luật đó. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ảnh về vấn đề bức xúc này. Nhưng những nghiên cứu khoa học nhất là trong xã hội học thì đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện hơn. Đó là những lí do khiến nhóm học sinh chúng em mong muốn áp dụng các lý thuyết và phương pháp xã hội học vào nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của Internet đến hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Lang Chánh”, nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề xuất biện pháp đến các nhà quản lí. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mô tả việc truy cập mạng của học sinh Trường THPT Lang Chánh (thời gian, mục đích, cách thức, nội dung...) - Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của việc truy cập mạng đến hoạt động học tập của học sinh Trường THPT Lang Chánh - Tìm mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet với tác động của nó đến hoạt động học tập của học sinh - Từ đó có những đề xuất kiến nghị hợp lí đối với bản thân các bạn học sinh, gia đình, nhà trường. III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Tác động hai mặt của việc sử dụng Internet tới học sinh phổ thông. - Khách thể: Học sinh phổ thông ở Trường THPT Lang Chánh - Thanh Hóa. - Phạm vi: + Không gian: địa bàn Thị trấn Lang Chánh - huyện Lang Chánh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2016. - Mẫu: + Dung lượng: 150 (138 học sinh có sử dụng Internet = 92.0%) + Bảng 1 - Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: Độ tuổi. Số HS tham gia khảo sát. Số HS có sử dụng Internet. Tổng. Nam. Nữ. Tổng. Tỷ lệ %. Nam. Nữ. 15 tuổi. 50. 24. 26. 44. 88.0 %. 21. 23. 16 tuổi. 50. 23. 27. 45. 90.0 %. 23. 22. 17 tuổi. 50. 25. 25. 49. 98.0 %. 24. 25. Cộng. 150. 72. 78. 138. 92.0 %. 68. 70. + Trong cơ cấu mẫu có sự cân bằng tương đối về giới và độ tuổi từ 15 đến 17 tương ứng với học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 - học sinh ở độ tuổi này sử dụng Internet nhiều hơn các lớp dưới, nên vấn đề nghiên cứu cũng được thể hiện rõ nét hơn. IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Truy cập Internet là hiện tượng phổ biến trong học sinh trung học phổ thông . - Việc sử dụng Internet ảnh hưởng đến thời gian dành cho học tập và mức độ hứng thú học tập của học sinh. V. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ * Học sinh phổ thông: Là những người đang theo học tại các trường tiểu học, THCS, THPT hoặc THPT có nhiều cấp học trong hệ thông giáo dục quốc dân. Trong nghiên cứu này tập trung vào học sinh phổ thông ở lứa tuổi truy cập Internet nhiều nhất: từ lớp 10 đến lớp 12 THPT. * Internet: Internet (International Net Work) là mạng của các mạng, được tạo ra bằng việc kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau trong một mạng chung rộng lớn mang tính toàn cầu. Tiền thân của Internet là Arpanet - mạng máy tính của cơ quan nghiên cứu cao cấp Bộ quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng năm 1969. Internet lan rộng khắp các nước vào thập kỉ 90 và lần đầu tiên được truy cập ở Việt Nam vào tháng 11.1997. VI. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU 1. Tổng quan vấn đề Internet, cách ứng xử với Internet và tác động của nó tới đời sống mỗi người là chủ đề được quan tâm khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và được bàn đến nhiều nhất là ở các bài báo, phóng sự. Trên các báo, tạp chí thường xuyên có loạt bài viết của của nhiều tác giả về việc sử dụng Internet và quản lý việc sử dụng Internet như thế nào cho hiệu quả. Các bài viết đã đề cập đến những điều chưa hợp lý trong hành vi truy cập Internet của học sinh và đề xuất đối với các tổ chức, nhà trường, gia đình và chính giới trẻ để khắc phục. Các.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tác giả này đều nói đến một thực tế là các cơ sở được kết nối Internet vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chưa biết cách quản lý ứng dụng công nghệ này ra sao. Mặc dù giáo viên và học sinh bước đầu tiếp cận với công nghệ và Internet, với thông tin trong và ngoài nước, góp phần tạo bước chuyển biến cơ bản phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, nhưng hiệu quả việc sử dụng Internet chưa cao đặc biệt là việc sử dụng mạng Internet trong học sinh, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh về việc truy cập Internet trong trường. Cũng trên tạp chí Tin học và đời sống, bài viết “Quản lý người dùng Internet: Đường đi nằm ngay dưới chân ta?!” tác giả Lê Nguyễn Bảo Nguyên đã đề xuất một lộ trình khả quan hơn trong việc quản lý người sử dụng Internet bằng những “điểm truy cập an toàn”, mô hình quản lý người dùng Internet tại nhà, qua các tổ chức xã hội... chứ không phải chỉ tập trung tìm và huỷ những trang web độc hại. Những bài viết đó đem lại cho người đọc, những người quan tâm đến vấn đề này cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc, khách quan hơn. Ở quy mô lớn, đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tổ chức thường xuyên tìm thông tin về cách sử dụng và tác động của Internet đến người dùng nhiều nhất chính là các cơ quan mạng, những webside có lượng truy cập lớn (như Facebook, Yahoo, Vietnamnet ...) bởi họ có điều kiện rất thuận lợi để thu thập thông tin qua các câu hỏi thăm dò ý kiến trực tuyến hoặc qua các diễn đàn (forum) trên mạng. Tuy vậy, kết quả thu được qua những thăm dò này thường chỉ về dư luận, thái độ và độ tin cậy chưa cao. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, Internet mới chỉ thường được đề cập đến như một trong những phương tiện để giải trí của người truy cập nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Hoạt động giải trí trong cuộc sống hiện đại ngày càng phong phú và cũng phức tạp hơn, nó không chỉ để giết thời gian khi rảnh rỗi mà còn trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống, nó có liên quan đến các yếu tố khách quan khác như điều kiện sống, học vấn, nghề nghiệp, thể chất, sở thích của mỗi người. Thực chất tác dụng của Internet có thể rất to lớn, phục vụ được trong vô vàn lĩnh vực khác nhau chứ không phải chủ yếu chỉ để giải trí như nhiều người nhất là học sinh đang sử dụng. Cuốn “ Làm việc - mua bán và giải trí trên mạng” của Lê Quang Liêm đã đề cập đến những lĩnh vực ứng dụng chính của Internet ngày nay. Internet và việc sử dụng, khai thác nó là đề tài còn khá mới mẻ trong các nghiên cứu xã hội học. Hiện nay vẫn chưa có được nhiều nghiên cứu qui mô lớn và đặc biệt chuyên sâu vào lứa tuổi học sinh phổ thông - lứa tuổi mà việc sử dụng Internet còn rất nhiều vấn đề cần xem xét và có hướng giải quyết. 2. Một số đặc điểm của những học sinh phổ thông sử dụng Internet tại Trường THPT Lang Chánh Trong phần nội dung này báo cáo chỉ quan tâm đến những học sinh có sử dụng Internet (138 trong tổng số 150 học sinh được hỏi)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a) Đặc điểm về độ tuổi: Internet vào Việt Nam đã được gần hai thập kỉ, tốc độ phát triển của nó hết sức nhanh chóng. Khi chưa có nhiều người Việt Nam biết đến, Internet chủ yếu được truy cập bởi những người trưởng thành, làm việc trong lĩnh vực thông tin, nghiên cứu... Ngày nay, cùng với việc phổ cập tin học ở bậc phổ thông và giá dịch vụ ngày càng dễ chi trả, độ tuổi bắt đầu truy cập mạng khá trẻ. Theo báo cáo của NetCitzens Việt Nam, độ tuổi trung bình sử dụng Internet tại Việt Nam là 29, thấp hơn độ tuổi trung bình của dân số là 36. Chỉ có khoảng 25% người dùng Internet trên 35 tuổi. Số lượng người cao tuổi sử dụng Internet rất thấp, chỉ đạt khoảng 2 triệu người. Bảng 2. Có một tỉ lệ lớn học sinh bắt đầu sử dụng Internet lần đầu tiên từ khoảng 15 tuổi. Điều này có thể do các nguyên nhân: Ở độ tuổi dưới 15, gia đình thường quản lí rất chặt chẽ tất cả các hoạt động của các em, và nhiều phụ huynh không cho phép con em mình truy cập mạng Internet quá sớm vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập và nhận thức, thái độ của các em. Có những bậc phụ huynh chưa bao giờ truy cập Internet và chỉ cho rằng vào mạng là tốn thời gian, vô ích, có hại nên hoàn toàn cấm con em mình. Bởi vậy, mọi hoạt động trong một ngày chỉ là đến trường, về nhà... và tất cả các khoản chi tiêu đều do bố mẹ quản lí cụ thể thì những học sinh nhỏ tuổi khó có thể tự ý thường xuyên vào mạng. Thứ hai, những học sinh nhỏ tuổi hơn chưa quan tâm nhiều đến những thông tin rất phong phú trên Internet. Các trường tiểu học hầu như chưa giảng dạy Tin học cho học sinh. Những học sinh sử dụng Internet sớm nhất thường rơi vào các trường hợp có máy tính nối mạng ở nhà hoặc nhà ở rất gần quán net, và vào mạng chủ yếu chỉ để chơi game, xem hoạt hình .... b) Đặc điểm về giới tính:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Không có sự khác nhau đáng kể nào trong việc truy cập hay không truy cập Internet giữa hai giới. Có thể nói đây là một hoạt động phổ biến của cả hai giới. Điểm khác nhau là ở mức độ, mục đích và cách thức sử dụng. * Mức độ sử dụng Bảng 3: Mức độ truy cập Internet Số lần/tuần. Nam. Nữ. Số lượng. Tỉ lệ %. Số lượng. Tỉ lệ %. <2. 41. 60.3. 42. 60.0. Từ 2- 4. 10. 14.7. 18. 25.7. Hơn 4. 17. 25.0. 10. 14.3. Tổng. 68. 100. 70. 100. Đa phần học sinh phổ thông truy cập Internet khoảng 1 đến 2 lần/1 tuần, ở mức độ truy cập ít, không có sự chênh lệch đáng kể giữa học sinh nam và nữ. Ở mức truy cập thường xuyên nhất (hơn 4 lần 1 tuần) thì tỉ lệ nam nhiều hơn. Điều này liên quan đến sự khác nhau trong mục đích truy cập của hai giới. Nam sử dụng mạng để chơi game nhiều hơn nữ, đồng nghĩa với việc hiện tượng nghiền game online ở nam nhiều hơn. Trường hợp truy cập mạng nhiều lần nhất trong một tuần mà nghiên cứu hỏi được là 1 học sinh nam, đều đặn vào mạng 2 lần mỗi ngày để chơi game và vào facebook. Bảng 4: Thời lượng truy cập Internet Nam. Nữ. Thời lượng /1 lần truy cập. Số lượng. Tỉ lệ %. Số lượng. Tỉ lệ %. ≤1h. 29. 42.6. 45. 64.3. 1- 2 h. 28. 41.2. 22. 31.4. >2h. 11. 16.2. 3. 4.3. Tổng. 68. 100. 70. 100. Thời lượng truy cập trung bình của học sinh phổ thông là 1,45 h/ lần. Trong đó học sinh nam thường sử dụng Internet trong thời gian lâu hơn nữ. Đến hơn một nửa trong số học sinh nữ truy cập mạng chỉ gần 1h mỗi lần. Càng ở mức độ truy cập lâu, tỉ lệ nữ càng ít hơn nam. Như vậy, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mặc dù không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai giới trong việc có sử dụng Internet, nhưng lại khác nhau rõ rệt ở cách thức khai thác nó. Các bạn nam sử dụng Internet nhiều hơn nữ, cả về tần suất và thời lượng. Đến lứa tuổi từ 15 - 17, những sự khác biệt về giới đã biểu hiện rõ nét. Học sinh nữ thường được đánh giá là nghe lời thầy cô, cha mẹ hơn học sinh nam. c) Đặc điểm về điều kiện sống: Thứ nhất, có điện thoại thông minh kết nối mạng và có máy tính nối mạng ở nhà là một yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng Internet của học sinh. Trong số 138 học sinh được hỏi, chỉ có khoảng 8,3% học sinh nhà có máy tính nối mạng. Tất cả.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> trong số đó đều đã truy cập Internet và mức độ truy cập thường xuyên hơn hẳn những bạn mà nhà không có máy tính nối mạng và thời gian truy cập cũng khác. Những học sinh mà nhà có máy tính được nối mạng vẫn thường xuyên truy cập mạng ở các quán dịch vụ nhưng đồng thời vẫn truy cập ở nhà, đặc biệt là truy cập Internet vào ban đêm, trong khi con số này ở những học sinh nhà không có máy tính nối mạng chỉ là 2%. Nhưng điều đáng quan tâm chính là những bạn thuộc 2% đó; trong cả 3 học sinh này, có trường hợp hứng thú học tập bị giảm đi, và không có trường hợp nào trả lời rằng mình có chú ý với bài giảng trên lớp, trong khi có 67% học sinh được hỏi trả lời rằng mình có chú ý hoặc rất chú ý. Nếu có thể lang thang trên mạng Internet vào ban đêm ở các quán net, chứng tỏ gia đình không có sự quản lý chặt chẽ, thờ ơ với những hoạt động của các bạn, hoặc gia đình không quản lý được. Ở những gia đình có nề nếp, lúc đó phải là giờ để ngủ, nghỉ ngơi hoặc học tập chứ không phải để ngồi quán net. Bản thân việc truy cập Internet hay thậm chí online facebook, chat đêm ở các quan net không hoàn toàn xấu, nhưng nó rất dễ biểu hiện mặt trái của bản thân, nhất là đối với những học sinh đang ở độ tuổi mới lớn, chưa đủ hiểu biết và dễ bị lôi kéo. Thứ hai, nơi ở gần hay xa dịch vụ Internet cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truy cập mạng của học sinh. Học sinh phần lớn truy cập ở những quán gần trường học hoặc gần nhà chứ không phải ở trường, vì đến nay hầu hết các trường trung học phổ thông đều đã có kết nối Internet nhưng các nhà trường đều hạn chế việc sử dụng mạng Internet đối với học sinh, mới chỉ đến với giáo viên còn với học sinh thì chỉ được sử dụng thông qua các tiết học tin học. Hiện tại trên địa bàn thị trấn huyện Lang Chánh với diện tích chưa đầy 1km 2, các quán Internet mọc lên rất nhiều và mật độ càng dày ở khu vực gần trường học, thông kê cho thấy có 08 quán net đang hoạt động tại địa bàn thị trấn với tổng số trên 150 máy trong đó gần khu vực trường có tới 05 quán net nên bất cứ học sinh nào muốn vào mạng đều thuận tiện. Tuy vậy, nếu có quán Internet ở gần nhà, các em sẽ có khả năng tiếp cận với mạng sớm hơn. Chỉ có khoảng 10% học sinh nhà ở gần điểm truy cập Internet (cách nhà ≤ 500m) chưa từng truy cập mạng, trong khi con số này ở những em không ở gần quán Internet là 19.5%. Nhưng trong đối tượng đã từng truy cập Internet, việc có quán net ở gần nhà hay không lại không ảnh hưởng nhiều đến mức độ sử dụng, vì các em thường truy cập ở những quán gần trường học, gần lớp học thêm ... chứ không nhất thiết phải gần nhà. d) Thường truy cập Internet cùng với ai Tuy rằng khi truy cập Internet là đến với một thế giới thông tin hết sức phong phú và những mối quan hệ ảo, nhưng hoạt động truy cập mạng của học sinh phổ thông vẫn có sự liên kết với những mối quan hệ thực ngoài đời. Bảng 5: Người vào mạng cùng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Người vào mạng cùng. Số lượng. Tỉ lệ (%). Bạn bè. 72. 52.2. Người thân. 15. 10.9. Bố mẹ. 5. 3.6. Một mình. 46. 33.3. Tổng. 138. 100. Bản chất Internet có thể coi là một phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời có rất nhiều chức năng khác như học tập, giải trí... nên việc truy cập một mình là điều bình thường đối với mọi đối tượng sử dụng nó. Nhưng ở học sinh phổ thông, chỉ có khoảng một phần ba thường vào mạng một mình. Tâm lý thích tụ tập bên bạn bè là một đặc điểm rõ nét của lứa tuổi vị thành niên. Phần lớn các bạn coi Internet là một phương tiện để giải trí nên thường đến quán net cùng bạn bè. Chính tâm lý này là một lý do khiến việc sử dụng Internet càng được phổ biến rộng rãi trong học sinh phổ thông với tốc độ nhanh chóng hơn ở các lứa tuổi khác. Mặt khác, lứa tuổi học sinh phổ thông còn có tâm lý tò mò, thích học hỏi và ganh đua. Các bạn dễ cảm thấy lạc lõng nếu bạn bè xung quanh biết và nói chuyện về Internet, facebook, game, chat ... mà mình lại không biết, không tham gia được. Đó cũng là một lý do khiến học sinh truy cập Internet và hay đi cùng bạn bè. Ở lứa tuổi này, khi tiếp xúc với một nguồn thông tin vô tận như Internet, các bạn rất cần có sự hướng dẫn, định hướng của người lớn. Nhưng mới chỉ có rất ít học sinh (3.6%) từng truy cập mạng với bố mẹ và chỉ 10.9% cùng với người thân khác. Trong số này chủ yếu rơi vào những gia đình có máy tính nối mạng hoặc có nhu cầu liên lạc với người thân ở xa. Phần lớn các bậc phụ huynh chỉ hạn chế con cái truy cập mạng vì cho rằng nó sẽ có tác dụng tiêu cực chứ chưa tìm hiểu thực sự để có thể hiểu cặn kẽ và hướng dẫn các em sử dụng Internet một cách hợp lý. Phụ huynh buông lỏng việc sử dụng Internet của học sinh thường vì ba nguyên nhân chính: do bận mưu sinh; do nuông chiều con cái quá mức; thứ ba là do không đủ trình độ tin học để can thiệp kịp thời. Trong một gia đình, nhất là tại địa bàn thị trấn Lang Chánh, hai lý do đầu không phải hiếm và hậu quả của nó đối với học sinh phổ thông không chỉ thể hiện trong việc truy cập Internet bất hợp lý mà còn có thể dẫn đến nhiều điều đáng tiếc khác. Nguyên nhân thứ ba không phải là điều dễ khắc phục, nhất là đối với những người đã nhiều tuổi. Có những người chưa kịp hiểu cặn kẽ về máy vi tính, Internet nhưng lại vội chạy theo phong trào sắm máy vi tính, nối mạng cho con cái trong khi bản thân vẫn mù tin học, lại không dành thời gian học hỏi, để rồi cứ thấy con ngồi “miệt mài” trước máy tính là yên tâm mà không hề biết chính xác chúng đang làm gì trên mạng. Tóm lại, học sinh phổ thông thường bắt đầu biết sử dụng Internet từ khoảng 14, 15 tuổi (tuổi bắt đầu biết sử dụng Internet sẽ ngày càng sớm hơn trước) và không có sự khác biệt về giới. Điểm khác nhau giữa hai giới thể hiện ở mục đích, cách thức, mối.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> quan tâm khi vào mạng...). Do đó ta có thể kết luận: Việc truy cập Internet là hoạt động đang trở nên ngày càng phổ biến trong học sinh phổ thông. Trong nhiều yếu tố có thể tác động đến học sinh, bạn bè rủ rê hoặc có quán net gần nhà cũng là những yếu tố làm tăng thêm sử dụng Internet. Rất ít em truy cập Internet dưới sự hướng dẫn của phụ huynh mặc dù điều này là cần thiết để giúp các em có nhận thức ban đầu đúng đắn hơn về Internet, để khai thác nó một cách lành mạnh và thoải mái. 3. Mục đích sử dụng Internet của học sinh Qua khảo sát, đã có một số ý kiến cho rằng: “Vào mạng nếu không vào facebook, chat, nghe nhạc, chơi game thì còn biết làm gì? Ngoại ngữ thì hạn chế, các phần mềm thì không biết, soạn thảo văn bản thì chán. Còn lướt web thì chúng tôi thường vào những trang giải trí bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng cũng đọc báo điện tử.” Đó là thực trạng chung, còn ở địa bàn nghiên cứu thị trấn huyện Lang Chánh, học sinh phổ thông thường truy cập Internet với các mục đích sau: Bảng 6. Mục đích sử dụng Internet Mục đích sử dụng. Số lượng. Tần suất (%). Giải trí. 109. 78.9. Trò chuyện. 72. 52.2. Liên lạc. 59. 42.8. Tìm kiếm cơ hội. 17. 12.3. Cập nhật kiến thức. 86. 62.3. Nếu chỉ nhìn vào mục đích sử dụng, ta thấy nhận thức ban đầu của học sinh phổ thông đối với tác dụng của Internet là khá hợp lý. Đến hơn 60% vào mạng với mục đích cập nhật kiến thức về các mặt. Tuy vậy phần lớn các em không vào mạng với mục đích đơn thuần về kiến thức mà thường kết hợp với nhiều mục đích khác: giải trí, trò chuyện, liên lạc... Đối với học sinh phổ thông, nhu cầu tìm hiểu những kiến thức bên ngoài chương trình học chưa lớn như ở các lứa tuổi khác. Khi tìm đến Internet, mục đích thực sự chủ yếu nhất của các em vẫn chỉ là để giải trí (78.9%). Giải trí một cách hợp lý, vừa phải là điều có rất có ích, cần thiết đối với học sinh. Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là có nhiều trường hợp những mục đích chính đáng bị hoạt động giải trí lấn át. Đây là tình trạng rất phổ biến ở nhiều người và càng phổ biến hơn đối với các học sinh bởi thế giới các game online ngày càng phong phú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn là những kiến thức bổ ích, thậm chí là sức hẫp dẫn khó cưỡng lại được. Sức hấp dẫn ấy khiến người truy cập mạng cho dù muốn hành vi này của mình là có ích, đem lại một kết quả nào đó mong đợi sẵn nhưng cuối cùng lại thực hiện khác. Do đặc trưng của Internet là một phương tiện hiện đại không chỉ cho phép người sử dụng thực hiện nhiều mục đích mà còn có thể có nhiều hoạt động cùng một lúc nên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> việc sử dụng những tiện ích ấy như thế nào cho có lợi cũng là một vấn đề đối với học sinh phổ thông. Các bạn có thể sử dụng linh hoạt, cùng lúc đạt được nhiều mục đích nhưng cũng có thể bị cuốn hút đến mức quên mất mục đích chính của mình vào mạng để làm gì. Điều đó tạo ra một độ chênh giữa mục đích sử dụng và hành vi thực sự diễn ra khi các bạn truy cập mạng. 4. Những ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến việc học tập của học sinh phổ thông a) Sử dụng Internet và thời gian tự học: Tác động trước hết của việc sử dụng Internet cũng như những hình thức giải trí thu được sự chú ý lớn, đó là nó chiếm mất phần thời gian của hoạt động khác. Điều này được chứng minh qua so sánh thời gian dành cho việc tự học của học sinh không sử dụng Internet với học sinh có sử dụng Internet, và so sánh thời gian tự học của những học sinh có mức độ sử dụng Internet khác nhau. Bảng 7. Thời gian tự học của học sinh Thời gian tự học. HS không sử dụng Internet. HS có sử dụng Internet. Số lượng. Tỉ lệ %. Số lượng. Tỉ lệ %. <2h. 2. 16.7. 47. 34.1. Hơn 2- 4h. 6. 50.0. 74. 53.6. Hơn 4- 6h. 4. 33.3. 17. 12.3. Tổng. 12. 100. 138. 100. Thứ nhất ta xem xét thời gian dành cho việc tự học của những học sinh không sử dụng Internet. Trung bình học sinh không sử dụng Internet tự học 4h/ngày. Có đến 1/3 trong số những học sinh này mỗi ngày tự học trên 4h - đây hoàn toàn không phải lượng thời gian nhỏ. Nếu tính cả thời gian đến trường, việc học chiếm phần lớn quĩ thời gian của các em. Lượng thời gian tự học như trên của những học sinh không sử dụng Internet có sự khác biệt khá rõ nét đối với những học sinh có sử dụng Internet: Lượng thời gian tự học trung bình của những học sinh sử dụng Internet ít hơn những học sinh chưa từng sử dụng (3,4h/ngày so với 4h/ngày). Sự chênh lệch này không lớn nhưng xét trong khơảng thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ có sự khác nhau về thời gian tự học giữa học sinh có thói quen sử dụng Internet với học sinh không sử dụng mà ngay trong 138 học sinh có sử dụng Internet với mức độ khác nhau, việc dành thời gian để tự học của các em cũng có sự khác biệt. Số lần truy cập Internet mỗi tuần càng nhiều thì thời gian để học sinh phổ thông tự học càng ít. Đa phần học sinh tự học trong khoảng thời gian dao động từ 2 đến 4h mỗi ngày ở nhà. Với thời lượng ít như vậy hầu như Internet chưa gây ảnh hưởng gì rõ rệt đến thời gian biểu của các em. Nhưng với mức độ sử dụng nhiều hơn, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến giờ giấc sinh hoạt, học tập..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đối với học sinh phổ thông, không phải càng dành nhiều thời gian để học ở nhà càng tốt, vì các bạn cần phát triển đầy đủ và cân bằng cả thể lực, trí lực và tinh thần. Biết sử dụng Internet ở mức độ vừa phải, cân bằng với việc học tập và các hoạt động khác là điều được chính các học sinh đánh giá cao hơn. Với số liệu như trên đã đưa, có thể khẳng định mức độ sử dụng Internet có ảnh hưởng đến thời gian tự học của học sinh phổ thông. Thời gian là một yếu tố hết sức quan trọng nhưng chưa phải là tất cả để làm nên hiệu quả của hoạt động giáo dục. Có những học sinh có thể học trong thời gian không dài nhưng với hứng thú và tập trung chú ý cao độ thì hiệu quả còn lớn hơn nhiều. Một câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng Internet có ảnh hưởng gì đến hứng thú học tập của các bạn không? b) Sử dụng Internet và mức độ chú ý nghe giảng Bảng 8: Tương quan Việc sử dụng Internet - Mức độ chú ý nghe giảng Mức độ chú ý. HS không sử dụng Internet. Hs có sử dụng Internet. Số lượng. Tỉ lệ %. Số lượng. Tỉ lệ %. Rất chú ý. 5. 41.7. 17. 12.3. Chú ý. 5. 41.7. 72. 52.2. Khó nói. 1. 8.3. 44. 31.9. Không chú ý. 1. 8.3. 5. 3.6. 12. 100. 138. 100. Tổng. Ta thấy có mối liên hệ giữa việc truy cập Internet hay không truy cập với mức độ chú ý nghe giảng của học sinh phổ thông. Theo kết quả tự đánh giá của người trả lời về mức độ chú ý của bản thân đối với bài giảng trên lớp, nhóm học sinh không (hoặc chưa bao giờ) truy cập Internet nhìn chung có sự tập trung chú ý cao hơn nhóm học sinh thường truy cập Internet. Trong số học sinh không sử dụng Internet, có đến 41,7% em trả lời mình rất chú ý, trong khi đối với những học sinh có sử dụng Internet chỉ có 12,3% trả lời như vậy. Điều này chưa đủ để khẳng định việc truy cập Internet là một nguyên nhân khiến học sinh giảm sự chú ý vào bài giảng. Sự chênh lệch về mức chú ý ở đây còn có thể lý giải do đặc điểm của hai nhóm học sinh có sử dụng và không sử dụng Internet. Trong điều kiện hiện nay, hầu hết học sinh phổ thông từ lứa tuổi 15 trở lên, nếu muốn, các bạn đều có thể truy cập mạng mà ít ai có thể hoàn toàn cấm đoán được. Bởi vậy, nếu không truy cập Internet thường là do thấy mình chưa có nhu cầu sử dụng Internet hoặc cũng không thấy thích nó lắm hay là Internet cũng có vẻ thú vị nhưng em cần thời gian để làm nhiều việc khác hơn hoặc chưa truy cập Internet do bố mẹ ngăn cấm... Như vậy có thể thấy trong số học sinh không truy cập Internet, phần lớn là các bạn ngoan ngoãn và chăm chỉ chú tâm vào học hành hơn là các trò giải trí mới. Bởi vậy, việc những bạn không truy cập Internet có tỉ lệ chú ý vào bài giảng hơn là điều dễ hiểu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bên cạnh đó, trong những học sinh có sử dụng Internet, thời lượng truy cập dường như tỉ lệ nghịch với mức độ chú ý nghe giảng, bởi việc truy cập Internet nếu với thời gian dài mỗi lần sẽ làm thu hẹp khoảng thời gian cho học tập và nghỉ ngơi của học sinh, có thể dẫn đến mức độ tập trung và chú ý đến bài giảng giảm. Như vậy, không chỉ mức độ thường xuyên sử dụng Internet mà cả thời lượng sử dụng mỗi lần truy cập đều có mối liên hệ đến sự chú ý vào bài học trên lớp của học sinh phổ thông. Những học sinh chỉ sử dụng Internet ở mức ít (không đến 1h mỗi lần) có mức độ chú ý cao nhất. Đồng thời, trong những học sinh sử dụng Internet lâu nhất thì có ít HS chú ý đến bài giảng nhất. Việc truy cập lâu chứng tỏ các bạn đó có hứng thú đặc biệt đối với Internet, và một khi tốn nhiều thời gian, sự chú ý vào lĩnh này tất nhiên có khả năng sẽ giảm sự chú ý đối với lĩnh vực khác (như học tập, chơi thể thao...). Nhìn theo một hướng ngược lại, những học sinh không chú ý nhiều đến bài giảng thì sẽ có xu hướng thích những hoạt động khác ngoài học tập, mà trong đó truy cập Internet, online facebook, giải trí là một hoạt động rất hấp dẫn. c) Sử dụng Internet và hứng thú học tập của học sinh Những học sinh sử dụng Internet không chỉ có xu hướng dành ít thời gian hơn cho học tập và ít chú ý vào bài giảng trên lớp hơn mà hứng thú học tập cũng ít hơn so với những học sinh không sử dụng Internet. Trong số những học sinh không sử dụng Internet được hỏi trong nghiên cứu, hơn một nửa có hứng thú học tập tăng, không có trường hợp nào giảm hứng thú với học tập. Trong khi đó, ở những học sinh có sử dụng Internet, có đến 12.1% giảm hứng thú học tập so với học kì trước. Điều này rất đáng lưu ý vì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Đối với những học sinh sử dụng Internet, không phải tất cả đều bị giảm hứng thú đối với việc học, vẫn có những em có hứng thú học tập tăng, nhưng tỉ lệ ít hơn hẳn so với những học sinh không sử dụng Internet. Điều này có nghĩa, tuy có mối liên quan nhưng chỉ riêng việc có sử dụng Internet chưa phải là nguyên nhân làm giảm hứng thú học tập của học sinh phổ thông.Vấn đề chính là ở cách mà các em sử dụng Internet. Trong những học sinh có sử dụng Internet, không xét đến những trường hợp không có sự thay đồi nhiều về hứng thú học tập, khi so sánh những học sinh có hứng thú học tập tăng và hứng thú học tập giảm, ta thấy có sự khác biệt khá rõ nét lượng thời gian truy cập mạng. Như vậy, thời gian sử dụng Internet cũng là một yếu tố có liên quan đến sự thay đổi hứng thú học tập ở học sinh phổ thông. Đều sử dụng Internet, nhưng những học sinh có hứng thú học tập giảm cũng là những em có xu hướng truy cập Internet trong thời gian dài hơn. Đây không chỉ là mối quan hệ một chiều do truy cập Internet lâu dẫn đến giảm hứng thú học tập mà còn có thể là chiều ngược lại chính vì không thích thú với việc học như trước nên học sinh càng đến với các hình thức giải trí trên mạng nhiều hơn. Chính bản thân nhiều học sinh cũng nhận ra điều này:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tóm lại, ta có thể kết luận việc sử dụng Internet nhất là sử dụng với mức độ quá thường xuyên và thời gian dài có thể có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của học sinh phổ thông. Những học sinh không sử dụng Internet hoặc sử dụng với mức độ vừa phải đều có biểu hiện tốt hơn ở các chỉ báo: thời gian tự học, mức độ chú ý với bài giảng trên lớp và hứng thú học tập. 5. Những ảnh hưởng của việc sử dụng Internet nhận thức Cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác, Internet có khả năng tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của đối tượng sử dụng nó ở những mức độ khác nhau. Tuy vậy, Internet khác biệt ở chỗ đây là phương tiện truyền thông đa chiều, chính mỗi người truy cập mạng đều có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình. Lượng thông tin trên Internet có thể coi là vô tận, nhưng không được kiểm duyệt chặt chẽ. Bởi vậy có rất nhiều thông tin hữu ích lẫn lộn với những thông tin phản động, đồi truỵ, độc hại nên Internet có tác động hai mặt đến người sử dụng, đặc biệt là học sinh phổ thông, một đối tượng rất nhạy cảm. Bảng 9: Thông tin học sinh thường tìm kiếm trên mạng Tần suất chung (%). Nam(%). Nữ(%). Liên quan đến học tập. 45.5. 52.2. 48.8. Thời sự. 31.8. 66.7. 33.3. Văn nghệ. 44.4. 49.4. 50.6. Thể thao. 29.8. 86.8. 13.2. Mua sắm, thời trang. 22.2. 19.2. 81.8. Tình bạn, tình yêu. 22.2. 50.0. 50.0. Sức khoẻ giới tính. 7.6. 40.0. 60.0. Khác. 7.0. 42.9. 57.1. Thông tin được tìm hiểu. Nếu học sinh biết sử dụng Internet để tìm kiếm những thông tin bổ ích, thì đây cũng có thể coi là một cách học hỏi rất hữu hiệu. Số liệu về những thông tin mà học sinh phổ thông thường truy cập cho thấy những tín hiệu khá khả quan về việc khai thác thông tin trên mạng của học sinh phổ thông. Mỗi em thường quan tâm đến một vài loại thông tin khác nhau. Khác với suy nghĩ của nhiều người lớn cho rằng học sinh vào mạng chỉ là để giải trí chứ hoàn toàn không có ích, có đến 45,5% số học sinh truy cập Internet có ý thức tìm những thông tin liên quan đến học tập. Tuy vậy, sự thật là không phải tất cả trong số 45,5% đó đều tìm được thông tin có ích phục vụ cho việc học tập, bởi còn có khoảng cách giữa ý định và điều mà học sinh làm khi ngồi trước máy tính, trước rất nhiều thứ hấp dẫn hơn là bài học. Thông tin liên quan đến học tập và văn nghệ (phim, nhạc, truyện, tin về các ngôi sao...) là loại tin tức được các bạn quan tâm nhiều nhất, không có sự khác biệt về giới trong sự quan tâm tìm kiếm những tin tức này, chứng tỏ đây là mối quan tâm chung.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> của học sinh phổ thông. Những bài viết về tình bạn, tình yêu cũng được cả học sinh nam và học sinh nữ quan tâm ở mức độ như nhau. Bên cạnh đó, mỗi giới lại có những lĩnh vực quan tâm đặc thù. Nếu như trong những người quan tâm đến thể thao, thời sự phần nhiều là nam thì ngược lại, quan tâm đến thời trang, mua sắm đến hơn 80% là nữ. Học sinh nữ cũng quan tâm tìm hiểu về sức khoẻ giới tính nhiều hơn nam, do tuổi dậy thì của nữ sớm hơn nam. Qua những điều mà học sinh phổ thông quan tâm tìm kiếm thông tin trên mạng, có thể nói rằng việc truy cập Internet sẽ giúp học sinh thêm hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là sự tiêu tốn thời gian để giải trí. Rất ít học sinh lướt web mà không định tìm thông tin gì. Thêm một khía cạnh cần được quan tâm ở đây là những học sinh tìm hiểu về “những thông tin khác” - liệu trong đó có phần trăm nào truy cập những trang web bẩn?! Thái độ với những trang web bẩn “không mời mà đến” trên mạng là một chỉ báo quan trọng để nói lên các học sinh phổ thông có đủ hiểu biết để truy cập Internet một cách an toàn và bổ ích hay không. Khi trả lời câu hỏi về điều bạn ghét nhất khi truy cập Internet, nhiều học sinh đã nói đó là web bẩn. Qua điều tra từ bảng hỏi, hầu hết các em không hề thích thú với những trang web đồi truỵ, phản cảm. Nhưng theo thông tin từ người trông quán net, hiện tượng học sinh truy cập vào những trang web đồi truỵ không phải là quá hiếm hoi. Như vậy, không phải học sinh nào cũng có nhận thức và thái độ ứng xử đúng đắn khi gặp phải những trang web đồi truỵ. Thường xuyên xem những trang web loại này chắc chắn có tác động xấu đến nhận thức và hành vi của học sinh phổ thông. VII. VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH NHẬN THỨC VỀ INTERNET Trong việc truy cập Internet, học sinh phổ thông có thể coi là chủ thể và cũng là khách thể bởi tính đa chiều của Internet. Còn tại các trường phổ thông, các bạn là khách thể của quá trình giáo dục. Nếu nhà trường quan tâm một cách hợp lý đến việc truy cập Internet của học sinh, thay vì chỉ dạy một chút Tin học và có thái độ không thiện cảm với facebook, chat, game … thì chắc chắn việc truy cập Internet và học tập của các em đều có kết quả tốt hơn. Vậy một câu hỏi đặt ra là: Các nhà giáo nghĩ sao về Internet? Và có nên lắp đặt Internet trong nhà trường để phục vụ không chỉ cho các giáo viên mà cả học sinh trong trường? Khi phỏng vấn Thầy Phó hiệu trưởng THPT Lang Chánh, thầy cho biết: “Internet không phải là cái gì xấu xa. Thực tế nhà trường đã nối mạng Internet tạo điều kiện cho các em được sử dụng; xong việc quản lý và vận hành nó lại là cả một vấn đề lớn cho đến nay vẫn chưa giải quyết được”. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến của thầy cô giáo cho rằng không nên cho học sinh sử dụng mạng Internet vì không thể quản lý được thời gian cũng như mục đích sử dụng của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Cùng trong một môi trường giảng dạy nhưng có khá nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, việc lắp đặt một hệ thống mạng trong toàn trường còn vấp phải những khó khăn. Có những trường cho rằng khó khăn về vấn đề tài chính để chi phí cho nóhoạt động nhưng có những trường lại sợ không kiểm duyệt được việc truy cập của học sinh từ đó dễ dẫn đến hậu quả khôn lường. Một số khác lại nhìn nhận một cách khá phiến diện với Internet. ở địa vị là những người thầy cô, họ mong đợi những thế hệ học trò của mình chú tâm vào học tập, làm sao hoàn thành tốt những bài tập giao cho và đọc trước bài hôm sau là đủ. Còn chuyện vào mạng chỉ là tiêu tốn thời gian, tiền bạc, sức khoẻ. Vậy suy nghĩ của học sinh về vấn đề này? Trong tổng số 150 học sinh được hỏi chúng em thu được 142 phiếu và phỏng vấn kỹ 4 bạn thì cả 4 bạn đều đồng ý với đề xuất nhà trường nên mở hệ thống này để các bạn có thể truy cập tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài liệu cho việc học tập, kết bạn, giải trí…, như vậy sẽ giúp học sinh cập nhật thông tin hơn. Đây là nguyện vọng của một số em có cùng suy nghĩ. Ở vị trí học sinh, chúng em luôn mong đợi nhà trường sẽ có một cái nhìn khách quan hơn và tạo điều kiến tốt nhất cho chúng em được tiếp cận Internet ngay chính trong trường. Trường học là nơi truyền đạt kiến thức cho mọi người, do đó, việc giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn, cách truy cập thông tin hữu ích, lành mạnh trong sáng là cần thiết hơn là cấm đoán học sinh trong vấn đề này. Các truờng nên mở rộng phạm vi sử dụng Internet không chỉ đối với giáo viên mà đối với học sinh trong trường. VIII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua dữ liệu thu thập được, ta có thể khẳng định: Thứ nhất, hoạt động truy cập Internet là hiện tượng ngày càng phổ biến trong học sinh trung học phổ thông, với độ tuổi biết truy cập mạng tương đối trẻ và không có sự chênh lệch giữa hai giới về việc truy cập hay không truy cập Internet. Học sinh phổ thông sử dụng Internet với nhiều mục đích như phục vụ cho học tập, giải trí, giao tiếp... nhưng mục đích chủ yếu nhất vẫn là giải trí. Nhiều học sinh vì mục đích học tập nhưng có độ chênh giữa mục đích và hành vi thực hiện. Internet có cả tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đến việc học tập, sức khoẻ, tâm sinh lý và tình cảm của học sinh phổ thông. Điều này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mục đích, cách thức sử dụng của học sinh. Với những đối tượng biết khai thác một cách hợp lý Internet mang lại nhiều bổ ích, lý thú. Mức độ sử dụng Internet có ảnh hưởng đến việc học tập, thể chất và tinh thần của học sinh ở nhiều khía cạnh. 2. Kiến nghị Thực trạng sử dụng Internet của học sinh hiện nay và tác động của nó ngầm nói lên rằng cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Việc gia đình, nhà trường, xã hội áp đặt lên học sinh điều cần làm và cấm học sinh không nên làm khi.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> truy cập Internet là rất bị động, chưa hợp lý. Trong việc quản lý người dùng Internet, đặc biệt là đối tượng trẻ, nhạy cảm như học sinh phổ thông từ trước đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập, không có hiệu quả là do những cơ quan chức năng đã định hướng chưa trúng đối tượng tác động. Nếu muốn hạn chế hết mức việc truy cập các trang web bẩn, việc quan trọng nhất không phải là phát hiện và xoá bỏ các trang web ấy mà khả quan hơn là tác động vào nhận thức, định hướng hành vi cho người truy cập. Cụ thể: - Bản thân các bạn học sinh: Trước hết, chính các bạn cần chủ động hơn trong việc tiếp cận mọi nơi mọi lúc nguồn tri thức về công nghệ thông tin từ sách vở, thầy cô, bạn bè, tự học... Nên xoá bỏ quan niệm cho rằng chỉ nên bắt đầu học tin khi đã thạo tiếng Anh bởi thực ra hai môn này có thể song hành và bổ trợ cho nhau. - Đối với gia đình: Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc khai thác Internet của con em mình, nhất là để hướng dẫn hoặc cùng học cách sử dụng máy vi tính và truy cập mạng. Điều này không những hạn chế bớt tác dụng không tốt và làm tăng tác dụng tích cực của Internet đối với thanh thiếu niên mà còn làm mối quan hệ giữa hai thế hệ trong gia đình gắn bó khăng khít hơn, cởi mở với nhau hơn. - Đối với nhà trường: Nên tạo điều kiện để học sinh được sử dụng mạng Internet tại trường; nhà trường cần giúp chúng em nhận thức đúng đắn về Internet để việc sử dụng nó sao cho có hiệu quả, tránh sự lạm dụng và sử dụng công nghệ sai mục đích Lang Chánh, tháng 11 năm 2016 Nhóm tác giả..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bài viết “Quản lý người dùng Internet: Đường đi nằm ngay dưới chân ta?!” tác giả Lê Nguyễn Bảo Nguyên - Tạp chí Tin học và Đời sống, tháng 11/2004 - Cuốn “ Làm việc - Mua bán và giải trí trên mạng” của Lê Quang Liêm (2006) - Bài viết “Nghiên cứu thói quen sử dụng Internet ở Việt Nam” tác giả Phạm Thị Mai Anh - Yahoo!-TNS Net Index 2009, 02/04/2009 - Net Index 2010 - Thống kê truy cập Internet tại Việt Nam - Net Index 2011 - Một số điểm nổi bật Vietnam, - Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam (2012) – Trung tâm Internet Viet Nam - Thực trạng sử dụng Internet và những tác động của Internet - Tác giả Trần Minh Trí, Đỗ Minh Hoàng (tháng 10/2012)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×